intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố tác động đến sự hình thành ủy ban kiểm toán tại các công ty cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yếu tố tác động đến sự hình thành ủy ban kiểm toán tại các công ty cổ phần tại Việt Nam" nghiên cứu vai trò, chức năng của mô hình UBKT cùng với phân tích kết quả áp dụng mô hình tại các công ty cổ phần Việt Nam. Kết quả chỉ ra các yếu tố bao gồm số lượng cổ đông, sự phân tán cổ đông, phạm vi quyền sở hữu của giám đốc điều hành và danh tiếng của công ty kiểm toán độc lập có thể tác động để thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và phát triển UBKT tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố tác động đến sự hình thành ủy ban kiểm toán tại các công ty cổ phần tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ỦY BAN KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM FACTORS IMPACT ON THE FORMATION OF THE AUDIT COMMITTEE AT JOINT STOCK COMPANY IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ủy ban kiểm toán (UBKT) là một công cụ quản trị công ty mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc gia tăng độ tin cậy thông tin, kiểm soát rủi ro và tăng cường sự tuân thủ, ứng xử đạo đức trong doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến mô hình UBKT, tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này vẫn còn khá hạn chế do chưa nhận thức đầy đủ vai trò của UBKT. Bài viết nghiên cứu vai trò, chức năng của mô hình UBKT cùng với phân tích kết quả áp dụng mô hình tại các công ty cổ phần Việt Nam. Kết quả chỉ ra các yếu tố bao gồm số lượng cổ đông, sự phân tán cổ đông, phạm vi quyền sở hữu của giám đốc điều hành và danh tiếng của công ty kiểm toán độc lập có thể tác động để thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và phát triển UBKT tại Việt Nam. Từ khóa: Ủy ban kiểm toán; Công ty cổ phần; Hội đồng quản trị; Kiểm toán. ABSTRACT Abstract: The Audit Committee is a corporate governance tool that brings great benefits in increasing information reliability, controlling risks, and enhancing compliance and ethical behavior. in the enterprise. In Vietnam now, businesses have begun to pay attention to the audit committee model, however, the application of this model is still quite limited due to not fully aware of the role of the audit committee. The article studies the role and function of the audit committee model along with analyzing the results of applying the model in joint stock companies in Vietnam. The results indicate that factors including the number of shareholders, the dispersion of shareholders, the extent of ownership of the executives and the reputation of the independent audit firm can act to promote or hinder the formation and development of the Audit Committee in Vietnam. Keywords: Audit committee; Joint stock company; Board of anagement; Audit. 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu UBKT là một công cụ quản trị công ty mới được áp dụng cùng với các công cụ kiểm soát khác như hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để tăng tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính. Việc áp dụng mô hình UBKT sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, do đó nó đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng, tuy nhiên ở Việt Nam, UBKT còn là khái niệm khá mới mẻ. Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 (Điều 134 của Luật Doanh nghiệp 2014), với mô hình không có Ban kiểm soát, công ty cổ phần phải thành lập 1295
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020) đã sửa đổi thay thế bằng tên gọi “Ủy ban kiểm toán” để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cổ phần cũng mới bắt đầu có sự quan tâm tới UBKT và lựa chọn tổ chức theo mô hình này khi mà kiểu mô hình tổ chức với Ban kiểm soát trước đây không còn phát huy nhiều hiệu quả và đặc biệt là yêu cầu cần có tiếng nói độc lập trong Hội đồng quản trị. Nhận thấy sự cần thiết cũng như tính hiệu quả của mô hình UBKT mang lại cho doanh nghiệp, bài viết đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động tới sự hình thành UBKT và đưa ra những đề xuất để thúc đẩy sự hình thành UBKT tại các công ty cổ phần Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu (Archival) để phân tích, tổng hợp vị trí, vai trò và tầm quan trọng của UBKT, các yếu tố tác động đến sự hình thành UBKT từ nguồn tài liệu được thu thập từ ebook hướng dẫn UBKT 3 công ty kiểm toán Big3 (Deloitte, KPMG, PwC, 2018) và các nghiên cứu khác đã công bố ở tạp chí uy tín. Sau đó phân tích bối cảnh các công ty cổ phần Việt Nam đang có sự quan tâm đến UBKT và thực trạng số lượng công ty cổ phần Việt Nam đã thành lập UBKT thông qua nguồn số liệu tìm kiếm từ các trang web đáng tin cậy trong nước. Từ đó, bài viết đánh giá tính khả thi và hàm ý thúc đẩy sự hình thành UBKT tại các công ty cổ phần Việt Nam. 3. Ủy ban kiểm toán trong công ty cổ phần UBKT là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. UBKT có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch UBKT phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của UBKT phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020). Do đó, UBKT là một ủy ban chuyên trách của Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm định hướng, giám sát các bộ phận kế toán, tài chính, quản lý và kiểm soát rủi ro, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập. Bắt nguồn từ sự phân tách quyền sở hữu và quyền quản lý trong loại hình công ty cổ phần, trong doanh nghiệp luôn tồn tại sự bất cân xứng thông tin do xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý được ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp (Lý thuyết ủy nhiệm, Spence & Zeckhauser, 1971). Từ đó doanh nghiệp cần có một bộ phận độc lập hay cơ chế độc lập để kiểm tra giám sát nhằm tăng cường tính hiệu quả hoạt động, tính tuân thủ và độ tin cậy thông tin. Mô hình UBKT được thành lập từ các thành viên độc lập với Hội đồng quản trị, các thành viên này cần có trình độ chuyên môn và kiến thức liên quan đến đặc trưng hoạt động doanh nghiệp như quản trị công ty, luật, đặc thù ngành nghề, kiểm soát nội bộ và kiểm toán, ngoài ra, trong UBKT phải có ít nhất 1 người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu về kế toán, kiểm toán. 1296
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ỦY BAN KIỂM TOÁN GIÁM ĐỐC/TỔNG GĐ Phòng Phòng Tài chính Phòng Phòng Kinh doanh Kế toán Hành chính Kỹ thuật Hình 1. Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần 4. Vai trò của Uỷ ban kiểm toán đối với Doanh nghiệp cổ phần a. Giám sát và chịu trách nhiệm về thông tin tài chính của công ty UBKT báo cáo cho hội đồng quản trị, cổ đông về kết quả kiểm soát của mình để nâng cao tính trung thực, chất lượng của BCTC; sự phù hợp với những quy định pháp luật; đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ. giám sát các thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến lập, trình bày BCTC và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính của công ty. b. Giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ UBKT chịu trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ của đơn vị. Đồng thời, UBKT cũng tham gia vào việc xây dựng và quản lý toàn bộ hoạt động của kiểm toán nội bộ, từ khâu lập kế hoạch, xác định phạm vi và nội dung công việc kiểm toán, đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho đến khâu tiếp nhận và xử lý các báo cáo kiểm toán nội bộ định kỳ để thông tin lại cho Hội đồng quản trị. Những phát hiện của kiểm toán nội bộ về điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là đối với quá trình lập báo cáo tài chính sẽ được thông tin kịp thời và trực tiếp cho Hội đồng quản trị thông qua UBKT để có hướng xử lý phù hợp. c. Phối hợp và giám sát kiểm toán độc lập Đối với kiểm toán độc lập, UBKT chịu trách nhiệm lên danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán để trình cho cổ đông phê duyệt lựa chọn công ty kiểm toán. UBKT trực tiếp trong bổ nhiệm, trả phí và giám sát kiểm toán độc lập, giải quyết các bất đồng ý kiến về báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập và ban giám đốc doanh nghiệp. Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, UBKT là đầu mối phối hợp với kiểm toán độc lập rà soát phạm vi và nội dung công việc của kiểm toán độc lập, tiếp nhận và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, nhất là các vấn đề có liên quan đến Ban giám đốc đơn vị. Sau đó, UBKT cũng chính là đầu mối tiếp nhận kết quả kiểm toán độc lập. d. Kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro UBKT giám sát trách nhiệm, quá trình làm việc, ban hành các thủ tục của bộ phận kiểm soát nội bộ. Giám sát trách nhiệm, quá trình, cách thức mà Ban giám đốc quản lý rủi ro và công bố cách thức quản lý rủi ro. 1297
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thông qua bộ phận kiểm toán nội bộ, UBKT có được những thông tin về hoạt động hàng ngày của đơn vị dưới góc độ kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá được các rủi ro kiểm soát có thể gặp phải. e. Giám sát các vấn đề đạo đức và sự tuân thủ đạo đức. UBKT bảo đảm công ty tuân thủ quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan quản lý và quy định nội bộ khác của công ty. UBKT giám sát các hành vi trung thực và đạo đức của cá nhân; các xung đột lợi ích; công bố của công ty về vấn đề đạo đức; báo cáo về các vi phạm đạo đức. 5. Thực trạng áp dụng mô hình UBKT tại các công ty cổ phần Việt Nam Những năm gần đây, các công ty cổ phần Việt Nam đã dần nhận thức được vai trò và lợi ích của UBKT và bắt đầu áp dụng mô hình này thay cho Ban kiểm soát để thực hiện các chức năng kiểm soát tài chính và quản lý rủi ro cho công ty. Từ năm 2015, nhiều công ty niêm yết Việt Nam đã thay thế ban kiểm soát với một ủy ban kiểm toán độc lập để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, nâng cao tính minh bạch và tăng trưởng bền vững tại cho công ty, đi đầu trong áp dụng mô hình UBKT phải kể đến như: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk); Công ty cổ phần Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco); CTCP địa ốc Nova (Novaland), CTCP Cơ điện (REE) và Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), Ngân hàng Sacombank… (Nguồn: thống kê từ nguồn Internet), qua báo cáo kết quả hoạt động của UBKT tại một số công ty cho thấy mô hình này đã phát huy hiệu quả. Công ty đi đầu trong hoạt động này là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty đã bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng quản trị độc lập và thay Ban kiểm soát bằng Ủy ban kiểm toán vào năm 2017, việc áp dụng và phát triển mô hình quản trị công ty tiên tiến đã giúp Vinamilk tiến lên vị trí 36 trong Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới và được Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đánh giá là phát triển bền vững phần nội dung quản trị công ty với kết quả đạt 93% vào năm 2020. Năm 2018, Công ty cổ phần Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng đã bầu ra thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và thành lập một UBKT, trở thành doanh nghiệp nhà nước thứ hai được niêm yết của Việt Nam áp dụng mô hình này, qua đó hiệu quả quản lý rủi ro của Sabeco cũng được đánh giá là đã được cải thiện rõ rệt, công ty đã tăng được 7 hạng trong danh sách “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” vào năm 2019. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn khá chậm chạp trong việc áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế khi mà mới chỉ có 2 trong tổng số gần 700 doanh nghiệp Nhà nước ứng dụng mô hình UBKT. Hiện nay, các công ty tư nhân lớn cũng đã thực hiện mô hình ủy ban kiểm toán, như CTCP địa ốc Nova (Novaland), CTCP Cơ điện và Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons, nhưng con số đó vẫn còn quá nhỏ so với 700 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán và hơn 770 công ty giao dịch tại UpCom. Theo CEO của Smart Train ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh – một chuyên gia về kế toán tài chính, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do hệ thống pháp lý thiếu rõ ràng liên quan tới chức năng, quy trình bổ nhiệm và trách nhiệm đối với kiểm toán nội bộ cũng như tình trạng thiếu các kiểm toán viên giỏi. 1298
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 6. Các yếu tố tác động tới sự hình thành UBKT tại các DN cổ phần Yếu tố bên trong doanh nghiệp Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp SỐ LƯỢNG CỔ ĐÔNG HÌNH THÀNH CÔNG TY KIỂM SỰ PHÂN TÁN CỔ ĐÔNG UBKT TOÁN ĐỘC LẬP PHẠM VI QUYỀN SỞ HỮU CỦA GIÁM ĐỐC Hình 2. Các yếu tố tác động đến sự hình thành UBKT (i) Đối với công ty cổ phần, cổ đông là người đã sở hữu doanh nghiệp thông qua nắm giữ cổ phần do công ty phát hành và có lợi ích, quyền quyết định, quyền biểu quyết tương ứng tỷ lệ sở hữu. Cổ đông tiếp nhận thông tin tài chính thông qua báo cáo tài chính do người quản lý doanh nghiệp công bố. Do vậy, cổ đông có nhu cầu về báo cáo tài chính được kiểm soát độc lập từ UBKT để giảm xung đột lợi ích và bất cân xứng thông tin (Collier, 1992). Hay nói cách khác, số lượng cổ đông càng nhiều sẽ thúc đẩy hình thành UBKT trong doanh nghiệp. (ii) Sự phân tán cổ đông thể hiện qua các cổ đông đến từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vai trò của UBKT sẽ phát huy hiệu quả và hoạt động tốt ở các doanh nghiệp đại chúng có sự phân tán của các cổ đông tương đối lớn, bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước, cá nhân và nhóm pháp nhân, UBKT sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch thông tin và lợi ích của các cổ đông. Còn đối với những công ty có sự cô đặc về cổ đông, một nhóm cá nhân đồng thời nắm những vị trí chủ chốt trong HĐQT và ban điều hành thì UBKT sẽ không có nhiều ý nghĩa, loại hình này thấy rõ trong các công ty có quy mô nhỏ và công ty gia đình ít có sự tách bạch giữa vai trò sở hữu và quản trị doanh nghiệp. Do đó, sự phân tán cổ đông càng nhiều thì động cơ để thành lập UBKT càng cao (Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam, 2020). (iii) Phạm vi quyền sở hữu của giám đốc tác động làm cản trở sự hình thành của UBKT (Jensen&Meckling, 1976). Quyền sở hữu của giám đốc càng lớn thì họ ít có mong muốn kiểm soát thông tin tài chính độc lập, do vậy ít có động cơ thành lập UBKT. Động cơ này cũng sẽ bị kiềm chế nếu có sự tập trung quyền lực vào một hay một số người trong hội đồng quản trị, ví dụ như chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành. Sự có mặt của UBKT sẽ tạo áp lực công bố thông tin tốt hơn (Forker, 1992). (iv) UBKT làm gia tăng tính độc lập của kiểm toán viên (Wolnizer, 1987), từ đó tăng chất lượng kiểm toán. Các công ty kiểm toán độc lập có quy mô và danh tiếng càng lớn thì khuyến khích doanh nghiệp thành lập UBKT (Lynn, 1985) để thuận lợi hơn cho họ trong công việc kiểm toán và hỗ trợ tăng độ tin cậy và tính minh bạch thông tin tài chính. Do vậy, quy mô và danh tiếng của công ty kiểm toán độc lập có quan hệ tích cực đối với sự hình thành của UBKT trong doanh nghiệp (Lynn, 1985; Wolnizer, 1987). 7. Kết luận và hàm ý Qua nghiên cứu vai trò, chức năng của mô hình UBKT cùng với phân tích kết quả áp dụng 1299
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mô hình tại các công ty cổ phần Việt Nam, có thể nhận thấy mô hình UBKT sẽ hỗ trợ hiệu quả cho Hội đồng quản trị thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, bao gồm giám sát các hoạt động liên quan đến báo cáo tài chính, kiểm soát hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ, giám sát quá trình đánh giá và xử lý rủi ro, giám sát sự tuân thủ luật định và chuẩn mực… Tuy nhiên, số lượng công ty áp dụng mô hình UBKT tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế so với trên thế giới. Các yếu tố về số lượng cổ đông, sự phân tán cổ đông, phạm vi quyền sở hữu của giám đốc điều hành và danh tiếng của công ty kiểm toán độc lập từ bài học kinh nghiệm quốc tế có thể tác động để thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và phát triển UBKT tại Việt Nam. Để tạo điều kiện cho UBKT hình thành và phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người sử dụng thông tin, bài viết hàm ý một số chính sách ưu tiên tập trung vào các yếu tố có tác động trực tiếp đến việc hình thành UBKT như sau: Xây dựng hành lang pháp lý cho UBKT và tuyên truyền tầm quan trọng của UBKT là nền tảng cho quá trình hình thành UBKT. Một số đề xuất: (i) Nhà nước ban hành văn bản; (ii) Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán và Ủy ban chứng khoán kết hợp các công ty kiểm toán xây dựng hướng dẫn hoạt động cho UBKT; (iii) Tổ chức các hội thảo về UBKT để tuyên truyền vai trò và lợi ích của UBKT, định hướng phát triển UBKT, (iv) Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về UBKT để chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, nhận thức và tiến hành thành lập UBKT theo hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp 2020, xây dựng bộ nguyên tắc quản trị công ty phù hợp với đặc thù của mình và phù hợp với quy định pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Collier, P. A. (1992), Audit Committees in Large UK Companies, Institute of Chartered Accountants in England and Wales, London. [2] Forker, J. J. (1992), ‘Corporate Governance and Disclosure Quality’, Accounting and Business Research, 22 (86), 111-124. [3] Jensen, M. C. and Meckling, W. H. (1976), ‘Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure’, Journal of Financial Economics, 3 (4), 305-360. [4] Lynn, S. A. (1985), ‘Audit Committees in Review: Their Impact on the CPA Selection Process’, Ohio CPA Journal, 44 (2), 9-16. [5] Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk: Bước đà cho sự phát triển bền vững, truy cập ngày 15/9/2021, từ http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doanh-nghiep/1005842/quan-tri-doanh-nghiep-tai-vinamilk- buoc-da-cho-su-phat-trien-ben-vung [6] Spence Michael and Zeckhauser Richard (1971), Insurance, Information and Individual Action, A.E.R. 61 (May 1971): 380-87. [7] Tin doanh nghiệp: Sabeco thành lập Ủy ban Kiểm toán, truy cập ngày 20/09/2021, từ http://www.bvsc.com.vn/News/201897/612282/network.aspx. [8] Wolnizer, P. W. (1987), Auditing as Independent Authentication, Sydney University Press. 1300
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2