intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI  NÚI

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI  NÚI 1. Khu vực đồng bằng Đồng bằng châu thổ sông được hình thành ở vùng cửa sông và do các sông lớn 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI  NÚI

  1. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI  NÚI 1. Khu vực đồng bằng Đồng bằng châu thổ sông được hình thành ở vùng cửa sông và do các sông lớn  bồi đắp. Các ĐB này thường rộng và bằng phẳng.
  2. ĐB ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp. * ĐB châu thổ sông gồm: ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. ­ Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên một vịnh biển  nông, thềm lục địa mở rộng. ĐB sông Hồng có diện tích là 14.965,5 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước. ĐB sông Hồng là ĐB châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và  hệ thống sông Thái Bình. ĐB sông Hồng có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, từ độ cao 10 ­  15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Do hệ thống đê mà ĐBSH bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của  nó, khiến cho bên cạnh các sống đất cao lại có nhiều nơi thấp, bị úng ngập  trong mùa mưa, đồng thời cũng có nhiều ao hồ vốn là các lòng sông cũ. Hệ thống đê dài hàng ngàn km đã ngăn ĐBSH thành nhiều ô khép kín. ĐBSH được bồi tụ không đều: chỉ có khu vực ngoài đê được bồi tụ hàng năm,  còn trong đê không được bồi tụ hàng năm nữa ĐBSCL là ĐB châu thổ, nằm ở phía nam của đất nước. Do sự bồi đắp của hệ  thống sông Mê Kông (sông Tiền và sông Hậu).
  3. ĐBSCL có diện tích 40.604,7 km2, chiếm 12.3% diện tích cả nước. ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 0,8m, một  số nơi dọc theo biên giới phía Bắc với Campuchia có độ cao khoảng 1.5m.  ĐBSCL không có đê nhưng có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Vào mùa lũ ĐB  bị ngập trên diện rộng. Việc bồi tụ hàng năm cơ bản còn tiếp diễn. * ĐB ven biển. ­ Tổng diện tích khoảng 15000 km2. ­ Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều ĐB nhỏ. ­ ĐB được phân chia làm 3 dải: + Giáp biển là cồn cát, đầm phá. + Giữa là vùng thấp trũng. + Trong cùng là ĐB đất cát pha là chính. Một số đồng bằng tương đối rộng được mở rộng về phía cửa sông lớn như: ­ ĐB Thanh Hóa rộng 2900km2, phần chính do phù sa sông cuả sông Mã và  sông Chu bồi đắp. ­ ĐB Nghệ ­ Tĩnh có diện tích hơn 13000km2, chạy thành một dải nhưng thực tế  do nhiều mảnh ĐB nhỏ ghép lại. ĐB chủ yếu do phù sa sông Cả bồi đắp. ­ ĐB Quảng Nam do sông Thu Bồn bồi đắp. ­ ĐB Phú Yên của sông Đà Rằng.
  4. Nhìn chung, biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành ĐB nên đất ở đây  thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.  Nhiều nơi thuộc ĐB ven biển diện tích đất cát pha chiếm tỉ lệ lớn. 2. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng  đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội. a. Khu vực đồi núi * Thế mạnh
  5. ­ Khoáng sản: Tập trung nhiều khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều  ngành công nghiệp. ­ Các khoáng ssản cps nguồn gốc nội sinh: Thiếc có ở Tĩnh Túc (Cao Bằng),  mỏ sát ở Thái Nguyên, Thạch Khê (Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có ở Bắc Hà, Nga  Mi.... Đây là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim... Các mỏ đồng, chì kẽm ở các đứt gãy sâu như thung lũng sông Thương, sông  Hồng, sông Đà... ­ Các mỏ có nguồn gốc ngoại sinh: Bô xít (Tây Nguyên),  Than đá trữ lượng lớn ở Quảng Ninh), Đó là nhiên liệu cho ngành công nghiệp  năng lượng. ­ Rừng và đất trồng: tạo cơ sở để phát triển nền nông ­ lâm nghiệp nhiệt đới. + Rừng phong phú về các loài động, thực vật. + Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại  gia súc. Động vật có sóc, chồn, hổ, voi.... Thực vật: pơ mu, thông, bạch đàn.... Cây chè: Mộc Châu (Sơn La), cà phê (Tây Nguyên). Hay bò sữa được nuôi  nhiều ở Mộc Châu... Ở các lòng chảo rộng trồng các cây lương thực như: lòng  chảo Điện Biên với gaọ Điện Biên thơm ngon nổi tiếng.
  6. Ví dụ : thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, thủy điện Thác Bà trên sông Gâm,  thủy điện Đa Nhim... Có nhiều điều kện để phát triển du lịch (Sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng...) Chẳng hạn ở Sa pa, Đà Lạt... ­ Nguồn thủy năng dồi dào. ­ Tiềm năng du lịch lớn. * Hạn chế. ­ Giao thông đi lại khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế. ­ Nhiều thiên tai. Việc du canh, du cư của một số dân tộc ít người không sử dụng đất hợp lí đã  làm cho đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, năng suất cây trồng thấp. Khai thác rừng quá mức không đi đôi với bảo vệ đã làm cho diện tích rừng đầu  nguồn bị thu hẹp. Nhiều loài động vật mất nơi cư trú, hiện nay nhiều thiên tai  xảy ra ở miền núi như: lũ nguồn, lũ quét... Các trận lũ quét thường xảy ra vào  ban đêm nên để lại hậu quả rất lớn về người và của. VD: ở Lào Cai, Lai Châu... Chúng ta thấy rằng: giữa địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng có mối quan  hệ mật thiết, biểu hiện ở mặt hình thái. 
  7. VD:  Những hệ thống sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp mở rộng  các đồng bằng châu thổ. Dãy Trường Sơn chạy dọc suốt Trung Bộ, nhiều nơi ra  sát biển; nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng  bằng ven biển miền Trung. b. Khu vực đồng bằng * Thế mạnh ­ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. ­ Cung cấp các nguồn lợi thủy sản. ­ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp... ­ Phát triển giao thông vận tải. : Phát triển nền nông nghiệp đa dạng các loại nông sản mà nông sản chính là 
  8. gạo (VD : ĐBSCL: Gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ  cho xuất khẩu. ĐBSH ngoài cây lương thực chính là gạo còn có các loại cây vụ  đông, điển hình là các loại rau như cải bắp, su hào, bắp cải... ­ VD: cá, tôm, cua và các loại nhuyễn thể... ĐBSH: là nơi tập trung các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.... ĐBSH có nhiều khu công nghiệp như: KCN Sài Đồng (Hà Nội), KCN Quế Võ  (Bắc Ninh), KCN Linh Trung, Hiệp Phước...(TP Hồ Chí Minh). Chúng ta thấy rằng, ở vùng ĐB mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển: cả  đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Để thấy rõ hơn về đặc điểm này, các em quan sát vào át lát địa lý Việt Nam  (trang 18). Ngược lại, ở miền núi mạng lưới giao thông vận tải rất thưa thớt. Đây cũng là  nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế của vùng. Vì vậy mà ta thấy khu  vực đồng bằng kinh tế phát triển hơn miền núi  * Hạn chế: ­ Các thiên tai bão, lụt, hạn hán...thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài  sản VD: Bão ở ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long trong những năm gần đây gây  thiệt hại lớn về người và của.
  9. Chẳng hạn ở Hà Nội ngập lụt vào năm 2008, gây cản trở sự phát triển kinh tế. a
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2