Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nghiên cứu đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam sử dụng mô hình VAR. Dữ liệu sử dụng trong bài được thu thập giai đoạn 1995 - 2018, nguồn thu thập từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới Word Bank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
- MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ThS. Võ Thị Xuân Hạnh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam sử dụng mô hình VAR. Dữ liệu sử dụng trong bài được thu thập giai đoạn 1995 - 2018, nguồn thu thập từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới Word Bank. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng, nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam Abstract The paper evaluate the impact of foreign direct investment on economic growth in Vietnam using the VAR model. Data used in this article were collected during 1995- 2018, the source of data collected from the World Bank Word Bank. Research results show that FDI has a positive impact on growth, FDI plays an important role for economic growth. 1. GIỚI THIỆU Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 như một cột mốc quan trọng, bắt đầu quá trình mở cửa hội nhập, và dòng vốn FDI được coi là một nguồn bổ sung để bù đắp sự thiếu hụt đầu tư trong nước cho sự phát triển. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ đó đã tăng lên đáng kể về cả chất và lượng. Nền kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực sau cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986, tiếp tục tăng trưởng sau khi tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Sự tăng trưởng đáng kể của FDI trên con đường phát triển kinh tế ở Việt Nam đã thúc đẩy việc tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế vĩ mô này, dẫn đến một số nghiên cứu về chủ đề này. Về bản chất, các nhà nghiên cứu kiểm tra xem liệu có mối liên hệ nhân quả đáng kể giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Điều này là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện FDI và đóng góp cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên kết quả của tác động lại không giống nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng FDI có thể kích thích sự tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan tỏa như mở rộng thương mại quốc tế (Alguacil et al., 2002; Balasubramanyam et al., 1996, 1999; Chakraborty và Basu, 2002). Trong khi đó 395
- Charkovic và Levine (2002) sử dụng phương pháp Generalized-Method-of-Moments (GMM) giai đoạn 1960 - 1995, cho rằng tác động của FDI tới tăng trưởng không đáng kể. Bende-Nabende et al (2003) lại chứng minh FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia. Brecher và Diaz Alejandro (1977) cung cấp bằng chứng cho thấy vốn nước ngoài có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế bằng cách kiếm lợi nhuận quá mức trong một đất nước, từ đó bóp méo tự do thương mại như việc đánh thuế cao. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng có một số bài như: Nguyễn Hồng Hà (2015) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh, thông qua dữ liệu thu thập dữ liệu FDI và tăng trưởng GDP tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn từ 1999 đến 2013. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại bằng chứng về việc thu hút FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh và ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thanh Mai (2016), nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Khánh Hòa. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1995 - 2014 từ nguồn Cục Thống kê Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở Khánh Hòa có mối quan hệ nhân quả một chiều, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI, tuy vậy chưa tìm thấy FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, các nghiên cứu đưa ra các tác động khác nhau giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá lại tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 thông qua việc sử dụng mô hình VAR. 2. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Trong giai đoạn 1995 - 2018 luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn định (Hình 1). Có thể mô tả quá trình thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm 1995 - 2018 qua các giai đoạn chủ yếu sau: Từ năm 1995 - 1999: Trong giai đoạn này chỉ có năm 1996 có sự gia tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án và số vốn đăng ký mới, những năm còn lại đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 14%. 396
- Hình 1: Diễn biến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 Đvt: Triệu USD Giải ngân Đăng ký 80,000 3500 70,000 3000 60,000 2500 50,000 Số dự án 2000 40,000 1500 30,000 1000 20,000 10,000 500 0 0 2011 2015 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 2013 2014 2016 2017 2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ năm 2000 - 2008: lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, đăng ký vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 64 tỷ đô la trong năm 2008. Điều này có thể được giải thích do kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài, chính sách quản lý FDI tại Việt Nam đã chặt chẽ hơn, các dòng vốn FDI ngày càng thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần qua đó tạo thêm không gian kinh tế mới, mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân và khu vực FDI gia tăng đầu tư kinh doanh. Từ năm 2009 - 2013: dòng vốn FDI giảm dần. Số dự án và lượng vốn FDI đăng ký sụt giảm mạnh, còn giá trị FDI thực hiện và giải ngân giảm ít hơn. Ngoại trừ năm 2013 có sự tăng đột biến gía trị vốn FDI đăng ký. Từ năm 2014 - 2018: ở giai đoạn này dòng vốn FDI tăng trở lại cả về số dự án, lượng FDI đăng ký và lượng FDI giải ngân. Sau cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam đã dần được mở cửa cho kinh tế thị trường và gia nhập vào thương mại quốc tế. Trong giai đoạn 1995 - 1997, nền kinh tế đã đạt được thành tựu kinh tế đáng kể, với tốc độ tăng trưởng đến đỉnh điểm 10% vào giai đoạn này. Vào năm 1998, 1999, tác động của khủng hoảng tài chính châu Á đã kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, chỉ ở mức 4.8% vào năm 1999. Đất nước 397
- phục hồi vào năm 2000 và tiếp tục tăng trưởng từ năm 2000 đến năm 2007. Sau đó, cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã tác động tiêu cực đến Việt Nam. Từ năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã quay lại chu kỳ tăng trưởng. Hình 2: GDP và tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 % 200 12.00 Billions USD 10.00 150 8.00 100 6.00 4.00 50 2.00 0 0.00 1995 2012 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2013 2014 2015 2016 2017 2018 GDP (constant 2010 US$) GROW Nguồn: Ngân hàng Thế giới 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Để đánh giá tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hai biến chính được sử dụng để đưa vào mô hình phân tích bao gồm (i) GDP - Tổng sản lượng quốc gia thực (năm gốc là năm 2010); (ii) FDI biến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh biến GDP và FDI, một biến khác được đưa được vào mô hình đó là biến đo lường độ mở thương mại; (iii) OPEN, được xác định qua công thức (xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP thực. Dữ liệu nghiên cứu trong bài là dữ liệu về quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2018 từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bài nghiên cứu này đánh giá tương tác giữa GDP và FDI bằng cách sử dụng mô hình log - log. Nghiên cứu đề xuất mô hình tác động giữa vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian như sau: Yt = (logGDP, logFDI, logOpen)t Sau khi thu thập dữ liệu, bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview để thực hiện các phân tích như thống kê mô tả, hồi quy. Để phân tích tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR, đây là mô hình được đề xuất trong các nghiên cứu của Jordan Shan (2002), và Haitao Sun (2011). 398
- Quá trình được tiến hành như sau: đầu tiên, kiểm định tính dừng. Tiếp theo lựa chọn độ trễ tối ưu, là độ trễ tại đó các biến được mô hình hóa qua biến trễ và các biến khác cùng cùng một độ trễ cho kết quả tốt nhất. Việc xác định độ trễ tối ưu dựa trên các chỉ số lựa chọn (Ozcicek & McMillin, 1996). Sau đó kiểm định đồng liên kết, kiểm tra sự phù hợp của mô hình, kiểm tra quan hệ nhân quả Granger, sau đó phân tích hàm phản ứng đẩy và cuối cùng là phần phân tích phân rã phương sai. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả và ma trận tự tương quan Theo kết quả thống kê mô tả (Bảng 1) cho thấy trong giai đoạn 1995 - 2018 số vốn FDI có xu hướng tăng, số vốn thực hiện năm cao nhất (2018) cao gấp 12 lần năm thấp nhất (2000). GDP tăng hơn 4 lần từ năm 1995 (43700 triệu USD) lên mức cao nhất vào năm 2018 (188.000 triệu USD). Bảng 1: Thống kê mô tả giá trị FDI và GDP giai đoạn 1995 - 2018 Đơn vị tính: triệu USD FDI GDP Giá trị trung bình 5,860 101,000 Giá trị nhỏ nhất 1,298 43,700 Giá trị lớn nhất 15,500 188,000 Nguồn: Worldbank Theo lý thuyết, FDI, GDP và OPEN có xu hướng đi theo cùng một hướng. Điều đó có nghĩa là nếu FDI tăng, GDP và OPEN có xu hướng tăng theo. Mối tương quan giữa các biến này được thể hiện trong Bảng 2. Theo kết quả Bảng 2 ta có thể thấy có mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa GDP, FDI và độ mở cửa thương mại. Với mục đích phân tích đánh giá tác động của các biến, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của các biến này. Bảng 2: Ma trận tương quan giữa FDI, GDP và OPEN FDI GDP OPEN FDI 1 0.95 0.96 GDP 0.95 1 0.99 OPEN 0.96 0.99 1 Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 4.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu Trước khi đưa các biến vào mô hình, tác giả tiến hành kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu. Kiểm định Dickey-Fuller (ADF) được sử dụng để kiểm tra tính dừng của 399
- dữ liệu. Kết quả đều xác nhận các dữ liệu của các biến này là biến không dừng và do đó để xử lý các chuỗi thời gian này tác giả lấy sai phân bậc nhất để phân tích. Quá trình kiểm định tính dừng được lặp lại cho các sai phân bậc nhất của các biến này, thể hiện trong Bảng 3. Kết quả chỉ ra rằng đối với biến logFDI dừng ở mức ý nghĩa 5% và 10%; trong khi đối với biến logGDP và logOPEN dừng tại mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng sai phân bậc nhất của logarit của các biến này trong mô hình. Bảng 3: Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất của logarit các biến Kết quả Giá trị thống kê ở các mức ý nghĩa Tên biến ADF 1% 5% 10% D(logFDI) -3.24 x ✓ ✓ D(logGDP) -3.78 ✓ ✓ ✓ D(logOPEN) -5.26 ✓ ✓ ✓ Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview 4.3. Chạy mô hình VAR 4.3.1. Xác định độ trễ tối ưu Theo kết quả lược khảo tài liệu cho thấy các biến kinh tế chuỗi thời gian thông thường có một độ trễ nhất định khi xem xét tác động giữa các biến. Để xác định độ trễ tối ưu đánh giá đúng tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tác giả sử dụng các chỉ số thống kê để xác định độ trễ phù hợp. Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 4. Theo tiêu chuẩn kiểm định, độ trễ tối ưu của mô hình là 4. Bảng 4: Độ trễ tối ưu của mô hình Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 91.86959 NA* 1.74e-08* -9.354694 -9.205572* -9.329456 1 100.3566 13.40056 1.87e-08 -9.300696 -8.704208 -9.199746 2 110.1173 12.32934 1.89e-08 -9.380772 -8.336919 -9.204111 3 116.4934 6.040511 3.17e-08 -9.104572 -7.613352 -8.852198 4 135.5367 12.02730 1.94e-08 -10.16175* -8.223168 -9.833668* Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview 4.3.2. Kiểm định sự vi phạm các giả định Để chắc chắn cho các kết luận từ mô hình ước lượng được nhóm tác giả tiến hành kiểm định sự vi phạm các giả định của ước lượng hồi quy. Kiểm định tính ổn định cho thấy các nghiệm của đa thức đặc trưng đều nhỏ hơn 1 và các điểm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. 400
- Hình 3: Vòng tròn đơn vị Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview Kết quả của kiểm định tự tương quan phần dư thể hiện trong Bảng 5 dựa trên thống kê cho thấy với các bước trễ khác nhau, giá trị p của thống kê đều lớn hơn 5%, tức chấp nhận giả thuyết Ho - Không có tự tương quan phần dư, và mô hình được xem là thỏa mãn điều kiện không có tự tương quan của phần dư. Bảng 5: Kiểm định tự tương quan phần dư Lag LRE* stat Df Prob. Rao F-stat Df Prob. 1 8.949597 9 0.4419 0.962883 (9, 2.6) 0.5888 2 12.38681 9 0.1924 1.912057 (9, 2.6) 0.3471 3 20.91534 9 0.0130 8.646406 (9, 2.6) 0.0691 4 20.00183 9 0.0179 7.400942 (9, 2.6) 0.0831 Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview Các kết quả trên cho thấy, mô hình không gặp các khuyết tật như: tính ổn định của mô hình, tương quan phần dư. Như vậy, mô hình VAR để đánh giá tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là phù hợp và ổn định, các kết luận từ kết quả ước lượng đạt tính tin cậy. 4.4. Phân tích tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Tiếp theo tác giả kiểm định nhân quả Granger, với kết quả thể hiện trong Bảng 6. 401
- Bảng 6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger Giá trị Giả thiết Ho p-value thống kê DLOGFDI không có mối quan hệ nhân quả DLOGGDP 23.25 0.0001 DLOGGDP không có mối quan hệ nhân quả DLOGFDI 4.02 0.4057 DLOGOPEN không có mối quan hệ nhân quả DLOGGDP 17.022 0.0019 DLOGGDP không có mối quan hệ nhân quả DLOGOPEN 6.153 0.188 DLOGOPEN không có mối quan hệ nhân quả DLOGFDI 3.11 0.5392 DLOGFDI không có mối quan hệ nhân quả DLOGOPEN 10.2920 0.036 Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview Qua kết quả kiểm định cho thấy tồn tại tác động một chiều giữa các biến. Sự thay đổi của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động lên tăng trưởng kinh tế, trong khi đó tăng trưởng kinh tế không tác động lên việc thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng có kết quả như mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, tác động giữa độ mở nền kinh tế với tăng trưởng kinh tế cũng chỉ xuất hiện một chiều. Độ mở nền kinh tế có tác động tới tăng trưởng kinh tế song sự thay đổi về mức tăng trưởng không có tác động đến độ mở của nền kinh tế. Biến độ mở của nền kinh tế không tác động lên biến FDI nhưng sự thay đổi trong vốn đầu tư nước ngoài tác động tới độ mở của nền kinh tế. Tiếp đến tác giả tập trung phân tích thông qua phản ứng đẩy (Hình 4) và phân rã phương sai (Bảng 7). Hình 4: Tác động qua lại giữa các biến Response of DLOGGDP to DLOGFDI Response of DLOGFDI to DLOGFDI Response of DLOGOPEN to DLOGFDI .008 .10 .2 .004 .05 .000 .0 .00 -.004 -.2 -.05 -.008 -.10 -.4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 -.15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DLOGGDP to DLOGOPEN Response of DLOGGDP to DLOGGDP Response of DLOGOPEN to DLOGOPEN .008 .008 .10 .004 .004 .05 .000 .00 .000 -.05 -.004 -.004 -.10 -.008 -.008 -.15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview 402
- Bảng 7: Kết quả phân rã phương sai cho biến tăng trưởng Variance Decomposition of DLOGGDP: Period S.E. DLOGFDI DLOGGDP DLOGOPEN 1 0.003470 21.43303 78.56697 0.000000 2 0.006535 70.02151 26.05413 3.924358 3 0.009288 54.46586 17.09249 28.44166 4 0.009462 54.14768 16.72624 29.12609 5 0.009537 53.68738 16.46611 29.84651 6 0.009896 50.75087 15.30121 33.94792 7 0.010097 48.81589 14.70477 36.47934 8 0.010152 49.00787 14.89152 36.10061 9 0.010638 50.89749 14.10975 34.99277 10 0.010659 50.93112 14.15010 34.91878 Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng Eview Dựa vào kết quả phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho thấy GDP có mối tương quan tích cực với các giá trị trong quá khứ của nó, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên. Sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế đến từ chính nó ở giai đoạn đầu tiên (ngắn hạn) chiếm 79% và từ FDI là 21%. Các giai đoạn sau sự tác động từ chính nó đã giảm xuống đáng kể. Đối với FDI, FDI có tác động tích cực, trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Một cú sốc FDI cũng có tác động khá lớn đến tăng trưởng GDP qua các thời kỳ. Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu (2012). Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế mạnh nhất ở giai đoạn thứ 2. Tính tác động này kéo dài dai dẳng qua các kỳ tiếp theo và có xu hướng yếu dần nhưng vẫn giải thích được 50% sự thay đổi của tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy hàm ý rằng tác động của FDI lên độ mở của nền kinh tế theo hướng tích cực, đồng thời độ mở nền kinh tế lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến sự tăng trưởng kinh tế, và nhất là mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kết quả của bài nghiên cứu này thúc đẩy hơn nữa việc kiểm soát càng tốt dòng vốn này để có thể đạt được sự bền vững trong tăng trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế 403
- kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế; đảm bảo vận hành hiệu quả các loại thị trường; thúc đẩy thị trường hóa các nhân tố sản xuất; tập trung khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu từ mô hình VAR cho thấy Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2015 tác động của FDI lên GDP theo hướng tích cực. Mối liên kết này mạnh nhất trong năm thứ hai, sau đó có xu hướng giảm dần theo thời gian. Kết quả này khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của FDI tới sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó, cần phải xem xét ở khía cạnh dài hạn vì tác động này có thể không tồn tại theo thời gian. Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả lâu dài của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quản lý chiến lược của nguồn vốn quan trọng này ở cấp chính phủ và việc thực hiện các dự án đầu tư được phê duyệt ở cấp địa phương. Mặc dù vẫn còn những vấn đề liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện FDI, nhưng vai trò quan trọng của nguồn vốn này trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận. Hơn nữa, FDI đóng vai trò có ảnh hưởng trong nền kinh tế định hướng mở cửa thị trường của Việt Nam. Cụ thể FDI có tương quan dương với độ mở thương mại, và độ mở thương mại có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa rất lớn của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Bài nghiên cứu chưa đi vào phân tích FDI đầu tư vào từng địa phương và GDP của từng địa phương nên chưa thể có những kết luận về chất lượng FDI cho từng khu vực, địa phương cũng như mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng tại các địa phương. Do đó đây là những vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo khai thác để có bức tranh toàn cảnh hơn về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alguacil, M. Cuadros, A. and V. Orts (2002), Foreign Direct Investment, Exports and Domestic Performance in Mexico: a Causality Analysis, Economics Letters, 77, 371 - 76. 2. Balasubramanyam, V.N., Salisu, M. and Sapsford D. (1999), Foreign Direct Investment as an Engine of Growth, The Journal of International Trade and Economic Development, 8, 27 - 40. 3. Bende-Nabende et al (2003), The interaction between FDI, output and the spillover variables: Co-integration and VAR analyses for APEC, 1965 - 1999. 404
- 4. Brecher và Diaz Alejandro (1977), Tariffs, Foreign Capital And Immiserizing Growth 5. Chakraborty, C. và P. Basu. (2002), Foreign Direct Investment and Growth in India: a Cointegrating Approach, Applied Economics, 34, 1061 - 73. 6. Charkovic và Levine (2002), Does foreign direct investment accelerate economic growth 7. Chinh Hoang Quoc, Chi Duong Thi (2016), analysis of foreign direct investment and economic growth in Vietnam, International Journal of Business, Economics and Law, Vol. 15, Issue 5 (April). 8. Hồ Thị Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Thủy (2015), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Hồng Hà (2015), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế địa phương. 10. Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Kim Nam, Nguyễn Thị Hằng Nga (2016), Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995 - 2014. 11. Nguyễn Thi Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, và Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Dự án SIDA 2001 - 2010 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM. 12. Ozcicek, O., & Ozcicek, D.W. (1996), Lag Length Selection in Vector Autoregressive Models:Symmetric and Asymmetric Lags, Louisiana State University. 13. Pasaran, H.H., & Shin, Y. (1997), Generalized impulse response analysis in linea multivariate models, Economic letters, 58, 17 - 29. 14. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014), An Evaluation of Relationship between Foreign Direct Investment and Economic Growth in Vietnam, JED No.220 April 15. Shan, J. (2002), A VAR Approach to the Economics of FDI in China. Applied Economics, Vol.34 (7), pp.885 - 893 16. https://data.worldbank.org/indicator 405
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công
10 p | 298 | 34
-
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu ở Việt Nam (1980-2013)
9 p | 141 | 16
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát, tiết kiệm và đầu tư tại Việt Nam (Phần 2)
4 p | 119 | 8
-
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc với quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
8 p | 78 | 8
-
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và đầu tư tư nhân tại Việt Nam
9 p | 97 | 7
-
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế
3 p | 95 | 5
-
Nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ở các địa phương Việt Nam
15 p | 11 | 5
-
Phân tích định lượng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh
3 p | 98 | 5
-
Sử dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian, xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu công và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
17 p | 95 | 5
-
Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và tăng trưởng
10 p | 90 | 4
-
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 p | 54 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
11 p | 107 | 4
-
Quan hệ giữa đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3 p | 74 | 3
-
Mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân trong nước thông qua thành lập doanh nghiệp mới ở đồng bằng Sông Cửu Long
9 p | 70 | 3
-
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh
6 p | 71 | 2
-
Mối quan hệ giữa quyền sở hữu cổ đông sáng lập và đầu tư nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
29 p | 28 | 2
-
Quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng sản phẩm tại tỉnh Bình Dương thời gian qua và khuyến nghị
10 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn