T. T. K. Thu, L. P. Lượng, P. T. Phú / Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và phát triển chương trình…<br />
<br />
THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ PHÁT TRIỂN<br />
CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC LIÊN MÔN<br />
CHO SINH VIÊN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
Trần Thị Kiểm Thu (1), Lê Phƣớc Lƣợng (2), Phạm Thị Phú (3)<br />
1<br />
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ<br />
2<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
Viện Sư phạm tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 17/10/2017, ngày nhận đăng 10/01/2018<br />
Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên<br />
Vật lý trung học phổ thông cũng như thông tin về việc vận dụng quan điểm dạy học<br />
tích hợp liên môn khoa học tự nhiên vào nhà trường phổ thông hiện nay. Đáng chú ý<br />
là, hầu hết, giáo viên đều đánh giá cao năng lực dạy học tích hợp liên môn khoa học tự<br />
nhiên và đề xuất với trường đại học có đào tạo sinh viên sư phạm Vật lý nên phát triển<br />
chương trình đào tạo ở bậc đại học theo hướng tăng cường bồi dưỡng kiến thức liên<br />
môn cho sinh viên sư phạm Vật lý.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trường đại học có đào tạo sinh viên<br />
(SV) sư phạm cần gắn mục tiêu đào tạo<br />
với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung<br />
học phổ thông (THPT). Trong bối cảnh<br />
giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến và<br />
thay đổi cơ bản và toàn diện như hiện nay<br />
thì kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy<br />
học tiếp cận năng lực cần được trang bị<br />
cho SV sư phạm nói chung, SV sư phạm<br />
Vật lý nói riêng. “Xây dựng chương trình<br />
mới, giáo trình mới, đổi mới phương pháp<br />
dạy học và kiểm tra đánh giá đào tạo các<br />
trường sư phạm phải đáp ứng yêu cầu<br />
phát triển năng lực cho sinh viên theo<br />
chuẩn đầu ra” [1; tr. 17]. Vì thế, việc điều<br />
chỉnh và phát triển chương trình đào tạo<br />
bậc đại học (ĐH) để ngày càng phù hợp<br />
với mục tiêu, yêu cầu mới là rất cần thiết.<br />
Bài viết phản ảnh kết quả nghiên cứu<br />
thực trạng dạy học tích hợp (DHTH) liên<br />
môn khoa học tự nhiên (KHTN) ở trường<br />
THPT hiện nay và qua đó thăm dò ý kiến<br />
đóng góp của thầy, cô là cựu SV của<br />
Trường ĐH Cần Thơ về phát triển chương<br />
trình các học phần Vật lý đại cương nhằm<br />
Email: ttkthu@ctu.edu.vn (T. T. K. Thu)<br />
<br />
54<br />
<br />
bồi dưỡng cho SV sư phạm Vật lý năng<br />
lực DHTH liên môn khoa học tự nhiên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.1. Chọn mẫu điều tra<br />
Hầu hết SV sư phạm Vật lý sau khi<br />
tốt nghiệp tại Trường ĐH Cần Thơ đều<br />
công tác ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu<br />
Long. Cho đến nay chưa có một khảo sát<br />
nào dành cho họ để ghi nhận phản hồi<br />
hiệu quả đào tạo của trường. Do đó,<br />
chúng tôi chọn mẫu điều tra là GV đang<br />
giảng dạy môn Vật lý ở các trường THPT<br />
khu vực các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng,<br />
Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên<br />
Giang…<br />
2.2. Phương pháp điều tra<br />
- Dùng phiếu hỏi, mỗi trường THPT có<br />
trung bình khoảng 6-7 GV dạy môn Vật<br />
lý, do đó, chúng tôi dùng phiếu hỏi gửi<br />
đến các GV thông qua gửi trực tiếp, bưu<br />
điện và email. Đã có 256 GV đồng ý tham<br />
gia khảo sát từ tháng 4 năm 2017 đến<br />
tháng 9 năm 2017. Để thuận tiện cho việc<br />
thống kê kết quả, chúng tôi chia ra thành<br />
2 nhóm câu hỏi.<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 54-61<br />
<br />
Nhóm câu hỏi thứ nhất: Bộ gồm 5 câu<br />
hỏi khảo sát về thực trạng DHTH liên<br />
môn KHTN đối với GV Vật lý, mục đích<br />
để điều tra về nhận thức của GV, các hình<br />
thức mà họ đã được bồi dưỡng, tình hình<br />
triển khai dạy học (DH) của GV và các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DHTH<br />
liên môn khoa học tự nhiên.<br />
Nhóm câu hỏi thứ hai: Bộ gồm 3 câu<br />
hỏi để khảo sát ý kiến đóng góp của GV<br />
về phát triển chương trình Vật lý đại<br />
cương nhằm bồi dưỡng cho SV sư phạm<br />
Vật lý ở trường ĐH Cần Thơ. Với kinh<br />
nghiệm đã và đang giảng dạy ở trường<br />
phổ thông, ý kiến của GV là kênh thông<br />
tin hữu ích để trường có cơ sở điều chỉnh<br />
và phát triển chương trình đào tạo sát với<br />
thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu kiến thức,<br />
chuyên môn, nghiệp vụ của GV Vật lý.<br />
- Phỏng vấn và quan sát: Chúng tôi đã<br />
tiến hành phỏng vấn một số người tham<br />
gia, quan sát thái độ của GV khi trả lời<br />
phiếu hỏi. Từ đó rút ra một số nhận xét bổ<br />
sung cho kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
ra kết luận khách quan, khoa học.<br />
<br />
2.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
- Tính tỉ lệ phần trăm, dùng đồ thị<br />
biểu diễn các thông số thống kê; từ đó rút<br />
ra nhận xét và tổng hợp để đưa ra nhận<br />
định khái quát.<br />
- Cho điểm từng yếu tố và tính điểm<br />
trung bình, xếp hạng các yếu tố, từ đó rút<br />
<br />
3.2. Nhận thức của giáo viên Vật lý<br />
THPT về ý nghĩa của dạy học tích hợp<br />
liên môn<br />
Đối với câu hỏi khảo sát: “Theo<br />
thầy, cô quan điểm DHTH liên môn các<br />
môn KHTN có ý nghĩa như thế nào?”, kết<br />
quả khảo sát được trình bày ở bảng 1.<br />
<br />
.<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
* Kết quả tổng hợp nhóm câu hỏi<br />
thứ nhất: Thực trạng dạy học tích hợp<br />
liên môn KHTN trong môn Vật lý.<br />
3.1. Tầm quan trọng của năng lực<br />
dạy học tích hợp đối với giáo viên Vật lý<br />
THPT<br />
Với câu hỏi khảo sát: “Theo thầy, cô<br />
dạy học tích hợp có phải là năng lực sư<br />
phạm cần thiết đối với giáo viên dạy Vật<br />
lý THPT không?”. Dựa theo kết quả<br />
thống kê được, đã có tổng số 207/256 số<br />
GV trả lời dạy học tích hợp (DHTH) là<br />
một năng lực sư phạm rất cần thiết, đạt tỉ<br />
lệ 81%. Điều này cho thấy phần lớn GV<br />
coi trọng khả năng DHTH, một trong số<br />
đó có ý kiến cho rằng: “Ở đại học mà<br />
không áp dụng để cho SV rèn luyện thì<br />
sau này ra trường không áp dụng được”<br />
(Hoàng Văn Linh, Trường THPT Nguyễn<br />
Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang).<br />
<br />
Bảng 1: Ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn<br />
Số GV tham gia trả lời: 256.<br />
TT<br />
<br />
Nội dung khảo sát<br />
<br />
1 Là phương pháp dạy học cốt lõi giúp tạo ra năng lực cho HS<br />
2 Nâng cao năng lực GV, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV THPT<br />
trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại<br />
3 Tăng hứng thú học tập cho HS thông qua các bài giảng tích hợp,<br />
nâng cao chất lượng dạy học<br />
4 Là công cụ đánh giá năng lực học tập của HS thông qua bài tập giải<br />
quyết tình huống liên quan thực tiễn, vận dụng vào các tình huống<br />
có ý nghĩa hay không<br />
5 Là một tiêu chí lựa chọn và bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu tham<br />
gia các kì thi olympic quốc gia và quốc tế thông qua các bài tập thực<br />
tiễn như thí nghiệm, bài tập định tính và định lượng<br />
<br />
Ý kiến trả lời của GV<br />
Đồng ý<br />
TL (%)<br />
138<br />
54<br />
228<br />
<br />
89<br />
<br />
202<br />
<br />
79<br />
<br />
189<br />
<br />
74<br />
<br />
179<br />
<br />
70<br />
<br />
55<br />
<br />
T. T. K. Thu, L. P. Lượng, P. T. Phú / Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và phát triển chương trình…<br />
<br />
TT<br />
<br />
Ý kiến trả lời của GV<br />
Đồng ý<br />
TL (%)<br />
<br />
Nội dung khảo sát<br />
<br />
6 Là phương tiện để tạo tình huống có vấn đề trên lớp bằng các câu<br />
hỏi tích hợp. Tăng cường hoạt động tích cực của HS<br />
7 GV giúp cho HS cảm thấy việc học có ý nghĩa hơn<br />
8 Kiến thức liên môn KHTN tốt sẽ giúp cho GV có nền tảng, cơ sở để<br />
nghiên cứu tốt hơn các ngành khoa học khác<br />
<br />
Kết quả cho thấy phần lớn GV đều<br />
đánh giá cao vai trò của DHTH liên môn<br />
(tất cả lựa chọn đều đạt tỉ lệ trên 50%).<br />
Theo các GV, các tác dụng nổi bật (tỉ lệ<br />
chọn 92%) của DHTH liên môn là: i) Là<br />
phương tiện để tạo tình huống có vấn đề<br />
trên lớp bằng các câu hỏi tích hợp, tăng<br />
cường hoạt động tích cực của HS; ii) Kiến<br />
thức liên môn KHTN tốt sẽ giúp cho GV<br />
có nền tảng, cơ sở để nghiên cứu tốt hơn<br />
các ngành khoa học khác. Đây cũng như<br />
sự khẳng định lại ý nghĩa của quan điểm<br />
<br />
236<br />
<br />
92<br />
<br />
212<br />
<br />
83<br />
<br />
236<br />
<br />
92<br />
<br />
DH này, là thông tin quan trọng để các<br />
trường đại học có đào tạo SV sư phạm<br />
cần đưa ra các giải pháp để bồi dưỡng<br />
năng lực DHTH liên môn cho SV.<br />
3.3. Tình hình GV THPT môn Vật lý<br />
được bồi dưỡng về DHTH liên môn.<br />
Đối với câu hỏi khảo sát: “Theo thầy,<br />
cô hoạt động bồi dưỡng về DHTH liên<br />
môn ở trường THPT hiện nay diễn ra<br />
như thế nào?”, kết quả khảo sát được<br />
trình bày ở biểu đồ 1.<br />
<br />
.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về DHTH liên môn<br />
Số GV tham gia trả lời: 256.<br />
<br />
56<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 54-61<br />
<br />
Từ biểu đồ 1, chúng tôi nhận thấy các<br />
hình thức mà GV tham gia để nâng cao<br />
kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về<br />
DHTH liên môn khá đa dạng, song có sự<br />
khác biệt rõ rệt. Các GV thường xuyên<br />
chọn hình thức thảo luận tổ, nhóm để biên<br />
soạn giáo án DHTH liên môn (43%), tiếp<br />
theo là thao giảng hoặc dự giờ lẫn nhau<br />
(41%). Đa phần GV ít quan tâm đến báo<br />
cáo seminar và ít tham gia vào các hội<br />
thảo, nghĩa là còn hạn chế về nghiên cứu<br />
khoa học. Nguyên nhân này là do trường<br />
<br />
THPT chủ yếu tập trung vào hoạt động<br />
giảng dạy, trong khi nghiên cứu khoa học<br />
là đặc thù của các bậc học cao hơn.<br />
3.4. Tình hình triển khai DHTH của<br />
giáo viên Vật lý hiện nay<br />
Dựa vào cách phân loại mức độ<br />
DHTH [2; tr. 18], chúng tôi đưa ra câu<br />
hỏi khảo sát: “Theo thầy, cô tình hình<br />
triển khai DHTH của GV Vật lý hiện nay<br />
như thế nào?”. Kết quả được trình bày ở<br />
bảng 2 và biểu đồ 2.<br />
<br />
.<br />
<br />
Bảng 2: Tình hình triển khai DHTH của GV Vật lý THPT<br />
Số GV tham gia trả lời: 256.<br />
TT<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
Nội dung điều tra<br />
Dạy học tích hợp thông qua tiết bài học<br />
Dạy học tích hợp thông qua tiết bài tập<br />
Dạy học lồng ghép/liên hệ (mức thấp)<br />
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn (mức vừa) tức<br />
là các môn học được dạy học riêng rẽ, cuối năm sẽ<br />
có ứng dụng vào thực tiễn nhằm giúp học sinh xác<br />
lập các mối liên hệ đã được lĩnh hội<br />
Dạy học hòa trộn (mức cao) là tiến trình dạy “không<br />
môn học” nghĩa là kiến thức trong bài học không<br />
thuộc riêng một môn học nào mà thuộc về nhiều<br />
môn học khác nhau<br />
<br />
Ý kiến trả lời của giáo viên (%)<br />
Thƣờng<br />
Thỉnh<br />
Không<br />
xuyên<br />
thoảng<br />
bao giờ<br />
39<br />
61<br />
0<br />
22<br />
69<br />
8<br />
42<br />
56<br />
1<br />
25<br />
<br />
59<br />
<br />
16<br />
<br />
8<br />
<br />
46<br />
<br />
46<br />
<br />
Biểu đồ 2: Các hình thức ở triển khai DHTH của GV Vật lý THPT<br />
<br />
57<br />
<br />
T. T. K. Thu, L. P. Lượng, P. T. Phú / Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và phát triển chương trình…<br />
<br />
Từ kết quả nói trên, chúng tôi rút ra<br />
hai nhận xét: i) Về hình thức DHTH liên<br />
môn: GV thường xuyên dạy tích hợp liên<br />
môn thông qua tiết bài học trong khi tiết<br />
bài tập được vận dụng ít thường xuyên; ii)<br />
Về mức độ DHTH liên môn: GV thường<br />
xuyên áp dụng mức độ thấp nhất (lồng<br />
ghép, liên hệ) với chiếm 42%; dạy học ở<br />
mức cao và mức vừa chưa được vận dụng<br />
thường xuyên, có tỉ lệ thấp hơn nhiều (8%<br />
mức cao, 25% mức vừa); trong khi đó<br />
<br />
muốn phát triển kĩ năng sống và rèn luyện<br />
tư duy bậc cao (phân tích, so sánh, tổng<br />
hợp) cho người học thì mức độ hòa trộn<br />
và liên môn có ưu điểm hơn mức độ còn<br />
lại.<br />
3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng dạy học tích hợp của GV.<br />
Đối với câu hỏi khảo sát: “Theo thầy,<br />
cô những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất<br />
lượng DHTH của GV Vật lý THPT”, kết<br />
quả được trình bày ở bảng 3.<br />
<br />
.<br />
<br />
Bảng 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DHTH của GV Vật lý THPT<br />
Số GV tham gia trả lời: 256.<br />
TT<br />
<br />
Nội dung điều tra<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Không có nhiều kiến thức liên môn, liên ngành<br />
HS không hứng thú vào các bài giảng liên môn<br />
Phân phối chương trình không đủ thời gian<br />
Không có kinh nghiệm<br />
Chưa được bồi dưỡng về phương pháp này ở bậc đại học<br />
Chưa tiếp cận được nguồn tài liệu hướng dẫn dạy tích hợp<br />
Trường THPT nơi Thầy, Cô đang công tác ít quan tâm đến<br />
vấn đề này<br />
<br />
7<br />
<br />
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất<br />
lượng DHTH vừa nêu, có đến 89% GV<br />
cho rằng việc họ chưa được bồi dưỡng về<br />
PPDH này ở bậc đại học là nguyên nhân<br />
chính ảnh hưởng đến chất lượng DHTH<br />
liên môn khi ra trường. Các yếu tố tiếp<br />
theo là không có nhiều kiến thức liên<br />
môn, liên ngành (88%) và phân phối<br />
chương trình không đủ thời gian (88%).<br />
Ngoài yếu tố khách quan do phân phối<br />
chương trình thì 2 yếu tố còn lại là chủ<br />
quan từ phía GV. Các lựa chọn phủ định<br />
ở mức cao bao gồm: Trường THPT nơi<br />
Thầy, Cô đang công tác ít quan tâm đến<br />
vấn đề này (chỉ có 35% chọn đúng), HS<br />
không hứng thú vào các bài giảng liên<br />
môn (chỉ có 41% chọn đúng). Điều này có<br />
nghĩa là các trường THPT có chú trọng<br />
.<br />
<br />
58<br />
<br />
Ý kiến trả lời của<br />
GV<br />
Đúng<br />
TL (%)<br />
225<br />
88<br />
105<br />
41<br />
225<br />
88<br />
200<br />
78<br />
228<br />
89<br />
202<br />
79<br />
90<br />
<br />
35<br />
<br />
đến DHTH liên môn và HS thích được<br />
học theo hình thức này.<br />
* Kết quả tổng hợp nhóm câu hỏi<br />
thứ hai: Góp ý của GV về phát triển<br />
chương trình Vật lý đại cương nhằm bồi<br />
dưỡng năng lực DHTH cho SV sư phạm<br />
Vật lý ở trường ĐH Cần Thơ.<br />
3.6. Khó khăn, hạn chế lớn nhất SV<br />
có thể gặp phải khi áp dụng DHTH liên<br />
môn sau khi tốt nghiệp.<br />
Với câu hỏi khảo sát “Theo thầy, cô<br />
trong số các khó khăn, hạn chế bên dưới,<br />
khó khăn nào là lớn nhất mà sinh viên tốt<br />
nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng dạy<br />
học tích hợp liên môn? Thầy, cô vui lòng<br />
khoanh tròn vào ô được lựa chọn, I = rất<br />
nhiều, II = nhiều, III = không nhiều)”, kết<br />
quả được trình bày ở bảng 4.<br />
<br />