intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế và xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo phân tích mối quan hệ của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tăng trưởng kinh tế (GDP) và tìm hiểu xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất(ordinary least squares -OLS) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế và xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam

  1. MỐI QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG THU HÚT VỐN FDI XANH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thúy Hà Trường Đại học Hải Phòng ThS. Đinh Thị Việt Hà VIMC Logistics Email: hanguyenhp78@gmail.com Tóm tắt: Bài báo phân tích mối quan hệ của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tăng trưởng kinh tế (GDP) và tìm hiểu xu hướng thu hút vốn FDI xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất(ordinary least squares -OLS) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa FDI và GDP, từ đó đặt ra những yêu cầu trong vấn đề thu hút đầu tư xanh để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Kết quả này có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý về các chính sách thu hút FDI trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, FDI xanh. ANALYSIS OF THE RELATIONSHIP BETWEEN FOREIGN DIRECT INVESTMENT, ECONOMIC GROWTH AND TRENDS GREEN FDI IN VIETNAM Abtracts: The article analyzes the relationship of foreign direct investment (FDI) and economic growth (GDP) in Vietnam and the trend of green FDI investment FDI in the new situation. The article uses the method of least squares (ordinary least squares -OLS) which is the most widely used method to estimate the parameters in the regression equation. Research results show the relationship between FDI and GDP, thereby setting requirements in attracting green investment to ensure sustainable growth. This result has reference value for managers about FDI attraction policies in the following years. Key words: Foreign direct investment, economic growth, green investment 1. Đặt vấn đề FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế; góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. FDI tạo cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiếp cận với cách thức tổ chức, quản lý và quá trình phổ biến kiến thức và nâng cao chất lượng nguồn lao động. FDI góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Việc thu hút được dòng vốn FDI lớn là một 540
  2. lợi thế góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI không phải là một chủ đề mới nhưng luôn hấp dẫn các nhà khoa học. Lý do chủ yếu là vì mức độ tác động qua lại giữa hai biến số vĩ mô này thường thay đổi, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu vì thế cho thấy cách mà nền kinh tế đang vận hành, từ đó gợi ý các giải pháp chính sách về đầu tư và tăng trưởng. Sau 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã thể hiện quan điểm về việc “nâng cấp” dòng vốn FDI, thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội Việt Nam. Việt Nam có nhiều cơ hội đón vốn FDI xanh nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt do nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển và thu hút dòng vốn FDI xanh cần có nhiều thay đổi về cơ chế, chính sách, thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chúng ta chưa làm được nhiều. Chúng ta chưa thu hút được dự án công nghệ tương lai thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, chưa có biến chuyển nhanh sang kinh tế xanh, ít phát thải khí nhà kính, chưa xây dựng được nhiều khu công nghiệp sinh thái, đô thị xanh... 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Khái niệm FDI xanh FDI xanh là một phạm trù nằm trong đầu tư xanh. Theo OECD (2011), FDI xanh được hiểu theo 2 khía cạnh: 1) đó là FDI đầu tư vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường, 2) đó là FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục những tổn hại môi trường,, sử dụng năng lượng sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng UNCTAD (2008) đề cập tới FDI xanh gồm hai loại đầu tư: (i) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia; (ii) Đầu tư vào việc sản xuất trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ môi trường ở nước nhận đầu tư. Stephen Golub và cộng sự (2011) đã có nghiên cứu đầu tiên về định nghĩa FDI xanh. Tập hợp từ những tài liệu trước đó, Stephen Golub và cộng sự (2011) cho rằng, FDI xanh gồm hai phần là: (i) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường; (ii) Đầu tư nước ngoài vào quy trình giảm thiểu phá hoại môi trường như sử dụng công nghệ sạch hơn hay hiệu quả năng lượng hơn. Như vậy, có thể hiểu, FDI xanh là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm và dịch vụ môi trường, hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy trình sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế, trong khi sử dụng được hợp lý tài nguyên, tránh việc hủy hoại môi trường, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái ở nước nhận đầu tư. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và GDP thực hiện trong các giai 541
  3. đoạn khác nhau. Các nghiên cứu thường xem xét tác động của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, xuất khẩu, công nghệ, năng suất. Các nghiên cứu này về cơ bản đều cho rằng nguồn vốn FDI đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế Việt Nam. Kết quả ước lượng thực nghiệm trong các nghiên cứu cho thấy có những bằng chứng về tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mạnh nhất là trong trung hạn và giảm dần về dài hạn. FDI ngay lập tức có tác động tiêu cực đến tăng trưởng, sau một khoảng thời gian dòng vốn FDI có tác động khá nhỏ và đến trung hạn có hướng tích cực và giảm dần về dài hạn. Các nghiên cứu cũng sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá tác động của FDI đến GDP bằng mô hình VAR, OLS hay mô hình ARDL (mô hình tự hồi quy phân phối trễ) Tiếp nối các nghiên cứu về tăng trưởng và đầu tư, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa tăng trưởng GDP và FDI . Đây là 2 phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế, đơn giản, dễ áp dụng nhưng khi sử dụng trong bối cảnh phù hợp vẫn mang lại độ tin cậy nhất định. Về phương pháp phân tích thống kê, tác giả nhận thấy trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng số liệu thống kê thứ cấp để đánh giá, phân tích hiện tượng nhằm rút ra kết luận về diễn biến, xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian, làm cơ sở cho việc sử dụng các mô hình định lượng. Đây là phương pháp hồi quy được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu. Dù cho trong một vài trường hợp các phương pháp hồi quy khác được ưa chuộng hơn, kết quả hồi quy bằng OLS vẫn được xem là kết quả tiêu chuẩn. Y và X được sử dụng để thể hiện cho tất cả quan sát của một tổng thể (population), còn y và x thể hiện cho các quan sát trong mẫu nghiên cứu được chọn (sample). Lúc này các hệ số alpha và beta được ký hiệu với dấu mũ, thể hiện đây là các giá trị ước lượng. Phương pháp OLS sẽ lựa chọn các hệ số hồi quy alpha và beta sao cho bình phương sai số của mô hình ước lượng là nhỏ nhất. Thông thường, có 3 vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đầu tiên: đó là hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không, mô hình có ý nghĩa không và mức độ giải thích của mô hình. Đầu tiên kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy. Để thực hiện kiểm định này, chúng ta có thể sử dụng thống kê t hoặc thống kê z hoặc là giá trị P-value tương ứng. Vấn đề thứ hai là kiểm định mô hình hay còn gọi là kiểm định F. Giả thuyết cho kiểm định này là tất cả các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0. Để thực hiện kiểm định này chúng ta dùng thống kê F hoặc giá trị P-value tương ứng. Cuối cùng, ta kiểm tra giá trị của R-squared. R2 thể hiện cho % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình. R2 thường nhận giá trị từ 0 đến 1. Tuy nhiên, một vấn đề của R2 là khi càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình, giá trị R2 càng tăng. Việc đưa thêm biến vào mô hình sẽ làm cho mô hình có khả năng bị sai dạng hàm hoặc gây ra các bệnh khác của mô hình. Vậy nên, chúng ta sử dụng R2 hiệu chỉnh trong nghiên cứu này. 542
  4. 3 Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam VỐN FDI ĐĂNG KÝ VÀ GIẢI NGÂN TỪ 2012-2022 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Đă ng ký Tri ệu USD Gi ả i ngân Triệu USD Hình 1: Vốn FDI đăng ký và giải ngân tại Việt Nam từ năm 2012-2022 (Nguồn: Cục thống kê) Theo Tổng cục Thống kê, tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. - Theo đối tác đầu tư: Đến nay đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 70,8 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, ... - Theo địa bàn: các nhà ĐTNN đã có mặt ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 55,8 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,6 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 38,7 tỷ USD (chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư)./. 543
  5. Hình 2: Cơ cấu vốn FDI theo ngành năm 2021 (Nguồn: Cục Thống kê) - Theo ngành: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Nhìn chung, đa phần dự án FDI ở Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực ít thân thiện với môi trường, có mức độ phát thải lớn, giá trị gia tăng thấp, thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng. Các dự án FDI xanh ít được chú trọng. Hơn nữa, chất lượng vốn đầu tư nước ngoài chưa cao, các dự án đầu tư chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công, công nghiệp nhẹ, quy mô dự án trung bình và nhỏ. Mặc dù được kỳ vọng sử dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, nhưng thực tế cho thấy, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất sử dụng trong doanh nghiệp FDI không quá vượt trội so với doanh nghiệp trong nước. Số lượng doanh nghiệp FDI có năng lực công nghệ cao còn hạn chế, chỉ 5% doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020) 4. Phân tích mối quan hệ FDI và GDP của Việt Nam theo phương pháp OLS 4.1. Bảng số liệu Bảng 1: Tình hình thu hút vốn FDI và giá trị GDP Chỉ FDI Vốn thực hiện GDP theo giá hiện hành tiêu (Triệu USD) (Tỷ VNĐ) Năm Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 2012 2,500 2,900 2,700 2,360 545,764 706,813 720,208 977,899 2013 2,700 3,000 2,900 2,880 683,668 830,435 906,778 1,163,380 544
  6. 2014 2,850 2,900 3,200 3,600 756,566 911,612 1,004,792 1,264,886 2015 3,050 3,240 3,350 4,950 808,883 970,287 1,072,220 1,341,472 2016 3,500 3,750 2,370 5,820 850,315 1,029,558 1,157,955 1,263,590 2017 3,620 3,100 4,780 5,000 931,607 1,127,215 1,272,433 1,676,602 2018 3,880 4,490 4,880 5,730 1,027,928 1,414,236 1,242,220 1,851,928 2019 4,120 4,880 5,120 6,180 1,116,680 1,366,899 1,539,114 2,010,887 2020 3,850 4,800 5,110 6,220 1,188,207 1,382,995 1,593,586 2.124.154 2021 4,100 4,140 4,040 6,460 1,915,368 2,050,431 1,986,949 2,399,005 2022 4,410 5,640 5,340 7,000 2,132,796 2,292,012 2,373,152 2,669,131 (Nguồn: Vietstock và Cục đầu tư nước ngoài) Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2012 - 2022 bình quân vốn FDI thực hiện hàng năm chiếm khoảng 22 - 23% vốn đầu tư xã hội. Khu vực FDI đóng góp vào GDP năm 2015 là 18,07%, năm 2021 là 20,13% so với trung bình của thế giới, khu vực FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam cao hơn 9,4 điểm % Khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước tăng nhanh, năm 2010 đạt 3 tỷ USD, năm 2015 đạt gần 6 tỷ USD, năm 2019 chiếm 20,28% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu). Khu vực doanh nghiệp FDI hiện chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, làm cho nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự thành công trong kinh doanh ở nước ta bằng cách điều chỉnh tăng vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh và tăng lợi nhuận. 4.2. Kết quả nghiên cứu. Bảng 2: Kết quả hồi quy Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 04/03/23 Time: 21:41 Sample: 2010Q1 2022Q4 Included observations: 52 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -305148.6 141008.2 -2.164048 0.0353 FDI 394.5588 34.46389 11.44847 0.0000 R-squared 0.723860 Mean dependent var 1234010. Adjusted R-squared 0.718337 S.D. dependent var 577839.6 S.E. of regression 306670.6 Akaike info criterion 28.14264 Sum squared resid 4.70E+12 Schwarz criterion 28.21769 Log likelihood -729.7086 Hannan-Quinn criter. 28.17141 545
  7. F-statistic 131.0675 Durbin-Watson stat 1.142737 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: tính toán của nhóm tác giả ) Hàm hồi quy thu được GDP = -305148.551517 + 394.558849785*FDI + ei Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói mô hình phù hợp Kiểm định White thu được Bảng 3: Kiểm định tự tương quan bằng kiểm định White Heteroskedasticity Test: White F-statistic 1.924650 Prob. F(2,49) 0.1568 Obs*R-squared 3.787442 Prob. Chi-Square(2) 0.1505 (Nguồn: tính toán của nhóm tác giả ) Với mức ý nghĩa 5%, mô hình không vi phạm. Phương sai sai số thay đổi thu được kết quả như sau Bảng 4: Kiểm định phương sai sai số thay đổi Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 9.032545 Prob. F(2,48) 0.0005 Obs*R-squared 14.21908 Prob. Chi-Square(2) 0.0008 (Nguồn: tính toán của nhóm tác giả ) Mô hình vi phạm tự tương quan. Tiến hành khắc phục tự tương quan bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất và kiểm định sai số tổng quát khả thi. Hàm hồi quy được điều chỉnh như sau: = 377235,955+233.7688.FDI Vậy khi FDI tăng 1 triệu USD thì GDP tăng 233,7688 tỷ đồng Kết quả này cho ta thấy mức độ quan trọng của nguồn vốn FDI với tăng trưởng kinh tế GDP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2022. Từ đây có thể thấy muốn kinh tế tăng trưởng, cần thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ hơn nữa đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan để kiểm soát tốt nguồn vốn FDI và thu hút vốn FDI xanh cho phát triển bển vững tại Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo. Xây dựng nền kinh tế số, doanh nghiệp số và xã hội số đòi hỏi phải đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI theo hướng chọn lọc có căn cứ khoa học hơn, không những coi trọng quy mô, mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án FDI để góp phần thực hiện định hướng mới về thu hút FDI, đặc biệt nguồn vốn FDI xanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp và sức ép lên môi trường. Theo báo cáo hiện trạng 546
  8. môi trường quốc gia Việt Nam 2021, hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong phạm vi báo cáo đề cập đến các lĩnh vực có lượng phát thải lớn gồm lĩnh vực khai thác khoáng sản, lĩnh vực phát triển năng lượng, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, lĩnh vực sản xuất thép. Trong khai thác khoáng sản, trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên, trữ lượng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp như dầu khí, than, bôxít, titan, apatit, đất hiếm, đá hoa trắng..., đa phần các loại khoáng sản còn lại có quy mô trữ lượng thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tư quy mô lớn, hiện đại. Thực trạng trên đặt ra những vấn đề cần được giải quyết về tăng trưởng kinh tế và xu hướng tăng trưởng FDI một cách bền vững. 5. Kết luận Nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Khi FDI tăng 1 triệu USD thì GDP tăng 233,7688 tỷ đồng Để có thể thực hiện tốt mục tiêu về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030; Cần có một số giải pháp như sau: - Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới; Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan thu hút FDI, đặc biệt là về nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ và môi trường. Quan tâm tới FDI trong danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 gồm 157 dự án thuộc 9 lĩnh vực: hạ tầng giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải; hạ tầng giáo dục và y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch; ngành nông, lâm, thủy sản; lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. - Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng FDI trên nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá; không thu hút các dự án có nguy cơ hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Xây dựng và ban hành các tiêu chí sàng lọc đầu tư để làm cơ sở thu hút các dự án có hiệu quả.. Nâng cấp tiêu chuẩn về môi trường để làm căn cứ không tiếp nhận các dự án không khuyến khích đầu tư. Nghiêm cấm thu hút, chấp thuận các dự án không đáp ứng tiêu chuẩn. - Chuẩn hóa đội ngũ lao động và các yếu tố đầu vào khác đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài tại các dự án FDI xanh. 547
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển 2021- 2030. 4. Lê Thị Hồng Ngọc (2021). Thu hút FDI xanh vì sự phát triển bền vững của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 25, tháng 9/2021 5. Tổng cục Thống kê (2021). Niên giám Thống kê năm 2021, Nxb Thống kê 6. Tổng cục môi trường (2021), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. Nxb Thống kê. 548
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2