YOMEDIA
ADSENSE
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm Mĩ thuật góc nhìn từ thực tiễn
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đào tạo liên thông nói chung và đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC) nói riêng là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục đào tạo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm Mĩ thuật góc nhìn từ thực tiễn
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ NGÀNH SƯ PHẠM MĨ THUẬT - GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN Nguyễn Đình Kỳ1 Trường Đại học Đồng Tháp Đào tạo liên thông nói chung và đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC) nói riêng là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục đào tạo. Đây được coi là bài toán mang tính hệ thống nhằm giải quyết vấn đề chất lượng. Về lâu dài, mô hình đào tạo liên thông theo HTTC sẽ là một trong những giải pháp làm giảm sức ép về thi cử vào đại học (ĐH), giảm tình trạng ôn luyện ĐH, cao đẳng (CĐ) tràn lan hiện nay. Măt khác đào tạo liên thông theo HTTC là giải pháp chuyển hóa năng lực người học có tính mềm dẻo, năng động đáp ứng như cầu nguồn nhân lực xã hội trong thời đại mới. Trên thế giới hình thức đào tạo theo HTTC đã tồn tại hơn một thế kỷ qua, cho đến nay nó vẫn được xem là một hình thức đào tạo tiên tiến, vượt trội so với hình thức đào tạo tạo truyền thống (đào tạo theo niên chế học phần). Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo HTTC không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Với vai trò là một trường ĐH trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học 2008 trường ĐH Đồng Tháp được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh khóa liên thông đầu tiên trong đó có ngành Sư phạm Mĩ thuật cho cả hai trình độ: từ Trung cấp Mĩ thuật (TCMT) lên Cao đẳng Sư phạm Mĩ thuật (CĐSPMT) và từ CĐSPMT lên Đại học Sư phạm Mĩ thuật (ĐHSPMT). Thực tế triển khai thực hiện chương trình đào tạo liên thông theo HTTC ngành Sư phạm Mĩ thuật trong gần một năm qua đã bộc lộ nhiều lợi thế cũng 1 Phó trưởng bộ môn Mỹ thuật – Khoa Nghệ thuật 188
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ như những hạn chế nhất định trong điều kiện cụ thể của Bộ môn, Khoa, Nhà trường và các đơn vị liên kết đào tạo. 1. Những lợi thế: 1.1. Vị trí của bộ môn: Nằm trong hệ thống các trường CĐ, ĐH thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, Bộ môn Mĩ thuật khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp là đơn vị duy nhất được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ ĐH. Với nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật phổ thông cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên lợi thế trong đào tạo liên thông theo HTTC của bộ môn. Phần lớn các giáo viên đang giảng dạy mĩ thuật phổ thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đều có trình độ Trung cấp (TC), CĐ, do vậy nhu cầu được đào tạo để chuyển hóa một trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng cao cũng như khả năng tham gia vào hoạt động mĩ thuật chung của địa phương. 1.2. Vị trí địa lý: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm địa lý khép kín, trải rộng, khoảng cách giữa tỉnh này và tỉnh kia dao động trong khoảng 50 km. Hơn nữa đối tượng liên thông chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường cơ sở cho nên thời gian học tập không ổn định, chính vì vậy khi chuyển sang học tập theo HTTC giáo viên có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đăng kí môn học, lịch học và thậm chí là địa điểm học tập, bởi Bộ môn Mĩ thuật, khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp đào tạo hình thức này ở nhiều điểm trường và nhiều tỉnh thành khác nhau. Do vậy học viên có thể linh động đăng kí học tập, tích lũy đầy đủ các tín chỉ theo yêu cầu của chương trình để hoàn thành khóa học. 1.3. Chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo liên thông theo HTTC ngành Sư phạm Mĩ thuật khoa Nghệ thuật trường ĐH Đồng Tháp được xây dựng dựa trên nền tảng của chương trình đào tạo ĐH hệ chính quy kết hợp chương trình CĐ chính quy. Đảm bảo nguyên tắc kế thừa và nâng cao trình độ theo hướng chuyên sâu. + Chương trình CĐ Mỹ thuật liên thông theo HTTC: ST MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN HỌC KỲ T HỌC TÍN 189
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM PHẦN CHỈ LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ 10 1 2 3 4 Những nguyên lý cơ bản của Chủ 1 5 5 nghĩa Mác - Lênin 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 Đường lối cách mạng của Đảng 3 3 3 CSVN KIẾN THỨC NGÀNH 35 1 Hình họa 1 2 2 2 Hình họa 2 2 2 3 Hình họa 3 3 3 4 Trang trí 1 2 2 5 Trang trí 2 2 2 6 Trang trí 3 2 2 7 Giải phẫu 1 1 8 Kí họa 1 2 2 9 Kí họa 2 2 2 10 Bố cục 1 2 2 11 Bố cục 2 3 3 12 Bố cục 3 3 3 13 Phương pháp DHMT 1 2 2 190
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 14 Phương pháp DHMT 2 2 2 15 Lịch sử Mĩ thuật Thế giới 3 3 16 Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam 2 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 5 TỔNG CỘNG 50 15 15 15 5 + Chương trình ĐH Mĩ thuật liên thông theo hệ thống tín chỉ: MÃ SỐ ST HỌC TÊN HỌC PHÂN TÍN HỌC KỲ T PHẦN CHỈ KIẾN THỨC NGÀNH 45 1 2 3 4 1 Hình họa 1 4 4 2 Hình họa 2 5 5 3 Hình họa 3 5 5 4 Bố cục kỹ thuật chất liệu 1 5 5 5 Bố cục kỹ thuật chất liệu 2 5 5 6 Bố cục kỹ thuật chất liệu 3 5 5 7 Bố cục kỹ thuật chất liệu 4 5 5 8 Thực tập Mĩ thuật 1 2 2 9 Thực tập Mĩ thuật 2 2 2 10 Mĩ thuật học 2 2 11 Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật 3 3 191
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 12 Đường lối văn hóa Đảng CSVN và lý luận 2 2 GD KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 5 TỔNG CỘNG 50 15 15 15 5 Với khối lượng kiến thức của chương trình, với sự phân phối thời gian học tập như trên, thực tế trong thời gian đào tạo vừa qua đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu kiến thức của người học. 1.4. Giá trị của tín chỉ được thực hiện như sau: - 1 gIờ tín chỉ = 50 phút. - 1 giờ lý thuyết + 2 giờ tự học. - 1 giờ thực hành + 1 giờ thực hành + 1 giờ tự học. - 1 giờ tự học + 3 giờ tự học. Với các giá trị trên nếu so sánh với cách thực hiện theo niên chế học phần thì rõ ràng chương trình này đã tạo điều kiện cho sinh viên học tập, làm việc với chuyên môn tốt hơn. Bên cạnh đó chương trình còn phát huy vai trò của người học “người học không chỉ là người tiếp nhận tri thức mà còn là người tạo ra tri thức”. 2. Hạn chế trong quá trình đào tạo: Những hạn chế ở đây không phải là sự hạn chế về quy chế, hình thức đào tạo của chương trình đào tạo theo HTTC mà chủ yếu là ở lịch sử đào tạo, ở tính liên thông chương trình và các yếu tố bổ trợ để thực hiện chương trình. 2.1. Tính liên thông chương trình: Chương trình đào tạo liên thông theo HTTC hiện nay vẫn là chương trình do các trường CĐ, ĐH chủ động xây dựng, chưa có một chương trình khung thống nhất nào của Bộ GD&ĐT ban hành. Do vậy chưa có sự thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường CĐ, ĐH khi đào tạo cùng chuyên ngành, hạn chế đến việc giao lưu học tập của người học, điều này đi ngược lại quan điểm của hình thức đào tạo theo HTTC. Lịch sử hình thành và phát triển của hình thức đào tạo theo HTTC đã nêu: có một yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến đến tính ưu việt của hình thức đào tạo này là “tạo ra một môi trường giao lưu học tập năng động, sinh viên không những thuận lợi 192
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ trong việc chuyển trường học ở môi trường trong nước mà kể cả khi chuyển ra học tập ở nước ngoài”. 2.2. Lịch sử chương trình của người học: Chương trình đào tạo của các học viên trước đây là chương trình đào tạo theo niên chế học phần xây dựng không có tính đồng bộ hệ thống cấu trúc các môn học. Ví dụ trong chương trình đào tạo CĐSPMT có ít nhất 4 chương trình đào tạo: chương trình 45 đơn vị học trình, chương trình 1, chương trình một môn và chương trình hai môn. Mỗi chương trình lại có khối lượng và nội dung kiến thức khác nhau do đó kiến thức và kĩ năng của học viên trong cùng một lớp học là không đồng đều đã gây rất nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo. 2.3. Các yếu tổ bổ trợ: Cơ sở vật chất tại trường cũng như ở các đơn vị liên kết về cơ bản chưa đáp ứng tốt về điều kiện phòng học, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống tư liệu học tập để cho sinh viên thực hiện giờ tự học. Do đó sinh viên vẫn chủ yếu học tập ở lớp có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên bộ môn. Điều này không phù hợp với tôn chỉ của đào tạo theo HTTC. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo HTTC phải đáp ứng được tính mềm dẻo và linh hoạt của hệ thống quản lý đào tạo này. Hệ thống giảng đường phải đa dạng có sức chứa lớn, trung bình và nhỏ để tổ chức các lớp lý thuyết, thảo luận, thực hành… Các giảng đường đều phải được trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy cố định, làm việc tin cậy và ổn định. Thư viện phải tăng cường các nguồn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Toàn bộ các hệ thống này phải hoạt động một cách mềm dẻo để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên. Có như vậy hình thức đào tạo liên thông theo HTTC mới phát huy được tính ưu việt của nó. 2.4. Nhận thức của giảng viên về đào tạo theo HTTC: Phần lớn giảng viên đã quen với cách dạy học truyền thống nên khi chuyển sang đào tạo theo HTTC chưa phát huy được vai trò của người học, vai trò tổ chức chỉ đạo học tập. Giảng viên còn chưa thực sự nắm vững quy chế, quy trình đào tạo theo HTTC dẫn đến tình trạng hoài nghi, hoặc phạm phải những thiếu sót mang tính cơ bản. VD: triển khai nội dung giảng dạy, quy trình đánh giá, điều kiện học lại của sinh viên… tạo nên sự chồng chéo giữa các khâu thực 193
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM hiện. Giảng viên còn chưa cô đọng được lượng kiến thức trong từng đơn vị tín chỉ, từng học phần dẫn đến tình trạng dạy học tràn lan không đi vào trọng tâm. 2.5. Đội ngũ cố vấn học tập và sinh viên: Sinh viên không đầu tư nghiên cứu kĩ Quy chế đào tạo mặc dù Quy chế đào tạo có thể Download trực tiếp từ Website của trường, không đề nghị được tư vấn học tập, không quan tâm đến những tư vấn của nhà trường, không biết rút học phần trong thời hạn còn cho phép chính là nguyên nhân đẩy một số sinh viên đến những sai lầm khi đăng ký học phần và phải gánh chịu hậu quả là kết quả học tập kém và có thể bị buộc thôi học. Những sinh viên có kết quả học tập kém, nói chung là những sinh viên lười học, hay bỏ tiết học, luôn về nhà chơi vào cuối tuần, lười cập nhật thông tin, không đổi mới được phương pháp học tập. Cán bộ tư vấn học tập: Một phần trách nhiệm trong việc đăng ký học phần không đúng với sức học là vai trò tư vấn của giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập) còn tương đối mờ nhạt. Một số thầy cô chủ nhiệm khi ký xác nhận vào bảng đăng ký học phần mà không hề tư vấn cho sinh viên. Vấn đề chấm và xử lý điểm cho sinh viên nói chung còn chậm nên cũng gây khó khăn cho việc đăng ký học phần của sinh viên. 194
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn