Đau bụng (Phần 1)
lượt xem 8
download
Ðau bụng là gì? Ðau bụng là cảm giác đau nơi vùng bụng. Bụng là một vùng giải phẫu được giới hạn phía trên bởi bờ dưới của khung sườn, phía dưới bởi xương chậu và hông ở hai bên. Dù đau bụng có thể xuất phát từ các mô của thành bụng bao quanh khoang bụng (ví dụ: da và các cơ thành bụng), thuật ngữ đau bụng nói chung được sử dụng để mô tả đau có nguồn gốc từ các tạng trong ổ bụng (Ví dụ: dưới da và cơ). Những tạng này bao gồm dạ dày,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau bụng (Phần 1)
- Đau bụng (Phần 1)
- Ðau bụng là gì? Ðau bụng là cảm giác đau nơi vùng bụng. Bụng là một vùng giải phẫu được giới hạn phía trên bởi bờ dưới của khung sườn, phía dưới bởi xương chậu và hông ở hai bên. Dù đau bụng có thể xuất phát từ các mô của thành bụng bao quanh khoang bụng (ví dụ: da và các cơ thành bụng), thuật ngữ đau bụng nói chung được sử dụng để mô tả đau có nguồn gốc từ các tạng trong ổ bụng (Ví dụ: dưới da và cơ). Những tạng này bao gồm dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, bàng quang và tuỵ. Ðôi khi có thể cảm thấy đau như ở vùng bụng dầu chúng xuất phát từ các tạng lân cận nhưng không nằm trong ổ bụng như vùng dưới phổi, thận, tử cung và vòi trứng. Những thể đau này được gọi là đau "quy chiếu" bởi vì đau dù có nguồn gốc ngoài bụng lại được thể hiện (cảm nhận) tại vùng bụng. Nguyên nhân đau bụng là gì? Ðau bụng được gây nên do viêm (ví dụ: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm đại tràng), do căng giãn hay sưng căng của tạng (ví dụ như tắc nghẽn ruột, tắc ống mật do sỏi, gan to do viêm gan), hay do thiếu máu cung cấp đến tạng (như viêm đại tràng thiếu máu). Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể phức tạp khi xuất hiện mà không có viêm, sưng căng hay thiếu máu. Một ví dụ quan trọng của thể đau này là hội chứng ruột kích thích. Không rõ nguyên nhân của đau bụng trong hội chứng
- ruột kích thích, nhưng được cho là do sự co bất thường của cơ ruột (như co thắt) hay dẫn truyền thần kinh bất thường cho cảm giác đau không phù hợp (tăng cảm nội tạng). Các bác sĩ xác định nguyên nhân đau bụng dựa vào 1) đặc điểm của đau, 2) thăm khám lâm sàng, 3) xét nghiệm labo, chụp x -quang hay nội soi và 4) phẫu thuật. Ðặc điểm đau. Những thông tin sau đây thâu lượm qua hỏi bệnh sử rất quan trọng giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân đau bụng: - Cách khởi phát đau. Ví dụ: đau bụng đột ngột gợi ý một khả năng cấp như gián đoạn cung cấp máu cho đại tràng (thiếu máu) hay tắc đường mật do sỏi (đau quặn mật). - Vị trí đau. Viêm ruột thừa điển hình gây đau vùng bụng dưới bên phải, vị trí bình thường của ruột thừa. Viêm túi thừa điển hình gây đau ở dưới bên trái bụng là vị trí của hầu hết các túi thừa đại tràng. Ðau từ túi mật (đau quặn mật hay viêm túi mật) điển hình ở vùng trên bên phải bụng, nơi có túi mật. - Kiểu đau. Tắc ruột khởi đầu gây những cơn đau quặn do co thắt cơ ruột và căng giãn ruột. Tắc ống mật do sỏi điển hình gây đau âm ỉ (liên tục) vùng bụng trên, hết sau 30 phút hay vài giờ. Viêm tuỵ cấp điển hình gây đau dữ dội, liên
- tục, không giảm ở vùng trên bụng trên rốn và lưng. Ðau của viêm ruột thừa cấp ban đầu có thể bắt đầu ở vùng gần rốn, nhưng khi viêm tiến triển, đau di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải. Ðặc điểm của đau có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ: tắc ống mật thỉnh thoảng dẫn đến viêm túi mật có nhiễm trùng hay không nhiễm trùng (viêm túi mật cấp). Khi có viêm túi mật, đặc tính của đau chuyển sang các đặc tính của đau do viêm (xem bên dưới.) - Thời gian đau. Ðau của hội chứng ruột kích thích điển hình thì nhẹ, âm ỉ và giảm dần sau nhiều tháng, nhiều năm, có thể cả chục năm sau mới chấm dứt. Ðau bụng do mật kết thúc không quá vài giờ. Ðau trong viêm tuỵ cấp hết sau một hoặc vài ngày. - Yếu tố làm đau tăng. Ðau do viêm (viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi mật, viêm tuỵ) điển hình tăng khi hắt hơi, ho hay bất kỳ cử động, sang chấn nào. Những bệnh nhân đau do viêm thường thích nằm yên. - Yếu tố giảm đau. Ðau trong hội chứng ruột kích thích và táo bón thường giảm đau tạm thời khi có cử động của đại tràng. Ðau do tắc nghẽn dạ dày hay đoạn trên ruột non có thể giảm đau tạm thời khi nôn do làm giảm căng là nguyên nhân gây nên tắc nghẽn. Ăn hoặc uống thuốc kháng acid có thể giảm đau tạm thời do loét dạ dày, tá tràng vì cả thức ăn lẫn thuốc kháng acid sẽ làm trung hoà (kháng lại) acid kích thích loét gây nên đau.
- - Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan. Sốt hiện diện gợi ý đến viêm. Tiêu chảy hay chảy máu trực tràng gợi ý đau do ruột. Sự hiện diện của sốt và tiêu chảy có thể gợi ý viêm ruột có nhiễm trùng hoặc không (viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn). Khám lâm sàng. Khám bệnh sẽ cung cấp thêm cho bác sĩ các đầu mối về nguyên nhân đau bụng. Bác sĩ sẽ xác định: Sự hiện diện của âm thanh trong ruột khi ruột có tắc nghẽn, Sự hiện diện các dấu hiệu của viêm (bằng các thủ thuật đặc biệt khi thăm khám), Vị trí đau Sự hiện diện các khối trong bụng gợi ý u hay áp-xe (nơi tập trung mủ nhiễm trùng) Sự hiện diện của máu trong phân có thể gợi ý một bất thường như loét, ung thư đại tràng, viêm đại tràng, hay thiếu máu. Thí dụ, khi thấy ấn đau và các dấu hiệu của viêm ở vùng bụng dưới bên trái thường đồng nghĩa với có viêm túi thừa, trong khi tìm thấy một khối u ấn đau (viêm) ở cùng vị trí cho biết viêm đang tiến triển và thành lập ổ áp-xe. Ấn đau và
- các dấu hiệu viêm ở vùng bụng dưới bên phải thường đồng nghĩa với có viêm ruột thừa, trong khi tìm thấy khối u ấn đau ở cùng vị trí có ý nghĩa rằng viêm đang tiến triển và trở thành một ổ áp-xe. Viêm ở vùng bụng dưới bên phải có khối u hay không có u cũng đều có thể gặp trong bệnh Crohn. (Bệnh Crohn thường ảnh hưởng nhiều nhất đến vùng cuối ruột non, hay nằm ở vùng bụng dưới bên phải). Một khối u không có triệu chứng viêm có thể là ung thư. Các xét nghiệm. Bệnh sử và khám lâm sàng vô cùng cần thiết để xác định nguyên nhân của đau bụng, các xét nghiệm cũng thường cần đến để xác định nguyên nhân. - Các xét nghiệm la-bô: Các xét nghiệm la-bô như đếm máu toàn phần, các men gan, men tuỵ (amylase và lipase), phân tích nước tiểu thường dùng để đánh giá đau bụng. Tăng bạch cầu gợi ý viêm hoặc nhiễm trùng (như viêm ruột thừa, viêm tuỵ, viêm túi thừa, hay viêm đại tràng). Amylase và lipase (các men do tuỵ sản xuất) thường tăng trong viêm tuỵ. Các men gan có thể tăng khi có sỏi mật gây tắc nghẽn. Máu trong nước tiểu gợi ý sỏi thận. Khi có tiêu chảy, bạch cầu trong máu gợi ý đến viêm ruột. - X quang bụng thẳng:
- X-quang bụng thẳng cũng được gọi là phim KUB (vì có chứa thận, niệu quản, bàng quang). Phim KUB có thể cho thấy các quai ruột lớn ra chứa đầy dịch và khí khi có tắc ruột. Bệnh nhân thủng ổ loét có thể có khí thoát ra khỏi dạ dày vào trong ổ bụng. Trên phim bụng thẳng khí này có thể thấy ở bên dưới cơ hoành. Thỉnh thoảng trên phim KUB có thể tìm ra sỏi thận calci hoá rơi vào niệu quản gây đau bụng . - Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng thường hữu ích trong chẩn đoán các nguyên nhân gây đau bụng như sỏi mật, viêm túi mật, viêm ruột thừa hay nang buồng trứng vỡ. Chụp cắt lớp điện toán (CT) vùng bụng hữu ích trong chẩn đoán viêm tuỵ, ung thư tuỵ, viêm ruột thừa, viêm túi thừa cũng như chẩn đoán áp-xe vùng bụng. Ðặc biệt CT scan các mạch máu vùng bụng có thể tìm ra các bệnh lý của động mạch gây tắc dòng máu đến nuôi các tạng trong vùng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp ích chẩn đoán sỏi mật rơi ra khỏi túi mật làm chít hẹp ống mật. X quang cản quang có Barium dạ dày ruột (ống tiêu hoá trên hay ống tiêu hoá trên kèm ruột non) có ích trong chẩn đoán loét, viêm, và tắc nghẽn ruột. - Nội soi: Nội soi thực quản dạ dày tá tràng hữu ích trong phát hiện loét, viêm dạ dày hay ung thư dạ dày. Nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm hữu ích trong chẩn đoán viêm đại tràng nhiễm trùng, viêm loét đại tràng,
- hoặc ung thư đại tràng. Siêu âm qua ngã nội soi giúp chẩn đoán ung thư tuỵ hoặc sỏi nếu siêu âm thường hoặc CT, MRI không phát hiện được. - Phẫu thuật: Ðể chẩn đoán đôi khi cần phải khám ổ bụng bằng phương pháp soi ổ bụng hoặc phẫu thuật. Vấn đề đặc biệt về chẩn đoán nguyên nhân đau bụng trong hội chứng ruột kích thích. Như đã nói ở trên, đau trong hội chứng ruột kích thích do co thắt cơ ruột bất thường và tăng cảm giác nội tạng. Nói chung, co thắt cơ bất thường và tăng cảm giác nội tạng khó chẩn đoán hơn các nguyên nhân gây đau bụng khác rất nhiều, đặc biệt là từ lâu không có bất thường điển hình nào trong khi thăm khám lâm sàng hay các xét nghiệm thông thường. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử (các triệu chứng điển hình) và loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa bụng: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
114 p | 387 | 124
-
Giáo trình Nhi khoa (Tập 2: Nhi hô hấp – Nhi tiêu hóa – Nhi lây): Phần 1
76 p | 157 | 35
-
trắc nghiệm nội ngoại cơ sở: phần 2
55 p | 237 | 30
-
Đau bụng và một số bệnh thường gặp (Kỳ 1)
7 p | 170 | 29
-
Bài thuốc Đông y chữa bệnh phụ khoa: Phần 1
104 p | 34 | 22
-
Triệu chứng Đau bụng – Nguyên nhân và hướng xử trí
9 p | 188 | 18
-
999 bài thuốc dân gian gia truyền: phần 1 - nxb y học
468 p | 89 | 15
-
xoa bấm huyệt phòng và trị bệnh thường gặp: phần 1 - nxb Đà nẵng
114 p | 85 | 12
-
Bài giảng điều trị HIV : Tiếp cận các hội chứng tiêu hoá hay gặp: Nuốt đau và đau bụng part 1
5 p | 105 | 10
-
Phòng và chữa bệnh ở phụ nữ bằng xoa bóp đông dược: Phần 1
130 p | 30 | 9
-
Phần nội khoa và phác đồ điều trị 2013: Phần 3
327 p | 69 | 9
-
ĐẠI CƯƠNG ĐAU BỤNG (Phần 1)
5 p | 129 | 6
-
230 lời giải về bệnh tật trẻ em: phần 1
80 p | 47 | 5
-
Nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền: Phần 1
71 p | 14 | 5
-
Đau bụng mạn tính do rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trẻ em tuổi học đường
6 p | 57 | 2
-
Phác đồ ngoại trú nhi khoa - 2016: Phần 1
146 p | 28 | 2
-
thần phương: phần 1
207 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn