intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư gián tiếp.Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

150
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư gián tiếp.Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

  1. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP THỰC TRẠNG VÀ GiẢI PHÁP Ở ViỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: GS – TS VÕ THANH THU HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM ANH ĐÒAN HẢI NGÂN NGUYỄN MINH TÂM TRẦN THỊ ANH ĐÀO
  2. LỜI NÓI ĐẦU
  3. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI • - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư quốc tế đầu tư • - Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam • - Chương 3: Thực trạng đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam trong thời gian qua • -Chương 4: Giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam.
  4. PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1. Khái niệm đầu tư quốc tế gián tiếp: (IFI) – Đầu tư gián tiếp: • Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
  5. Đầu tư gián tiếp quốc tế: • Là các khoản đầu tư gián tiếp nhưng do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện để phân biệt với đầu tư trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện
  6. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp quốc tế: • - Đầu tư gián tiếp quốc tế là đầu tư tài chính thuần tuý trên thị trường tài chính hay nói cách khác là chỉ đầu tư bằng tiền • - Thông qua các thị trường tài chính để chuyển ra nước ngoài • - Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của dự án mà họ bỏ vốn đầu tư.
  7. 3. Sự khác biệt giữa FDI và IFI • Đầu tư trực tiếp: • Quan điểm vĩ mô: Chủ đầu tư nước ngoài • Trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư • Tổ chức SXKD khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại • Quan điểm vi mô: Chủ đầu tư nước ngoài • Góp vốn với tỷ lệ đủ lớn • Trực tiếp tham gia vào quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn.
  8. * Đầu tư gián tiếp: Quan điểm vĩ mô: •Nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài dưới hình thức vay vốn hoặc nhận viện trợ và sử dụng vốn vay để phục vụ cho quá trình phát triển KTXH quốc gia •Sau một thời gian phải hoàn trả cả gốc và lãi dưới hình thức tiền tệ hay hàng hoá. •Chính phủ bán trái phiếu ra nước ngoài để huy động ngoại tệ từ nước ngoài. •Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI.
  9. Quan điểm vi mô: •Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ nhỏ •Không tham gia trực tiếp vào việc điều hành, chi phối hoạt động của đối tượng
  10. Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam Nội dung: •Quy chế về thành lập công ty chứng khoán •Quy chế về thành lập quỹ đầu tư. •Quy chế về nhà đầu tư nướng ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, của các công ty Việt Nam.
  11. 1. Quy chế về thành lập công ty chứng khoán: Ngày 24-4-2007 Bộ Tài chính đã có quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. * Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thành lập tại Việt Nam.
  12. Các thuật ngữ: 1.1. Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. 2.Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty qu ản lý tài s ản, ngân hàng 3. Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty ch ứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
  13. * Điều kiện thành lập: -Về phương tiện vật chất (hữu hình) tối thiểu: •có trụ sở đảm bảo các yêu cầu: quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2, •có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các ph ần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, •hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán...
  14. - Về điều kiện đối với cá nhân, pháp nhân góp vốn: •Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập ph ải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty chứng khoán. •Phần vốn góp ban đầu của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phù hợp với điều lệ công ty. •Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đ ến th ời đi ểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán ph ải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập.
  15. Về điều lệ công ty, các quy trình về nghiệp vụ: • công ty chứng khoán muốn thành lập phải có dự thảo điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua, • phương án hoạt động kinh doanh trong ba 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  16. Quy chế về thành lập quỹ đầu tư: • Ngày 15-05-2007 Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC về “Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ”: • Theo quy chế này, Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau đây: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
  17. điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ Cụ thể là, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Công ty quản lý quỹ phải có quyền sử dụng trụ sở Công ty thời hạn tối thiểu 1 năm và trang thiết bị ph ục vụ hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ s ở làm việc của Công ty Công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam.
  18. điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ • Đồng thời, Công ty Quản lý quỹ phải đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ theo phương án kinh doanh, trong đó tối thiểu phải có 5 nhân viên được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ tại trụ sở chính,..
  19. điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ Về nhà đầu tư nước ngoài, Quy chế này quy định: • công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đảm bảo việc đầu tư tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, hoạt động quản lý quỹ thành viên có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, tuân thủ theo các quy định pháp luật về hạn chế tỷ lệ sở hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp, tại các doanh nghiệp Việt Nam.
  20. Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Ngày 20-4-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, quy định: Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2