Danh tiếng công ty kiểm toán và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng từ thị trường chứng khoán
lượt xem 1
download
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán đến lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua khảo sát 30 doanh nghiệp ngành dược phẩm trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng lựa chọn chất lượng kiểm toán chưa có tác động đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Danh tiếng công ty kiểm toán và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng từ thị trường chứng khoán
- DANH TIẾNG CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Nguyễn Văn Chiến1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương; email: chiennv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán đến lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua khảo sát 30 doanh nghiệp ngành dược phẩm trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng lựa chọn chất lượng kiểm toán chưa có tác động đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản trị lớn và doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu có khả năng đạt được hiệu quả tài chính cao hơn. Từ khóa: doanh nghiệp, kiểm toán, lợi nhuận, dược phẩm. Abstract AUDITING COMPANIES RECOGNITION AND CORPORATE FINANCIAL PERFORMANCE – EVIDENCE FROM THE STOCK MARKET The objective of the study is to evaluate the impact of audit quality on corporate profits through a survey of 30 pharmaceutical companies on the Vietnam stock exchange. The research results confirm that the choice of audit quality has not had an impact on the financial performance of the business. However, firms with large board of directors’ sizes and those seeking equity financing are likely to achieve higher financial returns. Keywords: firm, audit, profit, pharmaceutical. 1. LỜI GIỚI THIỆU Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong đóng góp hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất và sản lượng quốc gia. Do đó, gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp thông qua các chương trình dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo nhằm gia tăng đóng góp của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh tế là nhu cầu cấp thiết tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ năm 1986, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức như số lượng doanh nghiệp ít, chưa hoàn toàn hình thành khu vực kinh tế tư nhân và các hoạt động kinh tế chủ yếu đặt dưới sự quản lý của nhà nước, quan liêu, bao cấp. Tuy vậy, quá trình đổi mới nền kinh tế gắn liền với tự do hóa thương mại, đầu tư và thực hiện các chính sách cải cách đã giúp nền kinh tế gia tăng được số lượng doanh nghiệp lên tới gần 1 triệu doanh nghiệp. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có đóng góp to lớn vào việc làm, đóng góp ngân sách và sản lượng cho nền kinh tế, trong khi khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế, đầu tư dự án, chương trình có tính chất lan tỏa và có tính chất sửa chữa các thất bại của thị trường. Kể từ khi luật doanh nghiệp được ban hành và thực thi từ năm 2005 đã mang lại biến chuyển to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân và FDI. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng, hoặc huy động 365
- vốn trên thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cổ phần cải thiện hoạt động của hội đồng quản trị giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng định hướng và chiến lược phát triển phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cổ đông, nhà đầu tư. Có thể nói, hội đồng quản trị là trái tim của doanh nghiệp, hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả khi họ có thể thực hiện được nhiệm vụ mà cổ đông giao phó thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Theo luật doanh nghiệp, hội đồng quản trị là một nhóm có tối thiểu 3 thành viên và tối đa 11 thành viên. Trong hội đồng quản trị có thể có thành viên nữ, thành viên người nước ngoài và đặc biệt có thể có thành viên độc lập, là người không nắm giữa bất cứ cổ phần nào trong doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp cổ phần phải thực hiện các báo cáo kiểm toán nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong năm, và đồng thời giúp cho cổ đông, nhà đầu tư và ban điều hành doanh nghiệp có thể đánh giá được thành quả, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Lựa chọn công ty kiểm toán thực hiện báo cáo kiểm toán là lựa chọn được ban điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp thông qua, có những doanh nghiệp lựa chọn công ty kiểm toán nước ngoài nhưng cũng có doanh nghiệp lựa chọn công ty kiểm toán trong nước. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của lựa chọn đơn vị kiểm toán đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả phân tích nhằm cung cấp một đánh giá về việc lựa chọn kiểm toán đối với sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp. 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Hoạt động kiểm toán lại hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính là bắt buộc theo quy định của chính phủ các nước. Thông qua kiểm toán độc lập, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính được rà soát, đánh giá và là cơ sở để giúp các nhà quản trị, cổ đông và nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cổ đông và nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới có thể thực hiện quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đã có một số nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như nghiên cứu của Zhou và cộng sự (2018), Zahid và cộng sự (2022), Alsmady (2022) đều cho thấy có mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, Zhou và cộng sự (2018) đánh giá vai trò của ủy ban kiểm toán và liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty. Theo lý thuyết đại diện cho rằng công ty được quản trị có khả năng hoạt động hiệu quả hơn công ty quản trị kém. Tuy vậy, theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằng một hội đồng quản trị có nhiều giám đốc nội bộ có thể có nhiều chuyên môn hơn về cách vấn hành công ty do đó hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn. Zhou và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu trên Sở giao dịch chứng khoán Athens trong giai đoạn 2008 đến 2012 và cho rằng công ty có hội đồng quản trị có quy mô lớn hoạt động thường tốt hơn, nhưng công ty có nhiều thành viên độc lập lại hoạt động kém hơn do khi đó khả năng quản trị của doanh nghiệp bị phân tán mạnh. Tuy vậy, kiểm toán không có tác động đến hiệu quả hoạt động công ty và qua nghiên cứu tác giả nhấn mạnh thị trường mới nổi cần cải thiện mạnh mẽ hoạt động kiểm toán để đóng góp thiết thực hơn vào phát triển doanh nghiệp. Nghiên cứu của Zahid và cộng sự (2022) nghiên cứu vai trò của kiểm toán và hiệu quả tài chính tại các nước Tây Âu thông qua nghiên cứu trên 620 công ty có trụ sở tại Tây Âu bao gồm Áo, Pháp, Bỉ, Đức, Lucxembourg, Monaco, Hà Lan và Thụy Sĩ trong giai đoạn 2010 đến 2019. Nghiên cứu trên dữ liệu bảng kết quả cho thấy các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính và phù hợp với lý thuyết đánh đổi khi nhấn mạnh có sự đánh đổi giữa đầu tư làm gia tăng chi phí cho môi trường, xã hội và quản trị và lợi ích tài chính của doanh nghiệp; ngoài ra, nghiên cứu khẳng định tác động tiêu cực càng rõ hơn tại các 366
- doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong Big 4, qua đó phản ánh tác động rõ rệt của lựa chọn công ty kiểm toán và ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, Alsmady (2022) cho rằng các nhà phân tích báo cáo tài chính luôn lo ngại về chất lượng báo cáo tài chính của công ty, do đó thông tin trên báo cáo tài chính và kiểm toán bên ngoài có chất lượng là quan trọng, nó như là một chỉ báo tin cậy cho hoạt động của công ty. Nghiên cứu tại các quốc gia Ả Rập như Arab Saudi, Bahrain, Oman, Qatar, Kuwait và UAE trên 191 công ty trong giai đoạn 2013 đến 2017 và cho rằng thu nhập, chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Thực vậy, chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán có khả năng làm tăng độ tin cậy báo cáo tài chính, đồng thời giảm bất cân xứng thông tin, như đã được đề cập trong lý thuyết đại diện. Nghiên cứu của Detthamrong và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 493 công ty phi tài chính tại thị trường chứng khoán Thái Lan trong giai đoạn 2001 đến 2014 cho rằng quy mô ủy ban kiểm toán có tác động tiêu cực đối với hoạt động của công ty lớn, trong khi đó danh tiếng kiểm toán đối với hoạt động của công ty chỉ rõ ràng tại các công ty nhỏ. Nghiên cứu cũng cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp, trong trường hợp đòn bẩy tài chính có thể làm trung gian tác động của quy mô ủy ban kiểm toán đối với hoạt động của công ty lớn. Trong trường hợp Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về chủ đề liên quan về mối quan hệ giữa kiểm toán và hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hồng Anh (2020) cho rằng quy mô công ty kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, nghiên cứu này thực hiện trên khảo sát dữ liệu từ các doanh nghiệp tại Việt Nam và có sự khác biệt rất lớn so với nghiên cứu của tác giả trong bài viết này. 3. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn số liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 30 công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội trong thời gian từ 2012 đến 2021. Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên được công bố hàng năm. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương trình hồi quy được viết như sau: 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 = β0 + β1 INDEit + β2 BOARDit + β3 AUDITit + β4 DEBTit + β5 SIZEit + μ Trong đó, ROAit, là thông số đại diện cho lợi nhuận của doanh nghiệp i, tại năm t, đo lường thông qua ROA. INDEit, là biến độc lập, đại diện cho tính độc lập của HĐQT của doanh nghiệp i, tại năm t, đo lường bằng số lượng thành viên độc lập so với tổng số lượng thành viên trong HĐQT. BOARDit, là biến độc lập, đại diện cho quy mô của HĐQT của doanh nghiệp i, tại năm t, đo lường bằng tổng số lượng thành viên trong HĐQT so với 11 thành viên HĐQT tối đa được quy định của pháp luật. AUDITit, là biến độc lập, đại diện cho lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp i, tại năm t; nhận giá trị 1 nếu đơn vị kiểm toán trong BIG4, nhận giá trị 0 nếu ngoài BIG4. 367
- DEBTit, là biến độc lập, đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp i, tại năm t, và được đo lường bằng tổng nợ so với tổng tài sản. SIZEit, là biến độc lập, đại diện cho quy mô của trong doanh nghiệp i, tại năm t. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu theo dữ liệu bảng, hồi quy qua phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất khả thi tổng quát (FGLS). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê mô tả Biến Obs Mean Std. Dev. Min Max ROA 297 .0759625 .0701061 -.364934 .3367818 INDE 288 .137613 .2080074 0 1.0 BOARD 300 .5021212 .1583202 0 1.0 AUDIT 300 .2933333 .4560506 0 1.0 DEBT 297 .4892767 .2221693 .092188 .9706116 SIZE 297 5.90081 .6569948 4.26529 7.757748 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 1 trình bày kết quả thống kê mô tả, cho thấy ROA bình quân đạt 7.59% trong giai đoạn 2012 đến 2021, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau. Về lựa chọn công ty kiểm toán, có khoảng 29.3% số doanh nghiệp lựa chọn công ty kiểm toán lớn của nước ngoài (nằm trong nhóm BIG4), và hầu hết các doanh nghiệp khác lựa chọn công ty kiểm toán trong nước hoặc công ty kiểm toán nước ngoài nhưng có danh tiếng thấp. 4.2. Phân tích tương quan Bảng 2. Phân tích tương quan Biến INDE BOARD AUDIT DEBT SIZE INDE 1.0000 BOARD -0.0374 1.0000 AUDIT -0.0717 0.2271 1.000 DEBT -0.0879 -0.2363 -0.3772 1.000 SIZE -0.0132 0.1732 0.0776 0.2082 1.0000 Nguồn: Tính toán của tác giả Phân tích tương quan cho thấy mức độ tương quan thấp giữa các biến độc lập, là một chỉ báo khó có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ước lượng. 4.3. Kết quả hồi quy và thảo luận Bảng 3 trình bày về kết quả hồi quy, cho thấy hệ số ước lượng của biến AUDIT, INDE và SIZE không có ý thống kê, nên có thể khẳng định chưa có bằng chứng tác động của lựa chọn đơn vị kiểm toán, tính độc lập của hội đồng quản trị và quy mô doanh nghiệp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy vậy, hệ số ước lượng của biến BOARD mang dấu dương và có ý nghĩa thóng kê, đối với biến DEBT mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Nên có thể khẳng định có tác động của quy mô hội đồng quản trị và đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 368
- Bảng 3. Kết quả hồi quy Biến Kết quả hồi quy (1) (2) (3) (4) (5) AUDIT 0.0019 (0.803) AUDIT*INDE -0.0099 (0.780) AUDIT*BOARD -0.0047 (0.742) AUDIT*DEBT 0.0135 (0.452) AUDIT*SIZE 0.0005 (0.710) INDE 0.0215 0.0226 0.0205 0.0223 0.0216 (0.181) (0.181) (0.200) (0.164) (0.177) BOARD 0.1024*** 0.1040*** 0.1063*** 0.1037*** 0.1019*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) DEBT -0.1700*** -0.1726*** -0.1739*** -0.1695*** -0.1691*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) SIZE 0.0040 0.0044 0.0044 0.0039 0.0038 (0.456) (0.410) (0.405) (0.455) (0.479) _cons 0.0787** 0.0773** 0.0772** 0.0769** 0.0792** (0.013) (0.016) (0.016) (0.015) (0.013) prob 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Ghi chú: **, *** ứng với mức ý nghĩa 5%, 1%. Giá trị trong ngoặc là p-value Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả nghiên cứu khẳng định quy mô của hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn có số lượng thành viên hội đồng quản trị đông và do đó có thêm nhiều tiếng nói cho sự phát triển của công ty, do đó, công ty có khả năng hoạt động hiệu quả hơn. Theo Luật doanh nghiệp, số lượng thành viên hội đồng quản trị tối đa là 11 thành viên, nhưng ở Việt Nam số lượng thành viên bình quân mới đạt 6, có nghĩa là các doanh nghiệp có số lượng thành viên hội đồng quản trị nhỏ có thể gia tăng thêm số lượng thành viên để có thể nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng thêm cơ hội phát triển cho công ty. Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình thì thường có hiệu quả tài chính thấp và ngược lại doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các dự án của mình thì có thể mang lại hiệu quả tài chính cao hơn. Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng khi cho rằng các doanh nghiệp nên tìm kiếm nguồn vốn tự có và có mức độ an toàn cao, sau đó doanh nghiệp mới tính đến phương án huy động nợ vay để tài trợ cho các dự án của mình. 5. KẾT LUẬN Sự phát triển của doanh nghiệp có thể mang lại những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia. Đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, không thể thiếu vai trò của chất lượng kiểm toán đến khả năng làm tăng mức độ tin cậy báo cáo tài chính, giảm bất cân xứng thông tin và tạo cơ sở vững chắc cho các cổ đông, nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp. Nghiên cứu 30 doanh nghiệp ngành dược phẩm tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 đến 2021, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng công ty kiểm toán chưa có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy vậy, có mối quan hệ tích cực 369
- giữa quy mô hội đồng quản trị đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản trị lớn hơn thường đạt được lợi nhuận cao hơn những doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản trị nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy doanh nghiệp nên huy động vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình để giảm rủi ro có thể gặp phải do gánh nặng nợ vay và kiệt quệ tài chính, đồng thời tạo sự an toàn cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alsmady, A. A. (2022). Quality of financial reporting, external audit, earnings power and companies’ performance: The case of Gulf Corporate Council Countries. Research in Globalization, 5, 100093. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.resglo.2022.100093 2. Detthamrong, U., Chancharat, N., & Vithessonthi, C. (2017). Corporate governance, capital structure and firm performance: Evidence from Thailand. Research in International Business and Finance, 42, 689–709. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2017.07.011 3. Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hồng Anh (2020). Ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán đến hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng. Truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-chat-luong-kiem-toan-toi-hieu-qua-tai-chinh- tai-cac-doanh-nghiep-cong-nghiep-khu-vuc-dong-bang-song-hong-69674.htm, ngafh 17/5/2023. 4. Zahid, R. M. A., Khan, M. K., Anwar, W., & Maqsood, U. S. (2022). The role of audit quality in the ESG-corporate financial performance nexus: Empirical evidence from Western European companies. Borsa Istanbul Review, 22, S200–S212. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.bir.2022.08.011 5. Zhou, H., Owusu-Ansah, S., & Maggina, A. (2018). Board of directors, audit committee, and firm performance: Evidence from Greece. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 31, 20–36. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.intaccaudtax.2018.03.002 370
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về mô hình của các Hãng kiểm toán quốc tế và lợi ích của các Hãng thành viên
9 p | 279 | 90
-
Quản trị ngân hàng - Tìm hiểu bảng cân đối kế toán - 7
13 p | 91 | 22
-
NOVO MERCADO
34 p | 73 | 8
-
Đánh giá suy kiệt tài chính cho doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động trong bối cảnh khởi nghiệp
13 p | 49 | 2
-
Yếu tố tác động đến sự hình thành ủy ban kiểm toán tại các công ty cổ phần tại Việt Nam
6 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn