intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẤT ĐAI MIỀN BIÊN CƯƠNG VÀ NƯỚC MẮT MÁ HỒNG

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

146
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nỗi đau này, nỗi lòng trắc ẩn về số phận này đâu của riêng ai ! Cả Huyền Trân công chúa và bao nhiêu cành vàng lá ngọc đã “mượn màu son phấn để điểm tô cho non sông gấm vóc“, mỗi tấc đất nơi dãi đất màu xanh hình chữ S kia đã được tưới thắm bởi bao nhiêu là mồ hôi, máu và nước mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẤT ĐAI MIỀN BIÊN CƯƠNG VÀ NƯỚC MẮT MÁ HỒNG

  1. ĐẤT ĐAI MIỀN BIÊN CƯƠNG VÀ NƯỚC MẮT MÁ HỒNG Nước non ngàn dặm ra đi, Mối tình chi ! Mượn màu son phấn Đền nợ Đắng cay vì Đương độ xuân thì... Nỗi đau này, nỗi lòng trắc ẩn về số phận này đâu của riêng ai ! Cả Huyền Trân công chúa và bao nhiêu cành vàng lá ngọc đã “mượn màu son phấn để điểm tô cho non sông gấm vóc“, mỗi tấc đất nơi dãi đất màu xanh hình chữ S kia đã được tưới thắm bởi bao nhiêu là mồ hôi, máu và nước mắt. Thế kỷ mười ba, với những đêm mà tất cả người dân nước Việt sống trong khắc khoải lo toan từng phút trước sự sống còn của non sông tổ quốc. Nạn ngoại xâm đã dồn chặt từng hơi thở của người con dân nước Việt. Từ bậc đế vương cho đến người dân đen chẳng một ai dám yên giấc. Giặc Mông Nguyên như một cơn thác lũ từ vùng tháo nguyên phía Bắc tràn về, và Đại Việt đã ngăn dòng thác lũ ấy bằng tất cả sức lực nội sinh vốn có của mình. Bên cạnh biết bao dũng tướng cùng đoàn quân trùng trùng lớp lớp đang tận lực ngăn dòng thác lũ kia đã có thêm một cành vàng lá ngọc, nàng An Tư công chúa - con gái vua Trần Nhân Tông, nước mắt má hồng lại thấm ướt nơi biên cương đang đẫm máu vì chinh chiến, rời lầu vàng điện ngọc ra đi, mượn màu son phấn...Vua Trần đã cầm lòng gạt lệ gả con gái út của mình cho tướng giặc Thoát Hoan, ngõ hầu ”làm dịu đi” cơn thác lũ đang cuồng nhiệt kia. Sử xanh không ghi lại số phận nàng An Tư công chúa, nhưng người đời sau hẵn cũng đoán được nỗi lòng sầu khổ của một đóa giai nhân bỗng liên lụy vì nợ nước, lìa nhà, bỏ xứ, một mình chịu cảnh lạc lõng tha hương. Những cuộc hôn nhân chính trị này có thể nói là noi theo một chính sách khởi xướng từ thời Lý, dùng hôn nhân vào mục đích chính trị, các vua thời Lý thường đem công chúa gả cho các châu mục, các khê động man ở biên thùy để phủ dụ và ước thúc các bộ lạc ấy. Nhờ các cuộc hôn nhân này, mà các miền thượng du bắc Việt vốn là miền đất đai hiểm trở, dân chúng phức tạp, khó kiểm soát và khuất phục đã được yên tỉnh, làm phên dậu vững vàng cho biên thùy. Những cuộc hôn nhân có ý nghĩa lớn lao trong việc mở mang bờ cõi của Đại Việt phải nói là cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với ông vua Chàm họ Chế. Trong một chuyến bang giao hai nước, một cận thần của Chế Mân đã muốn làm đẹp lòng đấng quân vương của mình, đã mách lẻo với ông vua họ Chế vốn ham mê tài sắc rằng : Gái Bắc Hà xinh đẹp vào bậc nhất. Và thế rồi vì muốn cưới được một giai nhân tuyệt sắc của đất Việt, Chế Mân đã đem hai châu Ô, Lý làm đất “sính lễ”. Năm 1305 vấn đề được đưa ra tranh luận, mãi đến 1507 cuộc hôn nhân chính thức được tiến hành. Huyền Trân công chúa rời đất Việt trở thành nàng dâu bất đắc dĩ của đất Chiêm Thành. Và Đại Việt đã mở rộng biên cương của mình từ Cửa Việt (Quảng Trị) đến phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Lúc này Nho giáo đã thịnh, quan niệm “hoa, di“ hẹp hòi đã gây nên nhiều dư luận công phẩn rằng : ”tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng mán thằng mường nó leo...”. Nhưng cuộc hôn nhân này phải nói là ”Đem má phấn đổi lấy trường thành”. Vì với đất hai châu Ô, Lý làm bàn đạp, người Việt dễ dàng vượt Hải Vân để vào xa trong Nam. Đến năm 1389, nhà Trần đã hoàn toàn chinh phục xứ miền Trung bây giờ. Chính sách hôn nhân nhằm mục đích chính trị này cũng đã được các chúa Nguyễn sau này sử dụng trong công cuộc Nam tiến của mình. Từ thế kỷ XVII, đã có nhiều người Việt đến hai xứ
  2. Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp (Biên Hòa, Bà Rịa nay) để vỡ hoang làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Tiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, hầu trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa. Và chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên với mưu đồ xa xôi muốn tiến vào đất phương Nam, năm 1620 đã gả cho vua Chân lạp một công nữ. Cuộc hôn nhân này ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp về sau. Bà Hoàng hậu này “đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhà buôn bán gần kinh đô” (Việt sử xứ Đàng Trong - Phan Khoan). Sử sách của nhà Nguyễn phần lớn không ghi chép gì về việc này , trong “Tiền biên liệt truyện“ tiểu sứ hai công chúa để khuyết , vì nhà Nguyễn cho đây là việc không lấy gì làm tốt đẹp. Giáo sĩ Borri ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng nói đến cuộc hôn nhân này, đó là công chúa Ngọc Vạn hay Ngọc Hoa. Các tài liệu Nhật Bản khẳng định công chúa Ngọc Hoa được chúa Sãi gả cho một thương nhân người Nhật, còn bà Ngọc Vạn là vợ của vua Chey Chetta II. Với cuộc hôn nhân giữa Chetta II và nàng công chúa Ngọc Vạn, đã đưa đến việc thiết lập các cơ sở Việt Nam ở Sài Gon năm 1623, chúa Nguyễn đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở triều đình Chân Lạp và trên Thủy Chân Lạp, để rồi từng bước di dân xâm thực, chúa Nguyễn đã hoàn toàn làm chủ xứ Đàng Trong, góp phần lớn lao trong công cuộc mở mang bờ cõi nơi biên cương và giữ gìn sự vẹn toàn của lãnh thổ. Việc giữ gìn biên cương và mở mang bờ cõi luôn là ước vọng lớn lao của hầu hết các đấng quân vương, và trong suốt thời gian trị vì của mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dãi đất biên cương. NGUYỄN LỆ HẬU (Phân viện chính trị Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2