intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp ứng điều trị giảm đau trên bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đáp ứng điều trị giảm đau trên bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà trình bày xác định tỷ lệ bệnh nhân ung thư đáp ứng với điều trị giảm đau trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp ứng điều trị giảm đau trên bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà

  1. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN TRONG TUẦN ĐẦU TIÊN CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TẠI NHÀ HUỲNH HOA HẠNH1, QUÁCH THANH KHÁNH2, HUỲNH NGỌC VÂN ANH1, PHAN ĐỖ PHƯƠNG THẢO3, NGUYỄN NGỌC HƯƠNG THẢO3, HỒ MINH NHỰT3, PHAN HÀ MINH3, PHẠM TUẤN LINH3, VŨ TRẦN MINH NGUYÊN3, HOÀNG THỊ MỘNG HUYỀN4, CẤN VŨ LAN ANH5 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau là một trong những triệu chứng chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Hơn 50% bệnh nhân ung thư có triệu chứng đau từ khi mới chẩn đoán bệnh. Hơn 1/3 trong số này có mức độ đau từ vừa đến nặng. Kiểm soát đau tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển còn là một vấn đề khá mới tại Việt Nam và có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm đau trên đối tượng này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân ung thư đáp ứng với điều trị giảm đau trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà. Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi. Mức độ đau được đánh giá theo thang đo NRS qua 2 thời điểm, trước và sau khi điều trị tại nhà 1 tuần (T0 và T1). Đáp ứng điều trị khi điếm số đau giảm từ 3 điểm trở lên sau 1 tuần chăm sóc giảm nhẹ tại nhà. Sử dụng mô hình hồi qui Poisson để tìm mối liên quan giữa đặc tính mẫu và đáp ứng điều trị giảm đau. Kết quả: Có 82 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Sau tuần đầu tiên chăm sóc tại nhà, 71% bệnh nhân có đáp ứng với điều trị giảm đau. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, chỉ số KPS, mức độ đau ban đầu với đáp ứng điều trị giảm đau. Kết luận: Điều trị giảm đau trên những bệnh nhân ung thư được chăm sóc giảm nhẹ tại nhà trong tuần đầu tiên là có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu ban đầu để đề xuất mở rộng chương trình chăm sóc giảm nhẹ tại nhà sang các BV tuyến quận, huyện. Cần có thêm nhiều nghiên cứu theo dõi hiệu quả giảm đau theo thời gian điều trị tại nhà, cũng như tác động của giảm đau đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư được chăm sóc tại nhà. Từ khóa: Đau, đáp ứng điều trị, hiệu quả giảm đau, ung thư giai đoạn tiến xa, chăm sóc giảm nhẹ tại nhà. ABSTRACT Pain treatment response to advanced cancer patients during the first week of home - based palliative care Background: Pain is one of the main symptoms affecting the quality of life of cancer patients. More than 50% of people diagnosed with cancer experience pain and of those people, more than one - third experience moderate to severe pain levels. Pain control of advanced cancer patients receiving home - based palliative care is a relatively new issue in Vietnam, and few studies have evaluated the analgesic effect on this patients. Objectives: Determine the proportion of cancer patients responding to pain relief during the first week of home – based palliative care. Methods: This is a follow-up study. On arrival in - home care (T0) and after one week (T1), pain intensity was evaluated with the NRS scale. Pain treatment response was defined as a ≥3 point reduction from baseline. 1 Đại học Y Dược TP.HCM 2 ThS. BSCKII. Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, kiêm Trưởng Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 3 BS. Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 4 ĐDCKI. Điều dưỡng Trưởng Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 5 ĐD Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 279
  2. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Using Poisson regression model, predictive factors associated with pain treatment response were assessed. Results: A total of 82 advanced cancer patients with pain at the initial assessment (T0) were entered into the study. After the first week of treatment, 71% patients were recorded responding to pain relief. Factors associated with treatment response were gender (p = 0,004), Karnofsky performance status (p=0,002), and baseline pain intensity (p=0,032). Conclusion: Pain treatment in cancer patients receiving home-based palliative care is effective. The findings provide an initial database to propose the extension of home-based palliative care to district hospitals. Further researches focused on monitoring the effectiveness of pain relief as well as the impact on the quality of life of cancer patients receiving home - based palliative care are needed. Keywords: Pain, treatment response, pain relief effective, advanced cancer, palliative care at home. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn loại trừ: BN yếu, tử vong trước thời gian nghiên cứu kết thúc. Ung thư là một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên Trong thời gian nghiên cứu, có 82 BN thỏa tiêu toàn thế giới, sau tim mạch(13). Hơn 50% bệnh nhân chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. ung thư có triệu chứng đau, 1/3 trong số này phải Thu thập dữ liệu chịu đựng mức độ đau vừa đến nặng(7). Tại các quốc gia đang phát triển, gần 70% bệnh nhân ung Dựa vào danh sách BN mới đăng kí CSGN tại thư phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không còn chỉ nhà. Trong lần thăm khám đầu tiên (T0), chọn ra định điều trị triệt để. Chăm sóc giảm nhẹ, giảm đau những BN có triệu chứng đau và đồng ý tham gia được cho là phù hợp ở giai đoạn này(29). Trong đó, nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp, thăm 80% bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển được khám lâm sàng, đánh giá đau dựa vào bộ câu hỏi chăm sóc giảm nhẹ tại nhà có nhu cầu điều trị giảm soạn sẵn. Sau 1 tuần điều trị (T1), quay lại đánh giá đau(16). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mong tình trạng đau của BN thêm một lần nữa. muốn cung cấp những dữ liệu ban đầu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị đau tại nhà cho Tra cứu hồ sơ bệnh án các thông tin về đặc điểm lâm sàng, quá trình điều trị cũng như thông tin bệnh ung thư, làm cơ sở đề xuất mở rộng chương thuốc giảm đau BN sử dụng trong tuần đầu tiên. trình chăm sóc giảm nhẹ tại sang các bệnh viện tuyến quận, huyện. Định nghĩa “Đáp ứng điều trị giảm đau”: BN có Mục tiêu nghiên cứu đáp ứng điều trị giảm đau khi điểm số đau giảm từ 3 điểm trở lên (NRS 0 - 10) sau 1 tuần điều trị. Trong Mô tả đặc điểm tình trạng đau. đó, đáp ứng 1 phần khi BN có giảm ≥3 điểm nhưng vẫn còn đau. Đáp ứng hoàn toàn khi BN hết đau So sánh điểm số đau trước và sau 1 tuần điều hoàn toàn. trị giảm đau tại nhà. Phân tích thống kê Xác định tỷ lệ BN có đáp ứng điều trị giảm đau trong tuần đầu tiên được CSGN tại nhà. Nhập liệu bằng Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng Stata 13.0. Xác định mối liên quan giữa đáp ứng điều trị giảm đau và đặc tính mẫu. Thống kê mô tả PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các biến số định tính, trung bình và độ lệch chuẩn với các biến Thiết kế nghiên cứu số định lượng có phân phối bình thường, trung vị và Nghiên cứu theo dõi. khoảng tứ phân vị với các biến số định lượng có phân phối không bình thường. Dân số nghiên cứu: Tất cả những BN ung thư có triệu chứng đau ở lần đầu tiên CSGN tại nhà từ Thống kê phân tích tháng 4 đáng tháng 10 năm 2017. Phép kiểm Wilcoxon sắp hạng có dấu so sánh điểm đau khi BN mới nhập khoa và sau điều trị 1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: BN trên 18 tuổi, ung thư tuần, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p
  3. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Phép kiểm χ² để kiểm định mối liên quan giữa Đặc điểm n % biến số đáp ứng điều trị giảm đau với các đặc tính Dưới cấp 1 9 11 mẫu. Cấp 2 28 34 Phương trình hồi quy Poisson đơn biến, đa biến Cấp 3 28 34 phân tích mối liên quan giữa đặc tính mẫu với đáp ứng điều trị giảm đau. Trên cấp 3 17 21 KẾT QUẢ Khả năng chi trả Thừa khả năng 39 48 Có 101 bệnh nhân được CSGN tại nhà trong thời gian nghiên cứu tiến hành, trong đó có 91 bệnh Vừa đủ khả năng 38 46 nhân bị đau trong lần thăm khám tại nhà đầu tiên. Không đủ khả năng 5 6 Tuy nhiên, vì một số lý do BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nặng, bệnh nhân đang điều trị tại Bảng 1. Đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội nhà phải chuyển điều trị nội trú hoặc bệnh nhân tử Đặc điểm n % vong trước thời điểm nghiên cứu kết thúc nên thực tế còn 82 bệnh nhân. Ung thư nguyên phát Đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội Tiêu hóa 22 27 Vú- Phụ khoa 22 27 Bệnh nhân nữ chiếm đa số. Độ tuổi trung bình là 65,8 ± 13,5, tuổi nhỏ nhất là 39, lớn nhất là 90. Tỷ Đầu- Mặt- Cổ 14 17 lệ bệnh nhân theo đạo phật chiếm hơn 50% mẫu Hô hấp 11 13 nghiên cứu. Đa số bệnh nhân có trình độ học vấn từ Tiết niệu 6 7 cấp 2 và cấp 3 trở lên. Khi được hỏi về khả năng chi trả cho quá trình điều trị tại nhà, hầu hết các bệnh Khác 7 9 nhân nói rằng họ có đủ hoặc dư khả năng chi trả, chỉ Ung thư di căn 6% bệnh nhân là không đủ khả năng (bảng 1). Có 59 72 Đặc điểm lâm sàng, điều trị Không 23 28 Bảng 2 cho thấy ung thư ống tiêu hóa và ung Vị trí di căn thư vú - phụ khoa là 2 vị trí ung thư nguyên phát Hạch 25 42 chiếm tỷ lệ cao nhất và bằng nhau 27%. Gần ¾ đối tượng nghiên cứu đang ở giai đoạn ung thư di căn. Xương 25 42 Trong đó, di căn hạch và di căn xương là 2 vị trí di Gan 18 31 căn thường gặp nhất. Gần 70% bệnh nhân trong Phổi 17 29 mẫu nghiên cứu đã được điều trị đặc hiệu. Hơn ¾ bệnh nhân trước khi đăng kí chăm sóc giảm nhẹ tại Não 7 12 nhà cũng đã dùng thuốc để giảm đau. Tỷ lệ bệnh Khác 17 19 nhân ung thư giai đoạn tiến triển có bệnh lý đi kèm là Điều trị đặc hiệu 60%. Chỉ số hoạt động cơ thể có điểm số trung bình là 62,19 ± 8,17. Bệnh nhân có chỉ số hoạt động trung Có 55 67 bình thấp nhất là 40 và cao nhất là 80. Không 27 33 Đặc điểm n % Điều trị thuốc giảm đau Tuổi 65,8 (39 – 90) 64 78 Có Giới 18 22 Không Nữ 50 61 Bệnh lý đi kèm Nam 32 39 Có 49 60 Tôn giáo Không 33 40 Phật giáo 43 52 Chỉ số KPS* 62,19 (40 – 80) Không 22 27 Thiên chúa 17 21 Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng, điều trị Trình độ học vấn TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 281
  4. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Đặc điểm tình trạng đau Sự thay đổi mức độ đau Hầu hết các vị trí trên cơ thể bệnh nhân đều có Điểm số đau trung bình tại thời điểm ban đầu là thể bị đau, đau vùng bụng và vùng lưng thường gặp 6,07, sau 1 tuần giảm còn 3,25. Có sự khác biệt có ý nhất tương đương 44% và 43%, số bệnh nhân bị nghĩa thống kê về điểm số đau giữa 2 thời điểm T0 đau ở chi và đầu mặt cổ chiếm tỷ lệ thấp hơn và T1 với p
  5. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Hình 1. Sự thay đổi mức độ đau sau tuần đầu tiên điều trị tại nhà theo bậc thang giảm đau ba bậc của WHO Hình 2. Sự thay đổi mức độ đau sau tuần đầu tiên điều trị tại nhà Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị bệnh nhân có chỉ số KPS ≥70 sẽ có tỷ lệ đáp ứng điều trị bằng 1,47 lần bệnh nhân có chỉ số KPS
  6. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và đáp ứng nhân trong nghiên cứu đã được điều trị thuốc giảm điều trị giảm đau bằng mô hình hồi qui Poisson đau nhưng tại thời điểm khảo sát ban đầu, điểm số đa biến đau vẫn ở mức cao. Qua đó cho thấy đa số bệnh nhân dù đã được điều trị giảm đau nhưng không đầy PRthô Đặc tính Giá trị PRhc Giá trị đủ. Đây có thể là nguyên nhân làm cho đau cảm thụ (KTCthô 95%) pthô (KTChc95%) phc lâu ngày không được kiểm soát tốt có thể tiến triển Giới tính thành đau thần kinh. Nữ 1,54 1,61 Tỷ lệ bệnh nhân có đau đột xuất tại thời điểm 0,005 0,004 (1,09 - 2,19) (1,16 - 2,23) đánh giá ban đầu là 24%. Tỷ lệ này rất khác nhau Chỉ số giữa các nghiên cứu trên thế giới, dao động từ 14% KPS 1,32 0,059 1,47 0,002 đến 93%. Sự khác nhau được cho là do thiếu tiêu ≥70 (0,98 - 1,76) (1,15 - 1,89) chuẩn trong đánh giá đau đột xuất. Mức đau Đặc điểm sử dụng thuốc giảm đau 1,28 1,32 ban đầu 0,084 0,032 Đau nặng (0,97 - 1,68) (1,02 - 1,70) Có đến 78% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ Tuân thủ điều trị 2,61 0,021 2,32 0,067 giảm đau trước khi được chăm sóc tại nhà nhưng Có (1,25 - 5,47) (0,94 - 5,72) vẫn còn đau nhiều. Trong tuần đầu tiên điều trị, 99% bệnh nhân đã được các bác sĩ CSGN kê đơn thuốc hc: hiệu chỉnh giảm đau opioid. Tỷ lệ này là tương đương với BÀN LUẬN nghiên cứu của Annette S. Strömgren (91%) và cao hơn so với nghiên cứu của Mercadante (35,2 %) và Đặc điểm tình trạng đau nghiên cứu của Meuser (52, 6%)(22,23,28). Nguyên Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm số đau nhân là do trong nghiên cứu của chúng tôi và S. trung bình ban đầu của những BN được CSGN tại Strömgren là khảo sát trong tuần đầu tiên, hơn 2/3 nhà tương đối cao (6,07 ± 2,12). Annette S. bệnh nhân đau vừa và đau nặng, do đó việc sử dụng Stromgren ghi nhận điểm số ban đầu là 70(28). Trong nhóm thuốc opioid để giảm đau là phù hợp theo nghiên cứu của Mystakidou là 88 và của Jordhoy là khuyến cáo của WHO, 2 nghiên cứu còn lại là khảo 48 (thang điểm 100)(19,31). Điểm số đau ban đầu sát tại thời điểm giữa và cuối của chương trình điều trong nghiên cứu của Jordhoy thấp hơn trong nghiên trị, có thể bệnh nhân đã được kiểm soát đau ổn nên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác có thể đã được chuyển sang sử dụng thuốc giảm đau là do tiêu chuẩn chọn mẫu. Trong nghiên cứu của không opioid hoặc các nhóm thuốc hỗ trợ giảm đau. Jordhoy, chọn ra những bệnh nhân ung thư giai Chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ nhóm thuốc giảm đoạn cuối không còn chỉ định điều trị tiệt căn. Trong đau bậc 2, bậc 3 trong nghiên cứu là 35% và 65%. khi nghiên cứu của chúng tôi vừa chọn ra những Annette S. Strömgren ghi nhận được tỷ lệ nhóm bậc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn chỉ định 2 và bậc 3 tương đương 0,7% và 91,3%(28) Cụ thể, điều trị tiệt căn, vừa phải có thêm triệu chứng đau chúng tôi ghi nhận được có 64% bệnh nhân sử dụng lúc ban đầu đánh giá. Do đó, điểm số đau ban đầu morphin, 33% bệnh nhân sử dụng tramadol, fentayl trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. là 6% và codein chỉ chiếm 2%. Ferraz Gonçalves ghi Đau cảm thụ đơn thuần và đau cảm thụ kết hợp nhận tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau như với đau thần kinh trong nghiên cứu của chúng tôi sau: paracetamol là 37%, tramadol là 15%, morphin gần bằng nhau (khoảng 50%). Trong nghiên cứu của là 45%, fentanyl dán là 20% và buprenorphin là Mã Minh Hương, đau cảm thụ đơn thuần chiếm 17%(14). Nghiên cứu Strömgren cũng ghi nhận nhận 79,8%, đau cảm thụ kết hợp đau thần kinh là được morphin chiếm tỷ lệ cao nhất (82%), nhóm 20,2%,(2) kết quả này tương đồng với kết quả nghiên thuốc giảm đau cùng bậc fentanyl chiếm 25%(28). Từ cứu của Davis MP, Walsh D, đau do nguyên nhân kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, morphin thần kinh chiếm 1/3 số bệnh nhân ung thư, có thể ở vẫn là lựa chọn hàng đầu để điều trị đau cho bệnh dạng đơn độc hay phối hợp với đau cảm thụ(10). nhân ung thư đau vừa đến đau nặng. Riêng nghiên Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân đau cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân ung thư sử thần kinh cao hơn so với một số nghiên cứu khác có dụng thuốc giảm đau bậc 2, cụ thể là tramadol cao thể là do có hơn 30% bệnh nhân chưa được điều trị hơn so với các nghiên cứu khác có thể do đây là đặc hiệu, các khối u lớn gây chèn ép vào hệ thống nhóm opioid yếu, ít gây tác dụng phụ cũng như tình thần kinh. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân ung thư vùng trạng lạm dụng chất. Fentanyl là nhóm thuốc cùng đầu mặt cổ cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Một lý bậc với morphin nhưng tỷ lệ sử dụng cũng rất ít do do khác có thể giải thích là mặc dù có đến 78% bệnh có giá thành rất cao và khó cho việc chuẩn hóa liều, 284 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  7. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ thường được chỉ định cho những bệnh nhân khó ứng giảm đau (giảm ≥2 điểm hoặc cải thiện được uống thuốc do buồn nôn, khó nuốt hoặc rối loạn ≥30%), kiểm soát đau tốt chiếm 41% (còn đau ≤3/10 chức năng dạ dày ruột(1). điểm(27). Higginson và cộng sự nhận thấy rằng CSGN dựa vào bệnh viện đã mang đến nhiều lợi ích Trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà, cho bệnh nhân ung thư, tuy nhiên hiệu quả giảm đau liều morphin uống quy đổi trung bình là 45mg/ngày. thì vẫn còn ít(15). Sau khi được CSGN, mức độ đau Kết quả này thì thấp hơn so với nghiên cứu trong nghiên cứu của Bostrom đã giảm đáng kể Strömgren (morphin uống 423,0mg/ngày)(28). Có thể nhưng nhiều bệnh nhân phàn nàn rằng vẫn còn đau thấy được bệnh nhân trong nghiên cứu của vừa đến đau nặng(10). Nhiều nghiên cứu trên thế giới Strömgren có mức đề kháng cao hơn, phải dùng đã chứng minh được sự khác biệt về đáp ứng điều liều opioid cao hơn để có thể đạt mức kiểm soát đau trị trong CSGN, giảm đau cho bệnh nhân ung thư ban đầu. phụ thuộc vào đơn vị chăm sóc giảm nhẹ(4,11,17) Khoa Theo nghiên cứu của Fainsinger, cần 4 - 5 ngày Chăm Sóc Giảm Nhẹ của bệnh viện Ung Bướu TP với liều morphin tiêm 12 - 25mg/ngày để kiểm soát HCM được xem như một trong những mô hình đau cho những bệnh nhân đau nhẹ. Những trường CSGN tiêu biểu trên thế giới với nhiều đội ngũ bác sĩ hợp đau vừa cần 8 - 10 ngày, liều morphin 48 - 64 và điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu về mg/ngày. Cuối cùng là bệnh nhân đau nặng cần từ CSGN(12). Đây có thể là lý do dẫn đến kết quả điều 13 - 22 ngày, liều morphin 68 - 72mg/ngày để đạt trị trong nghiên cứu của chúng tôi có phần khả quan được kiểm soát đau.(25) Sebastiano Mercadante ghi hơn các nghiên cứu khác. Ngoài ra, hiện tại trên thế nhận những bệnh nhân đạt liều opioid ổn định giới không có một định nghĩa chung, cụ thể dùng để khoảng 2 ngày, mức độ đau giảm từ 7,1 xuống 2,3 đánh giá hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân ung thư, và mức tăng liều là 52,11%.(26) Có thể thấy rằng mức cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ về tăng liều morphin chỉ là thước đo theo dõi điều trị đáp ứng điều trị giảm đau giữa các nghiên cứu khác không phải là yếu tố chính dự đoán kết quả điều trị nhau(7). đau. Đánh giá đúng mức độ đau ban đầu, kịp thời Một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị dùng opioid giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau. Liều giảm đau opioid tùy thuộc vào mỗi cá nhân(3). Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy được mối Sự thay đổi mức độ đau trong tuần đầu tiên liên quan giữa giới tính, chỉ số KPS, mức độ đau ban chăm sóc tại nhà đầu và tuân thủ điều trị với đáp ứng điều trị giảm đau Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức trên bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển. độ đau của bệnh nhân giảm có ý nghĩa thống kê sau Một số nghiên cứu được thực hiện trước đây 1 tuần điều trị, điểm số đau giảm từ 6,07 xuống còn thấy rằng giới tính có liên quan đến điều trị đau trên 3,25 (thang điểm 10). Kết quả này tương tự với các bệnh nhân ung thư, những bệnh nhân nữ thường có kết quả được thực tại Việt Nam và trên thế giới. Cụ cảm nhận đau nhiều hơn, hiệu quả giảm đau kém thể như sau, trong nghiên cứu của Lê Thị Xuân hơn nam(9, 20, 24). Nghiên cứu cắt ngang mô tả của Trang, điểm số đau giảm từ 6,17 xuống 3,36(3) Cleeland và cộng sự cho thấy hiệu quả giảm đau ở Meuser và cộng sự đã nghi nhận được điểm số đau nữ giới kém hơn 1,5 lần so với nam giới(8). Kết quả trong nghiên cứu họ giảm từ 65,6 xuống 20,9 (thang này trái ngược với nghiên cứu của chúng tôi. Chúng điểm 100)(23). Sau 2 tuần điều trị, điểm số đau trong tôi nhận thấy những bệnh nhân nữ lại có đáp ứng nghiên cứu của Mystakidou cũng đã giảm đáng kể điều trị tốt hơn nam giới ở cả 2 mô hình đơn biến và từ 88 xuống 38 (thang điểm 100)(31). Nhìn chung, đa biến. Có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của việc giảm đau cho bệnh nhân ung thư đã được ghi chúng tôi nhỏ, bệnh nhân nữ lại chiếm đa số. Trong nhận là có hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ giảm đau tương lai cần có nhiều nghiên cứu hơn xem xét đến khác nhau, còn tùy thuộc vào thời gian điều trị, tiên mối liên quan này. lượng bệnh,… Một yếu tố khác có liên quan đến đáp ứng điều Đáp ứng điều trị giảm đau trong tuần đầu tiên trị là chỉ số hoạt động cơ thể KPS. Những bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ tại nhà có chỉ số hoạt động KPS cao hơn thì có đáp ứng Kết quả đáp ứng điều trị giảm đau khác nhau điều trị tốt hơn. Kết quả này khác với một số nghiên giữa các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng cứu đã thực hiện trước đây, những bệnh nhân có chỉ tôi, có 71% bệnh nhân có đáp ứng sau 1 tuần điều số hoạt động cơ thể cao thì hiệu quả giảm đau lại trị, tỷ lệ bệnh nhân hết đau hoàn toàn chỉ chiếm kém hơn, do họ nhận được ít sự quan tâm và điều trị 24%, còn lại 76% bệnh nhân dù có đáp ứng điều trị đau đúng mức từ bác sĩ hơn là những bệnh nhân có nhưng vẫn còn đau một phần. Nghiên cứu của chỉ số KPS thấp(8, 24, 30). Qua đó có thể thấy được, Sriram Yennurajalingam có 45% bệnh nhân có đáp các bác sĩ tại khoa CSGN của BV Ung Bướu TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 285
  8. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TP HCM luôn chú trọng đánh giá đau đúng mức, Sự thay đổi mức độ đau trong tuần đầu tiên điều trị đau tích cực cho tất cả bệnh nhân, không chỉ điều trị tại nhà: chú trong vào nhóm bệnh nhân yếu, chỉ số hoạt Có sự giảm điểm số đau đáng kể sau 1 tuần động cơ thể kém. điều trị từ. Trong đó có 18% bệnh nhân đã hết đau Về mức độ đau ban đầu cho thấy, những bệnh hoàn toàn, nhóm bệnh nhân có đau nhẹ tăng từ 15% nhân đau nặng thì có đáp ứng điều trị tốt hơn so với lên 43%, đau vừa giảm từ 41% xuống 26%. Đặc biệt những bệnh nhân có đau vừa và nhẹ khi mới bắt nhóm đau nặng ban đầu đã giảm từ 44% xuống còn đầu CSGN tại nhà. Kết quả này tương đồng với 13%. nghiên cứu của Sriram Yennurajalingam (27). Điều Tỷ lệ đáp ứng điều trị giảm đau sau 1 tuần CSGN này có thể được giải thích là do những bệnh nhân có tại nhà mức đau nặng sẽ chú ý đến vấn đề đau nhiều hơn, tuân thủ điều trị tốt hơn nên tỷ lệ đáp ứng sẽ cao Trong tuần đầu tiên chăm sóc tại nhà, có 71% hơn. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, có thể bệnh nhân đáp ứng với điều trị giảm đau. Trong đó, những bệnh nhân có mức đau trầm trọng sẽ được có 24% có đáp ứng hoàn toàn, 76% chỉ đáp ứng 1 quản lý và đánh giá đau toàn diện hơn nên tỷ lệ một phần. giảm đau cũng nhiều hơn(6,21). Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị giảm đau với Những bệnh nhân có tuân thủ điều trị thì tỷ lệ đặc tính mẫu đáp ứng sẽ cao hơn. Sriram Yennurajalingam nhận thấy những bệnh nhân có tương tác tốt với nhân Khi xét mối liên quan giữa đáp ứng điều trị viên y tế góp phần vào sự tuân thủ điều trị của họ, với đặc điểm mẫu nghiên cứu bằng mô hình hồi qui Poisson đa biến, chúng tôi nhận thấy rằng BN nữ, qua đó khả năng đáp ứng điều trị cũng cao hơn(27). chỉ số KPS ≥70, mức đau ban đầu là đau nặng thì có Một trong những ưu điểm của CSGN tại nhà đó là đáp ứng điều trị giảm đau tốt hơn so với nhóm bệnh nhân vừa có được sự quan tâm, chăm sóc của còn lại. gia đình, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối đời, vừa có ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ được sự tương tác tốt với các y bác sĩ. Trước tình trạng quá tải ở bệnh viện, bác sĩ không có nhiều thời Cần mở rộng chương trình CSGN tại nhà sang gian dành cho bệnh nhân. Riêng chương trình các BV tuyến quận, huyện để những bệnh nhân ung CSTN, mỗi lần thăm khám khoảng 60 phút, do đó thư ở xa vẫn có điều kiện được chăm sóc tốt ở giai bệnh nhân có cơ hội được chia sẽ với bác sĩ nhiều đoạn cuối đời. hơn. Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng chính sự Đối với những bệnh nhân nam, chỉ số KPS thấp tương tác tốt này là tiền đề cho việc tuân thủ điều trị cần được nhân viên y tế quan tâm nhiều hơn, đánh và qua đó làm tăng tỷ lệ đáp ứng điều trị(5,18). giá đau đúng mức, điều trị tích cực để giảm đau cho KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ bệnh nhân. Đặc điểm tình trạng đau Bệnh nhân có mức độ đau nhẹ, cần theo dõi và điều trị kịp thời để tránh đau tiến triển thành đau Bệnh nhân có thể bị đau ở nhiều vị trí trên cơ trung bình hoặc đau nặng trong thời gian ngắn. thể. Các vị trí đau thường gặp nhiều nhất là bụng, lưng, chi. Tỷ lệ bệnh nhân có đau từ 2 vị trí trở lên Cần có thêm nhiều nghiên cứu theo dõi hiệu chiếm 45%. Đau cảm thụ và đau hỗn hợp có tỷ lệ quả giảm đau theo thời gian điều trị tại nhà, cũng gần bằng nhau. Đau xương chiếm 1/3 và đau đột như tác động của giảm đau đến chất lượng cuộc xuất là 24% trong mẫu nghiên cứu. sống bệnh nhân ung thư được chăm sóc tại nhà. Hầu hết bệnh nhân đều được sử dụng thuốc hỗ TÀI LIỆU THAM KHẢO trợ giảm đau và thuốc giảm đau trong tuần đầu tiên 1. Eric L Krakauer (2007) Chăm Sóc Giảm Nhẹ cho điều trị. Morphin là thuốc giảm đau được sử dụng Bệnh Nhân HIV/AIDS và Ung Thư ở Việt Nam- nhiều nhất với tỷ lệ 64%, liều morphin qui đổi trung Tài liệu tập huấn cơ bản, Trường Đại Học Y bình 24h là 45mg. Có 19% bệnh nhân phải dùng Khoa Harvard, thêm liều cứu hộ, trung bình mỗi ngày dùng 2 liều cứu hộ để giảm đau. 2. Mã Minh Hương (2009) "Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại khoa Khoảng 1/3 bệnh nhân được ghi nhận là kèm điều trị triệu chứng và giảm đau - bệnh viện Chợ theo các triệu chứng khó chịu khác, táo bón là triệu Rẫy". Y Học TP.Hồ Chí Minh, 13 (6), tr.797-805. chứng thường gặp nhất. Đa số có tuân thủ điều trị trong quá trình được chăm sóc tại nhà. 3. Lê Thị Xuân Trang (2014) Khảo sát hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân ung thư trong tuần đầu 286 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  9. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ tiên điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ bệnh 14. Goncalves F, Almeida A, Antunes C, Cardoso M, viên Ung bướu TP.HCM, Luận văn tốt nghiệp Carvalho M, Claro M, et al. (2013) "A cross- Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược TP HCM, tr. sectional survey of pain in palliative care in 30-75. Portugal". Support Care Cancer, 21 (7), 2033-9. 4. Amigo P, Fainsinger RL et al (2008) "Audit of 15. Higginson et al (2002) "Do hospital-based resource utilization in a regional palliative care palliative teams improve care for patients or program using the Edmonton Classification families at the end of life?". J Pain Symptom System for Cancer Pain (ECS-CP)". J Palliat Manage, 23, p. 96-106. Med, 11 (6), p 816-818. 16. Holzheimer A (2000) "The essentials of pain 5. Bookbinder M., Coyle N., Kiss M., Goldstein M. management for cancer patients receiving home L., Holritz K., Thaler H., et al. (1996) care". Home Care Provid, 5 (4), 120-5. "Implementing national standards for cancer pain 17. Jack B et al (2006) "The impact of the hospital management: program model and evaluation". J specialist palliative care team". European Pain Symptom Manage, 12 (6), 334-47; Journal of Pain, 15, p.476-480. discussion 331-3. 18. Jack B, Hillier V, Williams A, Oldham J (2006) 6. Bruera E, Lawlor P (1997) "Cancer pain "Improving cancer patients' pain: the impact of management". Acta Anaesthesiol Scand, 41 (1 the hospital specialist palliative care team". Eur J Pt 2), 146-53. Cancer Care (Engl), 15 (5), 476-80. 7. Carlson C L (2016) "Effectiveness of the World 19. Jordhoy M S, P. Fayers, J. H. Loge, M. Ahlner- Health Organization cancer pain relief Elmqvist, S. Kaasa (2001) "Quality of life in guidelines: an integrative review". J Pain Res, 9, palliative cancer care: results from a cluster 515-34. randomized trial". J Clin Oncol, 19 (18), 3884-94. 8. Charles S Cheeland (1994) "Pain and its 20. Knudsen A K, Brunelli C, Kaasa S, Apolone G, treatment in outpatients with metastatic cancer". Corli O, Montanari M, et al. (2011) "Which The New England Journal of Medicine, 330 (9), variables are associated with pain intensity and p. 592-596. treatment response in advanced cancer 9. Christine Miaskowski (2004) "Gender patients?--Implications for a future classification Differences in Pain, Fatigue, and Depression in system for cancer pain". Eur J Pain, 15 (3), 320- Patients With Cancer". Journal of the National 7. Cancer Institute Monographs, 32, p. 139-143. 21. Kuehn B M (2005) "Pain studies illuminate the 10. Davis MP, Walsh D (2004) "Epidermiology of placebo effect". JAMA, 294 (14), 1750-1. cancer pain and factor influencing poor pain 22. Mercadante S (1999) "Pain treatment and control". American Journal of Hospice and outcomes for patients with advanced cancer who Palliative Medicine, 21 (2), p. 137-142. receive follow-up care at home". Cancer, 85, 11. Dumitrescu L et al (2007) "Changes in p.1849-1858. symptoms and pain intensity of cancer patients 23. Meuser T, Pietruck C (2001) "Symptoms during after enrollment in palliative care at home". J cancer pain treatment following WHO-guidelines: Pain Symptom Manage, 34, p.488-496. a longitudinal follow-up study of symtom 12. EUROPEAN SOCIETY FOR MEDICAL prevalence , severity and etiology". Pain, 93, ONCOLOGY (2015) ESMO Designated Centre p.247-257. of Integrated Oncology and Palliative Care, 24. Reyes Gibby C C, Ba Duc N, Phi Yen N, Hoai http://www.esmo.org/Patients/Designated- Nga N, Van Tran T, Guo H, et al. (2006) "Status Centres-of-Integrated-Oncology-and-Palliative- of cancer pain in Hanoi, Vietnam: A hospital- Care/Ho-Chi-Minh-City-Oncology-Hospital- wide survey in a tertiary cancer treatment Vietnam, center". J Pain Symptom Manage, 31 (5), 431-9. 13. Global Burden of Disease Cancer, C 25. Robin L Fainsinger et al (2009) "Is Pain Intensity Fitzmaurice, D Dicker, A Pain, H Hamavid, M a Predictor of the Complexity of Cancer Pain Moradi-Lakeh, et al. (2015) "The Global Burden Management?". Journal of clinical oncology, 27 of Cancer 2013". JAMA Oncol, 1 (4), 505-27. (4), p.585-590. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 287
  10. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ 26. Sebastiano Mercadante et al (2006) "Opioid– 29. WHO (2010) Cancer in developing countries: induced or pain relief– reduced symptoms in facing the challenge, advanced cancer patients?". European Journal http://www.who.int/dg/speeches/2010/iaea_foru of Pain, 10 (2), p.153-159. m_20100921/en/, accessed on 9/4/2017. 27. Sriram Yennurajalingam (2012) "Clinical 30. Yong Ho Yun et al (2003) "Multicenter Study of Response to an Outpatient Palliative Care Pain and Its Management in Patients with Consultation in Patient With Advanced Cancer Advanced Cancer in Korea". Journal of Pain and and Cancer Pain". 44, 3, p.340-350. Symtom Management, 25 (5) 28. Stromgren A S, Groenvold M, Petersen M A, Mystakidou et al (2004) "The Palliative Care Quality Goldschmidt D, Pedersen L, Spile M, et al. of Life Instrument (PQLI) in terminal cancer (2004) "Pain characteristics and treatment patients". Health Qual Life Outcomes, 2 (8), p.1-13. outcome for advanced cancer patients during the first week of specialized palliative care". J Pain Symptom Manage, 27 (2), 104-13. 288 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2