ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br />
GÓC NHÌN QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG<br />
TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Luật giáo dục Đại học 2005 quy định việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
(HCTC) là một yêu cầu bắt buộc từ quản lý nhà nước. Theo đó, bắt đầu từ năm 1993, đã<br />
có một số trường đại học triển khai đào tạo theo mô hình này, trong đó có Đại học Bách<br />
khoa TP.HCM. Sự kiện này đã đem lại luồng gió mới với những kết quả tích cực mở ra<br />
triển vọng mới trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng đã bộc<br />
lộ nhiều băn khoăn, trăn trở, những khó khăn cần sớm được giải tỏa, tháo gỡ. Đây cũng là<br />
những thách thức không nhỏ đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức giáo dục (TCGD) cần kiên<br />
định, sự sáng tạo để có thể vượt qua trên hành trình nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
Câu hỏi lớn nhất mà các trường vẫn đang trăn trở tìm câu trả lời là làm thế nào để<br />
triển khai đào tạo theo HCTC thực sự bền vững, tiệm cận với khu vực và thế giới. Tất cả<br />
phụ thuộc vào góc nhìn và chọn cách triển khai.<br />
Nội dung bài viết xin được nêu ra một cách hiểu tương đối ngắn gọn, đề xuất mô<br />
hình và một số giải pháp về đào tạo theo HCTC dưới góc nhìn về quản lý, quản trị (QLQT)<br />
chất lượng nhằm hình dung một qui trình tổng thể cho sự chuyển đổi sang đào tạo theo<br />
HCTC, từng bước tháo gỡ những băn khoăn, trăn trở, khó khăn góp phần nâng cao chất<br />
lượng đào tạo một cách bền vững, tiệm cận khu vực và thế giới. Để việc chuyển đổi là thực<br />
sự chủ động, xuất phát từ chính nhu cầu của nhà trường.<br />
2. Bản chất học chế tín chỉ dưới góc nhìn QLQT chất lượng<br />
a. Là một phương thức đào tạo không phải là một cái đích<br />
Thay đổi là một quá trình, thay đổi nhanh hay chậm là do việc chọn phương thức<br />
thay đổi [2]. Việc này cần thiết phải trả lời cho được các câu hỏi sau:<br />
Câu hỏi thứ nhất: Phương thức đào tạo theo tín chí gồm những thành tố nào? Việc<br />
áp dụng phương thức này có phù hợp với văn hóa tổ chức hiện tại không?<br />
Câu hỏi thứ hai: Những nhiệm vụ cụ thể khi triển khai HCTC là gì? Ai làm? Khi<br />
nào làm? Với nguồn lực nào?<br />
Liên quan đến câu hỏi thứ nhất, có thể nói một cách ngắn gọn gồm 7 thành tố sau:<br />
- triết lý/định hướng/chiến lược/quan điểm giáo dục của trường;<br />
- định hướng/chiến lược dạy và học của trường (chẳng hạn, lấy người học làm trung<br />
tâm,…);<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
- chương trình đào tạo (bao gồm cả đề cương chi tiết các môn học): đáp ứng nhu cầu<br />
thị trường lao động và người học, phản ánh được quan điểm giáo dục/tầm nhìn, sứ<br />
mạng của trường;<br />
- qui chế/qui định về giảng dạy và học tập: khuyến khích dạy và học chủ động, học<br />
cách học, học suốt đời, khách quan, công bằng,…<br />
- các qui trình và qui định QLQT chất lượng các hoạt động của nhà trường: được thiết<br />
kế mạch lạc, có tham chiếu các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, được duy trì thực hiện<br />
ở mọi cấp, thường xuyên được rà soát, bổ sung (nếu cần) và cải tiến;<br />
- con người (toàn thể giảng viên, các bộ viên chức, sinh viên): phải có hiểu biết về<br />
HCTC, tuân theo các qui chế/qui định, các thủ tục/qui trình/biểu mẫu và các mốc<br />
thời gian, có cơ chế hỗ trợ cả người dạy và người học;<br />
- áp dụng công nghệ thông tin.<br />
Văn hóa tổ chức cần thiết:<br />
- công khai, minh bạch và dân chủ, hướng tới khách hàng;<br />
- thường xuyên bổ sung qui trình, thủ tục mới hay cải tiến các qui trình, thủ tục đã có.<br />
Minh chứng: Hệ thống tín chỉ Mỹ.<br />
b. Là một phương thức đào tạo mở, không bắt buộc các trường phải giống nhau.<br />
Theo [3], “Hệ thống tín chỉ Mỹ là tốt nhất trên thế giới, bởi vì nó chẳng hề có hệ<br />
thống”.<br />
Xin lấy một tiêu chuẩn đánh giá trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo<br />
(CTĐT) làm ví dụ: “Kết quả học tập mong đợi được xác định rõ ràng và được chuyển<br />
tải vào CTĐT” (The expected learning outcomes have been clearly formulated and<br />
translated into programme).<br />
Như vậy họ chỉ yêu cầu chuẩn đầu ra (CĐR) được xác định rõ ràng, nghĩa là CĐR<br />
phải được ban hành bằng văn bản cụ thể mà không yêu cầu chất lượng thế nào, phải giống<br />
với CĐR của trường nào hay phải bắt chước ai.<br />
Họ yêu cầu CĐR được chuyển tải vào CTĐT, nghĩa là việc xây dựng CĐR là để<br />
phục vụ xây dựng chương trình đào tạo (bao gồm CTĐT + các đề cương chi tiết) chứ không<br />
phải để “báo cáo” rằng chúng ta đã có CĐR.<br />
Trong chương trình đào tạo phải có CĐR. Kết cấu, nội dung chương trình đào tạo<br />
phải phản ánh CĐR. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo là để hiện thực hóa cho<br />
được CĐR.<br />
Bản thân mỗi môn học cũng cần phải có CĐR. CĐR của môn học phải xuất phát từ<br />
CĐR của chương trình đào tạo. Nội dung, cách thức bố trí dạy, phương pháp giảng dạy,<br />
phương pháp kiểm tra đánh giá trong đề cương chi tiết học phần có phù hợp với CĐR<br />
không, có nhằm thực hiện cho được CĐR của ngành học?<br />
<br />
Trang 2<br />
Họ cũng không qui định việc chuyển tải là phải bằng công cụ gì; hình thức như thế<br />
nào; có giống của ai không; có “đổi mới” phương pháp giảng dạy không; có “đổi mới”<br />
kiểm tra đánh giá không;…<br />
Xin được nêu ý kiến của giáo sư Johan Malmqvist, Uni. Of Tech. Gotherburg,<br />
Sweden: “Take what you want use, transform it as you wish, give it a new name, assume<br />
ownership”.<br />
Minh chứng: Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu.<br />
c. Là phương thức đào tạo hướng tới khách hàng (bên trong và bên ngoài – trong<br />
ấm, ngoài êm)<br />
- Tôn trọng khách hàng; thực hiện đúng các cam kết đã công bố; thực hiện quản lý và<br />
quản trị đến nhu cầu từng cá nhân khách hàng.<br />
- Cố gắng thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan.<br />
- Lấy thước đo là sự hài lòng của các bên liên quan làm công cụ cho quá trình cải tiến<br />
liên tục.<br />
Minh chứng: Hệ thống tín chỉ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu.<br />
3. Một số khái niệm cần thiết theo góc nhìn QLQT chất lượng<br />
a. Quản lý<br />
- là xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chính sách, kế hoạch, qui chế, qui định,<br />
qui trình, biểu mẫu thực hiện;<br />
- tìm nguồn lực, dẫn dắt tổ chức đi theo định hướng đã được xác định.<br />
b. Quản trị<br />
- tổ chức thực thi các chính sách, kế hoạch, qui chế, qui định, qui trình, biểu mẫu đã<br />
được ban hành;<br />
- tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thực hiện, sơ kết, tổng kết, đề xuất cải tiến.<br />
c. Hệ thống QLQT chất lượng – các thành phần, thành tố cơ bản<br />
Theo [4], hệ thống QLQT chất lượng trong một tổ chức giáo dục là trường đại học<br />
có ba thành phần với các thành tố tương ứng như sau:<br />
Thành phần 1: Quản lý cấp trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
Thành phần 2: Quản trị hệ thống<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thành phần quản trị CTĐT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh các thành tố từ ba thành phần trên và các thành tố của phương thức đào tạo<br />
theo HCTC với hệ thống QLQT hiện tại của trường là không khác biệt nhiều về hình thức,<br />
vấn đề là ở chỗ phát hiện ra những điểm chưa phù hợp và làm sâu sắc hơn những nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4<br />
các thành tố đã có dựa trên bản chất văn hóa tổ chức trong HCTC, dựa trên khoản b và c<br />
của mục 2.<br />
a. Các rào cản<br />
- Rào cản “Tầm nhìn, góc nhìn”, tại sao chúng ta phải thay đổi? Tranh cãi những thay<br />
đổi đó đâu phải là học chế tín chỉ? Do đó, tranh luận không có hồi kết.<br />
- Rào cản “Nguồn lực” = “Con người, Tài chính, Cơ sở vật chất, Thời gian”. Chúng<br />
ta tiến hành thay đổi với những nguồn lực nào? Ở đâu?<br />
- Rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, tâm lý đám đông”: Tôi phải thay đổi cái gì? Hiệu<br />
quả là ở đâu? Người ta có làm thế không nhỉ?<br />
- Rào cản “xã hội”: Xã hội có hiểu, chia sẻ và ủng hộ với những thay đổi của chúng<br />
ta hay không?<br />
Từng bước tháo gỡ được các rào cản sẽ hình thành được động lực mới cho sự phát triển.<br />
4. Đề xuất mô hình và các giải pháp<br />
a. Mô hình chuyển đổi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b. Các giải pháp: Từng bước tháo gỡ được các rào cản sẽ hình thành được động lực<br />
mới cho sự phát triển<br />
- Khắc phục rào cản “Tầm nhìn, góc nhìn”: chấp nhận chuyển đổi là một quá trình<br />
cần có thời gian, không nóng vội, đối phó, thành tích, thiếu kiên trì, tâm lý địa<br />
phương,...tiếp đó, tổ chức các hội thảo, tập huấn, tham quan học hỏi,...<br />
- Khắc phục rào cản “Nguồn lực”: xây dựng Chiến lược/kế hoạch tổng thể và chia<br />
thành nhiều giai đoạn để thực thi; mỗi giai đoạn làm theo kiểu dự án có mục tiêu,<br />
các sản phẩm, nguồn lực rõ ràng; sử dụng các chuyên gia tư vấn thực tế.<br />
<br />
Trang 5<br />
- Khắc phục rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, tâm lý đám đông”: kết hợp hài hòa các<br />
biện pháp động viên, khuyến khích và hành chính; ban hành các chính sách phù hợp<br />
và đảm bảo tài chính; tạo ra sự khác biệt, tự hào.<br />
- Khắc phục rào cản “xã hội”: tăng cường tuyên truyền, quảng bá thực chất, xây dựng<br />
nhiều giải pháp công khai, minh bạch cho các bên liên quan, xây dựng lòng tin.<br />
c. Tổ chức thực hiện<br />
Ý kiến đề xuất<br />
Về phía Trường<br />
- Thành lập ban chỉ đạo, trong ban chỉ đạo cần có một điều phối viên (thư ký thường<br />
trực làm việc toàn thời gian).<br />
- Nhiệm vụ cơ bản của ban chỉ đạo có thể hình dung như sau:<br />
xây dựng mục tiêu, kế hoạch/chiến lược tổng thể triển khai;<br />
hoạch định các nội dung và phân công công việc, xác định nguồn lực, phân kỳ<br />
thực hiện;<br />
xác định tư vấn (nếu cần);<br />
tổ chức các hoạt động khắc phục rào cản “tầm nhìn” và rào cản “xã hội”;<br />
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện của các bộ phận được giao nhiệm vụ;<br />
thông qua các kết quả thực hiện và tư vấn Ban giám hiệu đưa vào áp dụng theo<br />
các kết quả đã thông qua;<br />
xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của điều phối viên.<br />
Về phía các đơn vị chức năng, các cá nhân CBVC: tạo điều kiện cung cấp thông tin,<br />
các lĩnh vực cần điều chỉnh của mình để xây dựng kế hoạch và phân kỳ thực hiện kế hoạch.<br />
Kết luận<br />
Đào tạo theo HCTC không phải là vấn đề mới, tuy nhiên để trả lời câu hỏi nó thực<br />
sự là gì, phụ thuộc vào góc nhìn về học chế này.<br />
Việc triển khai chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ theo góc nhìn của hệ<br />
thống QLQT chất lượng giúp chúng ta xác định được điểm xuất phát, hành trình đi lên và<br />
cách thức đo lường sự thay đổi. Đảm bảo sự phát triển bền vững và điều hết sức quan trọng<br />
nữa là tạo cho nhà trường tâm thế luôn sẵn sàng tham gia kiểm định chất lượng quốc gia,<br />
khu vực, quốc tế trên con đường xây dựng thương hiệu của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Luật Giáo dục Đại học<br />
2. Quản lý chất lượng, Các bài học và công cụ thực hiện – Giáo trình ĐHKT Tp.HCM,<br />
1998<br />
3. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách GDĐH VN, TS. Eli<br />
Mazur.<br />
4. Asean University Network – Quality Assurance, Guide to Actual QualityAssesment<br />
At Programme Level, 2013<br />
5. Những bài học về tín chỉ Mỹ - GS. Vũ Quốc Phóng, ĐH Ohio, 2006<br />
6. Năm sai lầm của giáo dục Mỹ, W. James Popham, Đại học California, 2006<br />
7. Đào tạo theo tín chỉ Mỹ: Ghi nhận và Suy ngẫm, GS.TS. Nguyễn Hữu Việt Hưng,<br />
ĐH KHTN, ĐHQGHN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
Trang 8<br />