intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

dạy con đôi khi thật đơn giản: phần 2 - trần bích hà

Chia sẻ: Nguyễn Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

93
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sau đây là nội dung phần 2 của cuốn sách: cùng con học tập và du học. tác giả gửi thông điệp cho con về ý nghĩa của việc học: học là để trở thành người có tri thức, có văn hóa, để mình có đủ khả năng hiểu những gì xảy ra trong cuộc sống và xã hội, để có khả năng và cơ hội làm được những điều mình thích. nhưng chỉ riêng việc học giỏi không đem lại hạnh phúc cho con người". hy vọng cuốn sách đang truyền cảm hứng đến hàng nghìn bà mẹ này sẽ có trên kệ sách của gia đình bạn! mời các ban cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: dạy con đôi khi thật đơn giản: phần 2 - trần bích hà

... Chính bố mẹ mới là những người thầy đầu tiên tốt nhất của con mình, bố mẹ là người có<br /> thể khơi gợi cho con niềm yêu thích với các môn học, giúp con đam mê khám phá những tri<br /> thức của nhân loại và hướng con bay cao và bay xa ra toàn cầu!<br /> <br /> PHẦN III: Cùng con học tập<br /> Dạy con lập lịch và quản lý thời gian<br /> <br /> Sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng<br /> như tôi quan sát, những người THÀNH CÔNG THẬT SỰ, nghĩa là thành công mà không cần<br /> phải là “con ông cháu cha”, cũng không được thừa kế khối tài sản kếch xù do tổ tiên để lại,<br /> đều cần có mấy tính cách sau đây:<br /> 1. Quyết tâm và kiên trì.<br /> 2. Ham học hỏi, đầu óc cởi mở, không bảo thủ (Open-minded).<br /> 3. Biết quản lý thời gian một cách hiệu quả.<br /> Tôi sẽ không lặp lại những gì trong sách vở đã nói nhiều, ví dụ như chia các đầu việc ra<br /> thành 4 nhóm hoặc đặt thứ tự ưu tiên cho từng đầu việc... mà đi ngay vào phương pháp quản<br /> lý thời gian bằng cách lập và kiểm soát lịch làm việc cùng với con.<br /> 1. Mục đích của việc lập lịch làm việc là:<br /> <br /> <br /> Bố mẹ cùng với con thảo luận và đưa ra được lịch làm việc cho con theo dạng thời<br /> khóa biểu sinh hoạt hàng tuần (ngoài thời gian con học ở trường).<br /> <br /> <br /> <br /> Vì có nhiều việc bố mẹ muốn (hoặc phải) làm cùng con nên bố mẹ cũng phải lập<br /> lịch cho mình, cụ thể là những khoảng thời gian dành cho con và phải trùng với<br /> lịch của con vào thời điểm đó.<br /> <br /> <br /> <br /> Sau một thời gian, mỗi bên có thể tự lập lịch khi đã thống nhất các khoảng thời<br /> gian chung dành cho nhau.<br /> <br /> <br /> <br /> Và quan trọng nhất là kiểm soát làm sao để thực hiện được lịch đã đề ra. Trong<br /> quá trình thực hiện, nếu thấy có gì chưa hợp lý, bố mẹ và con sẽ sửa đổi ngay cho<br /> hợp lý hơn.<br /> <br /> Dạy con đôi khi thật đơn giản<br /> <br /> Ebook.vn<br /> <br /> 2. Vậy trình tự của việc lập lịch là gì?<br /> <br /> <br /> Liệt kê toàn bộ đầu việc cho từng ngày của con ngoài thời gian ở trường. Ví dụ,<br /> ngày thứ Hai, con bạn có các môn: Toán, Văn, Thể dục... ở trường thì nên liệt kê<br /> như sau: làm bài tập toán, văn, ôn lại động tác thể dục (tôi vốn có thói quen “việc<br /> hôm nay không để ngày mai” nghĩa là ngày nào về thì con sẽ làm bài tập của hôm<br /> đó ngay, dù môn học sẽ lặp lại vào tuần sau). Với cách học như vậy, con bạn sẽ<br /> làm bài nhanh hơn (vì mới học ngày hôm đó) và luôn chủ động về thời gian (vì<br /> việc cấp bách đã trở thành định kỳ, không còn cấp bách nữa).<br /> <br /> <br /> <br /> Xem thời khóa biểu học của con ngày hôm sau để ôn lại bài cũ một chút. Vì con đã<br /> học trước ngay hôm được giao bài nên khi ôn lại, con chỉ phải liếc qua lại bài vở<br /> là sẽ nhớ hết.<br /> <br /> <br /> <br /> Các việc khác như chơi piano, đọc sách, chơi điện tử, xem TV, tắm, ăn cơm, chơi<br /> với em...<br /> <br /> <br /> <br /> Tính toán xem mỗi việc trên, con cần làm trong bao lâu (mấy phút, giờ...), rồi cộng<br /> tổng số thời gian con cần để làm hết các việc đặt ra. Sau công đoạn này, con bạn<br /> sẽ có 1 bảng như sau:<br /> <br /> Ví dụ:<br /> ❀ Làm bài trong ngày: (toán 30 phút, văn 40 phút)<br /> ❀ Tắm: 10 phút<br /> ❀ Ăn tối: 30 phút<br /> ❀ Tập piano: 20 phút...<br /> <br /> <br /> Trong thời gian đầu, mọi việc sẽ loạn lên vì không hề dễ để “tính toán” xem mình<br /> cần bao nhiêu thời gian để thực hiện một việc cụ thể nào đó. Cách tốt nhất là cứ<br /> áng chừng vì cả con và bố mẹ cùng chưa có kinh nghiệm. Sau vài tháng, cả hai sẽ<br /> thành thạo trong việc dự đoán này. Khi bạn và con có thể dự đoán đúng đến 80%<br /> thời gian cần để làm một việc gì đó, cũng là lúc mọi việc vào nếp.<br /> 3. Sau khi đã liệt kê đủ các việc như trên, tiếp đến là việc khó nhất: THỰC HIỆN.<br /> <br /> <br /> Bước 1: Đếm xem con có tất cả bao nhiêu thời gian trong ngày hôm đó. Ví dụ, con<br /> đi học về lúc 16 giờ 30, đi ngủ lúc 10 giờ tối. Vậy là con có tất cả 5 tiếng 30 phút<br /> để làm các công việc đã liệt kê ở trên.<br /> <br /> <br /> <br /> Bước 2: So thời gian cần và thời gian có thể có. Chắc chắn lúc đầu, hai thời gian đó<br /> sẽ khó khớp được nhau và xảy ra các trường hợp sau:<br /> <br /> Dạy con đôi khi thật đơn giản<br /> <br /> Ebook.vn<br /> <br /> ❀ Thời gian cần để làm hết việc nhiều hơn thời gian con bạn có: phải xem lại các đầu việc<br /> để bỏ nó đi, hoặc cho nó ít thời gian hơn, hoặc chuyển nó sang ngày khác (ví dụ, thay vì tập<br /> piano 20 phút ngày thứ hai con tập 10 phút thôi). Bạn phải làm sao cho hai thời gian này<br /> khớp nhau: nghĩa là nếu ngày đó con có 5 tiếng 30 phút, thì tổng thời gian dành cho các việc<br /> phải làm cũng chỉ tối đa là 5 tiếng 30 phút. Lưu ý là không nên vì thiếu thời gian mà “cắt” hết<br /> các khoảng dành cho chơi, đọc sách hoặc sinh hoạt cùng bố mẹ nhé.<br /> ❀ Nếu thời gian con bạn có nhiều hơn thời gian cần có: tốt quá rồi! Hãy hỏi con thích làm<br /> gì với khoảng thời gian còn lại.<br /> ❀ Sẽ thường xuyên xảy ra trường hợp hết thời gian mà việc vẫn chưa xong. Nếu việc đã<br /> trở nên không còn quan trọng, hãy bỏ luôn nó đi. Nếu việc không cấp thiết, chuyển nó vào<br /> ngày nào đó mà con còn thời gian. Phải chuyển ngay và viết luôn vào lịch của ngày được<br /> chuyển, nếu không sẽ quên mất đấy!<br /> Hãy nhớ không cầu toàn và ôm đồm quá, việc gì không cần thiết, hãy bỏ ngay, việc gì cần<br /> thì cố gắng dành nhiều thời gian hơn.<br /> Quan sát con gái, tôi thấy con làm như sau (chỉ là những gì tôi được chứng kiến): hè năm<br /> ngoái, khi ở trên máy bay, con liệt kê từng môn phải ôn ra những tờ giấy nhỏ, tính toán thời<br /> gian cho từng môn. Con cũng tính toán luôn thời gian cần có mỗi ngày để thực hiện. Khi về<br /> đến nhà, thấy con loay hoay vào máy tính, rồi in ra một cái lịch (thời khóa biểu hàng ngày).<br /> Theo đó, con dậy lúc 8 giờ sáng, đi ngủ lúc 22 giờ, ăn trưa 1 tiếng (12.30 – 13.30), ăn tối 1<br /> tiếng (19.00 – 20.00), giờ ăn cũng là giờ cả nhà trò chuyện. Thời gian còn lại, con chia ra theo<br /> tiếng, giữa mỗi tiếng có 10 đến 15 phút nghỉ, bao gồm học trước các môn quan trọng, tự luyện<br /> thi SAT, tập thể thao, chơi đàn...<br /> Sau vài ngày, tôi thấy con nói: “Con vượt target (kế hoạch) nên thừa ra 4 tiếng, chiều nay<br /> con được nghỉ”. Vậy là nàng nghỉ để chơi cả buổi chiều đó. Lại có hôm, nàng bảo: “Con bị chậm<br /> kế hoạch nên phải lấy 15 phút thời gian ăn tức là ăn tối chỉ còn 45 phút”. Việc này kéo dài<br /> trong 1 tuần thì nàng lại đuổi kịp kế hoạch...<br /> Mọi người bắt đầu ngồi vào bàn lập lịch cùng với con đi nhé. Chúc thành công. Hãy xác<br /> định trước là nói thì dễ, thực hiện khó lắm đấy, nhưng hãy kiên trì. Con bạn sẽ học được rất<br /> nhiều bài học chỉ từ việc lập và kiểm soát lịch làm việc này.<br /> Có một bạn hỏi về việc con mới 15 tháng, có thể bắt đầu dạy con lập lịch được chưa. Tôi<br /> xin trả lời câu hỏi đó bằng cách chia sẻ những cách tôi làm với con gái từ ngày đầu tiên ở bệnh<br /> viện về.<br /> 1. Khi làm bất cứ việc gì, tôi đều mô tả cho con nghe là tôi sẽ làm gì, thời gian bao lâu và<br /> làm thế nào. Ví dụ, trước khi xuống bếp nấu cơm (nhà tôi bếp liền ngay với phòng khách, nơi<br /> con nằm), tôi sẽ đến bên con, nhìn vào mắt con và nói: “Con nằm đây chơi nhé, mẹ xuống bếp<br /> nấu cơm. Mẹ sẽ cần khoảng 40 phút để nấu xong bữa cơm. Hôm nay nhà mình ăn thịt gà kho,<br /> canh cải cúc và mướp xào tôm...” Cứ sau 5 – 10 phút, tôi lại chạy vào với con để nói vài câu:<br /> <br /> Dạy con đôi khi thật đơn giản<br /> <br /> Ebook.vn<br /> <br /> “Mẹ bắc xong nồi cơm rồi, bây giờ con chỉ còn phải chờ 30 phút nữa thôi. Mẹ sẽ nhặt và rửa<br /> rau...”<br /> 2. Khi con được 8 tháng, tôi bắt đầu làm lịch sinh hoạt của hai mẹ con. Tôi lấy 1 tờ giấy,<br /> in lịch ra, vẽ lên đó mấy cái hình màu, dán lên cánh cửa tủ lạnh. Tôi đọc cho con nghe lịch<br /> hàng ngày và trước khi làm bất cứ việc gì, tôi cũng dẫn con đến cửa tủ lạnh, chỉ vào thời gian<br /> và việc đó rồi giải thích rất rõ ràng với con: mình sẽ làm gì, mất bao nhiêu thời gian, làm thế<br /> nào... Có lẽ nhờ vậy, con gái tôi có khái niệm về thời gian rất sớm. Con cũng được luyện thói<br /> quen của việc làm gì cũng có kế hoạch cụ thể ngay từ thời điểm này.<br /> 3. Khi con bắt đầu biết nói (12 – 13 tháng), mỗi khi làm lịch, tôi đều nói chuyện và trao<br /> đổi với con. Gọi là trao đổi chứ ở tuổi này, mẹ nói sao con cũng gật, nhất là khi viết ra những<br /> việc mà con thích làm cùng mẹ. Nhưng chỉ sau vài tháng, con bắt đầu bập bẹ có ý kiến góp ý,<br /> ví dụ: “Con thích chơi xếp hình, chứ không thích hát...”<br /> 4. Với những cách như trên, khi con 4 – 5 tuổi, việc làm lịch gần như do con quyết định,<br /> mẹ chỉ còn làm “thư ký” để ghi lại (vì con chưa biết viết), gõ vào máy tính và in ra cho con<br /> thực hiện. Chỉ 1 – 2 tháng sau khi vào lớp 1, con đã hoàn toàn tự làm được thời khóa biểu<br /> sinh hoạt ở nhà sau khi hai mẹ con thống nhất thời gian “chơi chung”.<br /> 5. Trước khi đi chơi, dù xa hay gần, tôi cũng cùng con liệt kê các việc cần và thích làm,<br /> tính thời gian cho từng việc rồi lên danh sách các thứ cần mang theo cho mỗi hoạt động.<br /> Vì vậy, lời khuyên của tôi cho các bố mẹ: trước tiên, hãy tập lên kế hoạch cho bản thân,<br /> sau đó thì lập lịch cho con càng sớm càng tốt, mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi con còn nhỏ. Nếu<br /> bạn chưa từng làm trước đây thì “không bao giờ là muộn” cả, hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay!<br /> <br /> Dạy con đôi khi thật đơn giản<br /> <br /> Ebook.vn<br /> <br /> Đọc sách cho con và cùng con gieo mầm<br /> tri thức<br /> <br /> Khi con gái còn nằm trong bụng mẹ, tôi đã đọc rất nhiều sách của Anh và Mỹ hướng<br /> dẫn các ông bố bà mẹ cách nuôi dạy con. Quyển nào cũng viết rằng đọc cho con nghe, nói<br /> chuyện với con từ những ngày đầu tiên con ra đời là việc làm tốt nhất để phát triển trí tuệ<br /> cho con. Bằng cách đó, bạn sẽ dạy cho con các kỹ năng quan trọng bậc nhất của con người: kỹ<br /> năng nghe hiểu, nói và đọc hiểu. Lúc đó, tôi cũng nửa tin nửa ngờ nhưng vì không biết cách<br /> nào hay hơn nên tôi căm căm làm thử.<br /> Vì bị vàng da sinh lý, phải chiếu đèn, nên đến ngày thứ 11 con mới được xuất viện. Bắt<br /> đầu từ ngày đó, hàng ngày, tôi tận dụng mọi khoảng thời gian con thức để nói chuyện với con<br /> và đọc cho con nghe:<br /> <br /> <br /> Bất cứ khi nào có dịp ngồi cùng con, tôi đều tranh thủ nói chuyện. Lúc nói chuyện,<br /> tôi hay âu yếm xoa tay hoặc chân con, mắt luôn nhìn thẳng vào mắt con. Tôi kể<br /> cho con nghe mọi việc xảy ra, mọi ý nghĩ chợt đến trong đầu vào lúc đó.<br /> <br /> <br /> <br /> Khi làm bất cứ việc gì, tôi đều mô tả cho con về việc mình làm. Ví dụ, khi con ngủ<br /> dậy, tôi vừa mở cửa sổ vừa nói: “Con nằm yên (hoặc ngồi yên), để mẹ đi mở cửa<br /> sổ. Con biết tại sao phải mở cửa sổ không? Mở để không khí trong lành và ánh<br /> sáng tràn vào nhà, để mẹ con mình được đón gió. Con có thấy không, khi mẹ mở<br /> cửa, ánh mặt trời chiếu vào, căn phòng sáng bừng lên...” Tôi có thể “luyên thuyên”<br /> tiếp về mặt trời, mặt trăng, mây, gió... Hồi đó, nhiều lúc tôi tự nghĩ mình như một<br /> kẻ “dở người”, cứ nói đủ thứ chuyện “trên trời dưới bể” với một em bé mới hơn<br /> 10 ngày tuổi. Nhưng tác dụng đến rất nhanh, chỉ sau khoảng 3 tuần, dù ở bất cứ<br /> vị trí nào trong phòng, chỉ cần tôi cất tiếng nói là con dõi mắt về phía đó. Tôi cứ<br /> nói chuyện với con suốt ngày như vậy, nội dung câu chuyện thay đổi dần để phù<br /> hợp khi con lớn lên<br /> <br /> Cũng bắt đầu từ ngày thứ 11, mỗi ngày tôi đọc cho con nghe 4 – 5 lần (cả sách tiếng Anh<br /> và tiếng Việt). Tôi chọn những quyển sách tiếng Anh có tranh vẽ minh họa đẹp. Còn sách tiếng<br /> Việt, tôi lấy nội dung rồi tự viết lại vì thật sự rất khó chọn được các quyển sách tiếng Việt với<br /> câu văn và ngữ pháp chính xác, không có lỗi chính tả. Lúc đầu, mỗi lần tôi đọc 5 – 10 phút,<br /> sau tăng dần lên 15 – 20 phút khi con đã biết ngồi. Các bạn LƯU Ý đọc chậm rãi, đọc đến từ<br /> nào, dùng ngón tay chỉ vào dưới từ đó. Tại sao ư? Để bé vừa nghe âm thanh, vừa nhìn vào mặt<br /> chữ cũng là một cách dạy bé đọc. Lúc đầu, khi thấy sách viết chỉ bằng cách đó, trẻ con sẽ tự<br /> biết đọc vào lúc 3 – 4 tuổi, tôi không tin tí nào. Tuy không tin nhưng vì không thấy nó có hại<br /> gì, tôi cứ làm theo. Không ngờ, vào một buổi tối, lúc con gái chừng gần 4 tuổi, tôi đang đọc,<br /> thấy con leo lẻo đọc theo. Tôi im bặt, con vẫn đọc tiếp, thế là tôi bế xốc con lên, nhảy múa reo<br /> Dạy con đôi khi thật đơn giản<br /> <br /> Ebook.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2