ĐAU BỤNG TRẺ EM
lượt xem 6
download
1. Định nghĩa đau bụng cấp, đau bụng tái diễn hay đau bụng kéo dài. Đau bụng: một triệu chứng chủ quan của bệnh nhân do xung động bệnh lý ở phủ tạng truyền vào thần kinh trung ương. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi nhất là lứa tuổi từ 8 - 10 Đau bụng cấp: đau ở vùng bụng mới xảy ra, có ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐAU BỤNG TRẺ EM
- Ths. BS. Nguyễn Thị Thu Cúc BỘ MÔN NHI - ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
- ̣ Muc tiêu Nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau bụng Trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đau bụng trong một số trường hợp như nhiễm giun, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày-tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật. Nêu nguyên nhân của đau bụng theo lứa tuổi Nêu xử trí đau bụng theo triệu chứng và nguyên nhân
- 1. Định nghĩa đau bụng cấp, đau bụng tái diễn hay đau bụng kéo dài. Đau bụng: một triệu chứng chủ quan của bệnh nhân do xung động bệnh lý ở phủ tạng truyền vào thần kinh trung ương. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi nhất là lứa tuổi từ 8 - 10 Đau bụng cấp: đau ở vùng bụng mới xảy ra, có ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ
- Đau bụng mạn tính hay đau bụng kéo dài hoặc tái diễn: những trường hợp đau bụng xảy ra từ ba đến nhiều đợt hàng tháng ít nhất trên 3 tháng. Khoảng 10 - 15% trẻ em từ 5 - 15 tuổi đã từng bị đau bụng mạn tính.
- 2. Cơ chế bệnh sinh của đau bụng Căng dãn thành tạng rỗng hay thanh mạc bọc các tạng đặc Viêm nhiễm Thiếu máu cục bộ
- 2. Cơ chế bệnh sinh của đau bụng Đau ở các tạng ổ bụng có thể do: Căng dãn thành tạng rỗng hay thanh mạc bọc các tạng đặc: * Bình thường, các phủ tạng trong bụng không có cảm giác đối với nhiều xung đột động. * Những dây thần kinh của phủ tạng nhạy cảm nhất với sự căng của thành ruột do: - Phúc mạc bị kéo (ung thư) - Một tạng rỗng bị căng (đau bụng do sỏi mật) - Do ruột bị co bóp mạnh (tắc ruột).
- Những đầu dây thần kinh cảm giác đau của các tạng rỗng như : ruột, bàng quang, thấy ở lớp cơ của thành những phủ tạng này. Ở những phủ tạng đặc như gan, thận dây thần kinh cảm giác đau ở các bao và khi bao này bị căng ra vì tạng đó sưng lên, bệnh nhân bị đau bụng. Mạc treo ruột, lá thành của phúc mạc và phần bao bọc mặt sau bụng nhạy cảm với cảm giác đau; mạc nối lớn không có cảm giác đau. Đối với lách, chỉ đau khi bị căng nhanh.
- Do viêm nhiễm: Viêm do vi khuẩn hay hoá chất đau bụng. Tổ chức tế bào bị viêm và cương tụ, gây kích thích như đầu dây thần kinh và hạ thấp ngưỡng đau của phủ tạng, đối với các xung động khác. Các nhà nghiên cứu : viêm gây đau bụng bởi tác động của hormone như bradykinin, serotonin, histamin hay prostaglandin
- Hoặc do thiếu máu cục bộ: Thiếu máu cục bộ gây đau bụng vì làm tăng đậm độ các chất chuyển hoá ở vùng có dây thần kinh cảm giác. Nó làm hạ “ngưỡng đau” đối với xung động bệnh lý khác, những mạch máu khác ở phủ tạng cũng có dây thần kinh cảm giác đau, nên khi các mạch máu này bị căng ra cũng gây đau bụng.
- 4. Đặc điểm lâm sàng của một số trường hợp đặc biệt: 4.1. Nhiễm giun: Đau bụng quanh rốn hay thượng vị, Nổi gò ở thành bụng, Đau bụng gây nôn ói, tiêu chảy. Giun có thể cuộn thành búi và gây tắc ruột. Giun có thể chui vào các ống dẫn mật, ống tụy và gây tắc. Ngoài ra trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hoá như chậm tiêu, ăn không ngon miệng, không biết đói.
- 4.2. Giun chui ống mật: Đau bụng dữ dội, đau từng cơn vùng quanh rốn, đau lan ra vùng hạ sườn phải, Kèm theo nôn, buồn nôn, có thể nôn giun, ỉa ra giun. 4.3. Ngộ độc thức ăn do vi trùng: Do ăn phải thức ăn có vi trùng hoặc độc tố vi trùng, thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị, Đau bụng quanh rốn, đau từng cơn, kèm nôn ói, tiêu chảy, sốt,....
- 4.4. Viêm dạ dày-tá tràng: Đau thượng vị tái phát khi ăn, Buồn nôn, nôn, Tiêu phân đen, Gia đình có tiền sử viêm loát dạ dày tá tràng. Không có triệu chứng của bệnh cơ quan khác, Xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường.
- 4.5. Viêm ruột thừa cấp: Viêm ruột thừa cấp tính thường gặp ở lứa tuổi : 0 - 5 tuổi : 28,5%, 6 - 10 tuổi : 43 % 11 - 15 tuổi : 28,5%. Tỉ lệ nam/nữ : 1,6/1 (1,2) Đau bụng ở hố chậu phải, đau xuất hiện tự nhiên, không dữ dội Buồn nôn hay nôn Sốt nhẹ Khó chịu mệt mõi toàn thân Các rối loạn xảy ra đột ngột hay từ từ trong vài giờ, dưới 3 ngày
- Khám bụng thấy điểm đau khu trú tại một điểm chính xác nhưng định khu khác nhau tùy theo vị trí của ruột thừa : Hố chậu phải (điểm Macburney +), Trên và sau xương chậu, thuộc khung chậu (thăm trực tràng có giá trị chẩn đoán, các dấu hiệu tiết niệu kèm theo : đau thắt và đau bụng khi khi đái), Mạc treo ổ bụng (trướng bụng nhẹ hay tiêu chảy), Đau ở khung chậu nếu viêm ruột thừa sau manh tràng. Có phản ứng thành bụng hố chậu phải. Ở trẻ nhủ nhi, triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa cấp (hiếm) cũng giống như vậy nhưng thường có thêm trướng bụng và tiêu chảy.
- 4.6. Lồng ruột: Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp Các nghiên cứu dịch tễ học ở Anh : tỉ lệ lồng ruột 1,57/1000 - 4/1000 trẻ mới sinh còn sống (1). Con trai > con gái, tỉ lệ nam/nữ : 2/1 - 3/1 (1,2). Lồng ruột xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, nhiều nhất : 4-9 thángt Các thống kê ở nước ngoài : 65% ở trẻ < 1 tuổi Thống kê ở nước ta : 95 - 97% (1,3). Lồng ruột xuất hiện ngay từ thời kỳ thai nhi dẫn đến teo ruột (4). Khoảng 0,3% lồng ruột xuất hiện ở thời kỳ sơ sinh (1)
- Bệnh gặp quanh năm, nhiều nhất là vào mùa đông xuân là mùa thường có tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao. Hầu như ít gặp lồng ruột ở trẻ SDD, đa số trẻ bị lồng ruột là các trẻ béo tốt, khoẻ mạnh. Trẻ < 2 tuổi, Đau bụng cấp vùng quanh rốn, hay bụng dưới, đau từng đợt, Phân có máu, Nôn ói, Khám có thể sờ thấy khối lồng, Thăm trực tràng thấy máu dính theo tay 4.7. Tắc ruột: đau bụng quanh rốn, đau lan sau lưng, đau quặng từng cơn, kèm nôn nhiều, bí trung đại tiện, bụng chướng.
- 5. Nguyên nhân đau bụng theo lứa tuổi
- 5.1. Nguyên nhân của đau bụng cấp Nhiều nguyên nhân gây đau bung cấp ở trẻ em, có thể đau ở các tạng, đau từ thể xác (somatic), hoặc đau từ chỗ khác lan tới. Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng cấp là các trường hợp viêm dạ dày - ruột cấp (acute gastroenteritis)
- Trẻ < 2 tuổi: Trẻ 2 - 5 tuổi : Lồng ruột Tắc ruột, Xoắn ruột Nhiễm khuẩn dường Thoát vị bẹn nghẹt tiết niệu Chấn thương Viêm túi thừa meckel Nhiễm khuẩn tiết Viêm phổi thùy niệu Táo bón
- Trẻ > 5 tuổi: Trẻ vị thành niên gái: Viêm ruột thừa Đau giữa chu kỳ kinh Giun chui ống mật Viêm phần phụ Viêm đường mật Vỡ nang buồng trứng ́ Ap-xe gan Ap-xe vòi tứng ́ Viêm gan Thai ngoài tử cung Viêm tụy cấp Viêm ruột hoại tử Scholein-Henoch Viêm hạch mạc treo Sỏi thận Viêm loét dạ dày-tá tràng ̣ Viêm phúc mac.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử trí khi trẻ đau bụng
5 p | 259 | 56
-
Bài giảng Đau bụng ở trẻ em - TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà
39 p | 195 | 28
-
Những nguy cơ khi trẻ đau bụng
4 p | 101 | 20
-
Ðau bụng ở trẻ em
5 p | 178 | 18
-
Bắt mạch trẻ sơ sinh đau bụng
4 p | 101 | 7
-
Bài giảng Đau bụng trẻ em - ThS.BS. Nguyễn Thị Cúc
37 p | 120 | 7
-
Xoa dịu cơn đau bụng của trẻ sơ sinh
5 p | 75 | 6
-
Các dạng đau bụng ở trẻ
2 p | 77 | 6
-
Cẩn thận với đau bụng ở trẻ
5 p | 100 | 5
-
Dấu hiệu bệnh nghiêm trọng khi con đau bụng dưới
5 p | 152 | 5
-
Đối phó với chứng đau bụng bằng ở bé sơ sinh
4 p | 67 | 5
-
Bài giảng Đau bụng trẻ em
8 p | 113 | 4
-
Dấu hiệu bé sơ sinh bị đau bụng
4 p | 86 | 3
-
Tiếp cận đau bụng ở trẻ em
7 p | 83 | 3
-
Biện pháp giảm đau bụng tại nhà cho trẻ
5 p | 43 | 2
-
Bài giảng Đau bụng cấp ở trẻ em - PGS.TS.BS. Trần Thị Mộng Hiệp
25 p | 0 | 0
-
Bài giảng Nguyên nhân và dự phòng sỏi đường niệu ở trẻ em - PGS.TS. Trần Thị Mộng Hiệp
36 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn