intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo liên thông bậc đại học ngành Y, Dược hướng giải quyết nhu cầu nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đào tạo liên thông bậc đại học ngành Y, Dược hướng giải quyết nhu cầu nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội trình bày vấn đề đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình; Tình hình đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo liên thông bậc đại học ngành Y, Dược hướng giải quyết nhu cầu nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH Y, DƯỢC HƯỚNG GIẢI QUYẾT NHU CẦU NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Lương Xuân Hiến1 Trường Đại học Y Thái Bình Trường Đại học (ĐH) Y Thái Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được thành lập năm 1968. Trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh phía Bắc; là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sỹ cho hai nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho việc dự báo, dự phòng và điều trị các bệnh phổ biến, đặc thù của khu vực đồng bằng sông Hồng; khám chữa bệnh, góp phần phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực với công nghệ và kỹ thuật cao. Qua 41 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của khu vực cũng như của toàn quốc. Trường đã đào tạo trên 12 nghìn bác sỹ ở trình độ ĐH và trên 2 nghìn bác sỹ ở trình độ trên ĐH cho Việt Nam; trên 500 bác sỹ cho hai nước bạn Lào và Capuchia; hoàn thành trên 1.000 đề tài nghiên cứu khoa học. Trường đã được nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những năm gần đây, thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trường đã tích cực phấn đấu, đưa trường bước sang giai đoạn phát triển mới; giai đoạn đào tạo đa cấp, đa ngành với quy mô ngày càng lớn nguồn nhân lực y tế nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ; mở rộng và triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 1 PGS.TS, Hiệu trưởng 181
  2. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 1. Một số nét cơ bản về trường 1.1. Cơ cấu tổ chức - Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và 4 Phó Hiệu trưởng - Trường có 60 đơn vị gồm 11 phòng, ban chức năng, 49 khoa, bộ môn, Bệnh viện đa khoa thuộc trường; Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khoẻ nông thôn; Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật Y Dược; Trung tâm Ngoại ngữ; Trung tâm Tin học 1.2. Nhân lực Hiện trường có 430 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ giảng dạy trên 300 có trình độ sau ĐH 86%, có 10 Phó Giáo sư, 19 Tiến sĩ (ngoài ra còn có 23 Thạc sĩ đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nước), 23 Bác sỹ CKII, 152 Thạc sỹ, 40 Bác sỹ CKI, 77 giảng viên chính, 11 nhà giáo ưu tú và 125 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng tại các cơ sở thực hành và các trường ĐH trong nước. 1.3. Các ngành, chuyên ngành đào tạo Trường đào tạo 3 cấp: ĐH, Sau ĐH, Trung học, ở 3 hệ: hệ dài hạn, hệ ngắn hạn và hệ tại chức. + Đào tạo ĐH gồm: Bác sĩ đa khoa hệ dài hạn 6 năm cho Việt Nam, Lào, Campuchia; Bác sĩ đa khoa hệ ngắn hạn 4 năm; Bác sĩ Y học cổ truyền hệ 4 năm và hệ 6 năm; Bác sĩ Y học dự phòng; Đại học Dược hệ dài hạn 5 năm và hệ 4 năm; Cử nhân Điều dưỡng hệ 4 năm và hệ 4 năm vừa làm vừa học. + Đào tạo Sau ĐH gồm: Tiến sĩ Y tế công cộng; Cao học Y tế công cộng, Cao học Nội khoa; Bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Chấn thương chỉnh hình, Nội, Nội tiêu hoá, Ngoại tiêu hoá, Sản phụ khoa và Y học cổ truyền; Bác sỹ nội trú Nội khoa; Bác sỹ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa định hướng ở 15 chuyên ngành lâm sàng và cận lâm sàng. + Ngoài ra, trường còn đào tạo Trung học Dược và các văn bằng chứng chỉ về Tin học, Ngoại ngữ. 1.4. Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 182
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Trường thực hiện nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật mới, nghiên cứu y tế công cộng. Trong đó, có nhiều đề tài nghiên cứu hướng cộng đồng và nghiên cứu triển khai kỹ thuật mới đã mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2007, trường đã vận hành Labo Y sinh học phân tử và đang từng bước triển khai kỹ thuật PCR, xác định điểm đột biến gen, giải trình tự gen ứng dụng trong chẩn đoán một số bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng; kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học; chẩn đoán sớm dị tật trước sinh, hỗ trợ sinh sản... 1.5. Công tác hợp tác quốc tế Trường là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sỹ cho hai nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia Trường là thành viên của Tổ chức Hợp tác Đại học Pháp ngữ Thế giới Hiện trường đã hợp tác quan hệ song phương với 3 đối tác: Thái Lan, CHLB Đức, Hungary và hợp tác với Hà Lan, Mỹ thông qua các Tổ chức phi chính phủ. Hợp tác với 5 trường ĐH: Mahidol, Chulalongkorn của Thái Lan, Greifswald của CHLB Đức, Pesc của Hungary và Đại học Quảng Tây Trung Quốc. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ, hỗ trợ bệnh viện trường, hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. 1.6. Bệnh viện trường Bệnh viện trường là đơn vị trực thuộc trường ĐH Y Thái Bình có 4 phòng chức năng, 11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 4 khoa chức năng, khu khám bệnh đa khoa với 14 phòng khám chuyên khoa. Với quy mô hiện tại 100 giường bệnh, 4 phòng mổ, 8 phòng tiểu phẫu và đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, hiện đang triển khai nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tiên tiến như: điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, mổ nội soi ổ bụng, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, phẫu thuật Phaco lạnh, phẫu thuật nội soi tai mũi họng, 18 máy thận nhân tạo, máy chụp CT Scaner. Trung bình 1 ngày 450 bệnh nhân đến khám và điều trị. Nhà trường 183
  4. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM đang hoàn thành dự án xây dựng BV 15 tầng trong trường với quy mô 300 gường bệnh. 2. Vấn đề đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình: 2.1. Sự cần thiết của đào tạo liên thông trình độ ĐH đối với ngành Y, Dược Đào tạo nguồn nhân lực y, dược trình độ ĐH là vấn đề được ngành y tế và xã hội hết sức quan tâm. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ trên đầu người dân được coi là một chỉ tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành y tế, thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nghị quyết 46/NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 đề ra mục tiêu đến năm 2010 có 7 bác sĩ và 1 dược sĩ/10000 dân, đến năm 2020 tăng lên 8 bác sĩ và 2-2,5 dược sĩ/10000 dân. Để đáp ứng các mục tiêu này, công tác đào tạo có một vị trí quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, mặc dù đã rất cố gắng nhưng các cơ sở đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu đặt ra vì chất lượng đào tạo không cho phép các trường tăng nhanh chỉ tiêu một cách ồ ạt, hàng năm dân số tiếp tục tăng lên và luôn có một số lượng cán bộ đến tuổi nghỉ chế độ không thể tiếp tục công tác. Một thực trạng khác cũng cần nói đến là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ được đào tạo chính quy, sau khi tốt nghiệp ra trường thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thậm chí nhiều cán bộ đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa cũng có xu hướng chuyển vùng về miền xuôi. Các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn (miền núi, biên giới, hải đảo...) tỷ lệ thí sinh dự thi ĐH, cao đẳng (CĐ) chính quy thấp, tỷ lệ lựa chọn ngành y, dược còn thấp hơn trong khi điểm chuẩn đầu vào các trường này thường xuyên ở tốp cao. Số thi đỗ khi ra trường cũng có xu hướng ở lại các thành phố hoặc vùng đồng bằng. Kết quả thống kê cho thấy hiện nay cả nước mới chỉ đạt 6,4 bác sĩ và 1,2 dược sĩ trên 10000 dân. Gần 1/3 số xã, phường, thị trấn hoàn toàn không có bác 184
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ sĩ. Một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng thiếu hụt bác sĩ và dược sĩ hết sức trầm trọng. Đồng Tháp: 4,2 bác sĩ và 0,2 dược sĩ/10000 dân, Lai Châu: 3,3 bác sĩ và 0,1 dược sĩ/10000dân... Thực trạng đó đã được ngành y tế nhìn nhận và có những giải pháp tháo gỡ. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số cơ sở đào tạo trong đó có trường ĐH Y Thái Bình đã được giao nhiệm vụ đào tạo nâng cấp các cán bộ có trình độ y sĩ lên thành bác sĩ, gọi là hệ đào tạo chuyên tu, có lúc được gọi là hệ ngắn hạn, hệ không chính quy. Hàng năm, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh trên cơ sở cụ thể hoá Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT. Do đặc thù của ngành, đối tượng tuyển sinh và tiêu chuẩn tuyển sinh thường được quy định rất chặt chẽ. Sau này hệ chuyên tu mở rộng thêm cho các ngành khác như dược, điều dưỡng, kỹ thuật y học. Có thể nói số lượng bác sĩ, dược sĩ chuyên tu ra trường hàng năm đã đáp ứng một phần đáng kể số nguồn nhân lực thiếu hụt của ngành. Quan trọng hơn, đội ngũ cán bộ này sau khi tốt nghiệp lại trở về công tác tại các cơ sở, các địa phương, giải quyết tình trạng phân bố không đồng đều nguồn nhân lực giữa các khu vực, các vùng miền. 2.2. Tình hình đào tạo liên thông tại trường ĐH Y Thái Bình Trường ĐH Y Thái Bình đào tạo bác sĩ hệ chuyên tu ngay từ những năm đầu thành lập (năm1968). Đã có nhiều tên gọi khác về loại hình đào tạo này: hệ chuyên tu, hệ không chính quy, hệ ngắn hạn, hệ bổ túc kiến thức. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH, đào tạo chuyên tu được coi như hình thức đào tạo liên thông trình độ ĐH. Trong một thời gian dài trường chỉ có một ngành đào tạo bác sĩ đa khoa, đối tượng đào tạo là y sĩ (tốt nghiệp các trường trung cấp y). Thời gian đào tạo lúc đầu là 3 năm tập trung, từ năm 2001 nâng lên 4 năm tập trung. Từ năm 1983 có thêm ngành bác sĩ y học cổ truyền, đến năm 2006 thêm dược sĩ ĐH, cử nhân ĐH điều dưỡng. Công tác tuyển sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT. Thời gian thi tuyển được bố trí cùng đợt với thi tuyển sinh hệ chính quy. Trường ra đề thi theo chương trình đào tạo trung cấp, nội dung ôn tập và ngân hàng đề thi do Bộ quy định. Qua nhiều năm thực hiện, công tác tuyển sinh nói chung và tuyển sinh hệ liên thông nói riêng luôn được Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đánh giá tốt. 185
  6. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Tổ chức đào tạo hệ liên thông có những đặc điểm riêng. Người học là những cán bộ trung cấp đã có thời gian tối thiểu 3 năm công tác chuyên môn, sau khi học xong lại trở về cơ sở tiếp tục công tác. Vì thế, mặc dù chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Y tế và của Bộ GD&ĐT nhưng đã được trường điều chỉnh theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành, thiết thực với cộng đồng. Một điều kiện thuận lợi là trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm giảng dạy thực hành bệnh viện và cộng đồng. Các bệnh viện, địa phương cũng tạo nhiều điều kiện cho trường triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Kết quả là sau 40 năm (1968-2008), trong tổng số trên 12000 bác sĩ tốt nghiệp của trường đã có 6700 bác sĩ hệ liên thông trong đó có 84 bác sĩ cho nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia. Hiện nay, trường có 4 mã ngành đào tạo liên thông trình độ ĐH với tổng số 1425 sinh viên, cụ thể như sau: + Bác sĩ đa khoa: 978 + Bác sĩ Y học cổ truyền: 177 + Dược sĩ ĐH: 212 + Cử nhân ĐH điều dưỡng: 58 Riêng mã ngành cử nhân ĐH Điều dưỡng đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học. Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế và phù hợp đặc thù của ngành, Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đối tượng này của Bộ Y tế đã có những thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học và các địa phương, cơ sở như mở rộng vùng tuyển sinh, rút ngắn thâm niên chuyên môn (trước đây là 5 năm, hiện nay giảm còn 3 năm, phù hợp với quy chế đào tạo liên thông của Bộ GD&ĐT), không bắt buộc người đi học phải làm ở tuyến y tế cơ sở, dành một phần chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho các địa phương có khó khăn, các ngành khó tuyển dụng (ví dụ như bác sĩ chuyên ngành pháp y), công nhận bằng tốt nghiệp tương đương bằng chính quy (người học được học tiếp các bâc đào tạo cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ)... Hiện nay, trường ĐH Y Thái Bình là một trong số ít các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm và uy tín về đào tạo liên thông trình 186
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ độ ĐH ngành y, dược của cả nước, hiện có học viên của 18 tỉnh thành về học, số đông là các tỉnh miền núi phía Bắc. 2.3. Một số kiến nghị: - Thông tư hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Y tế cần phù hợp với Quy chế của Bộ GD&ĐT và có sự ổn định trong một số năm để các cơ sở đào tạo và các địa phương có thể xây dựng kế hoạch tuyển sinh và quy hoạch cán bộ. - Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo trung cấp thực hiện thống nhất về chương trình và văn bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho người học khi đi học liên thông trình độ đào tạo (một số cơ sở đào tạo y sĩ đa khoa định hướng chuyên khoa nhưng lại ghi trong văn bằng là y sĩ chuyên khoa, theo thông tư tuyển sinh không được dự thi hệ liên thông bác sĩ đa khoa). Với số thí sinh đã được cấp bằng, đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cho phép các cơ sở đào tạo ngoài văn bằng có thể căn cứ chương trình và kết quả đào tạo trung cấp của thí sinh để quyết định có chấp nhận đối tượng dự thi hay không. - Các tỉnh có kế hoạch điều chỉnh kinh phí để có thể hỗ trợ thêm cho người đi học (ngoài lương) để họ yên tâm học tập và đạt kết quả tốt hơn. 187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0