Đào tạo chất lượng nguồn giáo viên tiểu học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
lượt xem 3
download
Bài viết "Đào tạo chất lượng nguồn giáo viên tiểu học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội" phân tích một số kết quả về công tác đào tạo giáo viên Tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong 5 năm gần đây; kinh nghiệm đào tạo giáo viên Tiểu học ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo chất lượng nguồn giáo viên tiểu học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG NGUỒN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ThS. Trịnh Thị Hiệp* 1 Tóm tắt: Thế mạnh trong đào tạo giáo viên Tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là: đào tạo giáo viên vững vàng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; thành thạo kĩ năng sư phạm, kỹ năng thực hành nghề nghiệp; sản phẩm đào tạo có sự cạnh tranh cao về vị trí việc làm và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Với chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, Nhà trường đã thu hút được nhiều sinh viên theo học, đặc biệt là sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của giáo dục Thủ đô và giáo dục cả nước hiện nay, đào tạo giáo viên Tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đứng trước nhiều thách thức tất yếu, cần đổi mới phương thức đào tạo, phát triển có sự khác biệt, vượt trội hơn nữa về chất lượng; góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội, cả nước và quá trình hội nhập nói chung. Từ khóa: Đào tạo, Giáo dục Tiểu học, nguồn giáo viên tiểu học chất lượng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo giáo viên và giáo viên tiểu học nói riêng, với mục tiêu chung là: nguồn nhân lực đào tạo phải thực chất, có chất lượng; giáo viên Tiểu học khi ra trường có thể thực hiện dạy học/giáo dục được ngay mà không phải học nghề, tham gia đào tạo lại. Giáo viên Tiểu học ngoài giảng dạy ở các trường công lập, có thể giảng dạy ở các trường quốc tế, trường song ngữ, có thể là nghiên cứu viên về Giáo dục Tiểu học; có thể làm lãnh đạo, chuyên viên tư vấn, bồi dưỡng Giáo dục Tiểu học; Số lượng sinh viên ra trường có việc làm lâu dài là một trong những thước đo về chất lượng đào tạo. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống đào tạo của Nhà trường đã luôn nỗ lực không ngừng. Nhà trường luôn sâu sát chỉ đạo từ việc xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục đại học ở mỗi giai đoạn; chỉ đạo mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo mũi nhọn, mở rộng và đa dạng loại hình; chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học; chuẩn bị, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ; nâng cao chất lượng phục vụ người học; quan tâm cơ sở vật chất; đảm bảo mọi điều kiện dạy và học đạt chất lượng; cụ thể hơn nữa là chỉ đạo vận dụng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; đổi mới tổ chức đánh giá; đổi mới tổ chức thực * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- 526 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP hành nghề nghiệp. Mọi sự nỗ lực đó của Nhà trường cũng đã đạt được nhiều thành quả: quá trình hơn 60 năm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được ngành Giáo dục ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý; người học và xã hội tin tưởng. Nguồn giáo viên Tiểu học do Nhà trường đào tạo ra có việc làm ổn định ở nhiều loại hình trường phổ thông cũng như các tổ chức giáo dục trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, thách thức tất yếu của đổi mới giáo dục và của thời đại, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần có sự mạnh mẽ hơn nữa trong đổi mới công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo giáo viên tiểu học. Nhà trường cần phát huy những thành tựu đã đạt được, nâng chất lượng đào tạo lên mức phát triển tối đa và tối ưu, luôn khẳng định thương hiệu đào tạo giáo viên Tiểu học có chất lượng của mình trong những năm qua. Kinh nghiệm đào tạo giáo Tiểu học của Nhà trường cần được lan tỏa, được bàn luận, bồi đắp, vận dụng trong đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm khác, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu lớn trong “Chiến lược phát triển Giáo dục của Thủ đô” nói riêng và cả nước nói chung: “Xây dựng và phát triển hệ thống Giáo dục Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước”. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số kết quả về công tác đào tạo giáo viên Tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong 5 năm gần đây Từ những thời kì Trường Sư phạm Trung - Sơ cấp, Trường Sư phạm Cấp I Hà Nội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nhà trường có sứ mệnh đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Sơ cấp, Trung cấp rồi đến trình độ Cao đẳng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được nâng cấp lên thành trường đại học và từ năm học 2016 - 2017, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội mới chính thức đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học. Mặc dù thâm niên đào tạo trình độ đại học còn non trẻ, nhưng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã có bề dày kinh nghiệm về đào tạo giáo viên tiểu học ở nhiều trình độ trong hơn 60 năm qua. Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để Nhà trường tiếp tục đổi mới, phát triển và đạt được những kết quả đáng kể về công tác đào tạo nói chung và đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng trong 5 năm gần đây: Về số lượng tuyển sinh đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học hàng năm: Năm 2015, tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng với hơn 200 sinh viên (trong đó có 01 lớp Giáo dục Tiểu học chất lượng cao). Năm 2016, tuyển sinh đào tạo 123 sinh viên hệ đại học,
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 527 207 sinh viên hệ cao đẳng (vẫn duy trì 01 lớp Giáo dục Tiểu học chất lượng cao trình độ cao đẳng). Năm 2017, tuyển sinh đào tạo 114 sinh viên hệ đại học (trong đó có 01 lớp Giáo dục Tiểu học chất lượng cao trình độ đại học), 202 sinh viên hệ cao đẳng. Năm 2018, tuyển sinh đào tạo 110 sinh viên hệ đại học (trong đó vẫn duy trì 01 lớp Giáo dục Tiểu học chất lượng cao trình độ đại học), 97 sinh viên hệ cao đẳng. Năm 2019, tuyển sinh đào tạo gần 200 sinh viên hệ đại học (trong đó có 01 lớp Giáo dục Tiểu học tiếng Anh trình độ đại học và 01 lớp Giáo dục Tiểu học Pohe trình độ đại học), 90 sinh viên hệ cao đẳng. Năm 2020, chỉ tuyển sinh đào tạo hệ đại học với 220 sinh viên (trong đó có 01 lớp Giáo dục Tiểu học tiếng Anh độ đại học và 01 lớp Giáo dục Tiểu học Pohe trình độ đại học), không tuyển sinh đào tạo sinh viên hệ cao đẳng. Về chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hàng năm: Năm học 2016 - 2017, 100% sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hoàn thành tốt đợt thực tập với kết quả tốt; 100% sinh viên K22 (khóa 2015), K23 (khóa 2016) được đứng lớp, 100% sinh viên K21 (khóa 2014) đỗ tốt nghiệp đợt 1, có 02 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa. Năm học 2017 – 2018, 100% sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt kết quả tốt về thực tập sư phạm ở các trường phổ thông; 100% sinh viên các khóa được đứng lớp, có 13 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa; đặc biệt trong 210 sinh viên khóa 2015 có 65 sinh viên tốt nghiệp sớm 4 tháng. Năm học 2018 – 2019, 100% sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt kết quả tốt về thực tập sư phạm ở các trường phổ thông; có 32 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa và cấp trường; đặc biệt có 21 sinh viên đại học khóa 2016 tốt nghiệp sớm 01 năm. Đây là thành tích vượt trội trong công tác đào tạo giáo viên, tạo nhiều cơ hội có việc làm sớm cho sinh viên sau khi ra trường. Năm học 2019 – 2020, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học vẫn duy trì thành tích cao về mọi mặt: 100% sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt kết quả tốt về thực tập sư phạm ở các trường phổ thông; 100% sinh viên các khóa được lên lớp, có 31 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học các các cấp. Năm học 2020 – 2021, 100% sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt kết quả tốt về thực tập sư phạm ở các trường phổ thông; hơn 60 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa và cấp trường; có 19 sinh viên tốt nghiệp sớm 6 tháng. Về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Theo thống kê của Trung tâm Phát triển nghề nghiệp của Nhà trường, trong 5 năm gần đây cũng như các năm trước đó, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ra trường có việc làm đều đạt tỉ lệ từ 98% trở lên. Như vậy, có thể thấy rằng: Đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã và đang không ngừng phát triển. Với số liệu tuyển sinh đào tạo được duy trì và gia tăng hàng năm; loại hình đào tạo mở rộng: trình độ đại học chất lượng cao, đào tạo lớp Giáo dục Tiểu học tiếng Anh, lớp Giáo dục Tiểu học Pohe; cùng với
- 528 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP chất lượng luôn vượt trội của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học; đặc biệt là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm rất cao thì Trường Đại học Thủ đô Hà Nội vẫn luôn là địa chỉ đáng tin cậy để đào tạo nguồn giáo viên tiểu học có chất lượng, đáp ứng yêu cầu giáo dục Tiểu học trong thời kì đổi mới. 2.2. Kinh nghiệm đào tạo giáo viên Tiểu học ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2.2.1. Điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới Trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục đại học, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học rõ ràng, bao quát được tất cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Ngoài việc thực hiện đúng quy trình, Nhà trường luôn chú trọng khâu xin ý kiến của các bên liên quan, ý kiến nhà tuyển dụng lao động, ý kiến của cựu sinh viên,… để từ đó có những điều chỉnh phù hợp, sát thực tế. Chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo luôn được công bố công khai với người học và xã hội (thông qua website Nhà trường, catalog giới thiệu về khoa đào tạo,…). Hàng năm, Nhà trường cùng khoa đào tạo luôn xem xét, điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp yêu cầu đổi mới. Năm học 2016 -2017, là năm đầu tiên Nhà trường thực hiện chương trình Giáo dục Tiểu học trình độ đại học. Cùng thời điểm đó, đầu năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông mới cùng với việc tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và chuyên gia tư vấn quốc tế. Tiếp đến, Chương trình Giáo dục phổ thông mới được chính thức ban hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2018. Theo đó, trong các năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019, Nhà trường liên tục sát sao, chỉ đạo điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp (cập nhật mục tiêu dạy học, nội dung, yêu cầu cần đạt môn học, cấp học khi giảng dạy cho sinh viên, nhất là trong giảng dạy các học phần phương pháp dạy học). Bên cạnh đó, nhận thức được ý nghĩa của việc đào tạo người học đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động tức là đào tạo người học có năng lực thích ứng nghề nghiệp trong xu thế phát triển hiện nay, Nhà trường đã nhanh chóng tổ chức, chỉ đạo xây dựng thêm chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE). Chương trình đào tạo Giáo dục Tiểu học Pohe được điều chỉnh từ chương trình Giáo dục Tiểu học đại trà và đưa vào thực hiện song hành từ năm học 2019 – 2020. Cùng với đó là xu thế hội nhập quốc tế, Nhà trường và khoa đào tạo đã xây dựng thêm chương trình Giáo dục Tiểu học tiếng Anh và đưa vào giảng dạy cho các khóa D2019 và D2020 ngành Giáo dục Tiểu học. Có thể nói, định hướng đúng, chỉ đạo xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo phù hợp trong mỗi giai đoạn đổi mới là cơ sở nền tảng cốt lõi, tạo đà cho Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thực hiện đào tạo giáo viên tiểu học có chất lượng và hiệu quả.
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 529 2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo Giai đoạn 2016 - 2020, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xác định: Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên là 450 người, trong đó số lượng giảng viên cơ hữu là 350; 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên; có ít nhất 10 Giáo sư, Phó Giáo sư; 20 - 25% cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có thâm niên công tác từ 15 năm trở lên có học vị Tiến sĩ (khoảng 100 - 120 người); tỷ lệ sinh viên chính quy, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh trên cán bộ giảng dạy là 20: 1. Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục Tiểu học cũng xác định các chỉ tiêu để quy hoạch đội ngũ phù hợp. Hiện nay, đội ngũ thực hiện chương trình Giáo dục Tiểu học có 56 giảng viên, trong đó, có 13 Tiến sĩ (chiếm 23%), 42 Thạc sĩ (chiếm 75%, có 3 nghiên cứu sinh (chiếm 5.5%). Số lượng giảng viên chính là 18 (chiếm 33%). Ngoài ra, khoa đào tạo còn có sự hợp tác đông đảo với các giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học, giảng viên có uy tín từ nhiều trường đại học khác và giáo viên có kinh nghiệm từ các trường tiểu học công lập, bán công, quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội,… tất cả đều hướng tới mục tiêu chất lượng đội ngũ để thực hiện đào tạo nguồn giáo viên tiểu học có năng lực thực thụ; có kiến thức, kĩ năng vững vàng, am hiểu thực tế để sau này có thể giảng dạy tốt ở các nhà trường Tiểu học. Nhà trường luôn tạo điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ. Trong 5 năm (2016 - 2020), khoa đào tạo có 5 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với mức kinh phí được thành phố hỗ trợ khoảng 300 triệu/tiến sĩ. Theo lộ trình phát triển đội ngũ của khoa đào tạo, phấn đấu đến năm 2025, có 40% cán bộ giảng viên cơ hữu đều có học vị tiến sĩ, 50% giảng viên có trình độ thạc sĩ đi học nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng cho giảng viên năng lực sử dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, ứng dụng các hình thức dạy học tiên tiến, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Khuyến khích giảng viên vận dụng các mô hình giảng dạy trực tuyến như E-learning; hội thảo truyền hình,... Chất lượng đội ngũ giảng viên, quyết định chất lượng đào tạo, chính vì thế mà việc quan tâm đến các giải pháp nâng cao chất lượng đội sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng các mặt công tác nói chung, công tác đào tạo nói riêng, từ đó từng bước đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Nhà trường. 2.2.3. Tổ chức rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên trong quá trình đào tạo Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên trong quá trình đào tạo giáo viên và đào tạo giáo viên Tiểu học nói riêng là rất quan trọng, là tiêu chuẩn để đo thành quả chất lượng đào tạo. Thông qua việc tổ chức cho sinh viên học tập, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, giảng viên giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực giáo dục đào tạo; giúp sinh viên nắm vững những đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp
- 530 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP giảng dạy, giáo dục ở phổ thông; nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học phải giảng dạy sau này. Đây chính là một trong những tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và giáo viên Tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên, đã từ nhiều năm qua, ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xác định: hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, rèn luyện các kĩ năng của người giáo viên tương lai cho sinh viên phải là một hoạt động song hành trong quá trình đào tạo. Quá trình rèn luyện nghiệp vụ là quá trình lâu dài và cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Sinh viên được rèn luyện thông qua quá trình học tập các học phần (như học phần Phương pháp dạy học, Lí luận dạy học bộ môn; học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;…) trong chương trình đào tạo; rèn luyện qua các đợt thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Ngoài các nội dung trên, khoa đào tạo còn tổ chức rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên ngoài chương trình đào tạo với các nội dung như: Hiểu biết về lịch sử của khoa đào tạo và Nhà trường; Rèn kĩ năng viết chữ, kĩ năng đọc thơ, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hùng biện, kĩ năng kể chuyện, kĩ năng hát, múa/ diễn kịch, kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, kĩ năng hiểu biết sư phạm, kĩ năng tổ chức các họat động đồng diễn, kĩ năng sân khấu hóa tác phẩm văn học, kĩ năng làm đồ dùng dạy học, kĩ năng đọc văn kể chuyện/ văn miêu tả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, kĩ năng đọc sách và chia sẻ cuốn sách yêu thích, kĩ năng giải toán, kĩ năng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học ở Tiểu học, kĩ năng thiết kế các dự án học tập; thiết kế hoạt động đồng diễn; thiết kế hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học; thiết kế giáo án điện tử các môn học;… Cách thức tổ chức hoạt động rèn nghiệp vụ thường xuyên của ngành Giáo dục Tiểu học đa dạng, phong phú. Đối với một số nội dung như: Rèn kĩ năng sân khấu hóa tác phẩm văn học, kĩ năng làm đồ dùng dạy học, kĩ năng giải toán, kĩ năng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học ở tiểu học, kĩ năng thiết kế các dự án học tập; thiết kế hoạt động đồng diễn; thiết kế hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học; thiết kế giáo án điện tử các môn học;… có thể tổ chức thông qua các cuộc thi do các bộ môn tổ chức. Đầu năm học, trong kế hoạch hoạt động của khoa có kế hoạch tổ chức các cuộc thi của các bộ môn. Bộ môn lập kế hoạch, dự trù kinh phí cho từng cuộc thi, thông báo cho sinh viên về mục đích, thành phần tham gia thi, thời điểm, các nội dung chuẩn bị cho cuộc thi. Tiếp theo, bộ môn tổ chức thi theo kế hoạch; đánh giá, tổng kết kết quả thi, tổ chức trao giải, khen thưởng sinh viên vào các dịp tổng kết công tác đào tạo hay công tác phong trào của khoa, của Liên chi đoàn,... Đối với nội dung rèn kĩ năng đọc sách và chia sẻ cuốn sách yêu thích do Câu lạc bộ đọc sách của khoa tổ chức, sinh viên và giảng viên đều có thể đọc và chia sẻ cuốn sách mình yêu thích lên fanpage của Khoa Giáo dục Tiểu học. Hàng năm, Câu lạc bộ đọc sách tổ chức một lần “Ngày
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 531 hội đọc sách”, để giảng viên, sinh viên tham dự chia sẻ cuốn sách hay, có ý nghĩa và có thể ủng hộ sách, truyện để xây dựng tủ sách cho Câu lạc bộ. Các nội dung khác, khoa tổ chức cho các lớp rèn luyện hàng tháng như sau: Khoa xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ trong cả năm học, nội dung theo từng tháng, kế hoạch sau khi lấy ý kiến thống nhất được triển khai tới các cố vấn học tập, Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa và cán bộ các lớp sinh viên. Hàng tháng, các khối lớp tổ chức rèn nghiệp vụ theo kế hoạch. Kết quả đánh giá hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên của cá nhân, tổ, lớp sinh viên được thống kê, ghi biên bản nộp lại cho Ban chấp hành liên chi đoàn, cố vấn học tập và trợ lý nghiệp vụ của khoa sau khi tổ chức cuộc thi cấp lớp. Ngoài ra các cuộc thi nghiệp vụ cấp lớp còn được quay video, gửi đến giảng viên được phân công kiểm soát, đánh giá. Căn cứ vào những kết quả đó, lớp, khoa, Liên chi đoàn có những động viên, khen thưởng sinh viên, nhóm sinh viên, tập thể lớp đạt kết quả rèn luyện tốt và yêu cầu sinh viên, nhóm sinh viên chưa đạt tiếp tục rèn luyện, ra hạn thời gian để đánh giá lại, đảm bảo tất cả sinh viên đều cố gắng rèn luyện đế đạt yêu cầu ở mỗi nội dung. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cũng như sinh viên các ngành sư phạm là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên. Mỗi giảng viên giảng dạy cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của hoạt động này. Từ đó, giảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên. 2.2.4. Tổ chức thực hành ở trường phổ thông thường xuyên trong quá trình đào tạo Thông qua việc tổ chức cho sinh viên thực hành sư phạm ngay từ năm thứ nhất sẽ giúp sinh viên sớm xác lập ý thức nghề nghiệp của bản thân, là bước thực tế khởi đầu có ý nghĩa rất lớn, giúp sinh viên chắc chắn một lần nữa về lựa chọn nghề nghiệp của mình. Từ đó, giúp sinh viên định hướng và phấn đấu tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Tổ chức thực hành sư phạm thường xuyên trong các năm học tiếp theo giúp sinh viên thường xuyên được rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng để trở thành người giáo viên có năng lực nghề nghiệp, có thể thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục ngay sau khi ra trường. Quá trình thực hành sư phạm thường xuyên, sinh viên vừa học, vừa thực hành, kiến thức học ở trường sư phạm đến đâu được vận dụng, đối chiếu, thực hành ở phổ thông đến đó. Điều này giúp sinh viên ôn luyện lại những kiến thức cơ sở khoa học, hiểu sâu sắc hơn về bản chất kiến thức ứng dụng vào thực hành, thực nghiệm. Sinh viên được thể hiện năng lực thực tiễn cá nhân ở môi trường thực. Quá trình thực hành, rèn luyện thường xuyên thì kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sẽ được tôi đi luyện lại thành kĩ xảo. Thực hành sư phạm thường xuyên là nguồn gốc làm nảy sinh tính tích cực hoạt động phát triển kĩ năng nghề nghiệp; phát triển nhu cầu, động cơ, hứng thú nghề nghiệp đối với sinh viên. Từ đó, sinh viên có mong muốn, khát vọng có
- 532 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP thêm hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai. Đó chính là nguồn gốc để hình thành phẩm chất, nhân cách của người giáo viên và giáo viên tiểu học nói riêng. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội triển khai kế hoạch thực hành sư phạm cho sinh viên từ năm học 2020 – 2021. Tùy từng khối lớp, khoa định hướng nội dung thực hành sư phạm khác nhau. Chẳng hạn: Đối với sinh viên năm thứ nhất (thực hiện ở học kì 2), sinh viên tìm hiểu tổng quát về nhà trường tiểu học (đặc điểm chung của trường và địa phương; cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ, giáo viên;, số lượng lớp; cơ sở vật chất,…); tìm hiểu các hoạt động của nhà trường tiểu học trong học kì đó: hoạt động dạy, hoạt động giáo dục; tìm hiểu một lớp cụ thể: tổ chức lớp (số lượng học sinh, số học sinh đặc biệt, con liệt sĩ,…), kế hoạch/phương hướng hoạt động của lớp, thời khóa biểu, danh sách cán bộ lớp, danh sách chia tổ, các hoạt động của lớp, kết quả học tập/rèn luyện,…; dự giờ dạy học/ hoạt động giáo dục của giáo viên Tiểu học. Đối với sinh viên năm thứ hai: thực hiện các nội dung như đối với sinh viên năm thứ nhất; soạn giáo án đối với các phân môn đã học phương pháp dạy học ở trường sư phạm, dự giờ và tham gia góp ý giờ dạy cùng giáo viên phổ thông, tham gia làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử,… Đối với sinh viên năm thứ ba: thực hiện các nội dung như đối với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai; chú trọng nội dung thực hành soạn giáo án và thực hành giảng dạy/ giáo dục. Sinh viên năm thứ ba: soạn và giảng ít nhất 3 tiết, Sinh viên năm thứ tư: Soạn và giảng ít nhất 6 tiết. Tổ chức 01 hoạt động ở trường phổ thông. Qua tổ chức thực hành sư phạm, sinh viên hiểu biết thực tế về những kiến thức khoa học, kiến thức phương pháp dạy học đã được học ở các học phần trong chương trình đào tạo. Đặc biệt, sinh viên được ứng dụng tốt hơn kiến thức đã học vào thực hành, thực nghiệm, được rèn luyện một số năng lực giáo dục học sinh, biết xử lý tình huống trong dạy học cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp, được rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh tiểu học;… Như vậy, trong đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng cũng như đào tạo giáo viên sư phạm nói chung, ngoài việc tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên, các đơn vị đào tạo cần quan tâm công tác thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Nội dung thực hành cần sát với chương trình đào tạo và sát với thực tế phổ thông. 3. KẾT LUẬN Đào tạo chất lượng nguồn giáo viên quyết định đến chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đào tạo chất lượng giáo viên tiểu học lại đặc biệt quan trọng, bởi giáo dục tiểu học là bậc học phổ thông đầu tiên, quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, là thời gian hình thành nhân cách và năng lực trí tuệ cho trẻ. Hơn nữa,
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 533 trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ giáo viên tiểu học cần được đào tạo chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng đa dạng, linh hoạt nhu cầu của thị trường lao động; đáp ứng khả năng di chuyển nghề nghiệp giữa các vùng miền, các nước trong khu vực;… Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng cần xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp, hiệu quả. Việc triển khai đào tạo giáo viên và giáo viên tiểu học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo cách trình bày ở trên, hiện tại được đánh giá là hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần được xem xét và thúc đẩy “làm mới” hơn nữa, để nguồn nhân lực do Nhà trường đào tạo ra phải có khả năng hiện thực hóa mọi kế hoạch cho tương lai, đặc biệt trong thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2019), 60 năm Truyền thống xây dựng và phát triển 1959 – 2019, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 2. Phan Trọng Ngọ (2015), “Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 0868-3719, Vol. 60, No 8B, tr. 32-40. 3. Nguyễn Văn Thái Bình, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung (2014), “Năng lực giáo viên trong bối cảnh mới và một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”, tr. 151-156, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ISSN 0868-3719, Vol. 59, No 2A. 4. Trịnh Thị Hiệp, Ngạc Thu Giang, Ngô Thị Út Thương (2018), “Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, tr. 106-113, Tạp chí Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 26. 5. Trịnh Thị Hiệp (2021), Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội qua thực hành sư phạm, tr. 143-149, NXB Thanh niên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo - Giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Tiền Giang hiện nay
5 p | 120 | 12
-
Giáo dục Đại học: Thành tựu và những giải pháp nâng cao chất lượng
3 p | 131 | 9
-
Quan điểm của đảng về phát triển đội ngũ giảng viên trong đổi mới căn bản bản toàn diện giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
6 p | 106 | 7
-
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
8 p | 69 | 7
-
Hoạt động đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học- Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
9 p | 57 | 6
-
Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp
6 p | 25 | 5
-
Vai trò của các bên liên quan trong đánh giá chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
6 p | 10 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại trường Đại học Tây Bắc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học công lập của tỉnh Sơn La
5 p | 88 | 4
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đổi mới phướng pháp dạy và học của khoa May - Thời trang trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM, đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
5 p | 13 | 4
-
Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục ở nước ta hiện nay
7 p | 11 | 4
-
Đổi mới trong đào tạo Đại học tạo ra nhân lực chất lượng cao
11 p | 31 | 3
-
Phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển kinh tế, bình đẳng cơ hội và gắn kết xã hội khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
11 p | 40 | 3
-
Xây dựng mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng thực hành trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030
8 p | 6 | 2
-
Xu hướng phát triển giáo dục và đào tạo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao vùng đặc thù kinh tế trọng điểm phía Nam
6 p | 7 | 2
-
Tác động của đánh giá chương trình đào tạo đối với việc cải tiến hoạt động dạy học của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 5 | 2
-
Giáo dục, đào tạo với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển bền vững đất nước
6 p | 4 | 2
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập
9 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn