intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh thắng chùa Hương

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm nào cũng vậy, mỗi độ xuân về, chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây lại thu hút hàng chục vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước và không ít người nước ngoài đến đây vãn cảnh, lễ bái, dự hội, thăm quan du lịch. Miền đất Phật này thực sự là nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều chùa cổ, nhiều hang động kỳ thú...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh thắng chùa Hương

  1. Danh thắng chùa Hương
  2. Danh thắng chùa Hương Năm nào cũng vậy, mỗi độ xuân về, chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây lại thu hút hàng chục vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước và không ít người nước ngoài đến đây vãn cảnh, lễ bái, dự hội, thăm quan du lịch. Miền đất Phật này thực sự là nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều chùa cổ, nhiều hang động kỳ thú... Lễ khai hội chùa Hương IMAGE NOT FOUND! Vãn cảnh Chùa Hương chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam nhưng lại hội đủ loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,
  3. du lịch hang động... Hội chùa Hương kéo dài tới hơn 2 tháng từ trước rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba Âm lịch. Du khách có thể đến chùa Hương bằng nhiều đường: đường bộ, đường thủy... mà bến Yến là điểm xuất phát của hành trình. Từ bến Yến, khách đi bằng đường bộ xuyên qua rừng mơ, là con đường mòn của các tiều phu vào rừng lấy củi, hái thuốc. Đi đường bộ có cái thú của người đi bộ, người leo núi, được hòa mình vào nhiều chùa, hang, cảnh đẹp, được có dịp thắp nén nhang bên ngôi mộ Tản Đà, một thi sĩ danh tiếng của Việt Nam sống ở nửa đầu thế kỷ XX. Lên động Hương Tích IMAGE NOT FOUND! Nhưng thông thường du khách thích đi đường thuỷ. Mọi người cùng xuống đò do các cô gái làng Yến chèo lái, thả
  4. lững lờ dọc suối Yến, lặng ngắm hai bên bờ, xa xa sau màn sương mỏng nhẹ là trùng điệp núi biếc. Nếu ngồi cạnh bạn lại là một khách ưa chuyện trò, hiểu biết kể cho bạn nghe những huyền thoại đất Hương Sơn thì không còn gì thú vị hơn. Tên núi được đặt theo hình dáng núi. Nào là núi Ngũ Nhạc có hình năm trái Chuông, núi Đụn như đụn thóc, núi Voi, núi Lân hình con kỳ lân, núi Quy hình con rùa. Ngoài ra, còn các núi Thuyền Rồng, Phượng Hoàng ở hai bên suối Tuyết - con suối dẫn đường vào chùa Tuyết Sơn, núi Mâm Xôi, núi Trống, núi Chiêng, núi Ông Sư, núi Bà Vãi... Đò dừng lại ở khu đền Trình để các bà, các chị... vào làm lễ trình diện với các vị Sơn thần, với một dũng tướng của vua Hùng cai quản vùng đất thiêng. Rồi khách lại xuống đò tiếp tục theo dòng suối uốn lượn quanh co qua hang Bà, Cầu Hội cảnh đẹp như tranh thủy mặc với cỏ, cây, hoa, lá đung đưa theo gió xuân. Trên dòng suối Yến
  5. IMAGE NOT FOUND! Thuyền ghé bến đầu tiên đưa khách thăm chùa Thiên Trù, chùa Thiên Trù được coi là "bếp nhà trời" còn gọi với các tên dân gian là chùa Ngoài, chùa Trò. Bên phải chùa Thiên Trù có động Tiên Sơn với nhiều nhũ đá trên vách và 5 pho tượng đá. Nơi đây còn có hồ bán nguyệt nuôi thả hoa sen, cá, quanh chùa Thiên Trù là núi cao và hàng trăm ngọn tháp. Du khách đi tiếp vào chùa Trong nơi có động Hương Tích cổ kính, được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ XVIII) tôn vinh là "Nam Thiên đệ nhất động" với ý nghĩa: hang động đẹp nhất trời Nam. Cửa động Hương Tích có lối Lên Trời, lối Xuống Âm Phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Kình với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản hòa tấu của thiên nhiên. Động Hương Tích gắn với bao nhân vật lịch sử,
  6. thi nhân Việt Nam như Trịnh Sâm, Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu... Núi Hương Sơn có cách nay khoảng 200 triệu năm nhưng theo truyền thuyết và ngọc phả còn lưu giữ thì động Hương Tích mới ra đời cách đây hơn 2000 năm. Trong động nhũ đá hình thù muôn vẻ, được dân gian đặt những tên gọi thân quen như Cây Gạo, Cây Vàng... và trong chùa Hương Tích có các tượng Phật Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ được phối thờ... đặc biệt có tòa Cửu Long hình 9 con rồng chầu bằng nhũ đá. Trong động Hương Tích IMAGE NOT FOUND! Tại Hương Tích Sơn còn có các đền, chùa, hang động đầy hấp dẫn với những cái tên đẹp như núi Long Vân, động Long Vân, chùa Long Vân, động Tuyết Sơn, động Hinh Bồng gắn
  7. với cảnh đồng ruộng, núi Lão, thung Lão... Hang Sũng Sàm mới phát hiện năm 1975 là nơi cư trú của người cổ bản địa cách đây hàng vạn năm... Hương Tích Sơn nói chung, chùa Hương nói riêng quả là một kỳ tích mà đất nước Việt Nam được thiên nhiên ban tặng. Kiến trúc Chùa Hương không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại. Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên "Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung". Chuông cao 1,24m đường kính đáy 0,63m, thân chuông có tám núm lồi chìa ra bốn góc, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi núm là những chấm tròn tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng
  8. 27 tức năm 1766. Một quả chuông khác nhỏ hơn, đúc thời Tây Sơn (1793) treo ở nhà Tổ chùa Thiên Trù. Chuông chùa như khí cụ tích tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng thấm nhuần vào chúng sinh trong thế giới Sa bà. Đầu đao gác chuông chùa Thiên Trù IMAGE NOT FOUND! Ở chùa Hương cổ vật bằng đá cũng khá nhiều. Điển hình là bia đá, có loại bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ), bia mài khắc trên đá. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia "Thiên Trù tự bi ký" hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa. Bia có niên đại Chính Hòa thứ bảy (1688). Đây là tấm bia đá lớn, diềm bia được chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khỏe khoắn đưa được hơi thở của cuộc sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật như voi,
  9. trâu, vịt, cua... Các bệ đá đặt trước điện thờ Phật ở động Hương Tích mang tính nghệ thuật cao thời Lê - Trịnh, chạm nổi hình người ở tư thế ngồi đóng khố để trần, đầu và hai tay nâng phần trên của bệ Phật. Đó là biến dạng của chim thần Garuda mình người mặt chim thường được tạc ở các bệ đá thời Lý - Trần. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc không những trong động Hương Tích mà kể cả trong hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Tượng có dáng người thon thon, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn. Chân trái để trần đặt lên một đài sen, chân phải hơi co, tay trái cầm một viên ngọc minh châu, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động dưới chân tượng. Về kiến trúc, qua thời gian nghiệt ngã của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng những năm tháng chiến tranh, hầu hết những công trình kiến trúc cổ của vùng chùa Hương bị phá huỷ.
  10. Điện Hương Thủy chùa Thiên Trù IMAGE NOT FOUND! Một kiến trúc cổ nhất còn lại là tòa "Viên Công Bảo tháp" gần suối Điện trong khu vực chùa Ngoài (chùa Thiên Trù). Tháp này được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi lưu giữ xá lợi của tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp Viên Công xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kỹ thuật xây tháp rất tinh xảo. Tháp Viên Công là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc ở thời hậu Lê. Tòa Tam Bảo chùa Thiên Trù là công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc truyền thống. Do vậy, du khách chiêm
  11. ngưỡng tòa Tam Bảo thấy thân quen mà mới lạ, bắt gặp nét dung dị trầm lắng mà sâu xa triết lý của nghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều, của hình khối, của những mảng mầu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2