ĐẠO HỒI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM<br />
Chu Thị Vân Anh*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và sớm được du nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Việt<br />
Nam, thông qua vai trò của các lái buôn người Ả Rập và Ấn Độ. Do đặc điểm của quá trình tiếp nhận một cách<br />
hoà bình, theo con đường giao thương, buôn bán nên khi Hồi giáo được truyền bá vào khu vực này, không gây<br />
nên những cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hồi giáo nhanh chóng hoà nhập với đời sống văn hoá, tâm lý các cư dân<br />
khu vực này, đồng thời có những biến đổi về diện mạo, bị bản địa hoá và trở thành một trong những tôn giáo lớn,<br />
có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Riêng đối với Việt Nam, sức ảnh hưởng của Hồi giáo chủ yếu tập trung trong cộng<br />
đồng người Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ và gây nên những sự phân hoá nhất định của khối<br />
cư dân này. Chính điều đó đã quy định những đặc trưng của Hồi giáo ở Việt Nam, phân biệt nó với cộng đồng<br />
Hồi giáo khác trong khu vực cũng như trên Thế giới.<br />
Từ khoá: Dân tộc Chăm, Việt Nam, Hồi giáo, tôn giáo, văn hoá<br />
<br />
Việt Nam là nước đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn<br />
giáo. Riêng vấn đề tôn giáo thì đặc điểm lớn nhất<br />
đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều<br />
khía cạnh: tam giáo đồng nguyên, hài hòa tôn giáo<br />
và chưa lúc nào người Việt Nam lại chối từ một<br />
tôn giáo nào. Thái độ trong tiếp xúc, tiếp biến văn<br />
hóa của người Việt rất mềm dẻo, “mềm mại như<br />
nước” (GS. Cao Xuân Huy) vậy. [5,16]*<br />
Hồi giáo được chính thức du nhập vào Đông Nam<br />
Á từ khoảng thế kỷ X - XI và vào nước ta theo<br />
nhiều đường khác nhau. Có khi đấy là con đường<br />
tự nguyện, nhưng cũng có lúc đó là sự áp đặt,<br />
cưỡng bức từ bên ngoài. Tuy vậy, cuối cùng Hồi<br />
giáo cũng đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tôn giáo<br />
tín ngưỡng của dân tộc, trở thành một trong sáu<br />
tôn giáo chính thống được Nhà nước công nhận và<br />
có một số lượng tín đồ đáng kể, góp phần vào đời<br />
sống tôn giáo đa dạng của dân tộc. Mặc dù hiện<br />
nay Thế giới Hồi giáo đang đặt nhiều vấn đề,<br />
nhưng cộng đồng Hồi giáo Việt Nam vẫn tương<br />
đối ổn định, tham gia tích cực vào tiến trình xây<br />
dựng đất nước. Hồi giáo Việt Nam tuy là một tôn<br />
giáo ngoại nhập nhưng trong quá trình phát triển<br />
của mình đã bị đồng hóa, bị bản địa hóa cho phù<br />
hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân.<br />
KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO HỒI<br />
Đạo Hồi là một tôn giáo độc thần hiện đã có hơn<br />
một tỷ tín đồ, có mặt ở một dải suốt từ Bắc Phi qua<br />
Đông Âu, Trung Cận Đông, Trung Á, Nam Á đến<br />
tận Đông Nam Á, nay có xu hướng phát triển sang<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 834376; Email: vananhdth@gmail.com<br />
<br />
cả Tây Âu và Bắc Mỹ. Đạo Hồi sớm chia ra thành<br />
nhiều dòng khác nhau do sự phát triển quá nhanh,<br />
hội nhập với tôn giáo của các dân tộc bị lệ thuộc<br />
và do sự phân rẽ của các thủ lĩnh. Sự phân rẽ lớn<br />
nhất là giữa phái Sunnit (truyền thống) và phái<br />
Shiit. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo cho dù thuộc<br />
nhóm ngành nào cũng đều tuân thủ 5 tín điều, 5<br />
điều cốt lõi của đạo Islam, đó là:<br />
1. Biểu lộ đức tin vào một vị thánh duy nhất là<br />
Thánh Allah (Chaheda). Chỉ có một chúa là Thánh<br />
Allah, và Mohammed là sứ giả của Thánh. Thuật<br />
ngữ Allah xuất hiện 2700 lần trong kinh Coran.<br />
2. Cầu nguyện (Salat) hướng về phía La Mecque,<br />
trung tâm của đạo Hồi 5 lần trong ngày: hừng sáng<br />
(5h), buổi trưa (13h), xế chiều (16h), chạng vạng<br />
tối (19h) và tối (21h).<br />
Ngày thứ 6 cầu nguyện tập trung tại thánh đường<br />
vào chính ngọ.<br />
3. Tháng Ramadan và tháng 9 theo Hồi lịch. Từ<br />
khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn phải nhịn ăn,<br />
uống, hút và quan hệ tình dục. Tháng đó được<br />
đánh dấu vào đêm thứ 27 của tháng, một đêm mà<br />
những tín đồ trung thành nhất cầu kinh suốt đêm.<br />
Người theo đạo Hồi tin rằng, trong suốt tháng<br />
Ramadan, tất cả ma quỷ đều bị xiềng xích ở một<br />
nơi, cửa địa ngục khép kín lại và cửa thiên đình<br />
mở rộng sẵn sàng đón tiếp những kẻ có lòng thành.<br />
Do vậy, mùa ăn chay Ramadan là mùa làm phúc,<br />
mùa tích thiện. Con người ta vứt bỏ mọi thèm<br />
muốn vật chất, những dục vọng thấp hèn và chỉ<br />
chú trọng tới việc khắc phục bản thân, cho tâm hồn<br />
được trong sạch.<br />
<br />
29<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
4. Bố thí (Zakat): đây không phải chỉ là đặc điểm<br />
riêng của Hồi giáo, vì đạo nào cũng khuyên người<br />
ta giúp đỡ kẻ khốn cùng. Tuy nhiên, việc bố thí<br />
của đạo Hồi có ý nghĩa riêng và dường như nó trở<br />
thành sự đóng góp cho tập thể. Nguyên nhân là<br />
cộng đồng những người theo đạo Hồi cổ truyền có<br />
khuynh hướng lẫn lộn với quốc gia. Do đó, Zakat<br />
là một hình thức đóng góp cho cộng đồng.<br />
5. Hành hương (Hadji) về La Mecque một lần<br />
trong đời là ước mong của người theo đạo Hồi,<br />
nhằm được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. [7,336]<br />
Giáo lý của đạo Hồi đơn giản, nghi lễ không cầu<br />
kỳ, lại dễ hòa nhập vào đời thường và trở thành<br />
một tập quán. Do vậy, sự khác nhau của đạo chỉ là<br />
biểu hiện qua từng dân tộc, từng địa phương, từng<br />
nền văn hóa, chia thành nhiều phái. Với sự cuồng<br />
tín, thần phục (Islam nghĩa đen là thần phục vào<br />
một vị Chúa duy nhất), đạo Hồi có sức mạnh bành<br />
trướng bằng máu, bằng nước mắt của các tín đồ<br />
gây nên những cuộc tàn sát đẫm máu trong lịch sử.<br />
Hiện nay, đạo Hồi là một tôn giáo có vai trò quan<br />
trọng của một bộ phận các nước đang phát triển.<br />
Đạo đang được dùng làm lá cờ bảo vệ cộng đồng.<br />
Bên cạnh đó cũng có nhiều phái Hồi giáo cực đoan<br />
là mối lo ngại cho nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo<br />
khác.<br />
SỰ DU NHẬP CỦA HỒI GIÁO VÀO ĐÔNG<br />
NAM Á VÀ VIỆT NAM<br />
Lịch sử Hồi giáo Đông Nam Á<br />
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về Hồi giáo ở<br />
Đông Nam Á vẫn chưa đưa ra được một kết luận<br />
thống nhất về quá trình du nhập của tôn giáo này<br />
vào khu vực Đông Nam Á. Điều còn đang gây<br />
tranh cãi nhiều nhất là thời điểm, hoàn cảnh xuất<br />
hiện, người truyền bá Hồi giáo tới đây (người Ả<br />
Rập, người Ấn Độ hay người Trung Quốc...). Ý<br />
kiến được đa số ủng hộ là Hồi giáo du nhập vào<br />
đây thông qua các thương gia Ả Rập và Ấn Độ vào<br />
khoảng thế kỷ VII - XIII.<br />
Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng Hồi<br />
giáo đến Đông Nam Á tương đối muộn, vào lúc<br />
mà “lưỡi gươm tàn bạo của Hồi giáo” không còn<br />
thỏa sức hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt<br />
tôn giáo cho các cư dân các vùng đất bị người Ả<br />
Rập Hồi giáo chiếm đóng nữa. Hồi giáo xuất hiện<br />
ở Đông Nam Á trước đạo Thiên Chúa, nhưng thực<br />
sự có ảnh hưởng sau đó vài thế kỷ. Thực vậy, một<br />
trong những mục đích biện minh cho sự bành<br />
<br />
trướng của Châu Âu ở khu vực này là để ngăn<br />
chặn đạo Hồi trên cấp độ toàn cầu. Từ lâu trước<br />
khi người Âu đến vùng Đông Nam Á, đạo Hồi đã<br />
lan rộng một cách vững chắc dọc theo các con<br />
đường buôn bán đường thủy với Tây Ấn Độ và<br />
Đông Á.<br />
Hồi giáo đến Malaixia, Inđônêxia, sau đó qua con<br />
đường Malaixia lan ra các đảo miền nam<br />
Phillippin. Lãnh thổ đầu tiên mà Hồi giáo xâm<br />
nhập là vùng bắc Sumatra. Người Ache là cư dân<br />
đầu tiên theo đạo Hồi. Khi Malacca trở nên cường<br />
thịnh, nó trở thành trung tâm truyền bá đạo Hồi.<br />
Cho đến thế kỷ thứ XV, bản thân vùng Đông Nam<br />
Á hải đảo được gắn với nhau bằng một chuỗi các<br />
quốc gia buôn bán theo đạo Hồi. Tiến trình “Hồi<br />
giáo hóa” lúc bấy giờ được hoàn tất thông qua việc<br />
cải đạo và chinh phục các đảo, mở rộng vùng giáp<br />
ranh Hồi giáo dọc theo các con đường buôn bán<br />
hiện có. Trong quá trình Hồi giáo du nhập, các<br />
thành phố ven biển như: Malacca, Aleh, Pasai<br />
đóng vai trò quan trọng vì chúng là những thành<br />
phố, những trung tâm buôn bán lớn, nơi giao lưu<br />
buôn bán của khu vực. Do vậy, điều dễ hiểu là<br />
những thành phố đó trở thành trung tâm Hồi giáo<br />
đầu tiên, là nơi Hồi giáo đầu tiên xâm nhập tới.<br />
Các thương nhân Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả<br />
Rập có mặt tại khu vực Đông Nam Á khá sớm<br />
(khoảng thế kỷ VII- VIII) và cũng tham gia vào<br />
quá trình Hồi giáo hóa Đông Nam Á. Nhiều khu<br />
dân cư buôn bán của họ vẫn còn tồn tại đến ngày<br />
này. Các khu dân cư này đã từng là những trung<br />
tâm hoạt động tôn giáo, truyền bá kiến thức về thế<br />
giới đạo Hồi cho cư dân địa phương. Điều này góp<br />
phần tạo nên một trong những đặc trưng của Hồi<br />
giáo ở khu vực này. Đó là sự pha trộn những yếu<br />
tố tín ngưỡng tiền Hồi giáo ở địa phương với<br />
những nét văn hóa Ấn Độ, Ba Tư và Hồi giáo<br />
chính thống.<br />
Việc Hồi giáo đến Đông Nam Á không có chiến<br />
tranh tôn giáo xảy ra, trừ một vài cuộc đụng độ<br />
như Philipines là điều không còn phải nghi ngờ gì<br />
nữa. Mặc dù đạo Hồi đến Trung Cận Đông và Ấn<br />
Độ bằng nhiều cuộc chiến tranh thần thánh, nhưng<br />
nó lại đến Đông Nam Á bằng con đường hòa bình,<br />
không phải qua những người truyền đạo chuyên<br />
nghiệp mà thông qua thương mại và các thương<br />
gia Hồi giáo, nên dễ dàng được tiếp nhận và càng<br />
ngày càng có những ảnh hưởng sâu rộng trong đời<br />
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt ở các<br />
<br />
30<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
quốc gia hải đảo. Ở một số tiểu quốc, vua đồng<br />
thời là giáo chủ, tiểu quốc biến thành Hồi quốc.<br />
Ví dụ như ở Philipines, tiểu quốc Hồi giáo đầu tiên<br />
là Hulu (thế kỷ X - XV), tiểu quốc thứ hai là<br />
Minđanao (thế kỷ XVI). [3]<br />
Các hoạt động kinh tế sau khi Hồi giáo truyền vào<br />
tấp nập khởi sắc, như ở đảo Malacca. Cũng từ đây,<br />
văn hóa Ả Rập, Ba Tư ảnh hưởng đến Đông Nam<br />
Á. So với Ấn Độ giáo trên một phương diện nào<br />
đó, Hồi giáo có tính dân chủ hơn hẳn, vì không bị<br />
gò bó bởi tính chất giai cấp nặng nề, đáp ứng được<br />
khát vọng của người dân về sự công bằng, bình<br />
đẳng trong cuộc sống, trong hoàn cảnh lịch sử nhất<br />
định, ở mức độ nhất định. Ngoài ra, Hồi giáo ở<br />
Đông Nam Á còn có tác dụng đoàn kết các dân tộc<br />
trong cuộc chiến chống ngoại xâm.<br />
Ở Đông Nam Á lục địa, các cộng đồng Hồi giáo<br />
được thiết lập ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và<br />
Campuchia. Tuy nhiên các cộng đồng Hồi giáo ở<br />
khu vực này chỉ là những cộng đồng cư dân thiểu<br />
số, không phát triển mạnh mẽ như ở các nước<br />
Đông Nam Á hải đảo, bởi vì khi tới đây, Hồi giáo<br />
vấp phải một lực cản lớn là Phật giáo và nền văn<br />
hóa Phật giáo - Ấn Độ giáo ở đây. Tuy vậy, Hồi<br />
giáo ở khu vực này vẫn có những đặc trưng tôn<br />
giáo và văn hóa riêng.<br />
Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam<br />
Ở Việt Nam đạo Hồi phát triển mạnh mẽ trong<br />
cộng đồng người Chăm, với khoảng 70000 tín đồ,<br />
tập trung ở các khu vực chủ yếu: Ninh Thuận,<br />
Bình Thuận, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây<br />
Ninh, Đồng Nai.<br />
Theo truyền thuyết, bi kí, người Chăm đã biết đến<br />
Hồi giáo từ thế kỷ X - XI. Sử nhà Tống (Trung<br />
Quốc) cũng ghi nhận vào cuối thế kỷ X - đầu thế<br />
kỷ XI đã xuất hiện Hồi giáo ở Chiêm Thành. Tuy<br />
nhiên phải đến sau biến cố lịch sử vào giữa thế kỷ<br />
XV, với sự suy vong của nhà nước Chiêm Thành,<br />
Hồi giáo trong người Chăm mới biểu hiện rõ nét.<br />
Sau khi nhà nước Chiêm Thành suy vong, số đông<br />
dân Chiêm Thành lưu tán sang Campuchia bằng ba<br />
con đường di trú chính: vượt Trường Sơn sang<br />
Stung - cheng; theo đường bộ vào phương Nam rồi<br />
ngược sông Mêkông sang Công - pông - chàm;<br />
theo đường biển xuôi phía Nam, vượt mũi Cà mau<br />
sang Rêan, Campốt. Tại Campuchia, người Chăm<br />
tiếp xúc với người Malaixia theo Hồi giáo nên dần<br />
<br />
dần cải đạo Bàlamôn để theo Hồi giáo. Sau này,<br />
những người Chăm theo Hồi giáo trên đất<br />
Campuchia đã trở về vận động bà con còn ở quê<br />
hương (vùng miền Trung ngày nay) bỏ đạo<br />
Bàlamôn theo Hồi giáo. Vì xã hội người Chăm khi<br />
đó còn mang nặng tàn dư của chế độ mẫu hệ và<br />
với tôn giáo chính là đạo Bàlamôn, nên việc vận<br />
động theo Hồi giáo không mấy kết quả. Người<br />
Chăm ở đây một nửa theo Hồi giáo, còn một nửa<br />
vẫn theo đạo Bàlamôn.<br />
Dưới triều Nguyễn, quân nhà Nguyễn do Trương<br />
Minh Giảng - quan bảo hộ Chân Lạp (tên gọi của<br />
nước Campuchia xưa) bị quân của An Dương<br />
(Campuchia) đánh phải lui về Châu Đốc. Binh lính<br />
là người Chăm, người Malaixia theo đạo Hồi đánh<br />
thuê cho nhà Nguyễn lúc bấy giờ cũng về theo.<br />
Cũng vào thời kỳ này, cuộc dấy binh của người<br />
Mã lai và người Campuchia do Tuôn- sết - ít (1854<br />
- 1858) lãnh đạo không thành công đã chạy về lánh<br />
nạn ở Châu Đốc. Lúc đó, triều đình nhà Nguyễn<br />
dựa vào lực lượng này lập những đội thân binh để<br />
giữ gìn vùng biên giới. Từ đó hình thành khu vực<br />
thứ hai của người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam<br />
là Châu Đốc.[8]<br />
Do vị trí địa lý, hoàn cảnh truyền đạo, do điều kiện<br />
sống và mức độ giao lưu với bên ngoài, nhất là với<br />
thế giới Hồi giáo đã hình thành ở Việt Nam hai<br />
khối người Chăm theo Hồi giáo: một là khối người<br />
Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận<br />
là khối Hồi giáo không chính thống, gọi là Chăm<br />
Bàni; hai là khối người Chăm theo Hồi giáo ở<br />
Châu Đốc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh,<br />
Đồng Nai, An Giang là khối Hồi giáo chính thống,<br />
gọi là Chăm Islam. Những tên gọi này được dùng<br />
thông thường trong các sách báo trước đây bao<br />
gồm cả hai mặt dân tộc và tôn giáo. Cách gọi này<br />
được dựa theo cách gọi của người dân địa phương<br />
để phân biệt với khối người Chăm vẫn theo đạo<br />
Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận gọi là Bà<br />
Chăm.<br />
Hiện nay ở nước ta có chừng 94000 tín đồ Hồi<br />
giáo thuộc tộc người Chăm, với 454 các chức sắc<br />
và khoảng 90 thánh đường nằm rải rác ở vùng Hồi<br />
Chà và [1,69]. Do nhiều nguyên nhân lịch sử để<br />
lại, các tín đồ dễ quyện vấn đề tôn giáo vào vấn đề<br />
dân tộc, không chỉ trong giới trí thức, giới chức<br />
sắc, mà trong cả các tín đồ. Tuy nhiên, ta thấy<br />
<br />
31<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
chính quyền và đạo Hồi đã có sự thông cảm và<br />
người dân Chăm cũng hiểu điều đó, muốn yên ổn<br />
làm ăn bên cạnh các tộc người anh em, cùng xây<br />
dựng tổ quốc. Người Chăm hiểu rằng, ngay dưới<br />
chế độ Mỹ - ngụy, cuộc sống của họ không những<br />
không tốt đẹp hơn lên, ngược lại, họ còn bị lợi<br />
dụng vào những mục đích chính trị có hại cho bản<br />
thân và tộc người. Cho nên, muốn giải quyết tốt<br />
vấn đề Hồi giáo người Chăm, cũng như Phật giáo<br />
vùng Khơmer, cần đặt chúng trên cơ sở quan hệ<br />
bình đẳng, tin cậy giữa các tộc người trong cùng<br />
một quốc gia, tôn trọng và thực sự tương trợ giúp<br />
đỡ họ tiến bộ.<br />
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO TRONG CỘNG<br />
ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM<br />
Đạo Hồi khi xâm nhập vào xã hội người Chăm ở<br />
hai thời kỳ lịch sử khác nhau đã phát triển theo hai<br />
khuynh hướng khác nhau, dẫn đến sự hình thành<br />
cộng đồng Chăm Bani (Hồi giáo cũ) và cộng đồng<br />
Chăm Islam (Hồi giáo mới). Hai khuynh hướng<br />
phát triển này thể hiện hai mức độ ảnh hưởng của<br />
đạo Hồi đối với tín ngưỡng Chăm nói riêng và với<br />
văn hóa Chăm nói chung. Cùng với những tác<br />
động của Bà la môn giáo, sự thâm nhập và ảnh<br />
hưởng của đạo Hồi trong xã hội người Chăm đã<br />
phân hóa tộc người Chăm thành ba bộ phận với 3<br />
sắc thái văn hóa riêng cho từng cộng đồng.<br />
Chăm Bani<br />
Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình<br />
Thuận. Theo số lượng có tại Ban tôn giáo tỉnh<br />
Ninh Thuận và Ban tôn giáo tỉnh Bình Thuận, tổng<br />
số tín đồ Bani tính đến tháng 5 -2000 là 40789<br />
người (31% tổng số người Chăm toàn quốc).<br />
Trong số đó, Ninh Thuận có 22113 người (39%<br />
người Chăm trong tỉnh) và Bình Thuận có 18676<br />
người (64% người Chăm trong tỉnh). [5,20]<br />
Bani theo tiếng Ả Rập có nghĩa là con của Thượng<br />
đế.[7,330] Bani là hệ quả của những tương tác<br />
giữa Islam với tín ngưỡng Chăm và đạo Bà la môn<br />
của người Chăm. Về thời điểm hình thành của tôn<br />
giáo Bani, ước tính vào khoảng thế kỷ X, căn cứ<br />
vào chi tiết nhà vua Pô Âu - loah trị vì tại Sri Banưi từ năm 1000 đến năm 1036 đã là tín đồ của<br />
Islam như biên niên sử Chăm có nhắc đến.<br />
Bani có sự đan xen giữa yếu tố Islam với tín<br />
ngưỡng bản địa Chăm và Bà la môn giáo. Các tập<br />
tục truyền thống và chế độ mẫu hệ đã in dấu ấn<br />
<br />
đậm nét trong tôn giáo Bani, thể hiện tính bản địa<br />
một cách sâu sắc. Người Chăm Bani theo tín<br />
ngưỡng đa thần, ngoài Allah còn có nhiều vị thần<br />
dân gian khác được tôn thờ. Năm nền tảng đức tin<br />
của đạo Hồi không được các tín đồ, kể cả các tu sĩ<br />
tuân thủ đầy đủ. Điều đó hoàn toàn khác với bản<br />
tính tôn giáo độc thần (Monothéisme) của Islam,<br />
khác với đặc tính chỉ tôn thờ một Allah duy nhất<br />
và buộc phải tuân thủ đầy đủ năm nền tảng đức tin<br />
của các tín đồ Islam. Như vậy, đạo Hồi ở người<br />
Chăm Bani đã bị biến đổi một cách sâu sắc đến độ<br />
không còn là đạo Hồi nữa, mà trở thành một tôn<br />
giáo địa phương (tôn giáo dân tộc) của người<br />
Chăm.<br />
Như vậy, đạo Bani của người Chăm là một tôn<br />
giáo được hình thành qua sự tiếp thu đạo Islam<br />
trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc,<br />
cộng với một số yếu tố của Bà la môn giáo để trở<br />
thành một tôn giáo riêng của người Chăm, mang<br />
đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, ở cộng đồng Chăm<br />
Bani, nhiều tín ngưỡng truyền thống được bảo lưu<br />
trong khi những nhân tố quan trọng đối với đạo<br />
Hồi lại không được chú trọng. Thậm chí, Allah là<br />
Thượng đế tối cao của Islam cũng chỉ là một thần<br />
linh trong hệ thống các thần linh của người Chăm<br />
Bàni.<br />
Chăm Islam<br />
Người Chăm Islam Nam bộ ước tính khoảng<br />
23285 người (17,5% tổng số người Chăm trong cả<br />
nước) tính đến 4 -1999, tập trung nhất ở An Giang<br />
(12435 người), kế đến là Thành phố Hồ Chí Minh<br />
(5192 người), Tây Ninh (2663 người), Đồng Nai<br />
(2307 người). Số còn lại sống rải rác ở Bình<br />
Dương, Bình Phước và nhiều tỉnh khác. [5,30]<br />
Việc thực hiện 5 bổn phận căn bản của đạo Hồi<br />
được các tín đồ tuân thủ chặt chẽ bởi vì giáo chủ<br />
Mohammed khẳng định đó chính là 5 trụ cột đức<br />
tin, là nền tảng của đạo Hồi. Mọi hoạt động của<br />
người Chăm Islam Nam bộ đều diễn ra trong<br />
khuôn khổ giáo luật cho phép với sự giám sát và<br />
giúp đỡ của cộng đồng Islam nơi họ cư trú và sinh<br />
hoạt tôn giáo.<br />
Trước Allah (Thượng đế) mọi người đều bình<br />
đẳng trong ngày phán xét cuối cùng và phải chịu<br />
trách nhiệm về mọi hành vi đã làm. Con người<br />
phải chịu trách nhiệm trước thánh Allah về mọi<br />
hành vi của mình kể từ khi trưởng thành. Trước<br />
<br />
32<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
thời gian trưởng thành thì cha mẹ là người chịu<br />
du nhập vào xã hội người Chăm, Bà la môn giáo<br />
và Islam là hai tôn giáo có những ảnh hưởng sâu<br />
trách nhiệm về các tội lỗi do con cái gây ra.<br />
sắc đối với tín ngưỡng, phong tục của người<br />
Theo quy định của giáo luật, người Chăm Islam có<br />
Chăm. Một trong những ảnh hưởng quan trọng do<br />
bổn phận cầu nguyện năm lần mỗi ngày tại các<br />
hai tôn giáo này mang lại là sự hình thành ba cộng<br />
Masjid, Surai hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện. Song<br />
đồng với từng nếp sống và bản sắc riêng: cộng<br />
với cuộc sống hiện đại ngày nay, những điều quy<br />
đồng Chăm Bà la môn, cộng đồng Chăn Bani và<br />
định này đã được biến đổi ít nhiều cho phù hợp<br />
cộng đồng Chăm Islam.<br />
hơn với điều kiện sinh hoạt, lao động của các tín<br />
Tôn giáo không chỉ làm biến đổi văn hóa tộc người<br />
đồ. Buổi cầu kinh ngày thứ 6 hàng tuần tại các<br />
mà còn tác động đến quá trình tộc người, dẫn đến<br />
thánh đường là đông người đến dự nhất trong tuần.<br />
sự qui tụ hoặc phân ly tộc người. Sự cố kết riêng rẽ<br />
Bởi vì ngày thứ 6 đối với các tín đồ Hồi giáo có ý<br />
của mỗi cộng đồng tôn giáo cũng chính là nguyên<br />
nghĩa trọng đại tương tự ngày Chúa nhật đối với<br />
nhân của sự phát triển cục bộ và những khác biệt<br />
các tín hữu đạo Công giáo.<br />
văn hóa giữa từng cộng đồng. Các tôn giáo khi<br />
Đối với các tín đồ Islam, kinh Coran là kim chỉ<br />
phân hóa dân tộc Chăm thành ba cộng đồng tôn<br />
nam cho mọi hoạt động, bao gồm giáo lý, các tín<br />
giáo đã đồng thời xác lập những qui định về tập<br />
điều, nguyên tắc tổ chức xã hội, luân lý, đạo đức,<br />
tục, nếp sống, các sinh hoạt văn hóa... hình thành<br />
luật pháp... Vì vậy những gì trong kinh Coran đã<br />
nên những đặc trưng văn hóa cho từng cộng đồng,<br />
cấm thì trở thành bất di bất dịch, các tín đồ không<br />
dẫn đến sự khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng<br />
được tự tiện thay đổi.<br />
tôn giáo ở người Chăm. Những khác biệt này vô<br />
Nhìn chung, giáo luật không cho phép các tín đồ<br />
hình chung đã làm suy giảm tính cố kết tộc người,<br />
tham gia sinh hoạt văn nghệ, đàn ca, múa hát. Các<br />
hạn chế sự tiếp thu các tiến bộ xã hội và ảnh<br />
loại nhạc kích động bị cấm tuyệt đối vì nó gây rối<br />
hưởng đến quá trình phát triển của người Chăm<br />
loạn tâm trí, làm cho các tín đồ không tập trung<br />
trong thời đại ngày nay.<br />
thực hiện tất cả các bổn phận của một tín đồ theo<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
quy định. Tuy vậy, các tín đồ Chăm Islam được<br />
[1]. Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc (2005),<br />
phép hát các đoạn kinh Coran phổ nhạc. Nhưng do<br />
Tôn giáo - tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng<br />
các bản nhạc về Thánh kinh Coran thường có âm<br />
sông Cửu Long, Nxb Phương Đông.<br />
điệu buồn nên chỉ dùng trong các sinh hoạt tôn<br />
[2]. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong<br />
giáo.<br />
cách mạng Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính<br />
Người Chăm Islam ở Nam bộ rất quan tâm thực<br />
trị Quốc gia.<br />
hiện các quy định của giáo luật Islam. Vì vậy, các<br />
[3]. Lương Ninh (1999), Đạo Hồi với người Chăm ở<br />
hình thức tín ngưỡng bản địa cũng như các tập tục<br />
Việt Nam, TC NCLS số 1-2/1999.<br />
truyền thống bị đẩy lùi dưới tác động của tôn giáo.<br />
[4]. Nguyễn Đức Toàn (2002), Ảnh hưởng tôn giáo đối<br />
Do cùng một tôn giáo, cùng thực hiện đúng các<br />
với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam, Luận án<br />
quy định tôn giáo, cộng đồng Chăm Islam ở Nam<br />
Tiến sỹ Lịch sử, ĐHQGTPHCM.<br />
bộ có những quan hệ gần gũi với cộng đồng Islam<br />
[5]. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và<br />
tại Malaixia, Inđônêxia... Qua mối quan hệ tôn<br />
tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG.<br />
giáo, cộng đồng Chăm Islam ở Nam bộ ít nhiều đã<br />
chịu những ảnh hưởng văn hóa của Malaixia,<br />
[6]. Will Durant (2004), sách dịch, Lịch sử văn minh Ả<br />
Inđônêxia qua nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, tập<br />
Rập, Nxb Văn hóa Thông tin.<br />
tục, trang phục... và ngày càng gắn bó hơn với<br />
[7]. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt<br />
cộng đồng Islam thế giới.<br />
Nam, Nxb Tôn giáo.<br />
KẾT LUẬN<br />
[8].Website:<br />
http://vansu.vn/?part=vietnaminfo&opt=tongiao&main<br />
Tôn giáo tín ngưỡng giữ một vị trí quan trọng<br />
menu=kienthu<br />
trong tiến trình phát triển của người Chăm từ xưa<br />
đến nay qua nhiều lĩnh vực. Trong số các tôn giáo<br />
SUMMARY<br />
<br />
33<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />