Ngô Thanh Quý<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 73 - 77<br />
<br />
DẤU ẤN TỰ SỰ TRONG HÌNH THÁI HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH<br />
CỦA V. I. A PROPP<br />
Ngô Thanh Quý*<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là Giáo sư ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông<br />
là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ. Ông để lại<br />
nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng đáng chú ý là nghiên cứu: Hình thái học truyện cổ tích in vào<br />
năm 1928.Trong nghiên cứu này, Propp đã lấy yếu tố tự sự làm gốc để xem xét các chức năng của<br />
những nhân vật hành động. Ông đã khái quát được 31 công thức, 7 nhóm nhân vật hành động.<br />
Công trình nghiên cứu của Propp đã được các tác giả sau này như Greimas, Susana… kế thừa và<br />
xây dựng nên lý thuyết nghiên cứu mới.<br />
Hình thái học truyện cổ tích của Propp thực sự là những cống hiến quý báu cho khoa học, cho nền<br />
nghiên cứu văn học dân gian của nhân loại.<br />
Từ khoá: V.I.A propp, tự sự, dấu ấn, hình thái học, truyện cổ tích..<br />
<br />
Ia Propp (1895- 1970) là giáo sư<br />
Ngữ văn của trường đại học Tổng hợp<br />
Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về<br />
folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến<br />
các thế hệ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá<br />
trị: Hình thái học truyện cổ tích, Những<br />
gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ,<br />
Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore<br />
và thực tại, Thi pháp folklore, Những vấn<br />
đề cái hài và tiếng cười…<br />
Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông: Hình thái<br />
học truyện cổ tích, in vào năm 1928 thực sự<br />
đã gây được sự chú ý trong giới nghiên<br />
cứu.Nó là khởi đầu của mọi sự khởi đầu, bởi<br />
người ta có thể tìm thấy ở đó những quan<br />
điểm tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc<br />
văn bản, cấu trúc loại hình. Công trình đó đã<br />
mở ra một phương pháp nghiên cứu mới cho<br />
chuyên ngành văn học dân gian nói riêng và<br />
văn học nói chung. Những giá trị của công<br />
trình đã phát huy được ảnh hưởng to lớn vào<br />
những năm 50, 60 của thế kỷ XX, khi phương<br />
pháp cấu trúc ra đời và họ đã coi tác phẩm<br />
của Prrop như một mẫu mực kinh điển của<br />
phương pháp nghiên cứu này.<br />
Khi tự sự được hiểu không còn đơn giản là<br />
việc kể chuyện, mà là một phương pháp<br />
không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ<br />
Valadimir<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0989793169, Email: ngothanhquy2007@gmail.com<br />
<br />
có nguyên lý riêng thì công trình nghiên cứu<br />
“Hình thái học truyện cổ tích của Propp”<br />
như một dấu ấn quan trọng của việc nghiên<br />
cứu chức năng tự sự trong truyện cổ tích.<br />
Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử<br />
loài người, thì đã có tự sự”, tác giả J. H.<br />
Miller có nói: “Tự sự là cách để ta đưa vào<br />
một trật tự, và trật tự ấy mà chúng ta có<br />
được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho<br />
sự kiện, biến cố” (1). Với những ý nghĩa ấy<br />
“Hình thái học truyện cổ tích ” của Propp<br />
đã đặt một dấu ấn cho việc nghiên cứu lý<br />
thuyết tự sự.Trải qua những thăng trầm của<br />
lịch sử, biến động của thời đại, sự nhìn<br />
nhận đánh giá của các thế hệ nghiên cứu<br />
khác nhau, nhưng những kết quả nghiên cứu<br />
của Propp vẫn luôn được khẳng định.<br />
Lịch sử khoa học bao giờ cũng rất quan trọng,<br />
bởi nhờ những người đi trước mà chúng ta<br />
hiểu biết hơn những gì cần tìm hiểu. Tác giả<br />
Propp cũng đã bắt đầu nghiên cứu bằng<br />
cách tìm hiểu lịch sử vấn đề và thấy rằng:<br />
Vào 30 năm cuối của thế kỷ XI X các văn<br />
kiện khoa học về cổ tích không phải là<br />
phong phú. Người ta xuất bản nhiều những<br />
văn bản, những công trình có tính chất<br />
chuyên môn hẹp, nhưng lại ít bàn đến các<br />
vấn đề chung. Propp nhận thấy vấn đề<br />
không phải ở số lượng tài liệu mà chính là<br />
phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
73<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thanh Quý<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
A.I. Propp đã đi sâu nghiên cứu công trình<br />
của các tác giả đi trước như Aphanaxiep, W.<br />
Wundt, Volkov, Anti Aurue… và đã chỉ ra sự<br />
nghiên cứu của các tác giả trên dựa vào<br />
những bộ phận tạo thành, đó là phương pháp<br />
nghiên cứu đúng đắn nhất. Sự phân loại<br />
truyện cổ tích là một trong những giai đoạn<br />
đầu tiên và quan trọng nhất của công tác<br />
nghiên cứu. Từ những phân tích khoa học, tác<br />
giả Propp đưa ra những kết luận về sự cần<br />
thiết phải nghiên cứu hình thức của truyện cổ<br />
tích. Tác giả đã có những ví von so sánh rất<br />
cụ thể với hiện tượng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là<br />
một hiện tượng cụ thể sinh động, ngữ pháp có<br />
cơ cấu thật trừu tượng. Các cơ tầng này là cơ<br />
sở của nhiều hình tượng đầy sức sống và sự<br />
chú ý của khoa học chính là nhằm vào đây.<br />
Nếu không nghiên cứu những cơ sở trừu<br />
tượng thì không khi nào giải thích được bất<br />
kỳ tài liệu cụ thể nào. Tác giả khẳng định, nếu<br />
chưa có công tác nghiên cứu đúng đắn về<br />
hình thái học thì chưa thể có sự nghiên cứu<br />
lịch sử đúng đắn. Nếu chúng ta chưa so<br />
sánh được truyện cổ tích với truyện cổ tích<br />
thì làm sao có thể nghiên cứu mối liên hệ<br />
của truyện cổ tích với tôn giáo, làm sao có<br />
thể so sánh truyện cổ tích với thần thoại.<br />
Cũng như tất cả mọi con sông đều chảy về<br />
biển, mọi vấn đề nghiên cứu xét cho cùng<br />
đều phải dẫn tới việc giải quyết vấn đề quan<br />
trọng nhất cho đến ngày nay đó là sự giống<br />
nhau của các truyện cổ tích trên trái đất.<br />
Làm thế nào giải thích được sự giống nhau<br />
của các truyện cổ tích trong khi không thể<br />
chứng minh sự trao đổi của các dân tộc về<br />
mặt lịch sử. Như vậy còn có nhiều điều lệ<br />
thuộc vào việc nghiên cứu hình thức.<br />
Giáo sư Propp đã lấy yếu tố tự sự là yếu tố<br />
gốc để xem xét các chức năng của những<br />
nhân vật hành động.Tác giả đã đi vào liệt kê<br />
các chức năng của những nhân vật hành động<br />
mà bản thân truyện cổ tích đề cập đến. Propp<br />
đã tóm tắt thành các công thức truyện cổ tích:<br />
Một trong các thành viên gia đình đi vắng<br />
(Sự vắng mặt)<br />
Với các nhân vật bị cấm đoán (Sự cấm đoán)<br />
Sự cấm đoán bị vi phạm (Sự vi phạm)<br />
Đối thủ tiến hành dò la (Sự dò la)<br />
<br />
65(03): 73 - 77<br />
<br />
Những tin tức cấp cho đối thủ về nạn nhân<br />
cuả hắn (Sự bộc lộ)<br />
Đối thủ tìm cách lừa nạn nhân của mình để<br />
chiếm lấy nạn nhân hay chiếm lấy tài sản của<br />
nạn nhân (Sự lừa dối)<br />
Nạn nhân bị lừa và do đó vô tình giúp đỡ cho<br />
quân thù (Sự tiếp tay)<br />
Đối thủ gây tai họa cho một người trong gia<br />
đình hay gây thiệt hại cho anh ta (Việc làm<br />
hại). Một trong những thành viên của gia đình<br />
thiếu một cái gì đó và muốn có một cái gì đó.<br />
(Sự thiếu thốn)<br />
Tai họa và sự thiếu thốn được loan báo.<br />
Người ta yêu cầu hay ra lệnh cho nhân vật<br />
chính rằng họ thả và phái anh ta ra đi(Sự làm<br />
môi giới, yếu tố liên kết)<br />
Người đi tìm đồng ý hay quyết định chống<br />
đối lại (Sự chống đối bắt đầu)<br />
Nhân vật chính từ giã nhà mình(Sự từ giã)<br />
Nhân vật bị thử thách, bị gạn hỏi, bị tra khảo<br />
và điều đó chuẩn bị cho anh ta có được<br />
phương tiện thần kỳ hay người giúp đỡ (Chức<br />
năng thử thách của người cho)<br />
Nhân vật chính phản ứng lại hành động của con<br />
người sẽ cho ( Phản ứng của nhân vật chính)<br />
Phương tiện thần kỳ được nhân vật chinh sử<br />
dụng (Sự có được biện pháp thần kỳ)<br />
Nhân vật đi đến được chỗ đến hay được dẫn tới<br />
nơi có cái vật cần tìm ( Sự di chuyển về không<br />
gian giữa vương quốc, một cuộc phiêu lưu)<br />
Nhân vật và đối thủ của anh ta tham dự cuộc<br />
giao tranh trực tiếp (Giao tranh)<br />
Nhân vật chính được đánh dấu (Sự đánh dấu)<br />
Đối thủ bị đánh bại (Sự chiến thắng)<br />
Tai họa ban đầu hay sự thiếu thốn được<br />
khắc phục (Sự khắc phục tai họa hay khắc<br />
phục sự thiếu thốn)<br />
Nhân vật chính trở về (Trở về)<br />
Nhân vật chính bị truy nã (Sự truy nã)<br />
Nhân vật chính thoát khỏi sự truy nã (Sự<br />
thoát khỏi)<br />
Nhân vật chính đến nhà hay đến một đất nước<br />
khác mà khôg ai nhận ra anh ta (Chuyến<br />
viếng thăm bí mật)<br />
Nhân vật chính bị đòi hỏi không có căn cứ<br />
(Những đòi hỏi không có căn cứ)<br />
Nhân vật chính được giao nhiệm vụ khó<br />
khăn(Nhiệm vụ khó khăn)<br />
<br />
74<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thanh Quý<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhiệm vụ được giải quyết (Sự giải quyết)<br />
Nhân vật chính được nhận ra (Sự nhận ra)<br />
Nhân vật chính giả hiệu hoặc kẻ đối thủ gây<br />
thiệt hại bị vạch mặt (Sự vạch mặt)<br />
Nhân vật chính mang diện mạo mới (Sự chuyển)<br />
Kẻ thù bị trừng trị (Sự trừng trị)<br />
Nhân vật chính kết hôn và làm vua (Kết hôn)<br />
Propp đã khái quát được 31 công thức truyện<br />
cổ tích, yếu tố tự sự được áp dụng triệt để khi<br />
tác giả thiết lập hình thái học truyện cổ tích.<br />
Chúng ta thấy rằng, số lượng thực tế của<br />
những chức năng truyện cổ tích là hết sức hạn<br />
chế, chỉ có 31 chức năng. Trong phạm vi<br />
những chức năng này, hành động của tất cả<br />
các nhân vật trong truyện cổ tích đã được biểu<br />
hiện. Không những thế, nếu chúng ta xem tất<br />
cả các chức năng của những tiểu loại thì sẽ<br />
thấy chức năng này của truyện được nảy sinh<br />
từ những chức năng khác với sự tất yếu về<br />
mặt nghệ thuật, về mặt logic. Không có sự<br />
loại trừ giữa các chức năng. Tất cả đều thuộc<br />
vào một cái trục duy nhất.<br />
Đáng chú ý hơn là tác giả có những nhận xét<br />
cá biệt, quan trọng trong thể loại truyện cổ<br />
tích. Một số lớn các chức năng được phân bổ<br />
thành từng cặp (Sự ngăn cấm- sự vi phạm,<br />
cuộc đấu tranh -sự chiến thắng, Sự truy nã sự trốn thoát), những chức năng khác có thể<br />
bố trí thành từng nhóm, chẳng hạn sự phá<br />
hoại, sự tìm tòi, sự giải quyết là đối lập với<br />
nhau, việc rời khỏi nhà làm thành cái nút của<br />
sự thử thách. Bên cạnh đó có những chức<br />
năng như nhau như sự vắng mặt, sự trừng trị<br />
hôn nhân. Tác giả coi sơ đồ đó như một đơn<br />
vị đo lường đối với từng truyện cổ tích, và<br />
các truyện cổ tích được quy định bằng các sơ<br />
đồ. Qua việc áp dụng sơ đồ đối với các<br />
truyện cổ tích khác nhau ta có thể quy định<br />
được quan hệ của các truyện cổ tích đối với<br />
nhau. Cũng xuất phát từ hình thái truyện cổ<br />
tích mà chúng ta có thể thấy được vấn đề về<br />
mối quan hệ họ hàng giữa các truyện cổ<br />
tích.Các nước khác nhau nhưng lại có những<br />
truyện cổ tích giống nhau.<br />
Với những trường hợp mang ý nghĩa hình<br />
thái học kép của một chức năng, trong quá<br />
trình phân tích, tác giả thấy cần phải quy<br />
định các chức năng độc lập đối với việc<br />
chúng đang làm gì. Qua sự liệt kê chức năng<br />
<br />
65(03): 73 - 77<br />
<br />
ta có thể nhận thấy rằng các chức năng cần<br />
được quy định độc lập đối với chỗ chúng<br />
được thể hiện bằng phương thức gì? Điều<br />
này đôi khi làm cho việc quy định những<br />
trường hợp cá biệt trở thành khó khăn, bởi<br />
vì những chức năng khác nhau có thể thực<br />
hiện một nhiệm vụ hoàn toàn như nhau. Ở<br />
đây có ảnh hưởng của những hình thức này<br />
đối với những hình thức khác. Có thể gọi<br />
những hiện tượng này là sự đồng hóa những<br />
phương thức thực hiện các chức năng.<br />
Các chức năng làm thành những yếu tố chính<br />
của truyện cổ tích, tức là những yếu tố mà căn<br />
cứ vào đó người ta xây dựng những diễn biến<br />
của hành động. Bên cạnh điều đó còn có<br />
những bộ phận tạo thành, mặc dầu không quy<br />
định sự phát triển nhưng vẫn rất quan trọng.<br />
Sự phân bố chức năng theo những nhân vật<br />
hành động, nhiều chức năng về mặt logic<br />
được hợp nhất lại theo những nhóm nhất<br />
định, những nhóm này nói chung tương ứng<br />
với những kẻ thực hiện. Đó là những nhóm<br />
của hành động. Theo Propp, truyện cổ tích có<br />
các nhóm hành động sau:<br />
Nhóm hành động của kẻ đối thủ.<br />
Phạm vi hành động của người cho.<br />
Nhóm những hành động của kẻ hứng đỡ, nó<br />
bao gồm sự thay đổi về không gian của<br />
nhân vật chính<br />
Nhóm những hành động của cô công chúa<br />
Nhóm hành động của kẻ phái đi<br />
Nhóm hành động của nhân vật chính<br />
Nhóm hành động của nhân vật chính giả hiệu.<br />
Quan niệm của Propp trong truyện cổ tích có<br />
7 nhóm nhân vật hoạt động. Các chức năng<br />
của bộ phận được phân bố theo những nhân<br />
vật này. Nhưng sự phân bố ở đây không đều<br />
đặn và không thể nào quy định các nhân vật<br />
căn cứ vào các chức năng. Ngoài ra còn có<br />
những nhân vật riêng cho các truyện cổ tích<br />
(Những than phiền, những người báo tin,<br />
những người chửi bới cũng như những nhân<br />
vật phản bội đối với các chức năng).<br />
Các phương thức đưa nhân vật mới vào quá<br />
trình hành động. Mỗi loại nhân vật đều có<br />
hình thức xuất hiện riêng và đối với mỗi loại<br />
nhân vật đều có những phương thức riêng.<br />
Những hình thức này được tác giả Propp khái<br />
quát thành công thức: Kẻ đối thủ kẻ gây thiệt<br />
<br />
75<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thanh Quý<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hại xuất hiện trong quá trình hành động hai<br />
lần. Lần một, nó xuất hiện đột ngột (Bay đến,<br />
nấp mình…). Lần hai, nó nhập vào câu<br />
chuyện với tư cách nhân vật mà người tìm<br />
kiếm thường cho kết quả của hành động dẫn<br />
đường. Kẻ cho quà tặng bắt gặp ngẫu nhiên<br />
phần lớn là ở trong rừng (ở trong lều ) hay<br />
trên cánh đồng, trên đường đi trên đường cái.<br />
Kẻ giúp đỡ thần kỳ được đưa vào với tư cách<br />
một quà tặng. Kẻ phái đi, nhân vật chính,<br />
nhân vật giả hiệu cũng như cô công chúa<br />
được gặp vào ngay đầu tình thế, về nhân vật<br />
chính giả hiệu, khi liệt kê những nhân vật ở<br />
trong tình thế ban đầu, người ta thấy hắn đôi<br />
khi không nói lời nào hết, sau này người ta<br />
mới biết hắn sống trong cung đình hoặc trong<br />
nhà. Cô công chúa cũng giống như kẻ gây<br />
thiệt hại xuất hiện hai lần ở trong câu chuyện.<br />
Nhưng lần thứ hai cô ta được đưa vào với tính<br />
cách nhân vật chính. Tác giả khẳng định có<br />
thể xem sự phân bố này là một chuẩn của<br />
truyện cổ tích. Nhưng cũng có trường hợp<br />
ngoại lệ, nếu như trong truyện cổ tích không<br />
có nhân vật cho quà tặng thì hình thức xuất<br />
hiện của nhân vật này sẽ chuyển sang nhân<br />
vật tiếp theo kẻ giúp đỡ.<br />
Với việc phân tích truyện cổ tích “Về những<br />
con ngỗng trời”, tác giả Propp đã rút ra kết<br />
luận: Tất cả các truyện cổ tích đều có thể<br />
được phân tích và kết quả cho thấy mỗi sự<br />
phân tích đều có một sơ đồ. Điều đó chứng tỏ<br />
sự phân tích những bộ phận tạo thành là hết<br />
sức quan trọng đối với bất kỳ khoa học nào.<br />
Nhưng không chỉ có thế mà người nghiên cứu<br />
có thể so sánh sơ đồ và lúc đó sẽ giải quyết<br />
được một loạt các câu hỏi. Khi nói về điều đó<br />
Propp cho rằng: Trong lĩnh vực này, ta được<br />
phép nói về những sơ đồ điển hình... Những<br />
sơ đồ được truyền lại qua nhiều thế hệ với<br />
tính cách là những công thức có sẵn, có thể<br />
trở thành sinh động nhờ một tình cảm mới.<br />
Qua công trình “Hình thái học truyện cổ tích”<br />
ta nhận thấy tác giả đã đi sâu nghiên cứu đến<br />
tận cội nguồn của truyện cổ tích. Lần đầu tiên<br />
thể loại truyện cổ tích thần kỳ được tách ra rõ<br />
ràng trên cơ sở thống nhất về cấu trúc. Propp<br />
cho rằng Truyện cổ tích thần kỳ đối với chúng<br />
ta là một thể trọn vẹn, tất cả các cốt truyện đều<br />
có mối quan hệ qua lại và chế định lẫn nhau.<br />
<br />
65(03): 73 - 77<br />
<br />
Việc không thể tách biệt một cách chính xác<br />
một cốt truyện này với một cốt truyện khác,<br />
quan niệm về tính đồng nhất và nhiều tầng của<br />
truyện cổ tích đã dẫn Propp đến sự cần thiết<br />
nghiên cứu không chỉ cốt truyện cổ thần thoại<br />
mà tất cả những motif phù hợp với chỉnh thể<br />
chung trong các cốt truyện đó.<br />
Đã bao năm trôi qua kể từ khi cuốn sách<br />
“Hình thái học truyện cổ tích” được xuất bản<br />
lần thứ nhất (1928) trong suốt thời gian này,<br />
khoa học về folklore đã trải qua một chặng<br />
đường phát triển dài và cho nhiều kết quả,<br />
nhưng cuốn “ Hình thái học truyện cổ tích của<br />
Propp vẫn là một công trình cơ bản nhất mà<br />
không hề bị lu mờ bởi thời gian”.[3] “ Với suy<br />
nghĩ sáng tạo sống động của nhà bác học, cách<br />
hiểu folklore của các nhà khoa học và các<br />
nguyên tắc nghiên cứu do ông đề ra sẽ giữ lại<br />
kết quả tốt đẹp và ảnh hưởng của chúng sẽ<br />
được củng cố theo thời gian, bởi vì những nhà<br />
khoa học như Propp không chỉ thuộc về hiện<br />
tại mà còn của tương lai” [3].Lời khẳng định<br />
đó phần nào đã được minh chứng, ví dụ<br />
Greimas đã kết hợp phương pháp của LeviStrauss, kết hợp trục cú đoạn và trục lựa chọn<br />
để tạo nên mô hình giải thích truyện kể. Khi<br />
phân tích truyện kể thì Greimas lấy sơ đồ của<br />
Propp làm cơ sở và điều chỉnh bằng lý thuyết<br />
của Levi- Strauss. “Dựa trên sự đối chiếu sơ đồ<br />
7 nhân vật của Propp và công trình Les 200000<br />
situations dramatique của Etienne Souriau,<br />
Greimas xây dựng mô hình cấu trúc tương hỗ<br />
các vai hành động thần thoại” [2]. Về chức<br />
năng cú đoạn, Greimas rút gọn rất nhiều về số<br />
lượng chức năng của Propp vì một số chức<br />
năng có thể nhóm thành cặp… Như vậy từ<br />
những lý thuyết của Propp, tác giả Greimas đã<br />
xây dựng nền móng cho trường phái ký hiệu<br />
học Pháp, một ngành khoa học được áp dụng<br />
rất nhiều trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là<br />
nghiên cứu truyện dân gian, truyện thần tiên<br />
vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX.<br />
Đó cũng là sự tiếp nối của tác giả Susana<br />
Onega và J.A. García Landa giáo sư trường<br />
ĐH Zaragoza, Tây Ban Nha giới thiệu trong<br />
cuốn Narratology: An Introduction [1]. Họ đã<br />
vận dụng lý thuyết hình thái học của Propp để<br />
làm sâu sắc hơn những nghiên cứu về tự sự.<br />
Đó thực sự là những cống hiến quý báu của<br />
<br />
76<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thanh Quý<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giáo sư người Nga V. Propp cho nền nghiên<br />
cứu văn học dân gian nói riêng và văn học<br />
của nhân loại nói chung. Hy vọng qua việc<br />
hiểu hình thái học truyện cổ tích của Propp,<br />
<br />
65(03): 73 - 77<br />
<br />
chúng ta sẽ có những cách đọc văn học dân<br />
gian nói riêng và văn học nói chung theo<br />
kiểu Propp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Susana Onega and Jose Angel Garcia Landa<br />
Narratology An Introduction, Long man London<br />
and NewYork.<br />
<br />
[2] Trần Đình Sử (Chủ biên)(2007), Tự sự học một<br />
số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư<br />
phạm,<br />
[3]. Tuyển tập V.I.A Propp (2003), Nxb Văn hóa<br />
Dân tộc, Hà Nội, tập 1.<br />
<br />
NARRATIVE HALLMARK IN LEGEND MORPHOLOGY OF V.I.A PROPP<br />
Ngo Thanh Quy<br />
<br />
College of Education - Thai Nguyen University<br />
SUMMARY<br />
Valadimir I.A. Propp (1895-1970) is the literature professor of Petersburg University. He is a<br />
folklore specialist and has profound influence to later generations. He bequeathed many valuable<br />
works but the most remarkable is the research on legend morphology printed in 1928.<br />
In the research, Propp used the narrative elements as sources to consider functions of act<br />
characters. He has generalized 31 recipes, 7 groups of act characters. Later authors such as<br />
Greimas, Susana have inherited the research works of Propp and built new research theories.<br />
The legend morphology of Propp is really valuable contribution to science and folk literature<br />
research of human.<br />
Keywords: V.I.A propp, narrative, hallmark, morphology, lengend.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0989793169, Email: ngothanhquy2007@gmail.com<br />
<br />
77<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />