intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo MBA- cuộc xâm lăng toàn cầu!

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

151
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MBA ngày nay không đơn thuần là một tấm bằng thể hiện trình độ của các nhà quản trị kinh doanh nữa. Nó đã trở thành “mốt” trong giới kinh doanh trên toàn thế giới. Câu lạc bộ các doanh nhân có MBA đang đông đảo hơn bao giờ hết. Và cùng với đó, hoạt động giáo dục và đào tạo MBA cũng bị toàn cầu hoá như chính tấm bằng mà nó tạo ra. Các chương trình MBA luôn cung cấp cho học viên tầm nhìn toàn cầu, cho phép họ áp dụng kiến thức vào môi trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo MBA- cuộc xâm lăng toàn cầu!

  1. Đào tạo MBA- cuộc xâm lăng toàn cầu! MBA ngày nay không đơn thuần là một tấm bằng thể hiện trình độ của các nhà quản trị kinh doanh nữa. Nó đã trở thành “mốt” trong giới kinh doanh trên toàn thế giới. Câu lạc bộ các doanh nhân có MBA đang đông đảo hơn bao giờ hết. Và cùng với đó, hoạt động giáo dục và đào tạo MBA cũng bị toàn cầu hoá như chính tấm bằng mà nó tạo ra. Các chương trình MBA luôn cung cấp cho học viên tầm nhìn toàn cầu, cho phép họ áp dụng kiến thức vào môi trường kinh doanh trên khắp thế giới. Nhu cầu ngày càng tăng về sự hiểu biết thị trường và hoạt động kinh doanh quốc tế là một xu
  2. hướng sẽ còn tiếp diễn theo như lời Lester Johnson, Giám đốc Chương trình MBA tại Trường kinh doanh Mt Eliza ở Melbourne, Australia thì: "Điều mà các học viên muốn là tấm bằng của mình không chỉ được công nhận tại đất nước mình mà còn phải được quốc tế công nhận. Chẳng hạn họ sống tại một đất nước thứ 3 thì họ sẽ cần một tấm bằng được nước đó công nhận và cần thiết cho công việc, vì thế với ý nghĩ này trong đầu, họ sẽ chọn lấy bằng MBA”. Nắm bắt tâm lý đó, hầu như trường đại học kinh tế nào cũng có một khoa quản trị kinh doanh và tìm bằng được cho mình giấy phép được quyền cấp bằng MBA. Không chỉ đào tạo MBA trong nước, các trường đại học danh tiếng đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thế giới, đến cả những quốc gia đang phát triển. Những dự án liên doanh nghiên cứu giáo dục quản trị kinh doanh thường xuyên được các trường đại học lớn trên thế giới thực hiện, một mặt để tìm hiểu thị trường MBA mới, mặt khác nhằm quảng bá uy tín và thương hiệu đào tạo MBA của mình. Trường đại học Boston, Mỹ mới đây đã mở nhiều chi nhánh của mình tại các quốc gia Đông Nam Á để bắt đầu thực hiện kế hoạch “xâm chiếm” thị trường MBA khu vực này. Trước mắt, kế hoạch của Boston là sẽ liên doanh với một số trường đại học tại Singapore để mở một trường đại học quản trị kinh doanh tại đây. Dự kiến, Mary Waberg, chủ nhiệm khoa quản trị kinh doanh của Đại học Boston sẽ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường đại học mới tại Singapore. Không chỉ có Boston, nhiều trường đại học khác của Mỹ cũng có đại diện tại khắp nơi trên thế giới nhằm mục đích ngày một nâng cao số lượng học viên theo học MBA. Một số chuyên gia kinh tế giải thích rằng trong thời đại toàn cầu hoá về kinh doanh như hiện nay, các công ty, tập đoàn xuất hiện ngày một nhiều, nhu cầu về các nhân viên chuyên nghiệp và có năng lực cũng rất lớn để quản lý các hoạt động kinh
  3. doanh. Bên cạnh đó, đối với nhiều sinh viên mới ra trường, tấm bằng MBA luôn là giấy thông hành để họ có được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn tại các công ty, hay tập đoàn lớn. Do vậy, sự bành trướng của các trường đại học trên thị trường MBA là điều dễ hiểu. Đặc biệt tại châu Á, nơi mà có thị trường sinh viên mới ra trường hàng năm lớn nhất thế giới trong khi số lượng việc làm chưa đủ đáp ứng nhu cầu thì tấm bằng MBA lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu thế này, châu Á luôn là thị trường nhắm tới của các trường đại học lớn trên thế giới. “Đây là thời điểm mà nhu cầu đào tạo quản trị đang nở rộ nhất từ trươc đến nay. Thị trường đang rất hấp dẫn cho các trường đại học lớn”, John Hasen, chủ nghiệm khoa quản trị kinh doanh đại học Wincosin, Mỹ nhận định. Một trong những thống kê minh chứng cho nhận định trên của John đó là tỷ lệ học viên tại các kỳ thi lấy bằng GMAT, một trong những tấm vé quan trọng nhất để có thể theo học MBA tại các trường đại học danh tiếng, đang tăng lên theo từng ngày. Chỉ tính riêng trong năm 2004, tỷ lệ học viên thi lấy bằng GMAT khoảng 360.000 người, đã tăng gần 17% so với năm 2003, con số này ở châu Á là 29%. Riêng tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, có đến gần 7000 người thi lấy bằng GMAT, tăng hơn 70% so với năm 2003. Con số tăng trưởng giảm dần theo khu vực, châu Âu là 11%, Nam Mỹ là 8% và châu Phi là 7%. Trước một thị trường đào tạo MBA ngày một rộng mở như vậy, không trường đại học danh tiếng nào trên thế giới có thể bỏ qua cơ hội hấp dẫn này. Nhiều nhất vẫn là các trường đại học của Mỹ, sau đó là một số trường đại học tại Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Năm 2004, trường đại học quản trị kinh doanh nổi tiếng nhất của Pháp là Fontainebleau đã xin phép mở ký túc xá đại học tại Trung Quốc trị giá gần 30 triệu euros. Còn Cambridge, trường đại học lâu đời nhất nước Anh
  4. hợp tác với bốn trường đại học khác ở Singapore và Thái Lan để trực tiếp giảng dạy MBA ngay tại hai quốc gia này cho các sinh viên mới ra trường. Cambridge sẽ cấp bằng MBA cho các sinh viên Singapore và Thái Lan không khác gì so với việc họ trực tiếp học tại Anh. Trường đại học Madrid thì trực tiếp cử các giáo sư của mình sang Hàn Quốc, Inđônêsia và Phillipnes để giảng dạy MBA cho các sinh viên. Hay vào năm 2004, trường đại học Duke, Carolina, Mỹ đã được Brazil và Argentina cho phép mở chi nhánh để giảng dạy MBA tại hai quốc gia Nam Mỹ này. Sắp tới, khoa quản trị kinh doanh, đại học Chicago, Mỹ cũng sẽ mở chi nhánh của mình tại Singapore để tuyển sinh đầu vào cho các khoá học MBA của mình. Để thu hút học viên, đại học Chicago đưa ra rất nhiều học bổng hấp dẫn với điều kiện khá dễ dàng. Một trong những biện pháp để bành trướng thành công thị trường MBA của thế giới chính là quảng bá các giáo sư uy tín sẽ giảng dạy trực tiếp. Cho dù là Trung Quốc hay Singapore, các học viên MBA cũng đều được các giáo sư uy tín đến từ Anh và Mỹ giảng dạy. Tại Trung Quốc, năm 1995 chỉ có khoảng 100 giáo sư quốc tế giảng dạy MBA thì đến năm 2004, con số các giáo sư đã là gần 5000 người giảng dạy tại nhiều trường đại học uy tín. Tuy nhiên, đối với nhiều trường đại học thì uy tín của các giáo sư giảng dạy vẫn chưa đủ. Để thành công xâm chiếm thị trường MBA thế giới, các trường đại học cũng cần có những chiến lược toàn cầu dài hạn và tiếp thị hiệu quả như bao công ty, tập đoàn nổi tiếng đã làm trong lĩnh vực kinh doanh. Đại học Boston đã ra sức thực hiện kỳ được kế hoạch xây dựng trường quản trị kinh doanh ở Libăng và bờ biển Nga từ thập niên 80. Còn đại học British Columbia của Canada đã giúp đại học Thượng Hải, Trung Quốc thiết kế và xây dựng khoa kinh tế và quản trị từ năm 1982. Và sau đó gần 2 thập kỷ, British Columbia và đại học Thượng Hải đã cùng nhau đạo tạo nguồn nhân
  5. lực cho một dự án viễn thông lớn của Công ty viễn thông Thượng Hải. Trong khi đó, đại học Arizona lại có một hướng đi bành trướng MBA hoàn toàn mới khi mở một đại học ảo trên mạng. Dự án này được đại học Arizona hợp tác với Viễn kỹ thuật cao học Monterrey từ năm 1987 để đào tạo và cấp bằng MBA qua mạng cho các học viên tại các quốc gia chưa có chi nhánh của Arizona. Hiện trung bình mỗi năm có gần 2000 học viên theo học khoá học này của đại học Arizona, chủ yến đến từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ. Họ có thể truy cập vào đại học ảo để tra cứu thông tin, nghe các bài giảng, họp hành và trao đổi kiến thức với nhau. Những lớp học được mở cố định vào một giờ trong ngày do các giáo sư của đại học Arizona giảng dạy trực tiếp tại Mỹ. Đại học Havard cũng không đứng ngoài cuộc khi mở những trung tâm nghiên cứu về MBA tại các quốc gia khác nhau. Năm 1997, Havard mở trung tâm nghiên cứu ở Sillicon Valley, California và năm 1999 thì trung tâm nghiên cứu này lan sang Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc. Cuối năm nay, Havard sẽ mở trung tâm nghiên cứu MBA tại Argentina và Brazil. Các trung tâm nghiên cứu này của Havard sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường cũng như những nhu cầu MBA của các học viên, từ đó đại học Havard sẽ có các chiến lược đào tạo quản trị kinh doanh cho phù hợp. Thị trường đào tạo quản trị kinh doanh hấp dẫn các trường đại học không chỉ bởi số lượng học viên ngày một tăng mà còn bởi rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới sẵn sàng chi trả một khoản tiền cho các trường đại học để các trường này mở một lớp đào tạo ngắn hạn cho các nhân viên của mình. John Hasen nói: “Đây có lẽ mới là cái đích mà nhiều trường đại học ngắm tới khi mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên khắp thế giới”. Viện giáo dục quốc tế RMIT là chuyên gia hàng đầu trong việc
  6. giúp các công ty, tập đoàn trên thế giới mở các khoá đào tạo quản trị kinh doanh ngắn hạn. Năm 2004, doanh thu từ hoạt động này của RMIT là 32 triệu USD, tăng 41% so với năm 2003. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thường xuyên tiến hành các chiến dịch quảng bá hình ảnh đào tạo của mình trong giới kinh doanh trên toàn thế giới. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều công ty đề nghị mở các khoá đào tạo ngắn hạn”, Janice Banew, phụ trách hoạt động của RMIT tại châu Á cho biết. Đúng là cuộc xâm lăng MBA của các đại học danh tiếng đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong “cuộc chiến” này, người được lợi không chỉ là các trường đại học với số lượng học viên ngày một tăng cao mà ngay cả các hoc viên tại các quốc gia đang phát triển cũng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với tấm vé thông hành cho sự nghiệp thành công này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2