Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 30 năm - một chặng đường
lượt xem 3
download
Bài viết Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 30 năm - một chặng đường cho thấy một cái nhìn khái quát về thực trạng tình hình thu hút và thực hiện vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay qua những khía cạnh cơ bản trong việc thu hút FDI theo quy mô vốn đầu tư, theo ngành kinh tế, theo đối tác đầu tư, theo địa phương và theo khu vực địa lý. Đồng thời, bài viết cũng đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 30 năm - một chặng đường
- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM: 30 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG ThS. Trần Thị Ánh Hồng Trần Thị Hồng Cúc Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Tóm tắt Trong giai đoạn từ năm 1988 đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài viết cho thấy một cái nhìn khái quát về thực trạng tình hình thu hút và thực hiện vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay qua những khía cạnh cơ bản trong việc thu hút FDI theo quy mô vốn đầu tư, theo ngành kinh tế, theo đối tác đầu tư, theo địa phương và theo khu vực địa lý. Đồng thời, bài viết cũng đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: FDI, đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. GIỚI THIỆU Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa với quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất trong khu vực và khu vực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Vốn FDI thu hút vào Việt Nam càng ngày càng tăng về số lượng dự án, quy mô, vốn đăng ký, vốn thực hiện, số lượng đối tác đầu tư, số lượng ngành nghề,... Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 là 35.465,56 triệu USD so với những năm đầu tiên tăng gấp gần 30 lần. Việc thu hút FDI không chỉ đơn giản là thu hút nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cung cấp các nguồn lực khác giúp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững như là vốn công nghệ, vốn tri thức, năng lực, kinh nghiệm quản lý,… Vì vậy, FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ THỰC HIỆN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1988 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 2.1. Tình hình đăng ký và thực hiện vốn FDI Theo Bảng 1, ta thấy tính đến tháng 6/2019 thì FDI tại Việt Nam đã đăng ký lũy kế được 31.365 dự án với tổng vốn đăng ký là 431.416,2 triệu USD, trong đó đã giải ngân được 200.192,9 triệu USD chiếm 46,4%. Tình hình thu hút FDI trong giai đoạn 1988 - 2019 nhìn chung có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên không ổn định. Biến động mạnh nhất trong năm 2009, tổng vốn đăng 357
- ký giảm từ 71,7 tỷ USD năm 2018 chỉ còn 23,1 tỷ USD, tỷ lệ giảm chiếm 67,8%. Sự biến động này chịu ảnh hưởng từ sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế của toàn thế giới. Như vậy, tình hình thu hút vốn đầu tư sẽ phần nào bị phụ thuộc vào tình hình kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Bảng 1: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn từ năm 1988 đến 6 tháng đầu năm 2019 Tổng vốn Tổng số vốn Tỷ lệ vốn thực hiện/ Năm Số dự án đăng ký thực hiện Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) (Triệu USD) (%) 1988-1990 211 1.603,50 - - 1991 152 1.284,40 428,5 33,36 1992 196 2.077,60 574,9 27,67 1993 274 2.829,80 1.117,50 39,49 1994 372 4.262,10 2.240,60 52,57 1995 415 7.925,20 2.792,00 35,23 1996 372 9.635,30 2.938,20 30,49 1997 349 5.955,60 3.277,10 55,03 1998 285 4.873,40 2.372,40 48,68 1999 327 2.282,50 2.528,30 110,77 2000 391 2.762,80 2.398,70 86,82 2001 555 3.265,70 2.225,60 68,15 2002 808 2.993,40 2.884,70 96,37 2003 791 3.172,70 2.723,30 85,84 2004 811 4.534,30 2.708,40 59,73 2005 970 6.840,00 3.300,50 48,25 2006 987 12.004,50 4.100,40 34,16 2007 1.544,00 21.348,80 8.034,10 37,63 2008 1.171,0 71.726,80 11.500,20 16,03 2009 1.208,00 23.107,50 10.000,50 43,28 2010 1.237,00 19.886,80 11.000,30 55,31 2011 1.186,00 15.598,10 11.000,10 70,52 2012 1.287,00 16.348,00 10.046,60 61,45 2013 1.530,00 22.352,20 11.500,00 51,45 2014 1.843,00 21.921,70 12.500,00 57,02 2015 2.120,00 24.115,00 14.500,00 60,13 2016 2.613,00 26.890,50 15.800,00 58,76 2017 2.591,00 35.883,90 17.500,00 48,77 2018 3.046,00 35.465,56 19.100,00 53,86 6 tháng đầu năm 2019 1.723,00 18.468,54 9.100,00 49,27 Tổng 31.365,00 431.416,20 200.192,90 46,40 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài 358
- 2.2. Tình hình cấp phép đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm các hình thức như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, Hợp đồng BT, hợp đồng BTO và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến thời điểm 20/6/2019 thì số dự án FDI là 28.954 dự án với tổng vốn đăng ký là 351.655,69 triệu USD. Trong đó, hình thức đầu tư vào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất là 72,67% với 24.551 dự án và 255.548,43 triệu USD vốn đăng ký. Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư Tổng vốn đầu tư đăng ký STT Hình thức đầu tư Số dự án Số tiền Tỷ trọng (Triệu USD) (%) 1 Liên doanh 4.151 75.631,35 21,51 2 Hợp đồng hợp tác KD 234 6.254,67 1,78 3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 18 14.221,24 4,04 4 100% vốn nước ngoài 24.551 255.548,43 72,67 Tổng 28.954 351.655,69 100,00 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2019) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thu hút vào 19 nhóm ngành nghề không đồng đều, một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang tiếp tục bổ sung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Bảng 3, tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo so với tổng vốn đầu tư đăng ký tính đến 20/6/2019 là 58,38% với số vốn đăng ký là 205.283,76 triệu USD, cao hơn cả tổng số vốn đăng ký của 18 nhóm ngành còn lại. 2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ Hiện nay, có hơn 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó về tổng vốn đăng ký, đứng thứ 1 là Hàn Quốc với 64.551,2 triệu đồng, chiếm 18,36% tổng vốn đầu tư đăng ký; thứ 2 là Nhật Bản với 57.899,88 triệu đồng, chiếm 16,46% và thứ 3 là Singapore với 49.161,52 triệu đồng, chiếm 13,98%. 359
- Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành Tổng vốn đầu tư đăng ký STT Lĩnh vực Số dự án Số tiền Tỷ trọng (Triệu USD) (%) 1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 13.831 205.283,76 58,38 2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 811 58.200,75 16,55 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 125 23.451,17 6,67 4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 793 12.181,54 3,46 5 Xây dựng 1.654 10.245,85 2,91 6 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 3.944 7.345,88 2,09 7 Khai khoáng 110 4.933,74 1,40 8 Vận tải kho bãi 771 4.922,56 1,40 9 Giáo dục và đào tạo 486 4.348,80 1,24 10 Thông tin và truyền thông 1.997 3.721,27 1,06 11 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 493 3.464,87 0,99 12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 132 3.412,31 0,97 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 2.976 2.969,62 0,84 14 Cấp nước và xử lý chất thải 73 2.776,65 0,79 15 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 145 1.986,74 0,56 16 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 402 955,40 0,27 17 Hoạt động dịch vụ khác 138 791,11 0,22 18 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 67 655,31 0,19 Hoạt đông làm thuê các công việc trong các 19 6 8,37 0,00 hộ gia đình Tổng 28.954 351.655,69 100,00 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2019) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 360
- Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác Tổng vốn đầu tư đăng ký STT Đối tác Số dự án Số tiền Tỷ trọng (%) (Triệu USD) 1 Hàn Quốc 7.905 64.551,20 18,36 2 Nhật Bản 4.190 57.899,88 16,46 3 Singapore 2.266 49.161,52 13,98 4 Đài Loan 2.645 31.927,30 9,08 5 Hồng Kông 1.554 21.306,04 6,06 6 BritishVirginIslands 816 21.274,95 6,05 7 Trung Quốc 2.461 15.452,47 4,39 8 Malaysia 599 12.504,64 3,56 9 Thái Lan 540 10.698,89 3,04 10 Hà Lan 339 9.577,87 2,72 Các quốc gia và vùng 11 5.639 57.300,94 16,29 lãnh thổ khác Tổng 28.954 351.655,69 100,00 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2019) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2.2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo địa phương và vùng địa lý Từ Bảng 5 và 6, ta thấy vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút lượng lớn FDI trên tổng FDI của cả nước. Vùng Đông Nam Bộ có 14.812 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 148.937,19 triệu USD chiếm 42,35%, trong đó có 4 tỉnh đứng trong Top 5 địa phương có số vốn đầu tư đăng ký cao nhất cả nước với thứ tự lần lượt là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo vùng địa lý Tổng vốn đầu tư đăng ký STT Vùng địa lý Số dự án Số tiền (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Đông Nam Bộ 14.812 148.937,19 42,35 2 Đồng bằng Sông Hồng 9.397 95.529,67 27,17 3 Bắc Trung Bộ 436 32.216,35 9,16 4 Nam Trung Bộ 1.408 25.741,51 7,32 5 Đồng bằng Sông Cửu Long 1.608 22.362,16 6,36 6 Đông Bắc Bộ 981 21.370,22 6,08 7 Dầu khí 50 2.768,69 0,79 8 Tây Bắc Bộ 114 1.810,37 0,51 9 Tây Nguyên 148 919,53 0,26 Tổng 28.954 351.655,69 100,00 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2019) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 361
- Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương Tổng vốn đầu tư đăng ký STT Địa phương Số dự án Số tiền Tỷ trọng (Triệu USD) (%) 1 TP. Hồ Chí Minh 8.564 45.627,79 12,98 2 Hà Nội 5.466 33.112,30 9,42 3 Bình Dương 3.629 32.829,55 9,34 4 Đồng Nai 1.616 30.792,05 8,76 5 Bà Rịa - Vũng Tàu 437 30.670,41 8,72 6 Bắc Ninh 1.370 18.344,71 5,22 7 Hải Phòng 745 18.046,57 5,13 8 Thanh Hóa 127 13.981,91 3,98 9 Hà Tĩnh 75 11.722,31 3,33 10 Hải Dương 438 8.155,26 2,32 11 Các tỉnh khác 6.487 108.373 30,82 Tổng 28.954 351.655,69 100,00 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2019) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 3. TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3.1. Tác động tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam Thứ nhất, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng quy mô nguồn vốn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Từ Hình 1 và 2, ta thấy tỷ trọng nguồn FDI trong tổng vốn đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 giữ ổn định từ 22 - 24%, dao động mỗi năm chênh lệch 1%. Trong khi đó, vốn đầu tư đăng ký của khu vực FDI ở nước ta đang càng ngày càng nhiều đồng nghĩa với quy mô nguồn vốn của ta càng ngày càng lớn và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước đang giảm dần thay vào đó là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và FDI đang làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng chủ trương, đường lối của Nhà nước. 362
- Hình 1: Tỷ trọng vốn đầu tư tại Việt Nam theo khu vực kinh tế (%) 120 100 22 23 24 24 23 80 60 38 39 39 41 43 40 20 40 38 37 35 34 0 2014 2015 2016 2017 2018 Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư tại Việt Nam (%) 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2014 2015 2016 2017 2018 Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI Nguồn: Tổng cục Thống kê Thứ hai, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước. Nguồn vốn FDI là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 363
- 9,3% năm 1995 lên gần 20% năm 2018. Năm 2018, thu ngân sách nhà nước doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 168,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,2%. Thứ ba, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế dự án đang còn hiệu lực tính đến 20/6/2019 theo ngành ở Bảng 3, ta thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 13.831 dự án với tổng vốn đăng ký là 205.283,76 triệu USD chiếm 58,38% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam. Qua đó có thể nhận định được rằng tỷ trọng ngành công nghiệp tăng có đóng góp to lớn của khu vực FDI. Khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư càng nhiều vào các ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghệ cao sẽ nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật, tăng năng suất lao động và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta. Thứ tư, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng giá trị và tỷ trọng xuất, nhập khẩu. Các dự án FDI càng nhiều càng góp phần thúc đẩy giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu càng cao. Sự đóng góp vào xuất khẩu của khu vực này đang chiếm 1 tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam dao động từ 67% - 73%, cao gấp 2 - 3 lần giá trị xuất khẩu trong nước, góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong các năm qua. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu trong khu vực FDI cũng có chiều hướng gia tăng với tỷ lệ tương đương với giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hình 3: Tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam (%) 67 71 71 73 72 33 29 29 27 28 2014 2015 2016 2017 2018 Trong nước FDI Nguồn: Tổng cục Thống kê 364
- Hình 4: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 200 150 100 50 0 2014 2015 2016 2017 2018 Xuất khẩu Nhập khẩu Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Thứ năm, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330.000 người năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017 và tăng thêm 3,3% vào năm 2018. 3.2. Tác động tiêu cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng khu vực đầu tư nước ngoài cũng còn một số tồn tại, hạn chế gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, công nghệ lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ không được như kỳ vọng. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2016, hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam ở mức độ rất thấp và có xu hướng ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Năm 2018, chỉ số chuyển giao công nghệ FDI của Việt Nam đứng thứ 89 là thấp và thua nhiều nước trong khu vực. Bảng 7: Xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ FDI Nguồn: Báo cáo WEF năm 2018. 365
- Thứ hai, trách nhiệm xã hội của một số doang nghiệp khu vực FDI chưa được chú trọng gây hại cho môi trường và người lao động. Nhiều doanh nghiệp FDI thường xuyên sa thải người lao động trên 35 tuổi, bóc lột sức lao động, người lao động phải tăng ca thường xuyên, các vấn đề về phúc lợi cho người lao động kém. Bên cạnh đó, một số dự án FDI không tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi nước, đất, không khí trường như Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men… Thứ ba, số tiền thuế thu được từ khu vực FDI chưa phù hợp với các doanh nghiệp trong nước gây giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quá hấp dẫn với những ưu đãi về thuế, giá thuê đất, giá dịch vụ công cộng,... tạo bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, làm giảm nguồn thu trong khi vẫn có thể thu được. Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế giá trị gia tăng, báo lỗ nhiều năm liền để trốn thuế doanh nghiệp như Coca Cola, PepSiCo,... 4. KẾT LUẬN Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1988 đến nay đã hơn 30 năm. Sau chặng đường dài 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư thì chúng ta cần phải nhìn lại những gì mà Việt Nam đã nhận được cũng như đang vướng phải là gì để lập nên một kế hoạch, chiến lược mới cho giai đoạn tiếp theo. Trong 30 năm, số lượt đầu tư và quy mô vốn của khu vực FDI vào Việt Nam ngày càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP, tăng giá trị xuất khẩu cải thiện cán cân thanh toán, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo được thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... Tuy nhiên, bên cạnh nhưng đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam thì các doanh nghiệp FDI cũng đem lại nhiều khó khăn đòi hỏi nước ta cần đưa ra những biện pháp nhanh chóng khắc phục để tạo được sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Việt Dũng (2018), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần cách tiếp cận mới”, Tạp chí Cộng sản. 2. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/53142/Thu- hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-Can-cach-tiep.aspx 3. Vạn Xuân (2018). “Vốn FDI đóng góp gần 20% GDP”, Tạp chí Tài chính 4. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/von-fdi-dong-gop-gan-20-gdp- 144699.html 366
- 5. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2017), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp 6. Phan Tuấn Anh (2013), “Tác động hai mặt của FDI đến nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội, Số 12 (184) - 2013, tr 19 - 28. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Kỷ yếu hội thảo. 8. Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài và báo cáo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài các năm 2014, 2015, 2016, 2016, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. 9. Tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê các năm 2014, 2015, 2016, 2016, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. 367
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Phần 2
154 p | 129 | 17
-
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại ASEAN và Trung Quốc
3 p | 121 | 9
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Cần Thơ
10 p | 85 | 8
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
8 p | 105 | 8
-
Một số khoảng cách trong thực trạng hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và của các khu công nghiệp ở Việt Nam - Nguyễn Trọng Xuân
8 p | 113 | 5
-
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
18 p | 94 | 4
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thành tựu và những vấn đề đặt ra
5 p | 86 | 3
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam
9 p | 97 | 3
-
Mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế và xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam
9 p | 4 | 2
-
Phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
8 p | 5 | 2
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam
7 p | 11 | 2
-
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội - Hai mươi năm nhìn lại (1986-2006)
13 p | 43 | 1
-
Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam
19 p | 2 | 1
-
Quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng sản phẩm tại tỉnh Bình Dương thời gian qua và khuyến nghị
10 p | 2 | 0
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số
8 p | 3 | 0
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất khẩu Việt Nam
11 p | 2 | 0
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tỉnh Nghệ An
15 p | 1 | 0
-
Đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách
14 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn