intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đất hiếm là gì?

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

374
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất hiếm chứa mười bảy nguyên tố hiếm có, hàm lượng ít trong vỏ trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng cho máy vi tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đất hiếm là gì?

  1. Đất hiếm là gì? Đất hiếm chứa mười bảy nguyên tố hiếm có, hàm lượng ít trong vỏ trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng cho máy vi tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt, đất hiếm được sử dụng chánh yếu trong cáp quang viễn thông; công nghệ in tiền; công nghệ màn hình LED; công nghệ bán dẫn, siêu dẫn... Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn gồm, Trung Quốc, Mỹ , Úc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá có trữ lượng đất hiếm cao. Đất Hiếm (Rare Earth)
  2. Đất hiếm Theo các nhà khoa học, quả địa cầu hình thành từ đất đá ngoài không gian như ngày nay, hai chữ đất hiếm có vẽ chuyện hoang đường, chuyện tào lao, nghe lần đầu ai cũng cho đất làm gì có chuyện hiếm, nhưng thực ra không phải đơn giản như ta nghĩ,trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng, và các thứ loài người ngày nay đang sử dụng, bây giờ chúng ta đi tìm hiểu, tại sao có chuyện đất hiếm. Đất Hiếm là gì? Là chất hóa học nằm trong thiên nhiên nơi lòng đất, cũng như vàng và kim cương đã được nhân loại biết từ lâu và rất thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngoài xã hội, đối với đất hiếm, loài người biết từ lâu nhưng không thông dụng vào thế kỷ trước. Với thời đại kỷ thuật cao ngày nay loài người rất cần đến, gồm các chất như: Yttrium và Scandium cùng với 15 chất tâp hợp trong một nhóm(group) được gọi Lanthanides, hai chất đầu xem là hiếm kể từ khi tìm thấy nơi quặng mỏ, cùng với chất Lanthanide, vì mang tính chất hiếm thấy trên địa cầu, vả lại được thế giới chú ý và sử dụng trong thế kỷ 21 cho nghành công nghệ cao, do đó nhân loại tặng cho danh hiệu đất hiếm( xem bảng hóa học) với tên gọi như sau: A, Chất Scandium: Bắt nguồn từ tiếng La-Tinh Scandia, tức Scandinavia nơi bán đảo Bắc Âu, cũng là nơi khám phá ra đầu tiên, có số nguyên tố là 21, ký hiệu là Sc, được chế tạo thành hợp kim nhôm rất bền.
  3. B, Chất Yttrium: Bắt nguồn từ ngôi làng Ytterby ở Thủy Điển, nơi khám phá ra đất hiếm, có số nguyên tử 39, mang ký hiệu Y, sử dụng trong công nghiệp superconductors(siêu bán dẫn) ở nhiệt độ cao. C, 15 chất trong nhóm Lanthanides có tên như sau: 1, Chất Lathanium: Tên gốc Hy-Lạp Lanthanon nghĩa là “tôi đi trốn”, có số nguyên tử 57, mang ký hiệu La, sử dụng trong việc chế tạo các loại kính phản chiếu cao, dự trữ hydrogen thanh cực bình điện, ống kính máy ảnh. 2, Chất Cerium: Tên bắt nguồn từ hành tinh nhỏ bé Ceres, số nguyên tử là 58 mang ký hiệu Ce, sử dụng làm chất oxy hóa, bột đánh bóng, màu vàng trong kính và chất men, chất xúc tác để lau rữa lò nướng. 3, Chất Praseodymium: gốc từ tiếng Hy-Lạp “Praso” nghĩa là màu xanh cây tỏi và tiếng “didymos” nghĩa là đôi hay song sinh, mang ký
  4. hiệu Pr, số nguyên tử là 59, dùng làm nam châm, tia Laser(Light Amlifier Stimulation Emission Radiation), màu xanh lục trong kính và men sứ, đá lửa. 4, Chất Neodymium: Từ tiếng Hy-Lạp “Neo” nghĩa là mới và didymos nghĩa là đôi, mang số nguyên tử 60 với ký hiệu Nd, làm nam châm, tia Laser, điện thoại lưu động, chế CD, âm thanh máy điện toán, hệ thống môtơ cho máy rarearthElemnts5, Chất Promethium: Từ tiếng Hy-Lạp, Prometheus, mang số nguyên tử 61 với ký hiệu Pm, được dung các loại pin nguyên tử. 6, Chất Samarium: Tên từ nhà bác học Vasili Samarsky-Bykhovets khám phá ra chất này đầu tiên, số nguyên tử 62 với ký hiệu Sm, làm nam châm, tia Laser, kềm giữ neutron.
  5. 7, Chất Europium: Tên t� �� lục địa Châu Âu(Europe), số nguyên tử là 63, man ký hiệu Eu, được dùng làm tia sáng Thủy Ngân, hấp thụ tia cực tím(Ultra Violet), sử dụng trong công nghệ màn hình màu và ánh đèn điện tiết kiện năng lượng, tia Laser. 8, Chất Gadolinium: Do nhà bác học Johan Gadolin(1760-1852) tìm ra, số nguyên tử là 64 mang ký hiệu Gd, được dùng làm kỷ thuật giữ trữ bộ nhớ, làm nam châm, chế tạo loại kính phản chiếu cao, ống X quang. 9, Chất Terbium: Tên từ ngôi làng Ytterby ở Thủy Điển, số nguyên tử 65, mang ký hiệu Tb, được dùng làm ánh đèn Huỳnh Quang, làm vật liệu bảo vệ điện tử
  6. 10, Chất Dysprosium: Từ tiếng Hy-Lạp “dysprositos” nghĩa là khó kiếm, số nguyên tử 66, mang ký hiệu Dy, được sử dụng trong công nghệ điện tử bộ phận nhỏ với năng xuất cao. 11, Chất Holmium: Bắt nguồn từ Stockholm, thủ đô Thủy Điển, nơi thành phố tìm ra chất này, tiếng La-tinh là Holmia, số nguyên tử là 67, mang ký hiệu Ho, chất này rất hiếm, và ít sử dụng. 12, Chất Erbium: Số nguyên tử là 68, mang ký hiệu Er, được dùng l àm giây cáp quang cho công nghệ thông tin. 13, Chất Thulium: Bắt nguồn từ ngôi làng có nhiều điều kỳ bí Thule, số nguyên tử 69, mang ký hiệu Tm, chất này chế biến dụng cụ nhảy cảm cho X-Ray. 14, Chất Ytterbium: Bắt nguồn từ ngôi làng Ytterby Thủy Điển, số
  7. nguyên tử 70, mang ký hiệu Yb, dùng chế tạo tia Laser hồng ngoại và vật dụng làm giảm hóa chất. 15, Chất Lutetium: Số nguyên tử 71, mang ký hiệu Lu, làm bộ phận nhạy cảm(detector). Nói tóm lại, các chất vừa kể trên, đều sử dụng trong nghành kỷ thuật tối tân khác nhau, bao gồm dụng cụ siêu dẫn(Superconductor), nam châm, chất đánh bóng điện tử, chất súc tác, bình điện cho xe hơi hybrid, tia phát sáng laser, dụng cụ truyền hình tối tân, dụng cụ máy điện toán cho ngành thông tin, và điện thoại lưu đông. Ngày nay đất hiếm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được với thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia đang gia tăng sức ép lên thứ khoáng sản này, làm nó lại càng thêm hiếm TỔNG HỢP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2