intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh tướng Đặng Tiến Đông _1

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2.4 Tiếp tục làm quan Tây Sơn: Sau khi đánh tan quân ngoại xâm, Đặng Tiến Đông tiếp tục đảm nhận nhiều nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Tây Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh tướng Đặng Tiến Đông _1

  1. Danh tướng Đặng Tiến Đông
  2. 2.4 Tiếp tục làm quan Tây Sơn: Sau khi đánh tan quân ngoại xâm, Đặng Tiến Đông tiếp tục đảm nhận nhiều nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Tây Sơn. Dưới triều Quang Trung (1788-1792), ông giữ chức Vệ Quốc Thượng Tướng Quân, Trấn thủ hai xứ Thanh Hoa và Nghĩa An (thời Tây Sơn gọi trấn Nghệ An là Nghĩa An hay Trung Đô). Có lẽ ông giữ chức vụ đó từ cuối năm 1787 cho đến đầu năm 1790 (đến năm này vua Quang Trung cử con là Nguyễn Quang Bàn làm Đốc Trấn Thanh Hoa và tướng Trần Quang Diệu làm Đốc Trấn Nghĩa An). Và theo Tông đức thế tự bi và bài minh do Trần Bá Lãm soạn khắc vào chuông chùa Trăm Gian (thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) vào năm 1794, thì trong thời vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, ở ngôi: 1792-1802), Đô đốc Đông giữ chức Đại Tướng Thống Vũ Thắng Vệ Thiên Hùng Hiệu. Ngoài việc quan ở nơi Đặng Tiến Đông trấn nhậm, ông còn sốt sắng lo việc chiêu tập dân làng trở về quê hương, khai khẩn đất đai, mở mang thôn xóm và chăm lo tu bổ một số đền chùa ở Lương Xá. Bên cạnh đó, ông còn lo việc biên soạn Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục (6 quyển). Phả này khảo xét dòng họ Đặng và sinh hoạt chính trị nước Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18. Hiện chưa rõ Đô đốc Đặng Tiến Đông mất năm nào [6], nhưng căn cứ năm lập bia Tông đức thế tự bi để tưởng niệm ông (1797), thì rất có thể ông đã mất trước đó một vài năm tức là vào những năm đầu triều vua Cảnh Thịnh.
  3. Mộ ông táng ở xứ Đồng Trê, nay thuộc thôn Đầm Dền, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hiện ở phía Tây gò Đống Đa (Hà Nội) có một con phố mang tên ông. III. Tranh cãi: Người lập đại công chép ở bên trên, chủ yếu soạn theo lời kể của GS. Phan Huy Lê trong bài viết Đô đốc Long-Một tường Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa. Đồng quan điểm này có nhóm tác giả biên soạn sách Đại cương lịch sử Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) và Ngô Thế Long trong bài Một số tư liệu liên quan đến Đô đốc Đặng Tiến Đông đời Tây Sơn, v.v… Tuy nhiên hiện vẫn còn các ý kiến khác: * Danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1854-1922) trong sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện cho rằng Đô đốc Long (có sách chép là Đô đốc Mưu) chính là Đặng Văn Long, tự là Tử Vân, quê ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (Bình Định). Đồng quan điểm này có Quách Tấn-Quách Giao trong sách Nhà Tây Sơn. Phạm Minh Thảo trong quyển Bắc Bình Vương, Chu Minh Khôi trong bài Những di vật liên quan tới Đô đốc Đặng Tiến Đông ở chùa Trăm Gian... * GS. Nguyễn Q.Thắng & Nguyễn Bá Thế trong Tự điển nhân vật lịch sử (bộ mới) chép: “Dù hiện vẫn còn nhiều tồn nghi về nhân vật lịch sử này, nhưng người dân phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ vẫn nghĩ đó là Lê Văn Long, người con của quê mình. Ông là con của Thủ tài hầu Lê Văn Thủ, một trong những tướng tài của Tây Sơn. Năm Quang Trung thứ hai (1789), Lê Văn Long được sắc phong là Võ tướng hữu quân tại Phú Xuân. Sắc viết (tạm dịch): Sắc! Sắc phong Lê Văn Long ở xã Phú Xuân Trung, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, người
  4. đã trải qua nhiều chiến trận, lắm công lao khó nhọc. Nay bổ giữ chức Võ tướng hữu quân để sai khiến việc quân. Nếu công việc trễ nải, thiếu cần mẫn sẽ theo quân pháp triều đình mà xử lý”. * Có người lại cho rằng Đô đốc Long chính là Nguyễn Tăng Long quê ở thôn Đông Thành, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi [8]. Ngoài ra, tuy không cho biết ai là Đô đốc Long, nhưng sau khi phân tích nhà báo Diệp Trúc Thanh đã kết luận rằng Đô đốc Nguyễn Tiến Giản (hay Đông) chỉ là người dẫn quân Tây Sơn ra Thăng Long diệt Nguyễn Hữu Chỉnh vào đầu năm Mậu Thân (1788), chứ phải là người chỉ huy đánh trận Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu (1879) [9]. Do những thông tin hãy còn đang trái chiều, nên ai mới thật sự là Đô đốc Long, người chỉ huy đạo quân đánh đồn Khương Thượng (Đống Đa, nay thuộc thành phố Hà Nội), cần phải tìm hiểu thêm. IV. Thông tin thêm: 4.1 Đạo sắc: Đạo sắc có niên đại ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ 10 (15 tháng 8 năm 1787). GS. Phan Huy Lê đã căn cứ lời văn của đạo sắc, mà suy đoán tằng rất có thể trước khi Đặng Tiến Đông đến yết kiến Nguyễn Huệ (1787), ông đã từng làm Trấn thủ Thanh Hoa dưới triều nhà Lê. Cho nên lúc được thu dụng, Nguyễn Huệ đã gia phong chức Đô đốc Đồng tri tước Đông Lĩnh hầu vẫn sai làm trấn thủ xứ Thanh Hoa [10]. Ngoài ra, trong đạo sắc, Nguyễn Huệ còn có đoạn khen ngợi ông như sau: ...(ông là người có) khí khái của trượng phu, tấm lòng của nam tử,
  5. đường làm quan gặp gỡ, dựng nên công lớn vua tôi, trước sau báo đền, không quên điều hiểu biết của kẻ sĩ trong nước, trải mùa đông mà không chịu khuất như cây tùng lúc giá rét. Văn bản viết trên giấy sắc, khổ 138×50 cm, hiện do chi trưởng của dòng họ Đặng ở Lương Xá giữ và đặt thờ trên bàn thờ của chi họ này. Đây là một trong số ít nguyên bản sắc phong chức tước đời Tây Sơn còn lưu giữ được cho đến nay. 4.2 Bia tưởng niệm: Đây là một bia đá cao 1,72m, bề ngang 0,85m, dày 0,34m; được dựng trước chùa Thủy Lâm ở thôn Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ) vào ngày 15 tháng 6 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ năm, tức ngày 9 tháng 7 năm 1797. Trên bia đá có khắc bài văn bia tưởng niệm Đặng Tiến Đông do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc. Ngoài phần nói về thế phả họ Đặng, có một đoạn ngắn tóm lược công lao, sự nghiệp của ông kể từ khi theo Tây Sơn cho đến khi lập chiến công trong cuộc kháng chiến chống Thanh. Đoạn văn đó như sau (Phiên âm): Kim triều đại tướng thống Vũ Thắng đạo Thiên Hùng đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (hay Giản) hệ xuất lệnh tộc giáp nhất chi, Yên quận công chi tôn, Dận quận công chi tử (mất một chữ) thì, Hoàng triều Thái tổ Vũ Hoàng đế nghĩa thanh chấn bạc quy trú Quảng Nam, công nhất kiến quân môn, mật mông tri ngộ, sủng ban ấn kiếm, ủy thống nhung huy. Ngưỡng lại thiên uy, nhất cử đảng định. Mậu thân (2 chữ bị đục) sơ, bắc binh nam mục, công phụng chiếu tiên phong đạo, tiến chiến nhi bắc binh hội. Công đơn kỵ đương tiên, túc thanh cung cấm. Vũ Hoàng giá lâm Thăng Long, sách hành thưởng đặc tứ bản quán Lương Xá xã vĩnh vi thực ấp...
  6. Dịch nghĩa: “Vị Đại tướng triều ta là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (hay Giản) thống lĩnh về Thiên Hùng trong đạo Vũ Thắng, xuất thân từ chi thứ nhất một họ lớn, cháu cụ Yên quận công, con cụ Dận quận công… Bấy giờ tiếng tăm nghĩa khí của Thái tổ Vũ Hoàng đế (tức vua Quang Trung) lừng lẫy khắp nơi, ngài đang đóng quân ở Quảng Nam. Ông một lần vào ra mắt trước cửa quân, nhờ ơn tri ngộ, yêu ban ấn kiếm, giao cho cầm quân. Ngửa nhờ oai trời, một lần cất quân là quét sách giặc giã. Năm Mậu Thân...quân Bắc nhòm ngó phương Nam, ông vâng chiếu lãnh đạo tiên phong tiến đánh quân Bắc tan rã. Ông một mình một ngựa đi trước vào dẹp yên cung cấm. Vũ Hoàng đế đến Thăng Long xét công phong thưởng, đặc biệt ban cho ông làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn”... 4.3 Tượng quan Đô: Chùa Trăm Gian còn giữ được một bức tượng Đặng Tiến Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là "tượng quan Đô". Bài văn bia Đặng tướng công bi dựng trong chùa năm 1927 và gia phả một số chi họ Đặng cho biết bức tượng tạc vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (năm 1794), lúc Đặng Tiến Đông 56 tuổi. Các tài liệu trên cho biết tượng truyền thần này tạc vào lúc ông sinh thời và rất giống ông. Tượng bằng gỗ mít, cao 1,30m không kể bệ, tạc một võ tướng mặc võ phục đơn giản, trong tư thế ngồi, hai tay vòng về phía trước. Tượng thể hiện một người có tuổi, dáng cao lớn, vai rộng, khuôn mặt to, mồm hơi dô, môi dày, râu quai nón. Nét mặt trang nghiêm nhưng có vẻ hiền lành, chất phác. Bức tượng đã bị mọt đục ruỗng đôi chỗ và đã bị sơn lại. Đây là một tác phẩm điêu khắc khá đẹp và rất hiếm có của
  7. nghệ thuật thời Tây Sơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2