intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch theo hướng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết của mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, mô hình liên kết trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch theo hướng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 2354-0753 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH THEO HƯỚNG KẾT NỐI GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Đỗ Tuyết Ngân+, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hồng Vân +Tác giả liên hệ ● Email: dtngandl52@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 12/4/2020 Human resources play a very important role in the development of the tourism Accepted: 08/5/2020 industry. However, training tourism manpower at educational institutions is Published: 25/5/2020 inadequate and weak in terms of quality. This article investigates into the actual situation of training and developing tourism human resources by Keywords connecting tourism businesses with Thai Nguyen University of Science in training, developing, tourism order to propose some solutions to promote an effective training strategy for manpower, tourism business, tourism manpower. Thai Nguyen University of Sciences. 1. Mở đầu Hiện nay, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), nước ta có trên 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước). Trong đó, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy với chất lượng mang tính chuyên nghiệp. Do vậy, cùng với tiến bộ tăng trưởng du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới, kết hợp với công tác không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có với số lượng tương tự. Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,5 triệu lao động làm trong ngành Du lịch, mang lại doanh thu khoảng 35 tỉ USD. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là lao động Việt Nam lành nghề trong ngành Du lịch đang rất thiếu và yếu. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập nhanh với khu vực và thế giới, Việt Nam cũng vừa gia nhập Hiệp định đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Du lịch là một trong 8 ngành nghề nằm trong thỏa thuận các ngành nghề sẽ được thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Bên cạnh những cơ hội thì việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này tại nước ta càng cần được quan tâm, chú trọng. Các cơ sở đào tạo cần nhận thức sâu sắc yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của quá trình hội nhập là phải có năng lực đảm nhiệm chức danh quản lí nhà nước về du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức hoặc có một mô hình liên kết phù hợp để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế du lịch quốc gia. Đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên (SV) tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo (Phùng Xuân Nhạ, 2008). Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết của mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, mô hình liên kết trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng đào tạo ngành Du lịch tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực Du lịch - Dịch vụ; phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH khu vực Trung du miền núi phía Bắc và cả nước. Trong suốt 9 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Khoa luôn là đơn vị có sự ổn định về tổ chức đội ngũ giảng viên (GV), số lượng SV, chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay (2011-2020), Khoa Du lịch liên tục phát triển và không ngừng chú ý thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa thường xuyên cập nhật chương trình và nội dung giảng dạy nhằm phục vụ theo nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp; Khoa đã và đang đào tạo được 9 khóa với số lượng hơn 600 SV, trong đó khoảng 200 SV đã ra trường. SV ra trường có việc làm luôn đạt tỉ lệ trên 90%, trong đó khoảng 73% làm đúng chuyên ngành. Hiện nay, Khoa Du lịch đang đào tạo hơn 400 SV với 02 ngành và 06 chương trình đào tạo: Ngành Du lịch (Du lịch, Nhà hàng - 254
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 2354-0753 Khách sạn, Du lịch thông minh) và ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành (Lữ hành - Hướng dẫn, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn và chương trình chất lượng cao Quản trị Khách sạn & Resort). Với triết lí đào tạo gắn liền với thực tiễn, Khoa đã đào tạo ra những thế hệ SV có năng lực đáp ứng yêu cầu lao động ngày càng khắt khe của tổ chức và doanh nghiệp. Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên luôn có kế hoạch chiến lược xây dựng Khoa Du lịch là đơn vị mũi nhọn trong đào tạo. Ngành Du lịch của Trường hiện nay đã trở thành cơ sở đào tạo có thương hiệu, được các đơn vị kinh doanh du lịch đặt hàng tuyển dụng lao động và liên kết đào tạo. 2.2. Liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp Liên kết là sự liên thông và kết nối, gắn chặt với nhau giữa 2 hay nhiều chủ thể. Theo đó, liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch (DNDL) chỉ sự kết nối giữa một bên là nhà trường và một bên là DNDL, một trường có thể liên kết với một hoặc nhiều DNDL và ngược lại, một DNDL có thể liên kết với một hoặc nhiều trường theo nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Anderson (2004) ghi nhận liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp được đề xuất từ những năm 1810 bởi triết gia người Đức Willhelm Humboldt với nhận định nhà trường ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Rohrberck và Arnold (2006) phân tích động lực cho liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp từ phía nhà trường gồm đẩy mạnh hoạt động giảng dạy, tăng nguồn tài chính/tài trợ, nguồn tri thức và dữ liệu kiểm chứng, áp lực chính trị, tăng cường uy tín, cơ hội việc làm cho SV tốt nghiệp; từ phía doanh nghiệp nhằm tìm kiếm nguồn công nghệ hiện đại, sử dụng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực với chi phí thấp, chia sẻ rủi ro trong nghiên cứu cơ bản, ổn định các dự án nghiên cứu dài hạn, kênh tuyển dụng quan trọng. 2.3. Các hình thức liên kết giữa Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên với doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ngành Du lịch Quan sát các mô hình liên kết giữa Trường Đại học Khoa học và DNDL hiện nay, chúng tôi ghi nhận có những hình thức như sau: Chương trình thực tập (Internship Program); Tour trải nghiệm nghề nghiệp (Career Tour); Lớp liên kết (Linkages Training Course); Ngày hội việc làm (Career Expo); GV thỉnh giảng (Visiting Lecturer)… Chương trình thực tập (Internship Program): Ra đời sớm nhất trong các hình thức liên kết giữa Nhà trường và DNDL, chương trình thực tập cuối khóa với thời lượng 1,5 tháng giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn, hình dung được công việc cụ thể sau khi ra trường. Đối với SV, thực tập tốt nghiệp là thời kì quá độ từ lao động dự nguồn thành một lao động thực thụ, về bản chất đây là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cần thiết của SV theo mục tiêu đào tạo. Hiện nay, tất cả các đối tác kí kết hợp tác chiến lược với Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên như Công ty Du lịch và Khách sạn Dạ Hương, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á, Công ty TNHH Sự kiện & Du lịch Quốc tế Hasu, Công ty TNHH Sự kiện & Du lịch Quốc tế Sao Việt, Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Minh Hoàng, Công ty Cổ phần Kim Thái, Công ty TNHH Khách sạn Du lịch và Thương mại Phú Thái Hà,… hằng năm đều tiếp nhận SV của Khoa tới thực tập. Đối với các công ty lữ hành, SV được tham gia vào quá trình dẫn tour, đi thị trường, phụ tour,… còn tại các khách sạn, SV được luân phiên tiếp cận tại các bộ phận: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, tổ chức hội nghị, sự kiện, sale, marketing,… Trong quá trình đi thực tập tại các doanh nghiệp, SV Khoa Du lịch đều được ghi nhận sự đóng góp của mình như một lao động thời vụ, được chấm công và thậm chí còn nhận được thù lao tương ứng theo quy định của từng DNDL. Kết thúc kì thực tập, SV sẽ hoàn thành một báo cáo kết quả thực tập theo yêu cầu về hình thức và nội dung của nhà trường dưới sự hướng dẫn của GV. Đồng thời, SV nhận được bản đánh giá kết quả, quá trình thực tập của DNDL. Cùng với chất lượng báo cáo kết quả thực tập, bản đánh giá của DNDL chiếm 30% trọng số điểm là cơ sở để GV hướng dẫn ghi nhận kết quả thực tập của SV. Tour trải nghiệm nghề nghiệp (Career Tour): Phát triển từ các tour trải nghiệm của SV du lịch lữ hành và hướng dẫn du lịch, hình thức tour trải nghiệm nghề nghiệp cũng được áp dụng cho ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn với kì vọng giúp các em có cái nhìn chính xác và toàn diện về cách hoạt động và định vị vị trí công việc tương lai trong ngành Khách sạn và Dịch vụ. Tour trải nghiệm nghề nghiệp là một chuyến đi ngắn do Khoa liên kết với DNDL dưới dạng một tour du lịch hoặc một buổi tham quan tại các nhà hàng, khách sạn từ 3 sao trở lên trong và ngoài phạm vi thành phố. Hình thức liên kết này được triển khai trong các học phần Thực tế chuyên môn 1, 2, 3 trong chương trình đào tạo của SV ngành Du lịch. Bản chất tour là một chương trình được thiết kế nhằm giúp SV tiệm cận với nghề nghiệp bằng cách đưa SV đến môi trường làm việc thực thụ và chuyên nghiệp. Các hoạt động tiêu biểu gồm: tham quan, lắng nghe chia sẻ của lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp; đào tạo về kĩ năng, năng lực cần thiết; trải nghiệm, thực tập với vị trí công việc trong ngành Du lịch như: hướng dẫn viên, điều hành, lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ buồng, bàn, bar, bếp,… 255
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 2354-0753 Ngoài ra, các tour trải nghiệm còn được tích hợp vào một học phần có giờ thực hành hoặc được trang bị như một học phần có tính năng bổ sung trong chương trình đào tạo. Kết thúc tour, SV cần hoàn thành một báo cáo ngắn theo yêu cầu về nội dung và hình thức của Nhà trường, GV hướng dẫn sẽ đánh giá kết quả SV thông qua thái độ và kĩ năng trong chuyến đi cùng với báo cáo này. Lớp liên kết (Linkages Training Course): Lớp liên kết là hình thức phổ biến nhất trong đào tạo chuyên ngành Nhà hàng - Khách sạn với các học phần đòi hỏi trang thiết bị phục vụ giảng dạy và yếu tố kinh nghiệm, bí quyết cho sự thành công của nghề nghiệp tương lai. Về bản chất, lớp liên kết là một hình thức chuyển đổi môi trường đào tạo từ Nhà trường (thiếu điều kiện) sang DNDL được chọn làm đối tác (vì đủ năng lực đáp ứng). Trong mô hình này, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là người tổ chức đào tạo, quá trình quản lí và trực tiếp đào tạo được chuyển sang cho DNDL. Song song với hoạt động sản xuất - kinh doanh, môi trường chuyên nghiệp của DNDL trở thành lớp học cho một học phần với thời lượng tương ứng trong chương trình đào tạo. Hiện nay, các học phần chuyên ngành như Nghiệp vụ khách sạn, Nghiệp vụ bàn, Nghiệp vụ bar, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ lữ hành,… ngoài thời gian học lí thuyết tại Nhà trường thì thời lượng thực hành SV được bố trí đến các DNDL học ngay tại không gian thực địa, được tận mắt quan sát, theo dõi mô hình hoạt động, quá trình tác nghiệp của các nhân viên lành nghề tại các DNDL như quy trình trải ga giường; xử lí các vấn đề khi check-in, check-out; nhận biết, pha chế các loại rượu, đồ uống hay sử dụng các phần mềm, trang thiết bị của bộ phận điều hành,… Theo điều tra của chúng tôi, có đến 98% SV đánh giá cao hiệu quả và tỏ ra rất hào hứng với hình thức lớp học liên kết này. Ngày hội việc làm (Career Expo): Xuất phát từ mối quan hệ nhà trường là nguồn tuyển dụng cung cấp nhân lực du lịch cho các DNDL (được xúc tiến bởi các hình thức như doanh nghiệp gửi thông báo tuyển dụng đến nhà trường, nhà trường chuyển thông tin đến SV, nhà trường tìm ứng viên phù hợp giới thiệu cho doanh nghiệp,…). Ngày hội việc làm nhằm hình thành không gian trưng bày, quảng bá thương hiệu, công khai nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp, SV chủ động sẽ tìm đến nhà tuyển dụng để tìm hiểu về môi trường làm việc của đơn vị muốn ứng tuyển và tìm kiếm cơ hội việc làm. Tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, các buổi tư vấn hướng nghiệp và ngày hội việc làm thường được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm, trước khi SV năm cuối tham dự kì thi tốt nghiệp. Tại đây, nhiều hoạt động về tư vấn tuyển dụng được tổ chức sẽ là cơ hội để SV tiếp cận, giao lưu với chuyên gia tuyển dụng, các khách mời là lãnh đạo, quản lí DNDL về các cơ hội nghề nghiệp. Đồng thời, ngày hội việc làm chính là dịp để nhà tuyển dụng gặp gỡ trực tiếp một số lượng lớn ứng viên và lựa chọn, sàng lọc những cá nhân ưu tú nhất cho công tác tuyển dụng của doanh nghiệp nói chung và DNDL nói riêng. Riêng đối với ngành Du lịch, SV có thể chuẩn bị sẵn hồ sơ, tham gia phỏng vẫn và thực hiện tác nghiệp ngay tại giảng đường. Kết quả là nhiều bạn SV có kiến thức, tay nghề tốt đã tìm kiếm được cơ hội việc làm ngay khi còn chưa tốt nghiệp. GV thỉnh giảng (Visiting Lecturer): GV thỉnh giảng từ DNDL là lựa chọn tốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đào tạo về du lịch hiện nay. Luật Giáo dục 2019 quy định tại Điều 71 rằng cơ sở giáo dục được mời người có đủ tiêu chuẩn (có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; có kĩ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp) đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Điều 57 của Luật Giáo dục đại học 2013 quy định GV thỉnh giảng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền theo hợp đồng thỉnh giảng. Trong mô hình này, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên thông qua đề xuất của Khoa Du lịch mời GV thỉnh giảng, báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân ở trong nước về tham gia công tác giảng dạy một hoặc một số học phần trong chương trình đào tạo. Nhà trường chủ động mời những chuyên gia, nhà quản lí doanh nghiệp giàu kinh nghiệm về làm GV thỉnh giảng (mang kinh nghiệm thực tế từ DNDL đến SV). Một số học phần Khoa Du lịch đã và đang tiến hành mời giảng các chuyên gia, nhà quản lí DNDL là các học phần chuyên ngành, có tính thực tế như: Di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch, Chiến lược phát triển khách sạn, Văn hóa doanh nghiệp,… Các hình thức liên kết giữa Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và DNDL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội, theo đó là mục tiêu, các ưu, nhược điểm khác nhau trong điều kiện hiện nay. Hiện nay, Nhà trường đồng thời áp dụng các hình thức này nhưng tùy điều kiện, năng lực tài chính, năng lực của SV mà nội dung, hình thức và mức độ thực hiện rất khác nhau. Vấn đề liên kết này đôi khi còn mang tính tự phát, chưa có thống kê chính thức và chiến lược lâu dài nên hiệu quả chưa cao. Từ góc nhìn đó, các DNDL đề cao trách nhiệm xã hội đã chung tay cùng với Nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua việc tích cực hỗ trợ hoạt động thực tập, hỗ trợ trang thiết bị dạy học, nguồn học liệu chuyên sâu, nguồn GV, chuyên gia cấp cao và nguồn tài trợ lớn,… góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ở các trường thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DNDL tỏ ra 256
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 2354-0753 thờ ơ, chỉ đòi hỏi Nhà trường phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và doanh nghiệp chỉ việc tuyển lựa nhân sự phù hợp, chưa đồng hành cùng Nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết giữa Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các doanh nghiệp du lịch - Về phía nhà trường: + Chủ động hơn trong việc mời các nhà quản lí, nhân lực giỏi từ DNDL tham gia vào hoạt động đào tạo của Nhà trường về những kĩ năng tác nghiệp trên máy móc, thiết bị thực tế để quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên giảng đường sát với thực tiễn (hiện nay, công tác này vẫn chủ yếu bó hẹp trong phạm vi nội tỉnh). + Nâng cao năng lực đào tạo thông qua bồi dưỡng trình độ của đội ngũ GV. Hằng năm, Nhà trường cần có những chương trình hỗ trợ cho GV trong trường được tham gia các khóa học chuyên sâu về kĩ năng nghề tại các DNDL. + Hiện nay, phòng nghiệp vụ của Nhà trường còn sơ sài, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế so với các DNDL nên việc thực hành tại Trường còn gặp nhiều khó khăn khi cho sinh viên tiếp cận với những trang thiết bị, phần mềm,… chuyên sâu trong công việc. Vì vậy, cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và liên tục cập nhật, đổi mới chương trình nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục. + Thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác. Công tác này hiện nay chủ yếu do các GV tự liên hệ nên còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, đề xuất nên thành lập một bộ phận độc lập không làm công tác kiêm nhiệm, có ngoại ngữ, năng lực,… chuyên nghiên cứu, kết nối việc liên kết giữa Nhà trường và DNDL. - Về phía doanh nghiệp: + Tạo điều kiện tiếp nhận SV kiến tập, thực tập, khảo sát, tuyển dụng và sử dụng SV tốt nghiệp của Nhà trường với hợp đồng lâu dài và chế độ đãi ngộ chứ không chỉ là những hợp đồng ngắn hạn trong mùa cao điểm của du lịch. + Có chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường đại học với nhiều hình thức như cung cấp thêm học bổng, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp. + Chủ động phối hợp với trường đại học trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp,… sao cho có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành. + Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, GV có chất lượng cao trong các trường đại học tham gia vào những dự án hoặc chia sẻ, cố vấn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nội bộ. 3. Kết luận Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch là rất cần thiết, phù hợp với bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần sự vào cuộc thực sự của cả các trường đại học và doanh nghiệp dưới sự định hướng của Chính phủ. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực, hai bên chủ thể trường đại học và DNDL có thể liên kết trao đổi nguồn nhân lực; liên kết thực hiện các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn; liên kết tổ chức thực tập thực tế cho SV; liên kết thành lập hội đồng tư vấn đào tạo, khảo sát nhu cầu nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó đề xuất mô hình liên kết và đo lường hiệu quả của việc liên kết. Mô hình đề xuất cần được nghiên cứu sâu hơn và kiểm chứng trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch cũng là một gợi ý tiếp theo cho những nghiên cứu sau của chúng tôi. Tài liệu tham khảo Anderson, R.D. (2004). European Universities from the Enlightenment to 1914. Oxford University Press. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018). Nhân lực ngành du lịch: Thiếu lao động lành nghề. Truy cập tại http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=28639. Đinh Văn Toàn (2016). Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học (chuyên san Kinh tế và Kinh doanh), Đại học Quốc gia Hà Nội, số 24, tr 1-8. Phùng Xuân Nhạ (2008). Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học (chuyên san Kinh tế và Kinh doanh), Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32, số 4, tr 69-80. Rohrberck R. & Arnold H. M. (2006). Making university-industry collaboration work - A case study on the Deutsche Telekom Laboratories contrasted with finding in literature. Proceedings of ISPIM Annual Conference of “Networks for Innovation”, Athens, Greece. Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên (2019). Báo cáo công tác hoạt động năm học 2019-2020. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 257
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2