Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM ĐAU VÀ ĐÁP ỨNG VỚI THUỐC GIẢM ĐAU<br />
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ<br />
Mã Minh Hương*, Nguyễn Phi Hùng*, Ngô Minh Thuận*, Nguyễn Văn Thuận*, Nguyễn Văn Khôi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về đau và kết quả điều trị giảm đau cho bệnh nhân (BN) ung thư, đặc biệt<br />
là với nhóm thuốc opioid về mặt đáp ứng điều trị, các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu các BN ung thư được điều trị nội trú tại<br />
Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009.<br />
Kết quả: Tổng số 2500 BN, trong đó 1631 BN (65,24%) có đau, tuổi trung bình: 54,58 15,23, nam 916<br />
BN (56,2%), nữ 715 BN (43,8%), đau nhẹ 37 BN (2,3%), đau vừa 776 BN (47,6%), đau nặng 818 BN (50,2%),<br />
298 BN (18,27%) có kiểu đau phối hợp giữa đau do cảm thụ và đau do bệnh lý thần kinh, 170 BN (10,4%) giảm<br />
đau với điều trị đau bậc 1, 984 BN (60,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 2, liều tiêm Tramadol thường là<br />
300mg/ngày (80,9%), 477 BN (29,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 3, Morphin uống đã kiểm soát đau tốt cho<br />
245 BN (51,4% số BN đau nặng) với liều trung bình: 95,76 39,64 mg/24 giờ, liều Morphin tiêm dưới da<br />
(TDD) trung bình: 38 14,98 mg/24 giờ, liều Morphin truyền dưới da liên tục (DDLT) trung bình: 58,70 <br />
23,60 mg/24 giờ, liều Fentanyl dán thường là 25 mcg/giờ. Tác dụng phụ: Táo bón ở Tramadol tiêm (33,7%),<br />
Morphin uống (75,9%), Morphin TDD (82,6%), Morphin truyền DDLT (91,3%), Fentanyl dán (14,5%). Tác<br />
dụng phụ: buồn nôn, nôn ở Tramadol tiêm (7%), Morphin uống (40%), Morphin TDD (37,3%), Morphin<br />
truyền DDLT (39,1%), Fentanyl dán (13,4%). Tác dụng phụ ức chế hô hấp: 0%.<br />
Kết luận: Các thuốc Opioid đã giải quyết được đa số các trường hợp đau trong ung thư. Morphin uống đã<br />
kiểm soát đau hiệu quả cho khoảng ½ số BN đau nặng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là táo bón, buồn nôn và<br />
nôn, không có trường hợp nào ức chế hô hấp. Nhóm điều trị với Morphin gây tác dụng phụ nhiều hơn nhóm điều<br />
trị với Fentanyl dán.<br />
Từ khóa: điều trị giảm đau, ung thư giai đoạn tiến xa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF PAIN AND RESPONSE WITH ANALGESICS IN CANCER PATIENTS<br />
Ma Minh Huong, Nguyen Phi Hung, Ngo Minh Thuan, Nguyen Van Thuan, Nguyen Van Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 138 - 144<br />
Objectives: Survey characteristics of pain and results of analgesic treatment for cancer patients, especially<br />
with opioid drugs about therapeutic response, side effects.<br />
Materials and methods: A retrospective study of analgesic treatment for cancer patients at the Department<br />
of Inpatient treatment - Oncology Centre - Cho Ray hospital from January, 2007 to June, 2008.<br />
Results: Total 2500 patients, 1631 patients (65.24%) had pain, average age: 54.58 15.23, 916 male<br />
patients (56.2%), 715 female patients (43.8%), mild pain: 37 patients (2.3%), moderate pain: 776 patients<br />
(47.6%), severe pain: 818 patients (50.2%), 298 patients (18.27%) had both receptive pain and neuropathic pain,<br />
170 patients (10.4%) had good pain control with treatment level 1, 984 patients (60.3%) had good pain control<br />
* BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCKI. Mã Minh Hương,<br />
<br />
138<br />
<br />
ĐT: 0908413843<br />
<br />
Email:<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
with treatment level 2, the common dose of Tramadol injection: 300mg/day (80.9%), 477 patients (29.3%) had<br />
good pain control with treatment level 3, 216 patients (about 52% patients with severe pain) had good pain<br />
control with Morphin oral (average dose: 95.76 39.64 mg/24 hours), average dose of Morphin subcutaneous<br />
injection: 38 14.98 mg/24 hours, average dose of Morphin continuous subcutaneous infusion: 58.70 23.60<br />
mg/24 hours, the common dose of fentanyl patch: 25 mcg/h. Side effect: Constipation - Tramadol injection<br />
(33.7%), Morphin oral (75.9%), Morphin subcutaneous injection (82.6%), Morphin continuous subcutaneous<br />
infusion (91.3%), Fentanyl patch (14.5%). Side effect: nausea, vomiting – Tramadol injection (7%), Morphin<br />
oral (40%), Morphin subcutaneous injection (37.3%), Morphin continuous subcutaneous infusion (39.1%),<br />
Fentanyl patch (13.4%). Respiratory depressing: 0%.<br />
Conclusions: Opioid drugs solved almost of cancer pain. Morphin oral controled effectively the pain for half<br />
of patients with severe pain. The most common side effects are constipation, nausea and vomiting. Morphin<br />
causes more side effects than fentanyl patch.<br />
Key words: analgesic treatment, advanced cancer patients<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm<br />
2002 ước tính trên toàn thế giới mỗi năm có<br />
khoảng 11 triệu ca ung thư mới. Ước tính đến<br />
năm 2020 có 16 triệu ca ung thư mới/năm(11).<br />
Phần lớn những bệnh nhân (BN) này khi được<br />
chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn. Có khoảng 1/3<br />
số BN ung thư có xuất hiện đau. Những BN ở<br />
giai đoạn muộn, khoảng 2/3 trong số này có<br />
đau(2,9).<br />
<br />
Bệnh nhân ung thư được điều trị nội trú tại<br />
Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng<br />
12/2009.<br />
<br />
Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng<br />
100.000 - 150.000 trường hợp ung thư mới(16),<br />
trong đó ¾ số ung thư khi được phát hiện đã ở<br />
giai đoạn muộn, cần được chống đau và điều trị<br />
triệu chứng chưa tính đến số BN ung thư còn lại<br />
của các năm trước(10). Như vậy, số lượng BN bị<br />
ung thư có những cơn đau đáng kể cần được<br />
điều trị đau có thể là hàng trăm nghìn người.<br />
Do đó, nghiên cứu này nhằm khảo sát các<br />
đặc điểm về đau và kết quả điều trị giảm đau<br />
cho BN ung thư, đặc biệt là với nhóm thuốc<br />
opioid về mặt đáp ứng điều trị, các tác dụng<br />
phụ thường gặp trong quá trình sử dụng. Để có<br />
cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng opioid trong<br />
điều trị đau do ung thư, giúp cải thiện chất<br />
lượng cuộc sống tốt hơn cho BN.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
BN tuổi từ 15 trở lên, được chẩn đoán xác<br />
định là Ung thư (trên lâm sàng hoặc có chẩn<br />
đoán vi thể).<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
BN có rối loạn tri giác, có tiền sử bệnh hoang<br />
tưởng, rối loạn tâm thần, hoặc có triệu chứng<br />
tâm thần hoặc đã sử dụng chất ma túy, phụ nữ<br />
có thai.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu hồ sơ bệnh án các BN hội đủ những<br />
tiêu chuẩn nghiên cứu nêu trên.<br />
- BN được khai thác bệnh sử và khám lâm<br />
sàng để xác định các đặc điểm về tình trạng đau<br />
và đánh giá mức độ đau bằng sử dụng:<br />
Thang điểm cường độ đau<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
139<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
hoặc Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker<br />
<br />
Tình trạng đau<br />
Phần lớn BN có đau (>60%)<br />
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân có đau<br />
Tình trạng đau<br />
Số BN (%)<br />
<br />
Không đau<br />
869 (34,76%)<br />
<br />
Mức độ đau gồm 3 mức: Đau nhẹ (1 – 3),<br />
Đau vừa (4 – 6), Đau nặng (7 – 10)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
- Tất cả BN có đau được điều trị giảm đau<br />
theo thang giảm đau 3 bậc của TCYTTG.<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ đau theo nhóm tuổi<br />
<br />
Có đau<br />
1631 (65,24%)<br />
<br />
Trung bình: 54,58 15,23<br />
Tuổi < 20 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70<br />
Số BN 33<br />
74<br />
152<br />
311<br />
466<br />
299 296<br />
%<br />
2,02 4,53<br />
9,32 19,08 28,57 18,33 18,15<br />
<br />
Giới tính<br />
Tỷ lệ Nam: Nữ = 1,28: 1<br />
Bảng 3: Tỷ lệ đau theo giới tính<br />
Giới<br />
Số BN (%)<br />
<br />
Nam<br />
916 (56,2%)<br />
<br />
Nữ<br />
715 (43,8%)<br />
<br />
Mức độ đau<br />
- BN được thăm khám, theo dõi và đánh giá<br />
lại điểm đau sau dùng thuốc, ghi nhận diễn tiến<br />
điểm đau và các tác dụng phụ xuất hiện trong<br />
quá trình điều trị.<br />
<br />
Bảng 4: Tỷ lệ mức độ đau<br />
<br />
- Các opioid được dùng trong nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 5: Tỷ lệ loại đau<br />
<br />
+ Codein<br />
Viên Tatanol Codein (acetaminophen 500mg<br />
+ codein phosphat 30mg)<br />
<br />
Đau cảm thụ đơn<br />
thuần<br />
1333 (81,73%)<br />
<br />
+ Tramadol<br />
Ống Tramadol hydrochloride 100mg/1ml<br />
+ Morphin<br />
Ống Morphin hydroclorid 10mg/1ml, viên<br />
Morphin sulfat 30mg<br />
+ Fentanyl<br />
Miếng dán Durogesic 25µg và 50 µg<br />
<br />
Đau nhẹ<br />
37 (2,3%)<br />
<br />
Đau vừa<br />
776 (47,6%)<br />
<br />
Đau nặng<br />
818 (50,2%<br />
<br />
Loại đau<br />
Đau phối hợp (cảm thụ + thần<br />
kinh)<br />
298 (18,27%)<br />
<br />
Hiệu quả điều trị giảm đau<br />
Bảng 6: Tỷ lệ hiệu quả theo bậc điều trị<br />
Điều trị bậc 1<br />
170 (10,4%)<br />
<br />
Điều trị bậc 2<br />
984 (60,3%)<br />
<br />
Điều trị bậc 3<br />
477 (29,3%)<br />
<br />
Điều trị giảm đau bậc 2 với tramadol<br />
tiêm<br />
Bảng 7: Tỷ lệ đáp ứng theo liều tramadol<br />
100mg<br />
2 (1%)<br />
<br />
Tổng liều tramadol tiêm/ngày<br />
150mg<br />
200mg<br />
300mg<br />
23 (11,6% 11 (5,5%) 161 (80,9%)<br />
<br />
400mg<br />
2 (1%)<br />
<br />
- Khi BN đạt mức kiểm soát đau tốt (điểm<br />
đau 0 - 1), ghi nhận các thông số để tiến hành<br />
phân tích.<br />
<br />
Điều trị giảm đau bậc 3<br />
<br />
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS 20.0 for windows.<br />
<br />
Bảng 8: Tỷ lệ đáp ứng với opioid theo phương thức<br />
điều trị<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Morphin<br />
Morphin<br />
uống<br />
TDD<br />
245 (51,4%) 75 (15,7%)<br />
<br />
Hồi cứu bệnh án 2500 BN chúng tôi thu<br />
được kết quả sau:<br />
<br />
140<br />
<br />
Morphin truyền<br />
Fentanyl<br />
DDLT<br />
dán<br />
23 (4,8%)<br />
134 (28,1%)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Điều trị giảm đau với morphin uống<br />
Liều trung bình 95,76 39,64 mg / 24 giờ<br />
Bảng 9: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin uống<br />
Tổng liều morphin uống / 24h<br />
30mg 60mg 90mg 120mg 150mg 180mg 240mg<br />
9<br />
71<br />
91<br />
40<br />
10<br />
22<br />
2<br />
(3,7%) (29%) (37,1%) (16,3%) (4,1%) (9%) (0,8%)<br />
<br />
Điều trị giảm đau với morphin tiêm dưới<br />
da<br />
Liều trung bình 38 14,98 mg / 24 giờ<br />
Bảng 10: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin TDD<br />
20mg<br />
5<br />
<br />
Tổng liều morphin TDD / 24h<br />
30mg<br />
40mg 50mg 60mg 70mg 90mg<br />
43<br />
10<br />
3<br />
11<br />
1<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(6,7%) (57,3%) (13,3%) (4%) (14,7%) (1,3%) (2,7%)<br />
<br />
Điều trị giảm đau với morphin truyền<br />
DDLT<br />
Liều trung bình 58,70 23,60 mg / 24 giờ<br />
Bảng 11: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin truyền<br />
DDLT<br />
Tổng liều morphin truyền DDLT / 24h<br />
30mg 40mg 50mg 60mg 70mg 80mg 110mg 130mg<br />
1<br />
7<br />
3<br />
7<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
(4,3%) (30,4%) (13%) (30,4%) (4,3%) (8,7%) (4,3%) (4,3%)<br />
<br />
Điều trị giảm đau với fentanyl dán<br />
Bảng 12: Tỷ lệ đáp ứng theo liều fentanyl dán<br />
Liều fentanyl dán<br />
Số BN (%)<br />
<br />
25mcg/h<br />
112 (83,58%)<br />
<br />
50mcg/h<br />
22 (16,42%)<br />
<br />
Tác dụng phụ theo loại opioid sử dụng<br />
Bảng 13: Tỷ lệ tác dụng phụ<br />
Codein uống Tramadol tiêm Morphin uống Morphin TDD Morphin Truyền DDLT Fentanyl dán<br />
n = 735<br />
n = 199<br />
n = 245<br />
n = 75<br />
n = 23<br />
n = 134<br />
Táo bón<br />
63 (8,6%)<br />
67 (33,7%)<br />
186 (75,9%)<br />
62 (82,6%)<br />
21 (91,3%)<br />
19 (14,1%)<br />
Nôn, Buồn nôn<br />
20 (2,7%)<br />
14 ( 7,0%)<br />
98 (40,0%)<br />
28 (37,3%)<br />
9 (39,1%)<br />
18 (13,4%)<br />
Khô miệng<br />
0<br />
0<br />
27 (12,5%)<br />
10 (13,3%)<br />
3 (13,0%)<br />
13 (9,7%)<br />
Chóng mặt<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1 ( 4,3%)<br />
7 ( 5,2%)<br />
Ức chế hô hấp<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Tác dụng phụ<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tình trạng đau<br />
Tỉ lệ BN có đau của NC này là 65,24% sấp xỉ<br />
với các NC trong và ngoài nước là khoảng 2/3 số<br />
BN ung thư giai đoạn tiến xa có đau. Tỉ lệ này<br />
khá cao là do các NC được khảo sát tại những<br />
trung tâm điều trị chống đau.<br />
<br />
Tuổi<br />
Đa số BN trong độ tuổi trên 40. Trung bình:<br />
54,58 15,23 không có sự khác biệt so với các<br />
NC của các tác giả khác (14,18,19).<br />
<br />
Giới tính<br />
Theo NC của Donovan KA và cộng sự<br />
(2008)(5) cho thấy không có sự khác biệt về giới<br />
tính ở BN đau trong ung thư. Trong NC này, tỉ<br />
lệ nam: nữ là 1,28: 1 (nam chiếm 56,2%), đều này<br />
có thể do Bệnh viện Chợ Rẫy chưa có chuyên<br />
khoa phụ khoa, nên số BN nữ bị ung thư phụ<br />
khoa (vú, cổ tử cung, buồng trứng) là những<br />
<br />
ung thư thường gặp ở nữ đến điều trị không<br />
nhiều. Do đó, tỷ lệ BN nữ ít hơn so với BN nam.<br />
<br />
Mức độ đau<br />
Theo NC này, đa số BN (97,8%) có đau vừa<br />
đến đau nặng (đau nặng chiếm 50,2%). So với<br />
các NC khác về tỉ lệ đau mức độ nặng (điểm đau<br />
7-10).<br />
NC<br />
(3)<br />
Caraceni A, Portenoy RK (1999)<br />
(17)<br />
Vũ Văn Vũ và cộng sự (2001)<br />
(18)<br />
Vũ Văn Vũ, Nguyễn Hải Nam (2004)<br />
NC này<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
66,7%<br />
41%<br />
66,6%<br />
50,2%<br />
<br />
Nhìn chung, đau do ung thư phần lớn ở<br />
mức độ nặng vì đa số các trường hợp khi ung<br />
thư được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn<br />
muộn.<br />
<br />
Loại đau<br />
Theo NC của Davis MP, Walsh D (2004), đau<br />
do thần kinh xảy ra trong 1/3 BN ung thư, đơn<br />
độc hoặc phối hợp với đau cảm thụ(4). Trong NC<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
141<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này, có 18,27% số BN có đau phối hợp giữa đau<br />
cảm thụ và đau do thần kinh. Điều này lưu ý<br />
chúng ta khi điều trị đau cho BN ung thư, cần<br />
phối hợp thêm với các thuốc hỗ trợ có tác dụng<br />
điều trị đau do thần kinh (Gabapentin,<br />
Pregabalin …) nếu BN có loại đau phối hợp này.<br />
<br />
một chỉ số có thể giúp các cơ sở y tế ước lượng<br />
nhu cầu sử dụng morphin. Từ đó, có kế hoạch<br />
dự trù cơ số thuốc morphin đủ dùng hàng năm,<br />
tránh tình trạng thiếu hụt morphin để điều trị<br />
giảm đau cho BN.<br />
<br />
Hiệu quả điều trị giảm đau<br />
<br />
Trong NC này, liều kiểm soát đau tốt của<br />
morphin TDD trung bình: 38 14,98 mg / 24 giờ.<br />
<br />
Hơn 1/2 số BN (60,3%) đáp ứng với điều trị<br />
đau bậc 2. Gần 1/3 số BN (29,3%) chỉ đáp ứng<br />
với điều trị đau bậc 3. Điều này cho thấy nhu<br />
cầu sử dụng thuốc nhóm opioid mạnh để điều<br />
trị giảm đau cho BN ung thư khá cao.<br />
<br />
Điều trị giảm đau bậc 2 với tramadol<br />
tiêm<br />
Chúng tôi thường dùng tramadol tiêm cho<br />
những BN cần dùng liều codein cao hơn nhưng<br />
không thể tăng số lượng viên thuốc codein dạng<br />
phối hợp lên được vì tránh quá liều<br />
acetaminophen (mỗi viên codein dạng phối hợp<br />
có 500mg acetaminophen), mặt khác tramadol<br />
có độ mạnh gấp 2 lần codein(2). Trong NC này,<br />
liều tramadol tiêm có đáp ứng kiểm soát đau tốt<br />
thường gặp là 300mg/ngày (chiếm 80,9%). Theo<br />
NC của Frank Petzke và cộng sự (2001), liều<br />
tramadol đạt kiểm soát đau tốt là 400mg/ngày ở<br />
70% BN(6).<br />
<br />
Điều trị giảm đau bậc 3<br />
Theo NC này, trong điều trị đau bậc 3,<br />
morphin uống được sử dụng nhiều nhất và cho<br />
đáp ứng kiểm soát đau tốt cho khoãng ½ số BN<br />
đau nặng (51,4%). Còn lại là các dạng sử dụng<br />
opioid qua đường tiêm dưới da, truyền dưới da<br />
liên tục hoặc miếng dán ngấm qua da cũng có<br />
hiệu quả kiểm soát đau tốt cho BN.<br />
<br />
Liều morphin uống<br />
Liều kiểm soát đau tốt của morphin uống<br />
trung bình: 95,76 39,64 mg / 24 giờ. Theo NC<br />
của Hồ Thị Đoan Trinh (2001)(7) cho thấy: liều có<br />
kết quả giảm đau tốt nhất ở hầu hết các dạng<br />
ung thư là 120mg/ngày. Mặc dù không có liều<br />
giới hạn tối đa của morphin trong điều trị đau<br />
nặng do ung thư, nhưng có được kết quả liều<br />
morphin sử dụng trung bình cho BN cũng là<br />
<br />
142<br />
<br />
Liều morphin tiêm dưới da<br />
<br />
Liều morphin truyền DDLT<br />
Theo NC của Phùng Phướng (2006) cho thấy<br />
liều morphin truyền dưới da liên tục từ 3040mg/24 giờ có thể làm giảm hoàn toàn cơn đau<br />
trong 93% trường hợp(12). Trong NC này, liều<br />
kiểm soát đau tốt của morphin truyền DDLT<br />
trung bình: 58,70 23,60 mg / 24 giờ. Liều trung<br />
bình này cao hơn so với liều trung bình của<br />
morphin TDD và khi chuyển đổi sang liều<br />
tương đương morphin uống thì cũng có trị số<br />
cao hơn, là do chúng tôi thường sử dụng<br />
morphin truyền DDLT cho những BN có liều sử<br />
dụng morphin tiêm cao ≥ 40mg/24 giờ hoặc liều<br />
morphin uống ≥ 120mg/24 giờ để tránh cho BN<br />
phải tiêm chích nhiều lần hoặc uống quá nhiều<br />
thuốc.<br />
<br />
Liều fentanyl dán<br />
Đa số BN (83,58%) có kiểm soát đau tốt với<br />
liều fentanyl 25 mcg/giờ. (tương đương liều<br />
morphin uống là 54 - 105 mg/24 giờ). Phù hợp<br />
với liều trung bình của morphin uống hoặc<br />
TDD được thấy ở trên.<br />
<br />
Tác dụng phụ theo loại opioid sử dụng<br />
Đối với opioid nhẹ<br />
- Với codein, tỉ lệ các tác dụng phụ ít, có thể<br />
do chúng tôi sử dụng ở liều lượng không cao<br />
lắm (codein 120 mg/ngày) do ngại quá liều<br />
paracetamol trong viên uống phối hợp<br />
paracetamol+codein.<br />
- Với tramadol: thường gặp là táo bón<br />
(33,7%) và buồn nôn, nôn (7%) ít hơn nhiều so<br />
với dùng opiod mạnh. Ngoài ra, do tác dụng<br />
giảm đau của tramadol mạnh gấp 2 lần codein(2),<br />
do đó có thể dùng tramadol thay thế trong<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />