intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào Duy Từ - Thần Hoàng đình Lạc Giao

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

160
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào Duy Từ - Thần Hoàng đình Lạc Giao Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột hình thành năm 1928, là đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp. Là nơi thờ Thần Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng), là người có công lập làng. Đình cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đã có công lớn trong việc bảo vệ, xây dựng làng. Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào Duy Từ - Thần Hoàng đình Lạc Giao

  1. Đào Duy Từ - Thần Hoàng đình Lạc Giao Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột hình thành năm 1928, là đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp. Là nơi thờ Thần Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng), là người có công lập làng. Đình cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đã có công lớn trong việc bảo vệ, xây dựng làng. Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng của đình Lạc Giao. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Đào Duy Từ (1572-1639): giúp chúa Nguyễn mở cơ nghiệp. Chính điện “Dưới thời Lê Trung Hưng (1532 - 1788) Đào Duy Từ là con một kép hát ở Thanh Hoá, không được dự thi, phẫn chí ông bỏ Đàng Ngoài vào Đàng Trong sống với
  2. Trần Đức Hoà (Quy Nhơn) lúc nhàn rỗi, ông lấy phác làm vui, nhân đó mà Châu Ta (tức Bình Định) được di phong. Vũ khúc Tam tinh chúc thọ: Có nghĩa là ba sao chúc sống lâu. Đó là ba sao Phúc, Lộc, Thọ. Vũ khúc này được dùng trong dịp lễ vạn Thọ, múa chúc thọ nhà vua. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ sửa lại để múa vào các ngày lễ Vạn Thọ, Thánh Thọ, Tiên Thọ, Thiên Xuân, ngụ ý chúc nhà vua phúc - lộc - thọ kiêm toàn. Vũ khúc Múa quạt: (Vũ phiến), cũng do Đào Duy Từ đặt ra, múa vào các buổi yến tiệc, tân hôn dành cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, phi tần, công chúa thưởng lãm Vũ khúc Tứ linh: Là bốn loài thú linh thiêng: Rồng (Long), Kỳ lân (Long hay Ly), rùa (Quy) và chim Phượng (Phụng). Vũ khúc này có từ thời cổ được Đào Duy Từ chỉnh biên lại để múa vào những ngày Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân và cúng Mụ. Vũ khúc Nữ tướng xuất quân: Múa trong những ngày lễ chiến thắng, Hưng quốc Khánh niệm, những buổi dạ yến và tiếp sứ thần nước ngoài. Vũ khúc này do Đào Duy Từ đặt ra để ghi nhớ công đức Hai Bà Trưng có công đánh giặc giữ nước.
  3. Vũ khúc Tam quốc - Tây du: Cũng do Đào Duy Từ đặt ra để diễn lại sự tích những vị anh hùng chiến đấu vì dân vì nước. Còn riêng điệu múa Tây Du nhằm làm siêu thoát âm hồn thập loại chúng sinh. Vũ khúc Tam Quốc - Tây Du múa vào các ngày lễ Vạn thọ, Khánh thọ và Tiên thọ. Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật: Múa vào các ngày lễ Vạn thọ Khánh thọ, Tiên thọ và cúng Mụ. Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ đem kinh Phật đặt ra vũ khúc này chủ yếu để trừ yêu ma quỉ chướng. Vì điệu múa có hai vị thần là Tề Thiên Đại Thánh và Hộ Pháp nên cũng gọi là múa song quang. Mối quan hệ giữa Đào Duy Từ với Nguyễn Hữu Tiến Từ khi có Đào Duy Từ, chúa Nguyễn Phúc Nguyên như được thêm nguồn sinh lực lớn, nhưng, tuổi của Chúa và của Đào Duy Từ kể cũng đã cao, nếu có mệnh hệ nào thì cơ nghiệp họ Nguyễn khó bề giữ được, bởi vậy, Nguyễn Phúc Nguyên vẫn chưa thực sự an lòng. May sao, đúng lúc đó, một tài năng trẻ tuổi mà xuất chúng đã xuất hiện. Người đó là Nguyễn Hữu Tiến. Sách "Đại Nam thực lục" chép rằng:
  4. "Chúa cùng với Đào Duy Từ ngày đêm mưu tính việc chống lại họ Trịnh. Duy Từ mong có người hiền tài để tiến dẫn cho Chúa. Một hôm, Duy Từ nằm mộng thấy một con hổ đen từ phía Nam tiến vào, ông liền xua quân vây bắt. Bỗng, con hổ mọc cánh, nhảy lên không trung mà vừa bay vừa múa. Tỉnh dậy, Duy Từ ăn mặc chỉnh tề để ngồi chờ. Chợt có một người quê ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn xứ Thanh Hoá là Nguyễn Hữu Tiến (biểu danh l à Thuận Nghĩa), từ phía ngoài vào, mình mặc áo đen, tay cầm quạt lông, đến bái yết dưới thềm. Duy Từ thấy dáng vẻ khác thường, hỏi thì xưng tên họ, hỏi tuổi thì nói sinh năm Nhâm Dần, lòng lấy làm vui mừng vì cho đó là hợp với mộng, bèn giữ lại để đàm đạo. Nguyễn Hữu Tiến là người thông minh, khoẻ mạnh và có mưu lược. Duy Từ rất yêu quý, đem con gái gả cho rồi tiến cử lên chúa. Chúa cho Nguyễn Hữu Tiến làm đội trưởng, coi thuyền Địch Cần trong quân Nội Thuỷ. Hữu Tiến th ường đêm đêm diễn tập quân lính. Một hôm, ở trong quân có kẻ làm trái luật, ông bèn chém viên Kì trưởng (người lo giữ hiệu cờ trong quân đội xưa) để giữ nghiêm mệnh lệnh, khiến cho toàn quân đều sợ. Duy Từ biết chuyện, lấy làm kinh ngạc, vội vào hầu Chúa. Lúc ấy, Chúa đang đọc "Chiến quốc sách" (một tác phẩm của Trung Quốc), nên nhân có Đào Duy T ừ vào, hai người cùng bàn về binh pháp cổ kim. Duy Từ
  5. ung dung nói chuyện Tôn Võ Tử đang giảng giải về các phép chiến sự ở cung vua Ngô mà chém vợ yêu của vua. Chúa nghe, khen vua Ngô là người quyết đoán, Tôn Võ Tử là người nghiêm, có thế mới dựng nên nghiệp. Duy Từ nhân đấy mới đem chuyện Hữu Tiến chém người Kì trưởng để xin tội, Chúa nói: - Ã Binh không đều thì giết, còn tội gì? Từ đó, Chúa thăng dần Nguyễn Hữu Tiến lên đến chức Cai đội, sĩ tốt ai ai cũng phục". Người đã có lòng thành, lại luôn canh cánh nỗi lo tìm cho bằng được người hiền tài, thì sớm muộn thế nào người hiền tài cũng đến. Đào Duy Từ lo cả khi ăn khi ngủ nên mới có giấc mộng lạ. Nhưng Đào Duy Từ phải đàm đạo mới rõ Nguyễn Hữu Tiến là người như thế nào chứ không hề chỉ dựa vào giấc mộng. Tiến cử người tài là chuyện giản đơn nhưng lại cực kỳ khó, bởi vì trong muôn người, may ra mới có một vài người tài và trong muôn người tài, may ra mới có một vài người có khả năng dang tay đón nhận những người tài khác. Cổ kim đã cho thấy, chỉ những ai thực sự giàu tài năng xuất chúng mới có thể biết trọng và biết dùng người tài.
  6. Một lần nữa, Đào Duy Từ đã tỏ rõ sự khôn khéo trong cách lựa lời kính tâu với Chúa. Lời cần nói, nếu nói đúng lúc, đúng n ơi và đúng người cần nghe, bao giờ cũng là lời có hiệu quả cao nhất. Bảo rằng đó l à lời Đào Duy Từ bảo vệ cho con rể cũng được, mà bảo rằng đó là lời Đào Duy Từ bảo vệ cho một tài năng mới cũng được. Nguyễn Hữu Tiến được thăng chức, trước vì Nguyễn Hữu Tiến có tài, sau nữa là vì chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng muốn đề cao kỷ luật quân đội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2