intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐAU VÙNG XƯƠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

154
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi khi di chuyển, những cơn đau xuất phát từ vùng xương chậu khiến thai phụ khó chịu. Mỗi khi em đang ngồi mà đứng lên hay khi di chuyển, cơn đau buốt xuất hiện ở hai bên hông, vùng xương mu, đau không thể chịu nổi. Buổi tối, mỗi khi trở mình hoặc đang nằm trên giường mà lỡ buông một chân xuống, em đau phát khóc luôn", chị Nguyễn Diệu Uyên, mang thai 36 tuần, diễn tả về cơn đau của mình với bác sĩ. Vì sao xương chậu "biểu tình"? Bác sĩ chẩn đoán chị Uyên bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐAU VÙNG XƯƠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ MANG THAI

  1. ĐAU VÙNG XƯƠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ MANG THAI Mỗi khi di chuyển, những cơn đau xuất phát từ vùng xương chậu khiến thai phụ khó chịu. Mỗi khi em đang ngồi mà đứng lên hay khi di chuyển, cơn đau buốt xuất hiện ở hai bên hông, vùng xương mu, đau không thể chịu nổi. Buổi tối, mỗi khi trở mình hoặc đang nằm trên giường mà lỡ buông một chân xuống, em đau phát khóc luôn", chị Nguyễn Diệu Uyên, mang thai 36 tuần, diễn tả về cơn đau của mình với bác sĩ. Vì sao xương chậu "biểu tình"? Bác sĩ chẩn đoán chị Uyên bị chứng đau xương chậu. Sau đó, bác sĩ kê toa thuốc bổ sung can-xi và dặn chị nên đi đứng nhẹ nhàng, không đi lại nhiều. Theo bác sĩ Hồ Thị Ngọc, bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện FV, cho biết, chứng đau xương chậu khá phổ biến ở thai phụ, thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ hoặc sau khi chuyển dạ. Nếu thai phụ bị đau xương chậu ở lần mang thai trước sẽ có nguy cơ tái phát trong lần mang thai sau. Vùng xương chậu được chia làm ba phần. Hai bên xương chậu được kết nối bằng mu khớp xương ở phía trước. Khớp nối này có cấu tạo là một khớp cứng. Khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Để chuẩn bị cho thai nhi chui qua vùng xương chậu và chào đời, cơ thể người mẹ
  2. thường tiết ra hoóc môn ralaxin để làm mềm các dây chằng tại đây. Kết quả các cơ này căng dần nhiều khiến thai phụ bị đau. Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt, vận động, một bên xương chậu nào đó dịch chuyển nhiều hơn bên còn lại, khu vực mu khớp xương chịu áp lực cao cũng gây đau cho thai phụ. Cơn đau tập trung tại vùng xương mu hoặc lan rộng cả hai bên xương chậu, vùng háng, đùi, hông và phần bụng dưới. Cơn đau càng gia tăng mức độ khi thai phụ chuyển động hoặc khi thai nhi ngày càng lớn. Trong lúc di chuyển, bạn có thể nghe tiếng răng rắc phát ra từ xương chậu. Khi cảm nhận những cơn đau xuất hiện, thai phụ nên đến bác sĩ đến khám và tư vấn các giải pháp giảm đau. Tùy thuộc vào mức độ đau của thai phụ, bác sĩ sẽ cho họ dùng thuốc giảm đau không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những liệu pháp xoa dịu cơn đau Một số bài tập nhẹ nhàng và đơn giản có thể giúp thai phụ xoa dịu những cơn đau buốt từ vùng chậu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đề nghị hướng dẫn động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thai. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp nâng đỡ vùng khớp bằng băng đai y tế cũng giúp giảm đau đáng kể Không như chứng đau đầu thông thường hay đau đầu do lạnh, bệnh đau nửa đầu thường rất khó chịu và hay tái đi tái lại và thường đi kèm với buồn nôn.
  3. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau một bên đầu, có thể lan sang cả hai bên và có thể cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có một vài dấu hiệu báo trước trước khi bị cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt... Người ta cho rằng cơn đau nửa đầu là do sự thay đổi trong dòng máu chảy về não. Bệnh cũng có thể do stress hay các yếu tố khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0