intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu hiệu nhận biết những lời nói dối

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thương trường không thiếu gì những chuyện dối trá. Người ta có thể nói dối ở mọi mức độ, đôi khi chỉ để tránh một khoản chi phí, hoặc rũ bỏ trách nhiệm, một số người cảm thấy tội lỗi khi nói dối, số khác lại coi việc nói dối như một thói quen thú vị. Tuy nhiên, sự phức tạp của kinh doanh khiến rất khó phát hiện lời nói dối. Trong kinh doanh, những lời nói dối thường điều khiển người ta và né tránh câu trả lời, vì vậy họ dễ dàng vượt qua sự cảnh giác.Một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu hiệu nhận biết những lời nói dối

  1. Dấu hiệu nhận biết những lời nói dối Trong thương trường không thiếu gì những chuyện dối trá. Người ta có thể nói dối ở mọi mức độ, đôi khi chỉ để tránh một khoản chi phí, hoặc rũ bỏ trách nhiệm, một số người cảm thấy tội lỗi khi nói dối, số khác lại coi việc nói dối như một thói quen thú vị. Tuy nhiên, sự phức tạp của kinh doanh khiến rất khó phát hiện lời nói dối. Trong kinh doanh, những lời nói dối thường điều khiển người ta và né tránh câu trả lời, vì vậy họ dễ dàng vượt qua sự cảnh giác.Một cách để đánh lạc hướng kẻ nói dối là tìm hiểu đầu mối từ các hành vi của họ, hoặc sử dụng những bẫy giao tiếp. Khi đó ta sẽ xác định được có đúng đối phương đang nói dối hay không. Khi đánh giá một kẻ có khả năng đang nói dối, hãy xem xét những tín hiệu hành vi dưới đây - điều đó có nghĩa là bạn vừa phải để ý nội dung những gì họ nói lẫn cách họ nói ra những điều ấy. Sự không thoải mái Người đang nói chuyện với bạn có tỏ ra không thoải mái đối với những gì họ đang nói không ? Cảm giác tội lỗi hay sợ bị bắt quả tang sẽ khiến cho họ lo âu và vội vàng kết thúc cuộc thảo luận và thậm chí có khi còn tỏ ra nhẹ
  2. nhõm hơn khi nó kết thúc. Trong cuộc nói chuyện, bàn chân của họ có xu hướng hướng về phía có lối thoát - theo đúng nghĩa đen - như cửa ra vào hoặc đại sảnh. Họ cũng có thể co cứng cả phần tren của cơ thể do bị căng thẳng tâm lý, và trong vô thức, họ cũng sẽ cố tạo ra một rào cản tượng trưng nào đó giữa họ và bạn, ví dụ như một chiếc cặp hoặc ví để giữa hai người. Kẻ nói dối cũng có xu hướng tránh tiếp xúc bằng mắt với người đối thoại, tuy nhiên, những kẻ nói dối già đời thì không sợ điều đó. Họ có thể duy trì việc nhìn thẳng vào mắt bạn, nhưng lo lắng vẫn được biểu lộ qua chuyển đông của chân. Hãy cảnh giác với những người dám nhìn thẳng vào mắt bạn một cách trực tiếp và quá nhiều, bởi đó nhiều khi lại là biểu hiện của việc cố gắng chứng minh họ đang nói sự thật. Một dấu hiệu khác của kẻ nói dối có thể nhận ra được, đó là nụ cười giả tạo. Cách tốt nhất để phân biệt nụ cười giả tạo với một nụ cười thực lòng là để ý sự thiếu chuyện động của các cơ mặt nằm ở quanh khóe mắt. Sự lảng tránh Một người luôn tìm cách hạn chế tiết lộ thông tiên hoặc giữ cho cuộc trò chuyện trở nên mơ hồ khi bạn yêu cầu chi tiết cụ thể có thể là một kẻ nói dối, đặc biệt là khi người đó tỏ ra khó nhớ ra một điều gì đó không phải quá phức tạp.
  3. Hãy xem xét sự chọn lựa cách dùng từ của họ để giữ khoảng cách khỏi các tình huống khó khăn. Một ví dụ là trong phiên tòa về cáo buộc quấy rối tình dục của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1998, để lảng tránh các câu hỏi liên quan tới mối quan hệ của mình với cô thực tập sinh tại Nhà trắng Monica Lewinsky, bên bị đã đi sâu vào các suy đoán về ý nghĩa của mỗi một chữ “là”. Các hành vi Một người nói quá nhiều cũng có thể là kẻ tình nghi, k hi bạn hỏi một câu hỏi và họ trả lời bạn với độ chi tiết cao hơn nhiều mức cần thiết. Họ cũng có thể sử dụng những mô tả quá rõ ràng với mục đích thuyết phục bạn rằng những gì họ đang nói hoàn toàn là thật. Và nếu đề cập đến một cam kết nào đó, họ sẽ đưa ra những hứa hẹn ngông cuồng chắc như đinh đóng cột. Liệu nó có ngược lại với những gì mà người ta nói ? Hãy tự hỏi mình nếu bạn đã từng bị qua mặt vì những điều không có thật, bởi vì rất có thể kẻ nói dối đang tiếp tục làm điều đó. Ngoài những hành vi đầu mối trên, bạn cũng nên xem xét những trường hợp người đó có nhiều khả năng sẽ nói dối. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Pamela Meyer, một người chịu áp lực (đang trong dự án, cần phải đạt tiến độ, cần đạt chỉ tiêu của quý) sẽ có xu hướng dễ dối trá hơn. Một số người là những kẻ nói dối có kinh nghiệm hoặc có khuynh hướng nói dối. Một người có quyền lực hơn những người khác thường thấy thoải mái hơn khi nói dối, nhưng một CEO đang phải thuyết trình trước những cổ
  4. đông đang giận dữ chắc chắn sẽ không dễ dàng để nói ra lời dối trá, bởi lúc đó anh ta đang nằm về phía yếu thế. Kẻ nói dối có thể bao gồm cả những người hướng ngoại và cả những người thường hiểu thấu tâm trí người khác. Nói chung, mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi họ nói dối và họ nắm bắt được tâm lý những người đối thoại với họ và qua đó tự lừa dối được bản thân. Khi thành công trong việc trốn tránh vào nhào trộn sự thật, những kẻ nói dối ngày càng thấy dễ dàng hơn khi nói dối. Hãy sử dụng trực giác của bạn và tự hỏi từ trước đến nay người kia có tỏ ra trung thực không, và để ý những kẻ đáng ngờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2