intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶT TƯ THẾ TRONG GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

447
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc đặt tư thế bệnh nhân trong gây mê và trong phẫu thuật nhằm mục đích tạo thuận lợi cho phẫu thuật tiến hành tốt. Trong thực tế lại có một số tư thế gây ảnh hưởng tới một số chức năng như tuần hoàn, hô hấp của bệnh nhân. Vì vậy người gây mê phải biết được những ảnh hưởng này để biết cách khắc phục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶT TƯ THẾ TRONG GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT

  1. ĐẶT TƯ THẾ TRONG GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT Việc đặt tư thế bệnh nhân trong gây mê và trong phẫu thuật nhằm mục đích tạo thuận lợi cho phẫu thuật tiến hành tốt. Trong thực tế lại có một số tư thế gây ảnh hưởng tới một số chức năng như tuần hoàn, hô hấp của bệnh nhân. Vì vậy người gây mê phải biết được những ảnh hưởng này để biết cách khắc phục. 1. Cách đặt tư thế trong các loại phẫu thuật 1.1. Nằm ngửa Áp dụng cho rất nhiều loại phẫu thuật. Tuy nhiên đối với mỗi loại phẫu thuật cho từng vùng mổ, cần phải có những điều chỉnh phù hợp: - Cho mổ vùng cổ: Phải đặt tư thế như sau: + Hai tay xuôi theo người.
  2. + Đầu kê một vòng tròn (giống vòng khăn vấn đầu) để gĩư đầu không bị nghiêng ngả. Nếu cổ ngắn phải để đầu thấp hơn vai. + Vai kê một gối cao: Có tác dụng làm cho vùng cổ nổi cao hẳn lên cho dễ mổ. - Tư thế cho mổ vùng mặt: Tư thế giống mổ vùng cổ. Tư thế này nếu đặt nội khí quản cần phải cố định thật chắc chắn để ống không tụt nếu phải kê cao vai. Sau khi kê vai phải kiểm tra lại ống nội khí quản chi chắc chắn. - Nằm ngửa để đầu dốc : Cho mổ vùng bụng dưới, Hoặc khi huyết áp thấp, chảy nhiều máu, chỉ cần xoay bàn mổ cho đầu thấp xuống . - Nằm ngửa có kê cao ngang vùng lưng : Cho các loại mổ vùng trên rốn như gan, mật, tuỵ, dạ dày,... Cần phải kê một gối ngay dưới vùng ngang trên thắt lưng, Độ cao thấp tuỳ theo yêu cầu của phẫu thuật viên. Nếu là bàn mổ điều khiển được, chỉ cần đặt bệnh nhân ở đúng vị trí trên bàn mổ sau đó điều khiển cho vùng ngang lưng nâng lên cao theo yêu cầu của phẫu thuật viên. - Nằm ngửa tư thế sản khoa: có thể đầu ngang hoặc hơi thấp tuỳ theo yêu cầu Tư thế này cần lót dưới chỗ để kheo chân một toan mềm hoặc bông để khi bệnh nhân nằm lâu không bị chèn ép làm tê. Đặt tư thế bệnh nhân nằm ngửa bình thường, tháo bỏ phần hai chân( của bàn mổ) sau đó lắp vào 2 bên máng để chân (của sản khoa )rồi đặt hai kheo chân gác lên hai máng đó, mông bệnh nhân phải
  3. đặt sát mép bàn. Tư thế này áp dụng cho các loại mổ vùng sinh dục, trực tràng, hậu môn... 1.2.Nằm nghiêng - Có thể nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái tuỳ theo yêu cầu của phẫu thuật ở bên trái hay bên phải. Tư thế này áp dụng cho mổ thận, mổ phổi, xương đùi, đầu... - Đặt bệnh nhân nằm nghiêng ,đầu có thể kê một gối nhỏ. Tay dưới để ngay chỗ để tay bình thường, không nên chuyền dịch tay này vì tay này bị chèn ép, dịch chảy không tốt, tay trên treo lên sat xo bàn mổ đặt vuông góc cẳng tay với cánh tay. Chân dưới đặt co (gấp cho đùi ngang với hông), chân trên duỗi thẳng xuống đặt một gối ngang kheo chân chỗ đè lên chân dưới và cố định cổ chân dưới vào bàn mổ. Đặt hai gối hai bên người ( phần hông và bụng dưới ) để người không bị xê dịch, đổ . Buộc ngang hông và 2 gối bằng một dây to bản ngang qua bàn mổ để cố định. Vùng ngang sườn ( chỗ xương sườn cụt tiếp xúc với bàn mổ)kê một gối hoặc điều khiển phần giữa của bàn mổ cho cao lên theo yêu cầu của phẫu thuật viên. Có tác dụng vừa nâng cao vùng thận cho dễ mổ (nếu là mổ thận). Nếu mổ phổi thì gối ở vùng nách ,mổ vùng đầu và xương đùi không cần kê gối ở vùng sườn và nách. Trong trường hợp bàn mổ có các chức năng đỡ bệnh nhân nằm nghiêng thì không cần dùng gối. 1.3. Tư thế nàm sấp
  4. Cho các loại mổ vùng cột sống, xương chậu. Đặt thân người: toàn thân trong tư thế nằm sấp hai bên ngực vai và ngang hông ( xương mu), kê 3 gối tròn mục đích để cho ngực và bụng không bị đè xuống bàn mổ, tạo điều kiện cho hô hấp được dễ dàng. Đầu nghiêng về một bên , hai cánh tay xuôi xuống thân nếu mổ vùng đầu - cổ và nếu mổ vùng lưng hai cánh tay đặt hướng về phía đầu. 1.4 Tư thế ngồi Rất hiếm khi áp dụng, cần phải có kiểu gế ngồi dành riêng cho phẫu thuật vùng đầu để có thể áp dụng cho bệnh nhân . - Các tư thế của bệnh nhân chỉ được đặt sau khi bệnh nhân đã được gây mê, đặt ống nội khí quản và cố định chắc chắn. Sau khi dặt xong tư thế phải kiểm tra lại ống nội khí quản xem thông khí có đảm bảo không, nếu tụt ra th ì phải đặt lại . - Việc đặt tư thế phải có sự phối hơp của hai đến ba người tuỳ theo tư thế , cần phải tiến hành đòng bộ và phải đảm bảo chắc chắn đường hô hấp của bệnh nhân . 2. Những ảnh hưởng của đặt tư thế và tư thế đối với bệnh nhân 2.1. Nôn
  5. Do bệnh nhân có dạ dày đầy khi nằm đầu thấp, các chất dịch có thể trào ngược ra ngoài. Vì thế phải hút sạch dịch dạ dày, Nếu cần có thể để lưu ống thông dạ dày trước khi đặt tư thế. 2.2. Làm giảm hô hấp của bệnh nhân - Tư thế đầu dốc: Các tạng trong bụng dồn về phía cơ hoành làm giảm hoạt động của cơ hoành, làm cho bệnh nhân khó thở, nếu làm hô hấp nhân tạo, áp lực thở cũng phải cao hơn. - Tư thế nằm ngửa kê cao vùng eo lưng tạo cho bụng ưỡn cao lên để phẫu thuật dễ dàng. Tư thế này cũng hạn chế nhiều hoạt động của cơ hoành trong hô hấp, nên giảm hô hấp. - Nằm nghiêng: một bên phổi bị đè ép, giãn nở kém. kê cao vùng eo lưng sườn cũng làm hạn chế hoạt động của cơ hoành. Vì vậy cũng làm giảm hô hấp của bệnh nhân. Trong trường hợp gây tê vùng cho mổ thận. Bệnh nhân tự thở cần phải theo dõi sát, cho bệnh nhân thở oxy. - Nằm sấp tư thế bị giảm hô hấp nhiều hơn cả. Vì toàn thân ép lên ngực bụng, làm cho ngực bụng giãn nở kém, cơ hoành di động khó khăn trong các nhịp hô hấp. Người ta phải kê gối để ngực bụng không bị ép xuống bàn mổ và cơ hoành dễ di động hơn. để chắc chắn cần phải làm hô hấp điều khiển cho bệnh nhân. 2.3. Ảnh hưởng tới tuần hoàn
  6. - Tư thế nằm đầu dốc có tác dụng : + Tác dụng tốt đối với những bệnh nhân có mất máu nhiều, có huyết áp giảm, chưa kịp chuyền đủ máu. Tư thế này giúp cho máu trở về tim và lên não nhiều hơn . + Tác dụng không tốt cho những bệnh nhân có cao huyết áp làm máu lên não nhiều hơn nên có thể gây một số tai biến . .Tai biến mạch máu não . . Ứ máu phổi gây phù phổi cấp. Đối với những bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ, nếu để nằm đầu thấp c àng làm tăng áp lực nội so gây nguy hiểm. - các tư thế nằm nghiêng, nhất là nghiêng về bên phải, có chèn gối, tĩnh mạch chủ bị chèn ép, cản trở máu về tim, huyết áp sẽ giảm.Nếu thấy huyết áp giảm bất thường mà nghi ngờ do chèn ép, phải để bệnh nhân nằm ngửa lại cho ổn định, rồi từ từ đặt lai tư thế nằm nghiêng. -Tư thế nằm ngửa có kê cao vùng eo lưng cũng ảnh hưởng tới tuần hoàn về tim . - Các vùng mổ mà được kê cao lên như kê chi cao khi mổ. chỗ mổ sẽ ít chảy máu hơn .
  7. 2.4 Thay đổi tư thế đột ngột Khi bệnh nhân đã được gây mê hoặc gây tê nhất là trên những bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn dp mất máu , mất nước. Nếu chuyển tư thế quá nhanh, đột ngột hoặc vận chuyển không nhẹ nhàng, huyết áp có thể xuống thấp một cách không bình thường - có thể còn gây truỵ tim mạch. Vì thế khi thay đổi tư thế cần tiến hành từ từ và nhẹ nhàng, vận chuyển cũng phải nhẹ nhàng để tránh những ảnh hưởng này . 3. Những ảnh hưởng khác 3.1 Làm tê chân, tay Khi buộc tay, chân bệnh nhân cố định trên bàn mổ . Nếu buộc chặt quá trong thời gian dài sẽ gây tê. Vì vậy cần lót chân tay bằng toan mềm trước khi cố định và phải buộc không quá chặt . 3.2 Tổn thương kết mạc, giác mạc Trong những trường hợp mổ vùng đầu mặt, sau khi gây mê, do thuốc giãn cơ, mắt bệnh nhân thường khép hờ, nếu khi dùng toan cuốn đầu mà không để ý dùng băng dính gắn kín mắt lại sẽ gây tổn thương giác mạc và kết mạc do toan va chạm và cọ sát vào mắt khi di động đầu.
  8. Tóm lại: Đặt tư thế là tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho phẫu thuật tiến h ành dể dàng. Ở mọi tư thế người gây mê phải biết cách kê, đặt cho thành thạo và phải nắm vững những thuận lợi và bất lợi để đề phòng và khắc phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2