Đau đầu kiểu căng thẳng
lượt xem 5
download
Đau đầu kiểu căng thẳng Nếu bạn thỉnh thoảng bị đau đầu, đặc biệt khi bạn mệt mỏi, căng thẳng hoặc đói, điều này không có gì đặc biệt. Ít nhất có 50 triệu người Mỹ phải tới bác sĩ mỗi năm vì đau đầu và không rõ bao nhiêu người tự điều trị đau đầu. Mặc dù đau đầu đôi khi nghiêm trọng nhưng trong phần lớn các trường hợp, nó không phải là hậu quả của một bệnh nào đó. Đa số các trường hợp đau đầu là tiên phát. Chúng bao gồm đau nửa đầu, đau buốt đầu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau đầu kiểu căng thẳng
- Đau đầu kiểu căng thẳng Nếu bạn thỉnh thoảng bị đau đầu, đặc biệt khi bạn mệt mỏi, căng thẳng hoặc đói, điều này không có gì đặc biệt. Ít nhất có 50 triệu người Mỹ phải tới bác sĩ mỗi năm vì đau đầu và không rõ bao nhiêu người tự điều trị đau đầu. Mặc dù đau đầu đôi khi nghiêm trọng nhưng trong phần lớn các trường hợp, nó không phải là hậu quả của một bệnh nào đó. Đa số các trường hợp đau đầu là tiên phát. Chúng bao gồm đau nửa đầu, đau buốt đầu và đau đầu căng thẳng. Gần 90% trường hợp đau đầu tiên phát là đau đầu kiểu căng thẳng. Đau đầu căng thẳng thường gây đau lan tỏa, từ mức nhẹ tới vừa khắp đầu. Nhiều người thường ví cảm giác này giống như có dải băng quấn quanh đầu. Đau đầu dạng này cũng có thể gây đau sau cổ tại vị trí nền sọ. Có nhiều yếu tố thúc đẩy như stress, sai tư thế, trầm cảm và thậm chí do hoạt động tình dục. Nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng. Trước đây, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân căng thẳng mạn tính là ở da đầu, cơ cổ và quai hàm. Nhưng nhiều nghiên cứu nghi ngờ ý kiến này. Vì vậy, Hội Đau đầu Quốc tế đã thay thuật ngữ đau đầu do căng thẳng thành đau đầu kiểu căng thẳng, chủ yếu hướng tới thực tế rằng căng thẳng không phải là nguyên nhân chính gây đau đầu. Trong khi đó, các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây đau đầu kiểu căng thẳng. Ngày nay, thuốc trị đau đầu kiểu căng thẳng có tác dụng giảm đau tốt và nhanh hơn so với trước đây. Hơn nữa, một số liệu pháp điều trị thay thế, tự chăm sóc và phòng ngừa có thể giúp bạn chữa đau đầu. Kiểu đau đầu khác nhau gây ra các kiểu đau khác nhau. Đau đầu dạng căng thẳng thường là đau âm ỉ, ép bóp ở vùng trán, da đầu, sau cổ và 2 bên. Dấu hiệu và triệu chứng
- Đau đầu dạng căng thẳng có thể kéo dài 30 phút tới cả tuần. Có thể bạn đôi khi bị đau hoặc gần như luôn luôn đau. Nếu đau 15 ngày/tháng trong vài tháng, thì được gọi là đau đầu căng thẳng mãn tính. Đáng tiếc là đau đầu căng thẳng mãn tính đôi khi tồn tại trong nhiều năm. Đau đầu căng thẳng có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây Đau lan tỏa, thường từ nhẹ tới vừa ở đỉnh đầu có thể gây cảm giác căng đầu, như có dải băng siết quanh đầu. Đau kèm ở vùng sau cổ phía nền sọ. Khó ngủ Triệu chứng đau đầu ở trẻ em Phần lớn trẻ bị một số dạng đau đầu nào đó khi đi học. Thực tế, thậm chí trẻ em rất nhỏ cũng bị đau đầu. Nhưng vì trẻ quá nhỏ để nói điều gì đang xảy ra, nên rất khó chẩn đoán đau đầu. Đó là vì các dấu hiệu của đau đầu như khóc, xanh xám và nôn, cũng là dấu hiệu của một số bệnh khác. Đôi khi trẻ quá nhỏ bị đau đầu sẽ ôm đầu hoặc đập đầu xuống nền nhà. Cho tới một vài năm trước đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng đau đầu dạng căng thẳng là hậu quả của căng cơ mặt, cổ và da đầu bị co và không thể giải tỏa stress. Nhưng nghiên cứu gần đây đã làm thay đổi quan niệm này. Mặc dù đau đầu dạng căng thẳng vẫn chưa được hiểu rõ lắm nhưng hiện nay các nhà khoa học cho rằng sự biến đổi nồng độ serotonin và endorphin trong não có vai trò gây đau đầu dạng này. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh trong não điều chỉnh tín hiệu đau qua dây thần kinh số V- đường chính gây đau. Endorphin là các chất giảm đau tự nhiên được sinh ra từ não và tủy sống. Các bác sĩ chưa hoàn toàn hiểu điều gì làm thay đổi các chất này nhưng dường như có một số yếu tố gây đau đầu dạng căng thẳng, bao gồm sai tư thế, làm việc ở tư thế không thuận tiện, stress, trầm cảm và lo lắng. Đau đầu ở trẻ em
- Đau đầu căng thẳng mãn tính ở trẻ em tương tự như ở người lớn và thường do stress, lo âu hoặc trầm cảm. Mặc dù người lớn không phải luôn luôn nhận ra điều này nhưng trẻ em có thể bị stress nặng- từ áp lực của độ tuổi và những kỳ vọng quá đáng của cha mẹ tới mức khó khăn trong học tập và lạm dụng thân thể hoặc tình dục. Và mọi trẻ em, ngay cả trẻ rất nhỏ, đều có thể bị trầm cảm. Khi nào cần đi khám Đau thường là một trong số cách báo hiệu bệnh tật của cơ thể. Nhưng đau đầu, ngay cả khi rất nặng, thường không phải là hậu quả của một bệnh. Tuy nhiên, đôi khi đau đầu là dấu hiệu của một bệnh nặng như u não hoặc phình mạch. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ về mọi triệu chứng đau đầu làm bạn lo lắng. Dù có tiền sử bị đau đầu nhưng bạn hãy đi khám nếu kiểu đau thay đổi hoặc các cơn đau đột nhiên khác đi. Hơn nữa, hãy đi khám hoặc cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dầu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây Đau đầu nặng, đột ngột thường như sét đánh Đau đầu kèm sốt, cứng cổ, phát ban, rối loạn tâm thần, co giật, nhìn đôi, yếu, tê liệt hoặc khó nói. Đau đầu sau chấn thương đầu, đặc biệt nếu tiến triển xấu đi. Đau đầu tiến triển mãn tính, đau tăng sau ho, gắng sức, căng thẳng hoặc cử động đột ngột. Khởi phát đau đầu mới sau 40 tuổi. Hãy gọi bác sĩ nếu con bạn bị đau đầu nặng hoặc đau đầu làm trẻ phải nghỉ học hoặc ngừng các hoạt động khác. Trẻ quá nhỏ không nói được điều gì đang xảy ra thì có thể khóc và ôm đầu chứng tỏ đau đầu nặng. Sàng lọc và chẩn đoán
- Giống như phần lớn mọi người, bạn có thể sẽ không tới khám bác sĩ vì đau đầu. Trong nhiều trường hợp, hai viên thuốc giảm đau, một chút thời gian để nghỉ ngơi và một đêm ngủ ngon giấc là đủ để làm giảm đau. Nhưng thậm chí khi đau nặng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động khác, bạn cũng không muốn thừa nhận mình bị đau đầu hành hạ. Sau cùng, quan niệm cũ cho rằng đau đầu hoàn toàn là bệnh tâm lý là khiến người bị đau khó được nghỉ ngơi. Nhưng hiện nay đau đầu được thừa nhận rộng rãi là rối loạn sinh học. Nếu bạn bị đau đầu, không nên lưỡng lự tìm sự giúp đỡ - đặc biệt nếu bạn lo lắng về nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị đau đầu mãn tính hoặc tái phát, bác sĩ có thể xác đinh được kiểu đau và nguyên nhân đau bằng các phương pháp dưới đây: Khai thác sự mô tả cơn đau. Bác sĩ có thể biết nhiều về chứng đau đầu của bạn thông qua sự miêu tả kiểu đau bao gồm mức độ, vị trí, tần suất và thời gian đau và tất cả các triệu chứng khác nữa. Làm xét nghiệm. Nếu bạn bị đau đầu khác thường hoặc đau phức tạp, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây đau đầu nặng như u hoặc phình mạch. Hai xét nghiệm thông thường là chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). CT scan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng một loạt tia X chiếu trực tiếp trên máy tính để đưa ra hình ảnh toàn diện của não. MRI không dùng tia X mà phối hợp sóng từ, radio và kỹ thuật máy tính để cho hình ảnh não rõ ràng. Yêu cầu bạn ghi nhật ký đau đầu. Một trong những điều có ích nhất bạn có thể làm là ghi lại diễn biến đau đầu trong ít nhất 2 tháng. Mỗi lần bị đau đầu, hãy mô tả đau như nào, đau ở đâu và đau kéo dài bao lâu. Cũng cần ghi lại những thuốc đã dùng. Nhật ký đau đầu có thể là manh mối giá trị giúp bác sĩ chẩn đoán kiểu đau đầu đặc thù và có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh.
- Điều trị Nghỉ ngơi, đắp khăn lạnh, gạc ấm hoặc tắm nước ấm kéo dài dưới vòi hoa sen có thể làm giảm nhẹ đau đầu không thường xuyên. Nếu các phương pháp này không có tác dụng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, acetaminophen (Tylenol...) hoặc ibubrophen (Advil, Motrin...). Cố gắng chỉ dùng thuốc khi cần thiết và dùng với liều thấp nhất có thể để giảm đau. Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây đau đầu mãn tính hằng ngày. Hơn nữa, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibubrofen, có thể gây tác dụng phụ nặng, bao gồm đau, chảy máu và loét dạ dày hoặc ruột. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc đau đầu nào cho trẻ em. Nếu dùng với liều cao hoặc thời gian dài, acetaminophen có thể gây tổn thương gan nặng. Và không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Aspirin gây hội chứng Reye, tuy hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm tính mạng. Nếu thuốc giảm đau OCT không có tác dụng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm giảm tần suất và mức độ đau đầu. Trong số các thuốc hiệu quả nhất điều trị đau đầu dạng căng thẳng, có thuốc chống trầm cảm như 3 vòng như amitriptylin (Elavin) và nortriptylin (Aventyl, Pamelor). Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là tăng cân, lơ mơ, khô miệng, nhìn mờ và táo bón. Người già cũng có thể bị lú lẫn hoặc chóng váng khi dùng thuốc này. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc divalproex (Depakote) hoặc gabapentin (Neurotin). Các thuốc này được dùng để điều trị động kinh nhưng đôi khi lại có tác dụng chữa đau đầu. Thuốc không thể chữa khỏi hẳn đau và dần dần, thuốc giảm đau và các thuốc khác có thể mất tác dụng. Hơn nữa, tất cả các thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ. Nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, kể cả những thuốc không kê đơn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lợi ích và nguy cơ của nó. Cũng nên nhớ thuốc giảm đau không phải là chất để nhận biết và xử trí các yếu tố gây stress có thể là nguyên nhân chứng đau đầu của bạn.
- Phòng tránh Mặc dù thuốc làm giảm đau tạm thời, nhưng cuối cùng thay đổi lối sống mới là cách tốt nhất để chống đau đầu dạng căng thẳng. Các lời khuyên dưới đây sẽ có tác dụng: Luyện tập thường xuyên. Luyện tập nhịp điệu thường xuyên như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp giúp làm giảm tần số và cường độ đau. Luyện tập làm giảm stress, thư giãn cơ và làm tăng nồng độ chất giảm stress tự nhiên của cơ thể là beta - Endorphin. Tham gia tập yoga, xoa bóp, kéo giãn và bài tập tư thế cũng rất hữu hiệu trong phòng ngừa đau đầu dạng căng thẳng. Nếu bạn bị đau đầu, luyện tập có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, luyện tập lại gây đau đầu, vì vậy phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình luyện tập nào. Kiểm soát stress. Ngoài việc luyện tập thường xuyên, các kỹ năng thực hành phản hồi sinh học (biofeedback) và liệu pháp thư giãn có thể làm giảm stress. Phản hồi sinh học luyện cho bạn kiểm soát một số đáp ứng của cơ thể để giảm đau. Trong một buổi biofeedback, bạn được nối với các thiết bị theo dõi và ghi lại phản xạ (feedback) các hoạt động của cơ thể như căng cơ, nhịp tim và huyết áp. Đồng thời, bạn được học cách làm giảm căng cơ, làm chậm nhịp tim và tự thở. Mục tiêu của phản hồi sinh học là giúp bạn thư giãn, từ đó bạn sẽ chịu đựng tốt hơn các cơn đau đầu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ liệu chương trình này có tác dụng với bạn hay không. Các kỹ năng thư giãn khác như thở sâu, yoga, thiền và giãn cơ tăng dần, cùng với căng lần lượt từng cơ, sau đó thả lỏng hoàn toàn, tới khi tất cả cơ trong cơ thể đều được thả lỏng. Bạn có thể học các kỹ năng thư giãn ở một lớp học đặc biệt hoặc tại nhà bằng sách hoặc băng đĩa. Nhiều trong số các kỹ năng đó cũng có tác dụng cho trẻ em. Tự chăm sóc
- Hãy thử một số lời khuyên dưới đây xem cách nào phù hợp nhất với bạn: Đắp khăn nóng hoặc lạnh. Có đắp khăn nóng hoặc chai nước nóng làm giãn cơ vai và cổ bị căng. Tắm nóng hoặc tắm vòi hoa sen giúp làm giãn cơ. Bạn có thể thử đắp khăn lạnh lên đầu trong khi tắm nóng. Triệt tiêu stress. Nếu bạn đang bị stress, nghỉ ngơi có thể có tác dụng. Ngủ. Đôi khi phương thuốc tốt nhất để chữa đau đầu là ngủ. Các kỹ năng đối phó Sống chung với đau mãn tính là điều vô cùng khó khăn. Ngoài các triệu chứng cơ thể, đau mạn tính có thể làm bạn lo lắng và trầm cảm. Cuối cùng, nó có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ với bạn bè và gia đình, năng suất làm việc và chất lượng sống nói chung. Bạn có thể tìm tới chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ để điều trị ảnh hưởng của chứng đau đầu mạn tính. Hoặc có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và am hiểu của nhóm trợ giúp đau đầu. Mặc dù các nhóm trợ giúp không có tác dụng với tất cả mọi người, nhưng họ có thể là nguồn thông tin tốt. thành viên trong nhóm thường biết về liệu pháp điều trị mới nhất và thường chia sẻ kinh nghiệm của chính họ. Nếu bạn quan tâm, bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn một nhóm trợ giúp ở nơi bạn đang sống. Liệu pháp bổ sung hoặc thay thế Các liệu pháp truyền thống dưới đây có thể giúp bạn chữa đau đầu mãn tính: Châm cứu. Năm 1998, Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) Mỹ đưa ra công bố được mong chờ từ lâu về châm cứu. Trong số các lợi ích khác, các nhà khoa học của NIH nhận thấy châm cứu giúp làm giảm đau đầu mãn tính. Các chuyên gia châm cứu sẽ điều trị cho bạn bằng kim châm rất nhỏ dùng một lần, thường ít gây đau hoặc khó chịu.
- Xoa bóp. Xoa bóp là cách tốt làm giảm stress và căng cơ. Việc này đặc biệt có tác dụng trong giảm căng cơ vai gáy. Đối với một số người, chúng cũng có tác dụng làm giảm đau đầu. Tinh dầu. Một số nghiên cứu cho thấy dầu gừng, bạc hà và lộc đề giúp làm giảm đau đầu dạng căng thẳng. Bạn có thể chỉ cần ngửi dầu hoặc xoa lên vùng gáy sau cổ và thái dương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bốn kiểu đau đầu thường gặp
4 p | 150 | 28
-
HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY
6 p | 209 | 19
-
Xoa bóp chữa nhức đầu
2 p | 125 | 13
-
Stress và bệnh tim mạch – Kỳ I
5 p | 119 | 10
-
Nguyên nhân Hội chứng cổ vai cánh tay
13 p | 74 | 6
-
Cảnh báo bệnh đau lưng gia tăng ở người trẻ tuổi
0 p | 64 | 4
-
Đi giày cao gót hôm nay, đau chân ngày mai
4 p | 84 | 4
-
Cách giảm nhức đầu
3 p | 90 | 3
-
5 lợi ích của massage cho bé
3 p | 64 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dự phòng tái phát cơn đau đầu kiểu căng thẳng bằng amitriptyline
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn