intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thất vọng - một cách “đọc” Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Chia sẻ: Vixyliton Vixyliton | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đọc là hình thức tiếp nhận văn bản văn học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) dựa trên sự vận dụng nhiều hệ thống lí thuyết phê bình khác nhau. Vận dụng lí thuyết hiện sinh là một cách đọc khác về bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Với cách đọc này, chúng ta hiểu được nỗi thất vọng trong bài thơ như là một khủng hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào vô nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thất vọng - một cách “đọc” Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 64-70<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0009<br /> <br /> THẤT VỌNG - MỘT CÁCH “ĐỌC” ĐÂY THÔN VỸ DẠ (HÀN MẶC TỬ)<br /> Trần Khánh Phong<br /> <br /> Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng - Huế<br /> Tóm tắt. Đọc là hình thức tiếp nhận văn bản văn học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã<br /> đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) dựa trên sự vận dụng nhiều hệ thống lí thuyết<br /> phê bình khác nhau. Vận dụng lí thuyết hiện sinh là một cách đọc khác về bài thơ Đây thôn<br /> Vỹ Dạ. Với cách đọc này, chúng ta hiểu được nỗi thất vọng trong bài thơ như là một khủng<br /> hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào vô nghĩa. Nhưng với Hàn Mặc<br /> Tử, thất vọng ở Đây thôn Vỹ Dạ thúc đẩy quá trình không ngừng sáng tạo để tìm ý nghĩa<br /> cho tồn tại của mình. Đó chính là ý nghĩa bản thể luận của bài thơ.<br /> Từ khóa: Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử, lí thuyết hiện sinh, thất vọng.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Đọc là một hình thức tiếp nhận, phê bình văn học. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người<br /> ta có thể chia việc đọc tác phẩm văn học ra thành nhiều loại. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi<br /> đề cập đến việc đọc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và đề xuất một cách đọc khác với<br /> các cách đọc trước đây đối với bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn Mặc Tử đã được<br /> các nhà nghiên cứu vận dụng lí thuyết của nhiều trường phái phê bình khác nhau (phong cách tác<br /> giả, tiểu sử, giai cấp, ngôn ngữ học, hiện sinh. . . ) để đọc, để tiếp cận. Việc vận dụng lí thuyết hiện<br /> sinh để tìm hiểu văn học không còn là vấn đề mới đối với nhân loại. Ở Việt Nam đã có nhiều nhà<br /> phê bình đi theo hướng này. Khai thác các chủ đề hiện sinh trong văn học trung đại có Lê Tuyên<br /> (Chinh phụ ngâm hay tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày, Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường<br /> thân thanh. . . ), Võ Long Tê (Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương), Đặng Tiến (Nguyễn Du - Nghệ<br /> thuật như là một sự chiến thắng). . . Với Văn học Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là trường hợp<br /> được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là ở miền Nam trước 1975. Các nhà phê bình (Huỳnh Phan<br /> Anh với Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ, Phạm Đán Bình với Tan loãng trong thơ Hàn Mặc<br /> Tử, Đặng Tiến với Đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử và Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của<br /> Hàn Mặc Tử) đã khai thác nhiều chủ đề hiện sinh trong hiện tượng thơ độc đáo này. Việc tiếp tục<br /> con đường mà những nhà nghiên cứu trước đây đã đi để tìm hiểu tâm thức hiện sinh trong Đây<br /> thôn Vỹ Dạ không phải là không có cơ sở.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br /> Liên hệ: Trần Khánh Phong, e-mail: phonghbt@gmail.com<br /> <br /> 64<br /> <br /> Thất vọng - một cách “đọc” Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Những cách đọc trước đây về Đây thôn Vỹ Dạ<br /> <br /> Việc đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ có thể chia thành ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một bối<br /> cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên giá trị được tìm thấy ở tác phẩm cũng được nhìn nhận đánh<br /> giá khác nhau. Giai đoạn thứ nhất là trước 1945, mà sôi nổi nhất là sau khi Hàn Mặc Tử qua đời<br /> (1939). Giai đoạn thứ hai là từ 1954 đến 1975 trên cả hai miền Bắc, Nam. Giai đoạn thứ ba là từ<br /> khi bài thơ được đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học phổ thông.<br /> Trước 1945, thơ Hàn Mặc Tử được nhiều nhà thơ, nhà phê bình quan tâm. Thậm chí sự quan<br /> tâm đó còn trở thành một cuộc bút chiến nho nhỏ giữa những nhà thơ, nhà phê bình gần gũi với tác<br /> giả khi ông còn sống. Trong đời sống phê bình văn học thời đó, Hàn Mặc Tử nhận được sự quan<br /> tâm đáng kể. Điều này đã được Nguyễn Toàn Thắng khái quát đầy đủ [8;75-82]. Đáng kể nhất là<br /> công trình của các nhà phê bình tên tuổi như Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại. Dù<br /> không đề cập cụ thể đến bài thơ nhưng qua cách phân loại, chúng ta cũng có thể nhận ra cách đọc<br /> của họ. Trần Thanh Mại xếp Đây thôn Vỹ Dạ vào “phần không chịu ảnh hưởng của bệnh (trăng,<br /> chiêm bao và hồn), tức là phần thơ tự nhiên, làm khi còn tỉnh táo, mạch máu tuôn chảy êm ả một<br /> cách lạ lùng” [4;65]. Việc phân loại của Trần Thanh Mại không phải là không có lí khi đối chứng<br /> với bài thơ. Có thể thấy, dù đã mang yếu tố mơ (điều mà Trần Thanh Mại đã chưa để ý đến), nhưng<br /> ở Đây thôn Vỹ Dạ vẫn mang nét trong sáng của cảnh và tình. Chính việc mang những yếu tố như<br /> vậy mà Vũ Ngọc Phan đã nhận định thơ Hàn Mặc Tử phức tạp, vừa có vẻ ghê lợm, vừa trong sáng<br /> và êm ru [6;325-333]. Nhận định của Vũ Ngọc Phan như là sự bổ sung cho ý kiến của Trần Thanh<br /> Mại. Hoài Thanh có cái nhìn toàn diện hơn so với hai nhà phê bình trên. Ông viết “Ta bắt đầu<br /> bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và người yêu đều như muốn biến ra hương khói. . .<br /> Trong đó có đôi vần đẹp, cảm giác chung tẻ nhạt thế nào” [7;206]. Hoài Thanh đã đề cập đến được<br /> hai nét cơ bản của Đây thôn Vỹ Dạ: chất mộng ảo (biến ra hương khói) và sự trong sáng (đẹp). Và<br /> đó là hai yếu tố được các nhà phê bình giai đoạn thứ ba tập trung khai thác. Có thể thấy rằng, ở<br /> giai đoạn này, các nhà phê bình không đi vào cụ thể nhưng cũng đã phần nào đề cập đến Đây thôn<br /> Vỹ Dạ. Và việc đọc họ có sự bổ sung để hoàn thiện giá trị vốn có của tác phẩm.<br /> Giai đoạn thứ hai diễn ra ở hai miền Bắc, Nam. Ở miền Bắc, chung số phận với các tác<br /> phẩm Thơ Mới, Đây thôn Vỹ Dạ được coi là mang tư tưởng suy đồi, bế tắc (Phan Cự Đệ với Phong<br /> trào Thơ Mới, Vũ Đức Phúc với Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử Văn học Việt<br /> Nam hiện đại). Trên quan điểm giai cấp, Phan Cự Đệ đề cập khá kĩ về trường hợp Hàn Mặc Tử ở<br /> Quan điểm mĩ học của Thơ Mới “xã hội và con người bị Hàn Mặc Tử gạt ra ngoài lĩnh vực của thơ<br /> ca” [3;56]. Khái niệm con người mà Phan Cự Đệ đề cập đến ở đây là hình tượng con người chung,<br /> con người cộng đồng chứ không phải là con người cá nhân và là Hàn Mặc Tử với tư cách một con<br /> người cá nhân. Vậy nhưng, tác giả Phong trào Thơ Mới cũng nhận ra được ý nghĩa bản thể luận<br /> hiện sinh trong quá trình sáng tác của Hàn Mặc Tử, dẫu đó là phê phán “gạt lí trí ra khỏi quá trình<br /> sáng tạo” [3;59] . Điều đó khẳng định chất phi lí tính và trạng thái cảm xúc của con người cá nhân<br /> khi sáng tạo thơ ca của Hàn Mặc Tử nói chung, bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ nói riêng. Ở miền Nam,<br /> không khí phê bình thơ Hàn Mặc Tử sôi động hơn nhiều. Ngoài các tác giả viết giáo trình lịch sử<br /> văn học, còn có các nhà phê bình quan tâm đến thơ Hàn Mặc Tử, như: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn<br /> Xuân Hoàng, Võ Long Tê, Lê Huy Oanh, Đặng Tiến. . . Vận dụng lí thuyết hiện sinh, các nhà phê<br /> bình tập trung vào lí giải tác phẩm Hàn Mặc Tử ở các vấn đề: tính khả thể của tác phẩm (Huỳnh<br /> Phan Anh), hiện hữu cái chết trong ý thức sáng tạo thơ ca (Nguyễn Xuân Hoàng), tính khả thể của<br /> 65<br /> <br /> Trần Khánh Phong<br /> <br /> lòng người và sự dấn thân trong sáng tạo thơ ca (Đặng Tiến). . . Vấn đề tồn tại con người Hàn Mặc<br /> Tử qua sáng tạo thơ ca, các nhà phê bình chưa chú ý khai thác bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ.<br /> Từ khi được đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc trung học phổ thông (cuối những<br /> năm 80 của thế kỉ trước), Đây thôn Vỹ Dạ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của giới nghiên cứu,<br /> phê bình. Ở phạm vi chuyên luận, bài thơ được xem xét nhiều hơn dưới ánh sáng của lí thuyết thi<br /> pháp học, kí hiệu học. . . Điểm khác biệt ở giai đoạn này là tác phẩm được tách ra thành đối tượng<br /> nghiên cứu độc lập với các tên tuổi: Phan Cự Đệ, Văn Tâm, Vũ Quần Phương, Mã Giang Lân, Lã<br /> Nguyên, Nguyễn Thanh Hùng. . . Vận dụng lí thuyết phong cách tác giả, hai nhà nghiên cứu Vũ<br /> Quần Phương (1987) và Mã Giang Lân (1990) tìm hiểu ý nghĩa tâm trạng buồn và cảm giác hoài<br /> nghi trong Đây thôn Vỹ Dạ. Năm 1995, Nguyễn Thanh Hùng (Giá trị văn chương của Đây thôn<br /> Vỹ Dạ) vận dụng lí thuyết thi pháp học để lí giải cảm xúc của thi nhân họ Hàn. Bước vào thế kỉ<br /> XXI, hai nhà nghiên cứu Văn Tâm và Phan Cự Đệ vận dụng lí thuyết phê bình tiểu sử để khai thác<br /> vẻ đẹp nỗi buổn của tình yêu đơn phương trong bài thơ. Tác giả Văn Tâm còn kết hợp lí thuyết kí<br /> hiệu học để khai thác tâm trạng chờ đợi, cầu cứu của Hàn Mặc Tử trong bài thơ. Lã Nguyên với<br /> Đây thôn Vỹ Dạ - Bản tốc kí tâm trạng, niềm khát vọng ngàn đời (2001) đã trên cơ sở ngôn ngữ<br /> học để khai thác nỗi cô đơn của tác giả qua giọng độc thoại trong bài thơ. Có thể thấy, cách đọc<br /> của giới nghiên cứu phê bình ở giai đoạn này đã vận dụng được nhiều hệ thống lí thuyết khác nhau<br /> để khai thác tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vỹ Dạ. Trong khi đề cập đến cái tôi cá<br /> nhân trữ tình lãng mạn, các nhà nghiên cứu đã phần nào đề cập đến trạng thái tồn tại cô đơn của<br /> con người cá thể khi xem xét mối quan hệ giữa tác giả với người tình trong mộng.<br /> Tóm lại, cách đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ cũng có một quá trình tồn tại với nhiều thăng<br /> trầm như số phận của Thơ Mới. Cùng với việc vận dụng ngày càng nhiều lí thuyết của các trường<br /> phái phê bình phê bình khác nhau, ý nghĩa của bài thơ càng được soi tỏ ở nhiều góc độ. Điều này<br /> làm nên sự phong phú về cách đọc cũng như ý nghĩa, giá trị của bài thơ.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Đề xuất một cách đọc khác về Đây thôn Vỹ Dạ<br /> <br /> Sở dĩ là một cách đọc khác bởi đây là cách đọc vận dụng lí thuyết của chủ nghĩa hiện sinh<br /> để tìm hiểu tác phẩm văn học, một cách đọc thơ Hàn Mặc Tử không hề mới. Việc vận dụng lí<br /> thuyết hiện sinh để đọc tác phẩm của Hàn Mặc Tử dựa trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa<br /> thể loại trữ tình của văn học với lí thuyết của chủ nghĩa hiện sinh, như: tính độc đáo và nổi bật của<br /> con người, sự cô đơn, tình yêu... Điều này đã được các nhà nghiên cứu lí luận khẳng định. Ngoài<br /> ra, cách đọc này còn khác với cách đọc thơ Hàn Mặc Tử trước đây ở đối tượng được chọn để đọc.<br /> Vận dụng lí thuyết hiện sinh để đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ, chúng tôi mong muốn góp phần làm<br /> phong phú thêm về giá trị thơ ca Hàn Mặc Tử. Qua đó, trình bày một cách đọc vào phần đọc hiểu<br /> văn bản văn học trong chương trình trung học phổ thông để quý đồng nghiệp cùng tham khảo.<br /> Theo chủ nghĩa hiện sinh, thất vọng là một trạng thái tồn tại tích cực của con người. Thất<br /> vọng (disappoitment-déception-entuschen) là thuật ngữ được S.Kierkegaard nêu ra năm 1843 trong<br /> tác phẩm Hoặc. . . hoặc (Ou bien. . . ou bien). Theo Kierkegaard, thất vọng là một tất yếu khi con<br /> người bị ném vào đời, nó là sự cảm nghiệm thân phận trầm luân “cuộc sống là thất vọng” [5;84].<br /> Thất vọng là nhận thức của con người về cuộc sống. Con người nhận ra cuộc sống là cái gì đó xa<br /> lạ, là một phi lí và không thể giải thích. Và con người cũng nhận ra tồn tại bản thân là một phi lí.<br /> Thất vọng giúp con người hiểu tồn tại tại thế của mình chính là một khả thể “kẻ nào thất vọng, kẻ<br /> ấy tìm được con người bất diệt của mình” [5;77]. Theo đó, thất vọng biến con người thành một<br /> hiện hữu không hề đứng yên mà luôn tiến về phía trước, dấn thân để làm nên chính mình, hoàn<br /> 66<br /> <br /> Thất vọng - một cách “đọc” Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)<br /> <br /> thành cái trách nhiệm với cuộc đời mình. Quá trình đó không ngừng diễn ra trong cuộc sống nên<br /> con người được nhận thức là con người bất diệt, con người luôn sống, luôn vươn lên trở thành cái<br /> mà nó dự định. Cái con người bất diệt của Kierkegaard được J.P.Sartre triển khai thành một thực<br /> thể muốn trở thành Thượng Đế vào năm 1943, trong Tồn tại và hư vô (L’ êtré et le Néant). Sartre<br /> nói rằng “tiến lên đằng trước mình, lui lại đằng sau mình, mà không bao giờ là mình cả” [5;77].<br /> Con người là một khả thể, nó luôn tiến lên đằng trước mình, luôn biến cái mình sẽ là thành cái<br /> mình đang là. Nhưng cái mà con người đang là chỉ tồn tại trong chốc lát mà thôi, nó nhanh chóng<br /> trở thành cái mà con người đã là. Và điều mà con người có thể nhận ra, nắm bắt một cách chắc<br /> chắn, cái mà con người sở hữu được là cái mà nó đã là. Đó lại là cái gì đã đông cứng, đã chết chóc,<br /> vô nghĩa. Chính điều này là một thất vọng, thất vọng tuyệt đối đối với con người. Thất vọng thúc<br /> đẩy con người dấn thân làm nên chính mình, hoàn thành cái trách nhiệm tự tạo nên ý nghĩa cho tồn<br /> tại của mình. Chúng ta có thể thấy rằng, cách lập luận của chủ nghĩa hiện sinh về thất vọng vừa<br /> có mặt tích cực nhưng cũng không tránh khỏi tiêu cực, sai lệch. Một mặt, nó vừa buộc con người<br /> phải luôn nhận thức về ý nghĩa tồn tại bản thân, đặt con người trong cái trách nhiệm phải làm nên<br /> chính mình, thúc đẩy con người dấn thân trong hành trình sống. Mặt khác, nó đối lập hoàn toàn<br /> con người với cuộc đời mà không phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái xã hội. Khái niệm con<br /> người mà nó đề cập đến chỉ là những con người cá thể, cô độc. Con người bị cắt đứt ra khỏi mọi<br /> mối dây liên hệ với cuộc đời và với người khác.<br /> Ở bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ, tác giả đứng trước một nỗi thất vọng lớn lao. Đây không hoàn<br /> toàn là thất vọng trong đời sống ngày thường. Nó là nỗi thất vọng được cảm nghiệm từ tồn tại của<br /> tác giả, từ sự sống của một con người cá nhân đang nhận thức rất rõ về trầm luân đời mình. Nỗi<br /> thất vọng đó được nghiệm ra trong tồn tại con người tại thế qua mối quan hệ giữa nó với người<br /> khác (tha nhân), qua lựa chọn dấn thân để tìm ý nghĩa cho tồn tại.<br /> Quan hệ giữa người với người ở bài thơ được tác giả nhận thức trong hoàn cảnh một mối<br /> tình đơn phương. Điều này tạo ra sự xa cách và khiến Hàn Mặc Tử nhận ra mối quan hệ giữa người<br /> với người ở đây là bất khả hiểu. Các nhà nghiên cứu trước đây đều cho rằng, khổ thơ thứ nhất hàm<br /> chứa lời trách móc (tự trách lẫn bị trách), lời mời chào và vẻ đẹp thôn Vỹ. Và qua đó thể hiện tình<br /> cảm gắn bó của tác giả với xứ sở, con người. Điều đó không phải là không có lí bởi trữ tình dựa<br /> trên phương thức tái hiện, tưởng tượng. Tình người và cảnh có thể hiện lên rõ rệt dẫu nó có thực<br /> tồn với tác giả ở đây, lúc này hay không. Vậy, tại sao lại có thất vọng? Lời mời ghé chơi thôn Vỹ<br /> ở câu thơ đầu tiên (Sao anh không về chơi thôn Vỹ?) chỉ là sự ngộ nhận. Ngộ nhận vì cảnh chứa<br /> trong bức bưu ảnh mang ý gợi ra nhiều tình cảm nhớ nhung, gắn bó. Cảnh thì vậy, nhưng người<br /> gửi (Hoàng Cúc) chỉ ghi có mấy dòng thăm hỏi mang tính xã giao giữa những người quen biết<br /> bình thường “kèm theo mấy lời thăm hỏi nhà thơ lúc này đang mắc bệnh hiểm nghèo” [2;520] và<br /> không hề kí tên (Phan Cự Đệ, Mã Giang Lân đã xác nhận) nên tác giả mới sốc. Sốc vì không có<br /> sự tương xứng giữa cảnh trong bưu ảnh với tình trong lời thăm hỏi. Sốc vì nhận ra người đối với ta<br /> chỉ là dửng dưng. Giữa người với ta có một khoảng xa cách không thể nào vượt qua. Trong cái tình<br /> của người, tác giả không hề có vị trí khác biệt gì so với muôn vạn người khác. Mọi mơ ước gắn<br /> bó đều trở nên vô vọng. Thấy mình đã ngộ nhận về lời mời tức là nhận ra tồn tại của mình vẫn là<br /> hư vô, là trống rỗng, là không có gì, thế nên mới thất vọng. Thất vọng trở thành nhận thức về mối<br /> quan hệ xa cách, dửng dưng giữa người với người. Nên, thất vọng cũng là nhận ra bản thân mình là<br /> một nỗi cô đơn, cô đơn tuyệt đối và cuộc đời không hề có sự gắn bó gì giữa người với người. Thế<br /> nên cảnh mây gió (gió - lối gió, mây - đường mây) là một cái gì đó phi logic, cảnh là một thực tại<br /> phi lí nhưng nó lại là hình ảnh về sự chia lìa, xa cách giữa người với người. Sự phi lí đó trở thành<br /> nhận thức của tác giả về sự rời rạc, xa cách trong mối quan hệ giữa người với người. Người với<br /> 67<br /> <br /> Trần Khánh Phong<br /> <br /> người là xa cách, dửng dưng. Người không hiểu tôi, người với tôi là bất khả hiểu. Vậy nên, mọi hy<br /> vọng gắn kết cũng chỉ là không có gì, rơi vào hư vô. Điều đó lại làm cho thất vọng hiện lên rõ hơn<br /> ở Hàn Mặc Tử. Thất vọng được nhận ra từ cái cô đơn, bất khả hiểu giữa người với người. Không<br /> phải đến Đau thương, mà ngay từ Gái quê (1938), bất khả hiểu trong mối quan hệ giữa người với<br /> người đã xuất hiện. Trước Đây thôn Vỹ Dạ, Duyên muộn (Gái quê) đã mang một nỗi cô đơn của<br /> tồn tại con người trong cuộc đời. Cô đơn vì không ai hiểu được ý nghĩa tồn tại của mình. Duyên<br /> muộn không phải vì gia cảnh nghèo khó, không phải vì em bước đi cho xong kiếp người nối áo<br /> quàng. Cái lí do duyên muộn là xuân em đã chín từ năm ngoái. Muộn là muộn so với cái khát khao<br /> đợi chờ tình duyên trong em. Điều đó, không ai có thể hiểu được. Và từ đó, em nghiệm ra người<br /> với người không thể hiểu nhau, chỉ có em mới hiểu được em. Đến Đau Thương, sự dửng dưng đó<br /> được thay thế bằng sự vô nghĩa. Cũng là bất khả hiểu nhưng khi là sự vô nghĩa ở Đau Thương thì<br /> nó được thể hiện bằng cái thế giới mơ. Mơ nên mọi cái đều thành hư vô, dù có là sự quất quýt, dù<br /> có sát bên nhau đi chăng nữa: Thành hư không như tình ái đôi ta (Đôi ta). Như vậy, việc nhận ra<br /> mối quan hệ giữa người là xa cách, là bất khả hiểu khiến Hàn Mặc Tử thấy rõ hơn nỗi cô đơn thân<br /> phận, cô đơn đời mình.<br /> Chính vì vậy mà cảnh đẹp, tươi sáng ở những câu còn lại trong khổ đầu cũng chỉ là vô nghĩa<br /> với tồn tại tác giả. Lời mời ở câu đầu đã mang ý nghĩa phủ nhận sự có mặt của tác giả ở đây - lúc<br /> này (Sao anh không về chơi thôn Vỹ?) - nơi mà Hoàng Cúc đang sống. Cảnh vốn là thực ở thôn<br /> Vỹ, nó là một tồn tại có thực ở một địa danh, nhưng đó là nơi tác giả không hề hiện diện lúc này ở đây. Nó hiện lên qua trí tưởng tượng nên nó không có thực ở đây - lúc này với hiện hữu của tác<br /> giả. Như vậy, tồn tại của nó là phi tồn tại, không có thực. Tồn tại của nó với Hàn Mặc Tử chỉ là<br /> một thất bại trong việc hướng cái nhìn về nó mà tạo nên ý nghĩa cho tồn tại của mình. Tác giả chỉ<br /> tìm thấy sự vô nghĩa cho tồn tại mình khi nhìn về cảnh (nắng, nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn,<br /> con người). Cảnh chỉ là hư vô, không có giá trị gì với tồn tại tại thế của tác giả. Điều đó khiến Hàn<br /> Mặc Tử nhận thức rõ hơn về sự trống rỗng trong tồn tại bản thân. Nó trở thành nỗi thất vọng trong<br /> hành trình tìm ý nghĩa cho sự sống, cho tồn tại của tác giả.<br /> Thất vọng từ mối quan hệ giữa mình với người trong mối tình đơn phương, Hàn Mặc Tử lấy<br /> mơ làm giải pháp chạy trốn thực tại vô nghĩa. Mơ là tạo ra một cõi sống, mà ở đó, tồn tại của tác<br /> giả có ý nghĩa. Điều này được Phạm Đán Bình gọi là dấn thân, sáng tạo ra một thế giới mới (thế<br /> giới đó được phủ đầy trăng, hồn và máu [1;224-226]) như là một bi kịch của Hàn Mặc Tử: vừa<br /> khao khát giải thoát khỏi nỗi đau nhưng vẫn bị ám ảnh bởi thân xác hư hoại. Thế giới mơ có bước<br /> chuyển từ thực qua huyền ảo. Và ngay từ bước chuyển này, cái phi lí thực tại đã tỏ hiện. Thuyền<br /> chở trăng cũng là một hình ảnh phi logic, phi thực tại, không có thực. Là huyền ảo, phi logic và<br /> phi thực tại nên ý nghĩa cứu vớt, kết nối vốn có của thuyền cũng không còn. Trong sáng tạo và dấn<br /> thân vào mơ, con người chuyển vào đó bao ao ước vượt thoát ra khỏi tồn tại vô nghĩa. Vậy nhưng<br /> ao ước đó đã không thể thành hiện thực con người. Thuyền chở trăng chỉ là hình ảnh mang ý nghĩa<br /> vô vọng, vô vọng ở đây cũng là sự đáp trả bao khao khát được cứu rỗi của tác giả. Điều này đẩy<br /> Hàn Mặc Tử rơi vào thất vọng và phải tự tìm cách tự cứu lấy mình. Sáng tạo là lựa chọn, sáng tạo<br /> là hành động dấn thân, mơ là kết quả của hành động dấn thân đó. Mơ khiến mọi hình ảnh trong<br /> bài thơ trở nên huyền ảo, hư vô. Hình ảnh thuyền chở trăng là huyền ảo, nhưng là huyền ảo mang<br /> ý nghĩa tỏ hiện cái vô vọng đời người. Mơ lại khiến cho tất cả xóa nhòa, trở nên không có gì:<br /> Mơ khách đường xa, khách đường xa<br /> Áo em trắng quá nhìn không ra<br /> Ở đây sương khói mờ nhân ảnh<br /> Ai biết tình ai có đậm đà?<br /> 68<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0