intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con sống tích cực và độc lập

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nhiệm vụ rất quan trọng của bậc cha mẹ là dạy cho con ngay từ nhỏ luôn biết sống tích cực và độc lập Con cái được động viên sẽ nhanh chóng tìm thấy niềm vui trong học tập và tiến bộ rõ rệt Vợ chồng chị Minh tối ngày bận bịu với làm ăn. Chồng đi công tác xa nhà liên miên, còn chị thì ngày nào

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con sống tích cực và độc lập

  1. Dạy con sống tích cực và độc lập Một nhiệm vụ rất quan trọng của bậc cha mẹ là dạy cho con ngay từ nhỏ luôn biết sống tích cực và độc lập Con cái được động viên sẽ nhanh chóng tìm thấy niềm vui trong học tập và tiến bộ rõ rệt Vợ chồng chị Minh tối ngày bận bịu với làm ăn. Chồng đi công tác xa nhà liên miên, còn chị thì ngày nào nhịp tim cũng lên xuống cùng chỉ số VN-Index. Mỗi khi ngồi với bạn làm ăn, chị lại than thở về cu Hoàng: “Cô giáo kêu quá, học lớp 5 rồi mà mấy bài toán làm mãi không xong, còn tiếng Anh thì không nhập tâm nổi mấy câu đơn giản”. Đến bữa cô giáo phải mời phụ huynh đến trao đổi, chị Minh mới giật mình vỡ lẽ con đã gặp những rắc rối lớn về tâm lý. Khi cô giáo hỏi “Hoàng sao con không chơi banh cùng các bạn” vì biết bé thích môn thể thao này, Hoàng đã trả lời: “Con sợ ba mẹ mắng ạ!”. Câu chuyện về gia đình chị Minh nói lên rằng nếu bố mẹ chưa quan tâm tới việc dạy con cách sống và suy nghĩ tích cực, độc lập sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Vấn đề này không cá biệt xuất hiện ở Việt Nam mà cũng từng phổ biến ở nhiều quốc gia. “Trong
  2. một cuộc khảo sát 85 cặp vợ chồng đã cho thấy rất nhiều cha mẹ bỏ bê việc chăm sóc về mặt nhân cách với con cái hoặc có những thái độ “giận cá chém thớt”, đổ sự bực dọc và căng thẳng công việc lên đầu con cái. Chính điều này đã khiến các em nảy sinh những suy nghĩ và tâm lý tiêu cực”, chuyên gia tâm lý Elizabeth Grant thuộc học viện Tâm lý Wellington (Anh) cho biết. Ngay từ nhỏ, các bậc cha mẹ cần phải có những tác động tích cực tới việc hình thành sự tự tin, tính hoà đồng và lòng trắc ẩn nơi con trẻ. Không ai khác mà chính cha mẹ phải là người hiểu rõ nhất tâm sinh lý của từng đứa trẻ và có cách phù hợp trong việc nuôi dạy con mình.Cha mẹ là tấm gương Để con cái mình sau này độc lập với một lối sống và suy nghĩ tích cực, không có gì hiệu quả bằng chính lối sống và cách hành xử của cha mẹ chúng cũng tích cực. Cha mẹ là một tấm gương cho trẻ nhỏ trông vào và đó là một giáo cụ trực quan sinh động nhất. Bạn muốn con mình có những hành vi có văn hoá cũng như những phẩm chất tốt đẹp như tình thương, sự trong sạch, tính chân thật, biết quan tâm và động lòng trắc ẩn đến người khác... thì bạn phải là hình ảnh tốt đẹp để con bạn noi theo. Bạn không thể suốt ngày ra rả lên
  3. lớp với con là “phải biết yêu quý ông bà cha mẹ”, trong khi bạn đối xử với cha mẹ chẳng ra gì. Chị Hiền ở khu Phú Mỹ Hưng kể lại: “Tôi rất nhiều việc nhưng vẫn dành thời gian thích đáng để gần gũi và chăm sóc con gái sáu tuổi. Tôi cùng cháu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chơi đàn, vì thế con bé luôn vui vẻ và ít giận dỗi hay buồn rầu”. Tuy nhiên, với các bé trai thì cần những lời động viên thể hiện sự tin tưởng vào bản thân chúng hơn. Hãy để cho con trai bạn tự thể hiện mình, có thể các bé sẽ cần sự giúp đỡ ít nhiều của người lớn. Thậm chí các cháu có thể làm hỏng việc nhưng chỉ cần có một cái vỗ vai của bố hay nụ cười hiền của mẹ là các em sẽ tự tin hơn rất nhiều. Điều tối kỵ là mắng nhiếc, nặng lời thậm chí chửi rủa con cái. Khi các em học kém, nhiều cha mẹ đã mắng mỏ con cái với những lời lẽ không tốt như “Mày cứ thế này thì sau này chả làm được tích sự gì!” hay “Tao nuôi mày tốn cơm!”… Những lời mắng nhiếc con cái đều không mang lại hiệu quả tích cực nào. Các em sẽ tỏ ra sợ sệt, tự ti với bản thân, hoặc “trơ trơ như gỗ đá” với những lời chửi mắng đó. Và khi tâm lý đã gặp vấn đề thì khó tránh khỏi sự lệch lạc về nhân cách sau này. Với những lỗi sai hoặc kết quả học tập của con
  4. cái, cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh nhưng nghiêm khắc chia sẻ với các em để các em chủ động “thú tội”. “Nếu không bình tĩnh và nhẫn nại nói chuyện với cậu con trai tám tuổi của chúng tôi, chắc tôi đã có phần mắng oan cháu. Cu cậu bị cận thị mà chúng tôi không biết trong khi cháu lại sợ hãi không dám nói với ai và thế là kết quả học tập giảm sút hẳn”, chị Tú, một nhân viên ngân hàng ở Q.3 thổ lộ. Nhưng thậm chí nếu thực sự khả năng tiếp thu của con cái bạn không tốt như bạn bè cùng tuổi thì bố mẹ càng cần phải giúp cháu tự tin hơn và chỉ cho cháu thấy khả năng làm những công việc khác.Thanh Minh (Bài viết có tham khảo một số ý kiến và lời khuyên của chuyên gia từ diễn đàn Famillies.com) (Nguồn: SGTT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2