intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con thế nào khi ông nói gà, bà nói vịt - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn cảm thấy vui và biết ơn khi con mình được nhiều người quan tâm, lo lắng, đúng không nào. Nhưng như thế cũng có nghĩa là rất nhiều quan niệm khác nhau, kéo theo rất nhiều mâu thuẫn từ lớn đến nhỏ. Hãy làm theo kế hoạch gìn giữ hoà bình của chúng tôi và chấm dứt những xung đột ấy nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con thế nào khi ông nói gà, bà nói vịt - Phần 1

  1. Dạy con thế nào khi ông nói gà, bà nói vịt - Phần 1 Bạn cảm thấy vui và biết ơn khi con mình được nhiều người quan tâm, lo lắng, đúng không nào. Nhưng như thế cũng có nghĩa là rất nhiều quan niệm khác nhau, kéo theo rất nhiều mâu thuẫn từ lớn đến nhỏ. Hãy làm theo kế hoạch gìn giữ hoà bình của chúng tôi và chấm dứt những xung đột ấy nhé. Dù cùng yêu thương và chỉ muốn điều tốt nhất cho con nhưng mỗi người mỗi tính, mỗi phương pháp - điều này có thể dẫn tới một thảm họa về kỷ luật, đặc biệt với những cặp bố mẹ đã li dị, những người cách biệt nhau về tuổi tác, thế hệ hay triết lý sống. Các chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ có thể thích nghi được với những môi trường kỷ luật khác nhau - vấn đề nằm ở chỗ những người lớn trông coi chúng dàn xếp với nhau như thế nào, chính mâu thuẫn nảy sinh tại khâu này mới khiến bọn trẻ bối rối vì chúng phải "nghe ai, bỏ ai"?. Nếu bạn không đồng tình với người trông trẻ về một vấn đề nào đó, đương nhiên bạn có thể tìm người khác. Nhưng biện pháp này lại không khả thi khi đó là ông bà của nhóc tì
  2. nhà bạn. Rồi còn vợ/ chồng cũ nữa, những bậc cha mẹ đã ly hôn hay ly thân có lẽ còn chẳng nói chuyện với nhau chứ đừng nói đến chuyện đồng thuận quan điểm về một việc gì đó. Nhưng tốt xấu gì thì bạn cũng chẳng có cách nào khác, ngoài việc chia sẻ quyền nuôi dạy con và phải tìm cách để đối thoại. Cho phép những ý kiến khác biệt Ngay cả trong trường hợp khả quan nhất thì cũng rất khó để đạt được môi trường kỷ luật ổn định như các chuyên gia khuyên. Nhưng dù có xung đột thế nào thì bạn cũng hãy cố gắng cho con thấy một mối quan hệ hợp tác nhất có thể. Hãy thừa nhận và chấp nhận những người khác nhau có những luật lệ khác nhau, nhưng cũng phải kiên quyết bám trụ với nguyên tắc rằng: "Đó là luật ở nhà bố, nhưng ở nhà mẹ thì khác". Tránh thêm vào những bình luận chê bai ("Ông bà cổ hủ lắm" hay "Bố con không coi trọng bài tập về nhà bằng mẹ"). Làm như vậy là bạn đã truyền cho con thông điệp rằng chúng không cần tôn trọng người mà bạn nhắc đến, và con cuối cùng có thể sẽ áp dụng chính logic đó với bạn.
  3. Hãy cho con biết rằng bạn tôn trọng việc chúng nghe lời người lớn ở "nhà kia". Ví dụ, nếu bạn gặp rắc rối khi anh chị em chành chọe nhau, bạn có thể nói, "Nếu con đánh em thì ở nhà bà con cũng sẽ bị phạt như ở đây thôi." Hãy trao đổi về chuyện đó Đừng đợi đến khi thiên thần ngoan ngoãn của bạn biến thành đứa trẻ chuyên làm nư, khó bảo - hãy trao đổi giữa những người lớn với nhau về phương châm kỷ luật của bạn. Như vậy mọi người sẽ có thể "ra tay" một cách thống nhất và kịp thời. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bạn với "người lớn kia", cuộc đối thoại về kỷ luật này có thể sẽ không dễ dàng - đặc biệt nếu bất đồng của hai bên là về một chuyện đã rồi. Vì vậy, luôn thu xếp bàn luận lúc nào con không ở gần đó và vô tình nghe được. Tiến sĩ Giáo dục Jane Nelsen nói: "Đừng bao giờ tìm cách giải quyết một vấn đề lớn trước mặt con trẻ. Thật không công bằng khi bắt trẻ em làm người đứng giữa. Chúng có thể nghĩ mình sẽ phải chọn một phe, hoặc có thể dùng mâu thuẫn này để điều khiển người
  4. lớn". Đặc biệt, tránh thảo luận lúc gửi con hoặc đón con về, thời khắc đó thường rất hỗn loạn và tràn đầy bức xúc. Tuy email có vẻ như một cách tốt để giải quyết bất đồng mà không cho con biết, hãy cẩn thận: Nếu mối quan hệ của bạn nhuốm màu giận dữ, người nhận có thể đọc được điều đó trong email của bạn. Trước khi gửi bất cứ email gì đi, hãy lưu lại dạng Thư nháp và để qua đêm. Hôm sau hãy đọc lại và loại bỏ những yếu tố hằn học, hay những điều không trực tiếp liên quan đến đứa trẻ trước khi gửi thư đi. Cho dù đó là mẹ bạn, vợ/chồng cũ của bạn, hay người trông trẻ, nên nhớ rằng cả hai phía đều có một mục tiêu chung: Nuôi dạy những đứa trẻ ngoan. "Thay vì tập trung vào những điều bạn không vừa lòng, hãy bắt đầu bằng những điều bạn làm," tác giả McGhee nói. "Có thể các bên không đồng thuận trong chuyện xử phạt hành động không ngoan như thế nào, nhưng có thể cố xác định những giá trị mình cùng chia sẻ, ví dụ như muốn trẻ lễ phép hay có giáo dục. Sau đó hãy nói về những chuyện từng người có thể làm để củng cố giá trị đó."
  5. Dù gì thì cũng hãy nhớ mục tiêu chung: nuôi dạy một đứa trẻ ngoan (Ảnh: Inmagine) Bạn cũng có thể hoá giải cuộc tranh cãi bằng cách đề nghị người kia cùng tham dự một khoá học nuôi dạy con cái - học chung với nhau hoặc học riêng - cùng chia sẻ các sách báo dạy nuôi con (như bài báo này chẳng hạn). Không chỉ cung cấp ý tưởng cụ thể để thảo luận, lời khuyên từ một bên thứ ba trung lập cũng ít có nguy cơ bị bác bỏ một cách cảm tính, hồ đồ. Tương tự, ông bà của đứa trẻ cũng dễ dàng nới lỏng điều luật ăn-cho-hết-đồ-ăn, nếu như lời khuyên can đó được một người hàng xóm thân thiết, một người họ hàng, hay cô giáo của nhóc tì nhà bạn chứ không phải được
  6. đưa ra bởi chính đứa con ngày xưa từng ra sức chống đối món bí đỏ - chính là bạn. (Còn tiếp) Nguồn: Webtretho (lược dịch)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2