intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con "cảm ơn" và "xin lỗi" như Tây

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi giao tiếp với trẻ nước ngoài, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt trong cách ứng xử giữa chúng với trẻ em Việt Nam. Với trẻ em nước ngoài, hai từ "Cảm ơn" và "Xin lỗi" dường như là câu nói cửa miệng thì trẻ em Việt Nam lại rất xa lạ và ngượng ngùng khi nói hai từ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con "cảm ơn" và "xin lỗi" như Tây

  1. Dạy con "cảm ơn" và "xin lỗi" như Tây Khi giao tiếp với trẻ nước ngoài, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt trong cách ứng xử giữa chúng với trẻ em Việt Nam. Với trẻ em nước ngoài, hai từ "Cảm ơn" và "Xin lỗi" dường như là câu nói cửa miệng thì trẻ em Việt Nam lại rất xa lạ và ngượng ngùng khi nói hai từ này. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để con trẻ có thói quen nói hai từ "Cảm ơn" và "Xin lỗi"? Tại sao trẻ con phương Tây có thể nói "Cảm ơn" và "Xin lỗi" một cách bản năng? Ngôn ngữ phương Tây có phần khách sáo hơn tiếng Việt, nên trẻ con phương Tây có một phong cách nói chuyện lịch sự, chững chạc từ khi còn bé vì chúng đã được rèn luyện ngay từ khi lọt lòng và có cơ hội thực hành hàng ngày trong gia đình. Ngoài việc được nghe những lời quan tâm chăm sóc của bố mẹ dành cho nhau; bé cũng cảm nhận bố mẹ yêu thương và luôn tôn trọng nhau. Ví dụ, bố hỏi mẹ: "Em yêu, em có khỏe không?", hoặc: "Xin lỗi em yêu, hôm nay anh về hơi trễ". Ngay ngày hôm sau, bé cũng hỏi mẹ: "Mẹ yêu, mẹ có khỏe không?". Khỏi phải diễn tả cảm giác của mẹ lúc ấy thế nào, mẹ quá sung sướng ôm con rồi nói: "Mẹ khỏe, cám ơn con"... Những đứa trẻ này đã học cách nói "Cảm ơn" và "Xin lỗi" một cách tự nhiên như vậy đó! Trái lại, trong gia đình Việt Nam, dường như bố mẹ ngại trao cho nhau những lời yêu thương, ngọt ngào như thuở mới hẹn hò. Hơn
  2. nữa, không ít ông bố bà mẹ cũng rất ngại khi nói lời "Cảm ơn" hoặc "Xin lỗi" con một khi đứa trẻ xứng đáng được nhận "phần thưởng" đó. Nhưng ngược lại, nếu trẻ mắc lỗi, bố mẹ thường bắt trẻ phải xin lỗi. Trẻ sẽ làm một cách gượng ép. Trẻ không được rèn luyện để có thói quen nói "Cảm ơn" và "Xin lỗi" giống như các trẻ em phương Tây. Cha mẹ phải là những tấm gương sáng của con! Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ con rất hay quan sát và bắt chước bố mẹ, những người gần gũi xung quanh mình trong cách nói năng và cư xử hàng ngày. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy làm một tấm gương sáng cho con trẻ noi theo. Khi con trẻ giúp bố mẹ làm một việc tưởng chừng rất đơn giản như cất túi đi làm của mẹ lên tủ, chúng ta nên hào phóng trao cho con yêu của mình những câu từ có cánh như thế này: "Con yêu, mẹ cảm ơn con rất nhiều" hoặc: "Mẹ xin lỗi con, hôm nay mẹ có việc bận đột xuất không đưa con về thăm bà ngoại được", nếu bạn không thực hiện được lời hứa với con. Đừng quên rằng, "Cảm ơn" và "Xin lỗi" cũng là một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng cha mẹ; và qua cách được tôn trọng, con của chúng ta sẽ tự tin và trưởng thành hơn trong giao tiếp ứng xử. Đôi khi, rèn cho con thói quen biết nói từ "Cảm ơn" và "Xin lỗi" đúng lúc, đúng chỗ còn khó hơn dạy cho con thuộc một bài thơ. Con sẽ
  3. không là đứa trẻ kém thông minh nếu con quên một câu thơ. Nhưng mai này, liệu con có trở thành người tốt, nếu không biết nói lời "Xin lỗi", "Cảm ơn"? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con trẻ noi theo mọi lúc, mọi nơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2