HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 20-26<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0147<br />
<br />
DẠY HỌC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN<br />
VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC<br />
Nguyễn Văn Cường<br />
Đại học Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức<br />
Tóm tắt. Có nhiều mô hình cũng như hình thức khác nhau trong việc phát triển chương<br />
trình và tổ chức dạy học tích hợp. Bài báo này dựa trên cơ sở phân tích và sử dụng kinh<br />
nghiệm quốc tế trong lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp, xác định khái niệm dạy học<br />
tích hợp trong mối quan hệ với khái niệm dạy học liên môn, cũng như đưa ra các mô hình<br />
và hình thức dạy học tích hợp làm cơ sở cho việc phát triển chương trình và tổ chức dạy học<br />
tích hợp. Để minh họa cho các mô hình lí thuyết, bài báo cũng phân tích các ví dụ minh<br />
họa từ các chương trình dạy học tích hợp hiện đại ở CHLB Đức.<br />
Từ khóa: Chương trình dạy học, dạy học tích hợp, dạy học liên môn, phát triển chương<br />
trình.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Giáo dục có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những năng lực để có thể giải quyết các tình<br />
huống luôn mang tính phức hợp của cuộc sống. Trong khi đó nhà trường vẫn chủ yếu trang bị cho<br />
học sinh tri thức hệ thống của các khoa học chuyên ngành, ít có liên hệ giữa nội dung các môn học<br />
cũng như ít gắn với các tình huống của cuộc sống. Mặt khác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học<br />
thì các nghiên cứu mang tính liên ngành cũng ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến.<br />
Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, ngày nay dạy học tích hợp, liên môn được đặc biệt quan<br />
tâm và được đưa vào thực hiện trong nhiều chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi quốc tế.<br />
Có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp, dạy học liên môn nhưng không có sự thống<br />
nhất về khái niệm cũng như những hình thức tích hợp trong việc phát triển chương trình và tổ chức<br />
thực hiện dạy học tích hợp, liên môn [1-3, 6, 7, 9].<br />
Việc xác định các cơ sở lí luận cho việc phát chương trình và tổ chức thực hiện dạy học tích<br />
hợp, liên môn có ý nghĩa quan trọng trong cải cách giáo dục theo định hướng phát triển năng lực<br />
của người học.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành, khoa học tích hợp<br />
<br />
Nghiên cứu khoa học được đặc trưng bởi quá trình phân công lao động mà hệ quả của nó là<br />
sự phát triển của các khoa học chuyên ngành (special science). Khoa học chuyên ngành là các lĩnh<br />
Ngày nhận bài: 1/5/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Cường, e-mail: vancuong@uni-potsdam.de<br />
<br />
20<br />
<br />
Dạy học tích hợp, liên môn và phát triển chương trình dạy học<br />
<br />
vực nghiên cứu độc lập, có đối tượng và phương pháp riêng, độc lập với các ngành khoa học khác.<br />
Tuy nhiên thực tiễn mà các khoa học phản ánh thì luôn mang tính phức hợp, nhiều vấn đề<br />
nghiên cứu vượt ra ngoài giới hạn một khoa học chuyên ngành. Xu hướng phát triển khoa học ngày<br />
nay là: một mặt các khoa học ngày càng chuyên sâu, mặt khác ngày càng có nhiều lĩnh vực nghiên<br />
cứu khoa học không còn giới hạn trong một khoa học chuyên ngành truyền thống mà có sự phối<br />
hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau, hình thành các khoa học liên ngành (Interdisciplinary<br />
Science) hay còn gọi là các khoa học tích hợp (integration Science). Như vậy khoa học liên ngành<br />
hay khoa học tích hợp là những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có sự tham gia của nhiều chuyên<br />
ngành khác nhau. Khái niệm khoa học liên ngành và khoa học tích hợp về bản chất là những khái<br />
niệm đồng nghĩa.<br />
Trong các khoa học liên ngành hay khoa học tích hợp có sự tham gia của nhiều khoa học<br />
chuyên ngành, nhưng có những nguyên tắc làm việc khác nhau, thể hiện các mức độ liên kết khác<br />
nhau [3]. Sau đây là các nguyên tắc hay các phương thức làm việc trong khoa học theo mức độ<br />
liên kết tăng dần của các môn khoa học chuyên ngành [5]:<br />
• Nội ngành (Intradisciplinary): Quá trình làm việc diễn ra trong nội bộ chuyên ngành, xử<br />
lí các đối tượng nghiên cứu chuyên ngành, không có mối liên hệ với các chuyên ngành khác.<br />
• Đa ngành (Multidisciplinary): Nhiều chuyên ngành đồng thời xử lí một câu hỏi khoa học<br />
hay một đối tượng nghiên cứu một cách độc lập, giữa các chuyên ngành không có sự trao đổi đáng<br />
kể về phương pháp, thuật ngữ hay khái niệm.<br />
• Chéo ngành (Crossdisciplinary): Trong quá trình làm việc của một chuyên ngành có sự<br />
chú ý đến phương pháp của các chuyên ngành liên quan.<br />
• Liên ngành (Interdisciplinary): Sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận, phương thức tư<br />
duy hay phương pháp làm việc của nhiều chuyên ngành khác nhau để xử lí đối tượng nghiên cứu.<br />
Sự khác nhau cơ bản đối với nguyên tắc đa ngành là ở đây có sự trao đổi về phương pháp làm việc<br />
giữa các chuyên ngành khác nhau.<br />
• Xuyên ngành (Transdisciplinary): Nghiên cứu xuyên ngành không xuất phát từ các khoa<br />
học chuyên ngành riêng biệt, mà tạo ra các phương pháp tiếp cận vượt ra ngoài giới hạn của các<br />
chuyên ngành riêng biệt.<br />
Các nguyên tắc làm việc trong khoa học tích hợp đã được sử dụng cho việc phát triển<br />
chương trình và tổ chức thực hiện dạy học tích hợp, liên môn [7, 9]. Tuy nhiên dạy học tích hợp,<br />
liên môn trước hết là một quá trình dạy học, không phải bản thân quá trình liên kết làm việc của<br />
các chuyên gia trong các ngành khoa học khác nhau trong khoa học tích hợp. Vì vậy cần xây dựng<br />
các cơ sở cho việc phát triển chương trình và tổ chức dạy học tích hợp dưới góc độ của lí luận dạy<br />
học, trong đó có việc xác định khái niệm và các hình thức dạy học tích hợp.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Khái niệm dạy học tích hợp, liên môn<br />
<br />
Thuật ngữ tích hợp có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integrave” (tái tạo, bổ sung). Theo từ<br />
điển bách khoa toàn thư Bertelsmann: tích hợp (Integration) là “sự tạo ra hay tái tạo cái toàn vẹn,<br />
sự hợp nhất, sự sắp xếp một bộ phận vào cái toàn vẹn [4; 295].<br />
Xuất phát từ các thuật ngữ khoa học tích hợp hay khoa học liên ngành, trong lĩnh vực dạy<br />
học và phát triển chương trình dạy học người ta cũng sử dụng các thuật ngữ dạy học tích hợp<br />
(integrated teaching and learning), hay dạy học liên môn (Interdisciplinary teaching and learning).<br />
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm dạy học tích hợp và dạy học liên môn. Theo<br />
nghĩa rộng nhất của cả hai khái niệm này thì chúng là những khái niệm đồng nghĩa. Tuy nhiên do<br />
21<br />
<br />
Nguyễn Văn Cường<br />
<br />
cách tiếp cận khác nhau, ngày nay có rất nhiều thuật ngữ về dạy học tích hợp, liên môn được sử<br />
dụng và không có sự thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Khi coi dạy học tích hợp là khái niệm<br />
chung thì dạy học liên môn được coi là một hình thức của dạy học tích hợp và ngược lại, khi coi<br />
dạy học liên môn là khái niệm chung thì dạy học tích hợp được hiểu là một hình thức của dạy học<br />
liên môn. Dạy học tích hợp hay dạy học liên môn được xem như một nguyên tắc, quan điểm hay<br />
hình thức tổ chức dạy học. Do không có sự phân biệt rõ ràng nên trong thực tiễn cũng thường sử<br />
dụng khái niệm kép: “dạy học tích hợp, liên môn”, “dạy học tích hợp và liên môn” hay “dạy học<br />
tích hợp liên môn” [9].<br />
Theo Peterßen: “Dạy học liên môn là một nguyên tắc tổ chức dạy học, theo đó việc dạy học<br />
được thay đổi giữa dạy học theo các môn học và dạy học hoàn toàn không theo môn học. Dạy học<br />
liên môn phá bỏ dạy học chuyên môn ở một số thời điểm nhất định nhằm gìn giữ những ưu điểm<br />
và khắc phục những nhược điểm của môn học chuyên môn. Đó là dạy học tích hợp theo các chủ<br />
đề, có sự tham gia bình đẳng của nhiều môn học” [6; 79].<br />
Trong khuôn khổ bài báo này, dạy học tích hợp được sử dụng làm khái niệm chung và được<br />
hiểu như một quan điểm dạy học. Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học, trong đó nội dung<br />
dạy học có sự liên kết giữa các lĩnh vực khoa học hoặc các môn học khác nhau, gắn với những<br />
chủ đề thực tiễn, mang tính phức hợp. Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng các<br />
kiến thức từ những lĩnh vực khoa học, môn học khác nhau trong mối liên kết để giải quyết các tình<br />
huống phức hợp của thực tiễn. Nội dung dạy học tích hợp đòi hỏi các phương pháp dạy học phức<br />
hợp<br />
Đặc điểm cơ bản của dạy học tích hợp là:<br />
• Nội dung dạy học vượt ra ngoài khuôn khổ một môn học chuyên môn, mang tính phức<br />
hợp, có sự liên kết giữa các kiến thức từ các lĩnh vực khoa học, môn học khác nhau.<br />
• Gắn với các tình huống thực tiễn<br />
• Đối tượng nghiên cứu được xem xét với những phương diện, cách tiếp cận khác nhau<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Các mô hình và hình thức dạy học tích hợp<br />
<br />
Trong các tài liệu lí luận dạy học hiện nay, có rất nhiều mô hình hay hình thức dạy học tích<br />
hợp được đưa ra, tuy nhiên không có những cách phân loại thống nhất. Sau đây trình bày sự phân<br />
loại dạy học tích hợp dựa trên các mô hình tích hợp nội dung, các hình thức tổ chức dạy học và<br />
hình thức hợp tác của giáo viên trong dạy học tích hợp.<br />
<br />
2.3.1. Các mô hình tích hợp nội dung dạy học<br />
Dựa trên các nguyên tắc làm việc của khoa học liên ngành, có thể xây dựng các mô hình<br />
tích hợp nội dung trong dạy học tích hợp:<br />
• Tích hợp nội môn: Tích hợp các nội dung thuộc các phần khác nhau của một môn học<br />
trong một chủ đề, bao gồm cả kết hợp lí thuyết và thực hành.<br />
• Liên hệ mở rộng môn học: Kiến thức của môn học chuyên môn là trung tâm của chủ đề.<br />
Từ đó có sự liên hệ với các môn học khác cũng như với thực tiễn nhằm mở rộng kiến thức môn học<br />
chuyên môn.<br />
• Tích hợp đa môn: Một chủ đề chung có thể được khảo sát ở nhiều môn học khác nhau.<br />
Mỗi môn học độc lập khảo sát theo các tiếp cận chuyên môn riêng.<br />
• Tích hợp liên môn: Một chủ đề liên môn là chủ đề mà với kiến thức và phương pháp của<br />
một môn học thì không thể hoặc chỉ khảo sát được một phương diện. Ở đây đòi hỏi sự phối hợp<br />
22<br />
<br />
Dạy học tích hợp, liên môn và phát triển chương trình dạy học<br />
<br />
nội dung và phương pháp tiếp cận của các môn học khác nhau.<br />
• Tích hợp xuyên môn: Một chủ đề xuyên môn đòi hỏi phương pháp tiếp cận vượt ra ngoài<br />
giới hạn của các chuyên ngành riêng biệt.<br />
<br />
2.3.2. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp<br />
Với các mô hình tích hợp nội dung khác nhau có thể có các hình thức tổ chức dạy học tích<br />
hợp khác nhau. Có thể phân loại các hình thức dạy học tích hợp như sau:<br />
• Dạy học tích hợp trong nội bộ môn học: chủ đề tích hợp nội môn, liên hệ mở rộng, lồng<br />
ghép các chủ đề chung, không có thỏa thuận giữa các môn học.<br />
• Dạy học chủ đề liên môn có sự thỏa thuận giữa các môn học:<br />
- Thỏa thuận về trình tự thời gian để nghiên cứu chủ đề<br />
- Thỏa thuận về nội dung<br />
- Dạy song song hay gần nhau về thời gian.<br />
• Dạy học chủ đề liên môn theo hình thức gộp giờ các môn, cùng thực hiện chủ đề.<br />
• Dạy học không theo môn học, ví dụ các dự án ngoài môn học.<br />
• Dạy học các môn học tích hợp.<br />
<br />
2.3.3. Các hình thức hợp tác của giáo viên<br />
Dạy học tích hợp đòi hỏi sự cộng tác làm việc của giáo viên các môn học khác nhau. Tương<br />
ứng với các hình thức tổ chức dạy học tích hợp khác nhau có thế có các hình thức hợp tác của giáo<br />
viên như sau:<br />
• Giáo viên các môn học tự thực hiện các chủ đề tích hợp trong nội bộ môn học, không có<br />
sự phối hợp với giáo viên môn học khác<br />
• Giáo viên các môn học khác nhau thỏa thuận về nội dung, phương pháp, thời gian thực<br />
hiện chủ đề liên môn, việc thực hiện được tiến hành trong từng chuyên môn.<br />
• Giáo viên các môn học cùng chuẩn bị chủ đề, dự án liên môn và cùng triển khai thực hiện.<br />
Việc phân loại các mô hình hay hình thức dạy học tích hợp trên đây chỉ mang tính tương<br />
đối. Các mô hình, hình thức dạy học tích hợp có mối quan hệ và không phải luôn luôn có thể phân<br />
biệt với nhau một cách rõ ràng. Trong việc vận dụng cần linh hoạt tùy theo mục tiêu, nội dung chủ<br />
đề và điều kiện dạy học cụ thể.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Phát triển chương trình dạy học tích hợp<br />
<br />
Dạy học tích hợp cần có chương trình dạy học phù hợp. Chương trình dạy học tích hợp<br />
(integrated curiculum) là chương trình dạy học hỗ trợ việc thực hiện các quá trình dạy học tích hợp<br />
nhằm mục tiêu phát triển năng lực. Sau đây là một số hình thức trong việc phát triển các chương<br />
trình dạy học nhằm thực hiện dạy học tích hợp, liên môn.<br />
<br />
2.4.1. Các chủ đề chung<br />
Các chủ đề chung có nhiệm vụ hình thành các năng lực chung cần cho mọi lĩnh vực cũng<br />
như năng lực giải quyết các vấn đề then chốt chung của cuộc sống hiện đại. Các chủ đề này được<br />
xây dựng độc lập với các môn học nhưng không được giảng dạy như một môn học độc lập. Các<br />
vấn đề chung không thể giải quyết trong một môn học mà cần được giải quyết với sự tham gia<br />
của nhiều môn học khác nhau. Vì vậy các chủ đề chung được giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong<br />
23<br />
<br />
Nguyễn Văn Cường<br />
<br />
nhiều môn học khác nhau theo các cách tiếp cận riêng theo mô hình tích hợp đa môn, liên môn<br />
hay các dự án.<br />
Ví dụ chương trình dạy học khung mới từ lớp 1 đến lớp 10 của hai bang Berlin và<br />
Brandenburg của Đức đưa ra 13 chủ đề chung sau đây: Định hướng nghề nghiệp và định hướng<br />
đại học; Giáo dục chấp nhận sự đa dạng; Giáo dục dân chủ; Giáo dục về châu Âu trong trường<br />
học; Hỗ trợ sức khỏe; Phòng chống bạo lực; Bình đẳng giới; Giáo dục đa văn hóa; Giáo dục văn<br />
hóa; Giáo dục giao thông; Phát triển bền vững/ học tập trong mối quan hệ toàn cầu; Giáo dục tình<br />
dục/giáo dục về tự quyết tình dục; Giáo dục tiêu dung [8].<br />
<br />
2.4.2. Môn học chuyên môn<br />
Các môn học chuyên môn có nhiệm vụ cơ bản là hình thành các năng lực đặc thù chuyên<br />
môn. Việc xây dựng chương trình các môn học cần dựa trên mô hình năng lực của môn học và các<br />
mạch kiến thức chuyên môn chủ đạo (Basic concept). Từ đó xác định các khối chủ đề và các chủ<br />
đề của môn học. Chương trình môn học chuyên môn không phải chương trình môn học tích hợp.<br />
Tuy nhiên trong các môn học chuyên môn có thể thực hiện dạy học tích hợp thông qua các chủ đề<br />
tích hợp nội môn, đa môn hay liên môn. Các môn học chuyên môn bên cạnh nhiệm vụ hình thành<br />
năng lực chuyên môn cần góp phần hình thành các năng lực chung và thực hiện các chủ đề chung<br />
phù hợp với chuyên môn. Tuy nhiên các môn học chuyên môn có hạn chế trong việc thực hiện dạy<br />
học tích hợp, liên môn và phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.<br />
<br />
2.4.3. Môn học tích hợp<br />
Môn học tích hợp là môn học trong đó nội dung dạy học có sự liên kết kiến thức của hai<br />
hay nhiều môn khoa học khác nhau, được sắp xếp theo các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn. Các<br />
môn học tích hợp có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực, khả năng vận dụng kiến thức liên<br />
môn nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn phức hợp. Việc xây dựng chương trình các môn học<br />
tích hợp cũng cần dựa trên mô hình năng lực của môn học, từ đó xác định các khối chủ đề và các<br />
chủ đề tích hợp. Việc thực hiện các chủ đề của môn học tích hợp cần theo tiếp cận liên môn để giải<br />
quyết một vấn đề phức hợp, không phải là phải là phép cộng thuần túy các kiến thức của các môn<br />
học liên quan.<br />
Ví dụ trong chương trình khung mới của Berlin và Brandenburg có hai môn học tích hợp<br />
mới là môn “Các khoa học tự nhiên” và môn “Các khoa học xã hội” dành cho khối lớp 5 và 6.<br />
Mô hình năng lực các khoa học tự nhiên bao gồm: làm việc với tri thức chuyên môn; khám phá<br />
tri thức; giao tiếp; đánh giá. Các chủ đề nội dung bao gồm: Từ các giác quan đến đo lường; Vật<br />
liệu hàng ngày; Mặt trời và nguồn năng lượng; Thế giới vĩ mô và vi mô; Thực vật, động vật, Môi<br />
trường sống; Cơ thể và sức khỏe; Giới tính; Kĩ thuật [8].<br />
Các môn học tích hợp là sự bổ sung cho các môn học chuyên môn, mức độ tích hơp cao.<br />
Tuy nhiên có những khó khăn và giới hạn trong việc phát triển chương trình và thực hiện các môn<br />
học tích hợp như không có một khoa học tham chiếu tương ứng, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giáo<br />
viên, cũng như có sự hạn chế trong việc tiếp thu tri thức chuyên môn một cách hệ thống.<br />
<br />
2.4.4. Chương trình phối hợp các môn học<br />
Chương trình phối hợp (kết hợp) các môn học là mô hình trung gian giữa môn học độc lập<br />
và môn học tích hợp. Các môn học phối hợp trước hết vẫn là các môn học riêng biệt, với hệ thống<br />
tri thức theo chuyên ngành. Tuy nhiên bên cạnh hệ thống các chủ đề theo chuyên ngành, trong<br />
chương trình các môn học này có một số chủ đề chung cho các môn đó. Các chủ đề này được thực<br />
hiện riêng trong từng môn theo tiếp cận chuyên môn nhưng có sự thỏa thuận giữa các môn về nội<br />
24<br />
<br />