intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu chứng giúp chẩn bệnh

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 80% kết quả khám bệnh phụ thuộc những gì mà người bệnh mô tả, 20% còn lại phụ thuộc kết quả xét nghiệm và kỹ năng khám bệnh của bác sĩ. Khi có tác nhân gây bệnh tác động đến cơ thể bạn, nó sẽ làm tổn thương cấu trúc của các cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể, dẫn đến hậu quả rối loạn về chức năng và cảm xúc. Lúc này bệnh của bạn sẽ được thể hiện bằng hai dấu chứng: triệu chứng bệnh và dấu hiệu bệnh. Dựa vào hai dấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu chứng giúp chẩn bệnh

  1. Dấu chứng giúp chẩn bệnh Hơn 80% kết quả khám bệnh phụ thuộc những gì mà người bệnh mô tả, 20% còn lại phụ thuộc kết quả xét nghiệm và kỹ năng khám bệnh của bác sĩ. Khi có tác nhân gây bệnh tác động đến cơ thể bạn, nó sẽ làm tổn thương cấu trúc của các cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể, dẫn đến hậu quả rối loạn về chức năng và cảm xúc. Lúc này bệnh của bạn sẽ được thể hiện bằng hai dấu chứng: triệu chứng bệnh và dấu hiệu bệnh. Dựa vào hai dấu chứng này, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh. Phân biệt triệu chứng và dấu hiệu - Triệu chứng bệnh là những gì mà người bệnh trải qua, cảm nhận được và chỉ có người bệnh mới biết. Chính vì vậy mà người bệnh cần mô tả chính xác và trung thực các triệu chứng mà mình đang trải qua cho thầy thuốc và điều dưỡng biết, nhất là trong những trường hợp bác sĩ chưa tìm ra các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh. - Dấu hiệu bệnh là những gì mà bác sĩ tìm thấy ở người bệnh nhờ các thao tác khám bệnh (nhìn, sờ, gõ, nghe) hoặc nhờ sử dụng các xét nghiệm và thiết bị y khoa khác. Trong chẩn đoán bệnh, dấu hiệu bao giờ cũng quan trọng và khách quan hơn triệu chứng.
  2. Một ví dụ để phân biệt triệu chứng và dấu hiệu. Một người bị tai nạn giao thông ở chân gây chảy máu và đau rất nhiều. Chảy máu là một dấu hiệu vì bác sĩ và người xung quanh có thể nhìn thấy được. Trong khi đó đau lại là một triệu chứng vì chỉ có người bệnh mới biết mình đau như thế nào. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh không phải lúc nào cũng xuất hiện song hành. Có khi người bệnh thấy triệu chứng xuất hiện rầm rộ nhưng khi khám bệnh bác sĩ lại không tìm thấy dấu hiệu nào của bệnh. Ngược lại, nhiều khi người bệnh thấy rất khỏe mạnh nhưng bác sĩ lại tìm thấy nhiều dấu hiệu bệnh. Có mấy loại triệu chứng? - Người ta chia triệu chứng thành ba loại: mãn tính, tái phát và thuyên giảm. + Triệu chứng mãn tính là khi triệu chứng đó kéo dài hoặc tái diễn liên tục. + Triệu chứng tái phát là khi một người bị ảnh hưởng của triệu chứng thêm một lần nữa, triệu chứng này đã xảy ra trong quá khứ, đã biến mất và rồi quay trở lại. + Triệu chứng thuyên giảm là khi triệu chứng được cải thiện và có thể biến mất hoàn toàn. Các triệu chứng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu dần hoặc tốt lên.
  3. - Dấu hiệu bệnh: Dấu hiệu bệnh là một đặc trưng khách quan chỉ ra các đặc điểm của bệnh được tìm thấy ở người bệnh bởi bác sĩ hoặc xét nghiệm khi khám bệnh. Các dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh có thể ví dụ như: đo huyết áp thấy tăng cao giúp nghĩ đến bệnh tim mạch. Nhìn thấy ngón tay có hình dùi trống cho phép nghĩ đến bệnh tim phổi mãn. - Phân loại dấu hiệu: Có nhiều loại dấu hiệu, dựa vào sự xuất hiện của nó bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ... + Dấu hiệu tiên lượng là các dấu hiệu khi xuất hiện ta có thể tiên lượng bệnh xảy ra thế nào trong tương lai. Ví dụ khi nổi ban ở hai chân người đang bệnh sốt xuất huyết thì có thể dự đoán bệnh đã hồi phục. + Dấu hiệu hồi tưởng. Các dấu hiệu này đã xuất hiện trong quá khứ. Ví dụ sẹo ở mặt có thể do mụn ở bệnh nhân thời còn trẻ. + Dấu hiệu chẩn đoán. Nhờ các dấu hiệu này mà bác sĩ chẩn đoán được bệnh. Ví dụ tăng PSA (prostate - specific antigen) trong máu của đàn ông có thể là dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt. + Dấu hiệu đặc trưng, còn gọi là dấu hiệu chắc chắn. Ví dụ dấu hiệu màng giả ở hầu họng là dấu hiệu chắc chắn của bệnh bạch hầu. Sinh thiết thấy tế bào lạ dị dạng là dấu hiệu chắc chắn của bệnh ung thư.
  4. Mô tả đúng triệu chứng - Nếu người bệnh biết cách mô tả triệu chứng của mình cho bác sĩ sẽ rất có ích cho việc chẩn đoán. Người bệnh nên nhớ cần phải mô tả chính xác, trung thực, nếu chưa rõ thì nói là chưa rõ, dùng con số tốt hơn nói chung chung. - Xin ví dụ trường hợp một người đi khám bệnh vì đau bụng. Các câu hỏi mà bác sĩ đặt ra và yêu cầu người bệnh trả lời là: Kiểu khởi phát - từ từ hay đột ngột? Thời gian đau - cách bao nhiêu phút, giờ...? Vị trí cơn đau - trên rốn hay dưới rốn, bên trái hay bên phải? Cường độ cơn đau - từ 1-10 (nhẹ nhất cho đến nặng nhất)? Tính chất cơn đau - đau âm ỉ, từng cơn hay từng cơn trên nền đau âm ỉ? Hướng lan - lan đến vị trí nào khác của cơ thể? Yếu tố làm cơn đau tăng lên - cử động, nằm im, ăn uống...? Yếu tố làm cơn đau giảm xuống - uống thuốc, ăn uống, ôm gối vào bụng, nằm sấp...? Các triệu chứng kèm theo cơn đau - sốt, nôn, tiêu chảy, tiểu nhiều lần...? Nếu người bệnh trả lời chính xác, đầy đủ các câu hỏi này bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán được nguyên nhân gây đau bụng, từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp. BS NGUYỄN THANH HẢI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2