intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-Learning

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

61
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này các tác giả sẽ minh họa quá trình dạy học định hướng hành động mà dạy học dự án là một hình thức dạy học tiêu biểu sẽ được tích hợp như thế nào với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và được vận dụng ra sao với mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học B-learning, nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-Learning

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0288 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 222-230 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG B-LEARNING Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một trường hợp nghiên cứu về khả năng ứng dụng hình thức tổ chức dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning. Các phân tích để thấy rằng hình thức dạy học dạy học dự án cùng với quan điểm dạy học hướng hành động và phương pháp dạy học phát hiện - giải quyết vấn đề cùng với mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) trong phương thức dạy học B-learning là các yếu tố cho việc đáp ứng đổi mới dạy học định hướng năng lực người học cũng sẽ được đưa ra.Kết quả thực nghiệm và một số khảo sát cho thấy việc áp dụng dạy học theo dự án dạy học Tin học không những mang lại hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập của sinh viên mà còn giúp họ năng cao năng lực hành động. Từ khóa: Mô hình lớp học đảo ngược, B-learning, dạy học dựa trên dự án (PBL), dạy học dựa trên vấn đề, phương pháp dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng năng lực) hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ trước và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu hình thành và phát triển năng lực người học. Dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất yêu cầu người học “vận dụng những kiến thức kĩ năng một cáchtự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường trong đời sống thực tiễn” [8]. Như vậy, quá trình dạy học thay vì chỉ dừng ở mục tiêu dạy học là hình thành kiến thức kĩ năng và thái độ tích cực ở người học, còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Phương pháp dạy học theo quan điểm định hướng năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá người học về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành thực tiễn. Phương pháp dạy học lúc này không những cần kết hợp kiến thức khoa học với tri thức thực tiễn sản xuất, đời sống mà các yếu tố dạy học cũng phải được tích hợp. Vì vậy, khi thiết kế bài dạy, cần phải lựa chọn các phương pháp dạy học tích hợp: Phối hợp một cách hợp lí các phương pháp dạy học cụ thể, tăng cường vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nội dung kiến thức mới, Ngày nhận bài: 16/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ: Ngô Tứ Thành, e-mail: thanh.ngotu@hust.edu.vn 222
  2. Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning từ đó làm tiền đề cho việc vận dụng kiến thức môn học trong thực tiễn hay vận dụng kiến thức thực tiễn để giải quyết nội dung môn học. Một số vấn đề đặt ra là: Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, các phương pháp dạy học tích hợp nào được ưu tiên vận dụng? Bên cạnh đó, để tổ chức người học liên hệ kiến thức thực tiễn cần phải sử dụng phối hợp và hiệu quả các phương tiện dạy học, chú ý sử dụng các phương tiện, phối hợp các kênh thông tin như thế nào, để phát huy hiệu quả việc vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của người học. Việc xây dựng các biện pháp tổ chức dạy học như thế nào cho hiệu quả cũng cần được đặt ra. Trong thời gian gần đây các kết quả nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngược [3-7, 15, 16], phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề [1, 9, 11] và phương pháp dạy học dự án [2, 10] được phát triển mạnh mẽ. Theo chúng tôi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, các phương pháp tích hợp được ưu tiên vận dụng bao gồm: Dạy học dự án (Project Based Learning), Dạy học giải quyết vấn đề (Problem Solving Learning) và các phương pháp dạy học chuyên biệt khác. Trong Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành (2015) [13], chúng tôi đã đề cập đến mô hình tổ chức lớp học nhằm phát huy hiệu quả các phương tiện và các kênh thông tin, tăng tính tương tác trong dạy học, cũng như nâng cao tính tự học của người học, đó là mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) một mô hình tổ chức lớp học trong giờ học giáp mặt của hình thức học tập hỗn hợp (Blended learning – B-learning) của E-learning, hình thức học tập mà việc triễn khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Trong bài báo này chúng tôi sẽ minh họa quá trình dạy học định hướng hành động mà dạy học dự án là một hình thức dạy học tiêu biểu sẽ được tích hợp như thế nào với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và được vận dụng ra sao với mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học B-learning, nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của người học. Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày các kết quả thực hiện dạy học dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning trong điều kiện dạy học ở trường Đại học Sư phạm Huế. Các phân tích về việc tích hợp phương pháp dạy học dự án (Project Based Learning) và dạy học giải quyết vấn đề (Problem Solving Learning) sẽ được đưa ra ở phần 3. Một số đánh giá kết quả triển khai lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học tích hợp và các kết luận sẽ được đề cập đến trong các phần 4 và 5 của bài báo này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ứng dụng dạy học dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning để dạy môn Hệ quản trị dữ liệu Access 2.1.1. Hệ quản trị dữ liệu Access Môn học có hai mục tiêu chính như sau: + Nâng cao kĩ năng thực hành các chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) trên một hệ chương trình cụ thể. + Bên cạnh đó sinh viên cần hệ thống hóa các kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ trong việc giảng dạy của họ ở trường phổ thông. Với môn học này chúng tôi đặt ra yêu cầu: Sinh viên cần đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ 223
  3. Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng năng của môn học thông qua sản phẩm là một hệ chương trình nhỏ nhưng có đầy đủ các chức năng mà Microsoft Access có thể cung cấp được như: định nghĩa và mô tả dữ liệu; truy vấn dữ liệu; thiết lập form; report và các chức năng khác như thiết lập các menu, macro . . . Để có thể vận dụng quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm và dạy học dựa trên hành động. Bên cạnh đó nhằm giúp cho sinh viên tăng cường năng lực giải quyết vấn đề, học tập các kiến thức về một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông qua thực hiện một hệ chương trình tuy nhỏ nhưng mang tính chất thực tiễn. Hơn nữa với đối tượng là sinh viên năm thứ 3, nên theo chúng tôi các bạn đã có ý thức cao trong học tập, có kĩ năng sử dụng máy tính và công nghệ truyền thông vững, có hiểu biết về lí luận dạy học khá. . . nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện phương pháp dạy học dự án với mô hình lớp học đảo ngược. 2.1.2. Tiến trình thực hiện dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược Bước 1. Sắp xếp lại kế hoạch học tập của môn học và tài nguyên học tập theo mức độ nhận thức của người học. Bước 2. Thiết kế dạy học cho các hoạt động tự học ở nhà của sinh viên nhằm chuẩn bị cho buổi học ở trên lớp. + Tìm kiếm và xây dựng các bài giảng được thu video. Các bài giảng này được cung cấp cho sinh viên, để họ có thể tự nghiên cứu các kiến thức lí thuyết ở mức cơ bản. + Xây dựng dự án cho các nhóm. + Hướng dẫn hoạt động học tập ở nhà. Bước 3. Thiết kế dạy học cho giờ học ở trên lớp. Xem thêm quá trình tổ chức dạy học cho giờ học trên lớp trong các mục sau. Vòng lặp của 3 bước trên lại được tiếp tục trong suốt khóa học. Có thể tham khảo rõ ràng hơn về tiến trình dạy học với mô hình lớp học đảo ngược nói trên trong bài báo của chúng tôi ở tài liệu tham khảo [13]. Phần tiếp theo, sẽ làm rõ quá trình tích hợp dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học như thế nào. 2.2. Tích hợp phương pháp dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề Dưới đây chúng tôi đưa ra ví dụ minh họa về quá trình tích hợp dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề mà chúng tôi đã triển khai áp dụng. Dự án: “”Xây dựng chương trình quản lí một hệ thống thông tin ở mức đơn giản”. Ý tưởng dự án và mục tiêu dự án: Tổ chức lớp thành các nhóm từ 3 – 5 người, mỗi nhóm đề xuất một chương trình quản lí cơ sở dữ liệu đơn giản làm case study để thực hiện các kết quả học tập của từng tuần học qua chương trình này. Kết quả thực hiện chương trình sẽ được báo cáo trên lớp và được dùng để đánh giá kết quả học tập cuối học phần. Các nhóm sinh viên sẽ tự nghiên cứu lí thuyết qua các bài giảng được thu video và các tài nguyên học tập trên trang web http://elearning.dhsphue.edu.vn/course/view.php?id=17 [13]. Sau đó họ sẽ thực thi các kết quả cần đạt được cho từng tuần học và cả khóa học qua sản phẩm của dự án. Một số câu hỏi trong bộ câu hỏi định hướng như: 224
  4. Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning Câu hỏi khái quát: Một hệ chương trình quản trị cơ sở dữ liệu cho một hệ thống thông tin cơ bản sẽ có các chức năng nào? Một số câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung: - Những vấn để phát sinh khi thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin này? (dành cho bài thiết kế bảng và thiết kế cơ sở dữ liệu) - Thiết kế giao diện giữa chương trình với người dùng để nhập - xuất dữ liệu thông qua hình thức nào? (form) - Để có được những thông tin về các bản ghi thỏa mãn một số điều kiện trong cơ sở dữ liệu cần sử dụng câu truy vấn như thế nào? - Hệ QTCSDL có các hình thức nào để hiển thị kết quả xử lí dữ liệu (report). Kế hoạch đánh giá dự án: Quá trình đánh giá được thực hiện cả trước, trong quá trình thực hiện dự án và sau khi hoàn tất dự án. Ở đây biểu đồ K-W-L (Know – Want - Learn) được sử dụng để đánh giá nhu cầu sinh viên trước, trong và sau dự án. Sinh viên cùng giáo viên tiến hành thảo luận, chia sẻ, phản hồi qua diễn đàn. Đồng thời giáo viên cùng sinh viên cần đi đến thống nhất tiêu chí đánh giá. Phiếu phân công và đánh giá công việc, cùng bản ghi chép theo dõi các hoạt động thực hiện dự án của sinh viên được giáo viên sử dụng nhằm đánh giá quá trình làm việc của các nhóm cũng như sự tiến bộ của họ. Thực hiện dự án: Sinh viên thực hiện dự án trong suốt khóa học khoảng 13 tuần. Các nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu lí thuyết về chức năng và các thao tác cài đặt qua các bài giảng được ghi hình rồi tiến hành cài đặt chương trình lên máy tính. Các nhóm tự định hướng công việc của mình dựa vào các câu hỏi định hướng, bảng K-W-L và các tiêu chí đánh giá. Trong quá trình thực hiện dự án, sinh viên phải có sự đánh giá bản thân, đánh giá nhóm và phải có sự chia sẻ và phản hồi thông tin. Giáo viên theo dõi, ghi chép mọi hoạt động của sinh viên và hỗ trợ tư vấn khi cần thiết. Theo từng tuần trong giờ học trên lớp, các nhóm sẽ được chọn để báo cáo kết quả thực hiện từng giai đoạn của dự án của nhóm mình. Kết thúc dự án: Sinh viên báo cáo kết quả thực hiện chương trình để đánh giá cuối khóa học.Như vậy chúng ta đã áp dụng phương pháp đánh giá xác thực (authentic assessment) kết hợp với đánh giá thường xuyên qua việc theo dõi sự tham gia tương tác trên môi trường trực tuyến, qua sự tham gia báo cáo trên lớp, qua các hình thức đánh giá khác. Theo chúng tôi, với quá trình đánh giá như vậy ngoài việc đánh giá kiến thức, kĩ năng thu nhận qua môn học còn góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên như kĩ năng thuyết trình, bảo vệ thành quả của mình, nâng cao vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. Với dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ), đã có nhiều tác giả đề xuất nhiều mô hình khác nhau [1, 9, 11]. Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các mô hình, đặc điểm nhà trường ở Việt Nam và điều kiện thực tế của đối tượng sinh viên, chúng tôi đề xuất các bước tổ chức dạy học trên cơ sở tích hợp với dạy học dự án như sau: 225
  5. Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng Các giai Hoạt động giáo viên Các bước Hoạt động của sinh viên (SV) đoạn (GV) Giới thiệu vấn đề. - Làm việc theo nhóm Nêu và làm Tổ chức lớp: chia - Nhận dạng các từ ngữ, thuật ngữ, khái sáng tỏ vấn nhóm, quy định về niệm. đề thời gian, phân công, - Xác định yếu tố đã biết, yếu tố chưa trình bày, đánh giá. biết. Trên cơ sở kiến thức đã và chưa biết, Xác định Đề xuất ý GV yêu cầu kĩ thuật, SV đưa ra ý tưởng, những giả thuyết và tìm hiểu tưởng, giả tiêu chuẩn, mẫu sản để GQVĐ. Ở đây những ý tưởng chưa vấn đề thuyết. phẩm của dự án. được kiểm chứng, chưa có cơ sở chắc chắn. Từ những giả thuyết đề xuất, SV xác Để SV không bị lệch Xác định định những nội dung cần có để GQVĐ. hướng trong nghiên kiến thức Liệt kê những kiến thức cần để GQVĐ, cứu, GV có thể đưa ra liên quan đề xuất những kiến thức mới cần những gợi ý cần thiết. nghiên cứu. Định - Tìm kiếm thông tin trong tài liệu giáo hướng Gợi ý nguồn thông tin. khoa, internet hay trao đổi với chuyên nguồn Tìm hiểu gia. thông tin kiến thức Nội dung kiến thức được chia nhỏ liên quan thành các đơn vị kiến thức phù hợp với Tự nghiên tự nghiên cứu cá nhân hay nhóm nhỏ. cứu SV đưa ra được kết quả là bản thiết kế, quy trình, cấu trúc - cấu tạo, sơ đồ nguyên lí, chương trình phần mềm... Hệ thống Tổ chức thảo luận. Thể Báo cáo, bàn luận kết quả nghiên cứu hóa kiến chế hóa kiến thức. của các nhóm. thức Giải quyết Kiểm chứng giả thuyết bằng những suy vấn đề Kiểm luận logic và những bằng chứng xác chứng giả thực. Trong trường hợp không đưa ra thuyết được những lời giải thích thiết thực, cần quay lại đề xuất giả thuyết. Trình bày dưới dạng báo cáo nhỏ hay phiếu trả lời. SV cũng có thể báo cáo sản phẩm vật Trình bày Giáo viên đánh giá, chất thật hay dạng mô hình mô phỏng. Kết luận kết quả nhận xét. (trong trường hợp của chúng tôi là bản thiết kế; quy trình, cấu trúc - cấu tạo, sơ đồ, chương trình phần mềm... 226
  6. Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning Dưới đây chúng ta sẽ minh họa tóm tắt quá trình tổ chức dạy học với phương pháp dạy học tích hợp. Bước 1: Nêu và làm sáng tỏ vấn đề. Với mô hình lớp học đảo ngược, thường thì trong mỗi buổi lên lớp, chúng tôi đưa ra vấn đề cần giải quyết ở cuối tiết học nhằm định hướng cho sinh viên tự nghiên cứu và giải quyết qua case study của họ. Các vấn đề đặt ra chính là các câu hỏi trong bộ câu hỏi định hướng cho việc thực hiện dự án đã đề cập đến ở mục trên. Dự án sẽ được chia nhỏ theo từng bước của một dự án phần mềm gồm các giai đoạn: xác định, phân tích, thiết kế, thực hiện, kiểm thử hệ thống, kiểm thử chấp nhận, vận hành, bảo trì. Hoặc có thể chia nhỏ dự án theo từng chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: tạo bảng, thiết kế cơ sở dữ liệu, nhập – xuất dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tạo khuôn dạng, tạo báo cáo – biểu bảng. . . để có thể tiến hành tổ chức dạy học theo từng chức năng của hệ chương trình QTCSL theo từng tuần. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tiến hành chia dự án theo cách thứ hai, nhưng có lồng ghép cách thứ nhất để sinh viên có thể hệ thống hóa lại tiến trình của một dự án phần mềm. Việc tổ chức sinh viên làm việc theo nhóm thông thường được tổ chức ở trên lớp để sinh viên nhận diện vấn đề, đề xuất ý tưởng và giả thuyết. Nhưng với mô hình lớp học đảo ngược trong môi trường B-learning, chúng tôi tiến hành cho sinh viên thực hiện làm việc nhóm ở nhà qua môi trường trực tuyến. Bước 2: Đề xuất ý tưởng, giả thuyết. Trên cơ sở kiến thức đã và chưa biết, sinh viên đưa ra ý tưởng, những giả thuyết để GQVĐ. Ở đây những ý tưởng chưa được kiểm chứng, chưa có cơ sở chắc chắn. Chẳng hạn: Hệ QTCSDL khai thác thông tin như thế nào? Qua các câu truy vấn ra sao? Gồm các thông tin bao gồm các hàng, cột được trích xuất từ cơ sở dữ liệu như thế nào? Hoặc giao diện giữa người sử dụng với chương trình được thể hiện trong hệ QTCSDL qua hình thức gì? (form). Kiến trúc của các bảng và những lưu ý khi thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin là gì? Đó là các câu hỏi mà sinh viên sẽ được giáo viên gợi ý định hướng tìm hiểu qua các chức năng của một hệ QTCSDL. Bước 3: Xác định kiến thức liên quan. Giáo viên hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan để giải quyết vấn đề đã đặt ra.Ở đây thường là các chức năng của một hệ QTCSDL và các thao tác, các câu lệnh. . . để cài đặt thành phần mềm ứng dụng. Bước 4: Định hướng nguồn thông tin. Sinh viên có thể tham khảo thông tin từ các bài giảng được ghi hình, thông tin trên internet và các tư liệu từ các địa chỉ mà giáo viên gợi ý như đã nói ở trên. Bước 5: Tự nghiên cứu. Các nhóm tự nghiên cứu qua các bài giảng được ghi hình về các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cùng các thao tác để cài đặt các chức năng đó, sau đó tự thể hiện lại trong dự án của nhóm. Bước 6: Hệ thống hóa kiến thức. 227
  7. Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng Các nhóm sẽ báo cáo kết quả thực hiện case study mà nhóm đã đề xuất. Việc báo cáo này không đơn thuần là để kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên, mà qua đây sinh viên thể hiện các kiến thức đã nắm được về các chủ đề của môn học mà giáo viên đã đưa ra trong giờ học tuần trước. Giáo viên định hướng tương tác giữa các nhóm và kiến thức thông qua việc tổ chức cho các nhóm khác chất vấn với nhóm đang báo cáo về các kiến thức cần đạt được trong tuần này, cụ thể được thể hiện qua sản phẩm là chương trình quản lí mà họ đang báo cáo. Giáo viên nhận xét, đánh giá, khắc phục những sai sót của sinh viên và thể chế hóa kiến thức. Bước 7: Kiểm định giả thuyếthay thực hiện các vấn đề thực tiễn thông qua các sản phẩm cụ thể là từng chức năng của chương trình đã được sinh viên thực hiện. Giáo viên đánh giá mức độ hoàn thành và những gì đạt hay chưa đạt của các nhóm. Bên cạnh đó là giao các nhiệm vụ học tập tiếp theo và các yêu cầu mở rộng vấn đề, nghiên cứu sâu một số nội dung. Bước 8: Báo cáo kết quả. Sinh viên báo cáo kết quả thực hiện chương trình theo từng tuần, từng giai đoạn của dự án hay theo từng chức năng của hệ QTCSDL cũng như báo cáo cuối khóa để đánh giá cuối khóa học và kết thúc dự án. 2.3. Đánh giá kết quả triển khai lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học tích hợp Do khuôn khổ của bài báo, chúng tôi không trình bày các đánh giá định lượng qua kết quả học tập cuối khóa và so sánh đối chứng so với các lớp khác mà chỉ đánh giá định tính. Với các sinh viên có động cơ học tập tốt, họ tỏ ra thích thú với mô hình học tập này. Cho dù có đôi chỗ của chuẩn kiến thức và kĩ năng, sinh viên vẫn chưa thể nắm được trọn vẹn. Do với cách học này, giáo viên có thể sẽ bỏ qua nhiều phần mà họ cho là dễ đối với sinh viên. Tuy vậy với các sinh viên có động cơ học tập chỉ vì điểm số hay các bạn có năng lực tự học chưa tốt, thì tỏ ra lo lắng và hoài nghi với cách học trên. Đối với họ, mô hình trên buộc họ phải làm việc nhiều, hơn nữa sẽ rất vất vả vì các sinh viên này không biết khi thi cử sẽ tái hiện những gì như trong cách học ghi và chép của dạy học truyền thống. Sinh viên có mã số 12S1021039 cho rằng: “Cách học này giúp chúng em phải làm việc nhiều và qua đó biết ra được nhiều điều”. Sinh viên có mã số 12S1021105: “ Việc chia nhóm để làm bài, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều sinh viên chủ quan, ỷ lại vào người khác”. Sinh viên có mã số 12S1021102, đặt câu hỏi: “Chúng em sẽ thi như thế nào?”, mặc dù chúng tôi đã công bố rõ ràng, hình thức thi là thi vấn đáp thông qua việc trình bày sản phẩm là chương trình quản lí mà các nhóm đã thực hiện. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên đã cho rằng dạy học theo phương pháp tích hợp giúp các bạn liên hệ kiến thức bài học với thực tế nên tạo hứng thú học tập. Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do kết quả đánh giá được thực hiện qua nhiều hình thức và đánh giá qua bài báo cáo thực hiện dự án cuối khóa. Hơn nữa lớp đối chứng với phương pháp dạy học truyền thống có trình độ 228
  8. Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning chỉ là sinh viên năm thứ 2, do đó so sánh kết quả định lượng là không khách quan lắm, nên chúng tôi chưa thể đưa ra ở đây. Nhưng qua thống kê, chúng tôinhận thấy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng, cũng như so với kết quả của các lớp ở các năm học trước thì có tiến bộ hơn hẳn. Vừa qua chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của một số giáo viên trung học phổ thông có bề dày công tác về kinh nghiệm của họ với việc tích hợp phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và dạy học hướng hành động. Đa số đều đồng ý rằng các phương pháp dạy học trên có thể triển khai hiệu quả trên các lớp có động cơ học tập chăm chỉ và sức học khá [14]. 3. Kết luận Qua những kết quả ban đầu, theo chúng tôi lớp học đảo ngược kết hợp với các phương pháp dạy học, quan điểm dạy học và đánh giá như dạy học hành động, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học nhóm, đánh giá xác thực (authentic assessment) sẽ là mô hình dạy học cho B-learning nhằm nâng cao năng lực của người học. Vừa qua chúng tôi đã tiến hành khảo sát về các thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình dạy học đảo ngược trên 2 nhóm sinh viên mà chúng tôi đã tiến hành giảng dạy tại Khoa Tin học – Trường Đại học Sư phạm Huế. Do khuôn khổ của bài báo, nên chúng tôi không thể trình bày về bộ câu hỏi, phân tích các kết quả khảo sát. . . Các dữ liệu của cuộc khảo sát có thể tham khảo tại địa chỉ: https://sites.google.com/site/nguyenthedunghue/Home/trang_danh_cho_sinhvien (file DHDNuoc.rar). Những thách thức đặt ra cho mô hình lớp học đảo ngược nói riêng, B-learning nói chung và đánh giá định lượng qua thực nghiệm sư phạm cho mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học tích hợp đối với môn học Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access sẽ được chúng tôi trình bày ở bài báo tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barrows, H.S., 1996. Problem-based learning in medicine and beyond: A brief overview. In Wilkerson, L & Gijselaers, W.H. (eds). New directions for teaching and learning, no.68. Bringing problem-based learning to higher education: Theory and practice, 3-13. San Francisco: Jossey –Bass. [2] Bender, William N., 2012. Project – Based Learning. Differentiating Instruction for the 21st Century. Corwin (A SAGE Company), USA. [3] Christopher Pappas, 2013. The Flipped Classroom Guide for Teachers. http://elearningindustry.com/the-flipped-classroom-guide-for-teachers [4] Clyde Freeman Herreid, Nancy A. Schiller, 2013. Case Studies and the Flipped Classroom. Journal of College Science Teaching, Vol. 42, No. 5. [5] Dias, S. B., Diniz, J. A., 2014. Towards an Enhanced Learning Management System for Blended Learning in Higher Education Incorporating Distinct Learners’ Profiles. Educational Technology and Society, 17 (x), 307–319. [6] Drysdale, J. S., Graham, C. R., Spring, K. J., Halverson, L. R, 2013. An analysis of research trends in dissertations and theses studying blended learning. The Internet and Higher Education, 17, 90-100. 229
  9. Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng [7] G. R. Lotrecchiano, P. L. McDonald, Lyons, T. Long, M. Zajicek-Farber, 2013. Blended Learning: Strengths, Challenges, and Lessons Learned in an Interprofessional Training Program. Matern Child Health J 17:1725–1734, DOI 10.1007/s10995-012-1175-8. [8] Herreid, C.F., 2005. The interrupted case method. Journal of College Science Teaching, pp 4–5. [9] Hmelo-Silver, C.E., 2004. Problem-based learning: What and How Do Students Learn? Educational Psychology Review, 16 (3). [10] John Larmer and John Mergendoller, 2013. PBL for 21st Century success, Teaching Critical Thinking, Collaboration, Communication and Creativity, Toolkit Series. Buck Institute for Education, USA. [11] Lê Huy Hoàng, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Thị Mai Anh, 2010. Tài liệu tập huấn dạy học dựa trên vấn đề. Nxb Giáo dục. [12] Mahmoud Ibrahim Syam, 2014. Possibility of applying flipping classroom method in mathematics classes in foundation program at Qatar. Proceedings of SOCIOINT14- International Conference on Social Sciences and Humanities, 8-10, Istanbul, Turkey. [13] Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành, 2015. Lớp học đảo ngược – một mô hình tổ chức dạy học trong B-learning. Báo cáo Hội nghị Quốc tế Pháp - Việt lần thứ 5 về Didactic Toán, DIMAVI 2015, Huế. [14] Nguyễn Thế Dũng, 2015. Phương pháp dạy học dự án trong môn Tin học ở trung học phổ thông. Bài giảng Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT tỉnh An Giang, Trường Đại học Sư phạm Huế. [15] Oyeleke Oluniyi, Olagunju Oluwayemisi Elizabeth, 2014. Ayamolowo Sunday Joseph, Aribaba Foluso Oluwagbemiga, Pedagogical and Technical Implication of Conversion from Face- to-Face to Blended Learning. Journal of Education and Practice, Vol.5, No.30, pp. 118-127. [16] Robert Talbert, 2012. Learning MATLAB in the Inverted Classroom. American Society for Engineering Education. [17] Tuncay Yigit, Arif Koyun, Asim Sinan Yuksel, Ibrahim Arda Cankaya, 2014. Evaluation of Blended Learning Approach in Computer Engineering Education. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 141, pp. 807 – 812. ABSTRACT Project based learning with flipped classroom model in B-learning In this paper, we present a case study on the applicability of the project based learning with flipped classroom model in B-learning. The analysis to see that flipped classroom can be considered as a class organization model in B-learning; the difficulties and challenges to the model as well as the applicability of the model for some of courses for students of Computer Science Teachers’ Pedagogical University Hue also given. The experimental results and some survey shows indicate that applying PBL to teaching Informatics not only inspires students to learn, enhances their learning results, but also helps them improve theirs action capacity. Keywords: Flipped classroom model , B-learning, Project Based Learning (PBL), Problem Solving Learning, integrated teaching method. 230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2