intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy kể chuyện theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết thể hiện một cách nhìn về giờ dạy Kể chuyện ở trường tiểu học trong thực tế hiện nay. Để giờ dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, phát huy tốt năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhà trường cần nhận thức lại vị trí môn học, xem xét lại hệ thống văn bản truyện kể và hệ thống tranh ảnh minh họa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy kể chuyện theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

  1. Khoa Giáo dục Tiểu học, DẠY KỂ Trƣờng Đại học Quy Nhơn CHUYỆN THEO HƢỚNG PHÁT Điện thoại: 0906 503 945 TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC Email: SINH TIỂU ngochoa2008dhqn@yahoo.com HỌC TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA TÓM TẮT Bài viết thể hiện một cách nhìn về giờ dạy Kể chuyện ở trƣờng tiểu học trong thực tế hiện nay. Để giờ dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, phát huy tốt năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhà trƣờng cần nhận thức lại vị trí môn học, xem xét lại hệ thống văn bản truyện kể và hệ thống tranh ảnh minh họa. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực sƣ phạm, chuyên môn của giáo viên trong việc truyền thụ và hƣớng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng kể chuyện là nhiệm vụ hàng đầu… Từ khóa: kể chuyện, học sinh tiểu học, kỹ năng kể chuyện ABSTRACT Storytelling Teaching Based on Developing Capacity for Primary School Students This article shows a view of teaching storytelling at the primary schools nowadays. In order to achieve high efficiency in storytelling teaching and improve Vietnamese skills for primary school students, changing attitudes towards the subject and reviewing texts, visual illustrations are necessary. Especially professional development for teachers in helping students practice storytelling skill is top priority. Key words: storytelling, primary school students, storytelling skill 1. Về lý thuyết, Kể chuyện là một phân môn hấp dẫn trong chƣơng trình Tiếng Việt ở tiểu học. Thông qua các giờ học kể chuyện, các em có cơ hội mở rộng vốn văn học, phát huy trí tƣởng tƣợng cũng nhƣ những ƣớc mơ, hoài bão về cuộc sống… Hơn thế, Kể chuyện 776
  2. còn giúp các em trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghe, nói, nhất là hình thành kiểu lời nói nghệ thuật. Nói ngắn gọn, phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ “bồi dƣỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tƣ duy cho trẻ…” [1, tr.16]. Quan trọng là vậy, song thực tế giờ dạy học Kể chuyện ở trƣờng tiểu học hiện nay chƣa đem lại nhiều kết quả nhƣ mong muốn. Theo đánh giá chung, giời dạy học Kể chuyện thiếu hấp dẫn, không gây đƣợc hứng thú và phát triển kĩ năng tiếng Việt cho học sinh. Nhƣ đã biết, Kể chuyện không thuộc số những môn học có đánh giá, tính điểm. Vì thế, giáo viên ít đầu tƣ, dành thời gian để chuẩn bị cho các môn học khác nhƣ Toán, Chính tả, Luyện từ và câu… Bản thân các bậc phụ huynh cũng thƣờng chỉ quan tâm đến các môn học khác, xem nhẹ việc “học ăn, học nói” của con em mình. Không ít phụ huynh quan niệm chỉ cần con mình học giỏi toán và gửi con đi học thêm ở nhà giáo viên, thuê gia sƣ về nhà dạy, hết học trong sách toán nâng cao, lại giải đề thi toán trên mạng; hết thi học sinh giỏi toán ở lớp, ở trƣờng, ở phòng Giáo dục, lại thi Olympic Toán học… Quỹ thời gian có hạn, thầy trò cùng nhau tập trung đầu tƣ vào những môn học thi có đánh giá, xếp loại học tập để đạt thành tích nhƣ mong muốn. Thành thử, thầy trò đâu còn thời gian để cùng suy ngẫm, cảm thụ những câu chuyện với tất cả niềm đam mê, hứng thú? Diễn biến giờ dạy học Kể chuyện hiện nay thƣờng là: giáo viên đọc, kể qua câu chuyện 1, 2 lần, sau đó cho các em đọc/ kể lại. Thậm chí, không ít trƣờng hợp giáo viên bỏ qua giai đoạn làm mẫu, “nhƣờng” luôn việc đọc/ kể cho học sinh. Việc tổ chức giờ học lỏng lẻo, “tự phát”, ngẫu hứng nhƣ vậy đã làm cho giờ học thiếu sôi nổi, hào hứng. Sức hấp dẫn của giờ dạy học Kể chuyện có liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn bản truyện kể. Theo chúng tôi, hệ thống truyện kể trong chƣơng trình tiểu học 2000 đã đƣợc các nhà làm sách chọn lọc kỹ càng, có giá trị văn học, phù hợp với tầm đón nhận của lứa tuổi. Có điều, các truyện kể trong sách Tiếng Việt và Truyện đọc đều đã đƣợc các em đọc qua ngay từ những ngày đầu năm học. Vì thế, đến giờ học, những truyện kể ấy đã trở thành văn bản “biết rồi”. Mặt khác, những văn bản truyện kể ở lớp 2, lớp 3 vốn sử dụng lại văn bản bài Tập đọc. Việc sử dụng một văn bản cho cả hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện nhƣ vậy, về một mặt nào đó, có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng đọc, nghe và nói của học sinh. Tuy nhiên, điều này lại không phù hợp với công chúng, ở đây là học sinh – những ngƣời vốn ham thích, hào hứng chờ đón những điều mới mẻ, bất ngờ mà câu chuyện mang lại. Không thể phủ nhận năng lực tổ chức giờ học, năng lực kể chuyện của nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế. Ở đây, năng lực sƣ phạm của ngƣời thầy gắn với việc nắm vững lý luận môn học và thực hành tốt các thao tác kỹ năng cụ thể. Trong giờ dạy Kể chuyện, ngƣời giáo viên cùng lúc đảm nhận hai nhiệm vụ: một, truyền cảm thụ nội dung văn bản đến ngƣời nghe; hai, hƣớng dẫn ngƣời nghe phải truyền cảm thụ của mình (đối với văn bản vừa 777
  3. đƣợc nghe) đến ngƣời khác trong một thời gian ngắn. Cả hai nhiệm vụ trên đòi hỏi ngƣời giáo viên phải thực sự giỏi nghề, vừa có phƣơng pháp sƣ phạm khoa học, vừa thể hiện tính nghệ thuật trong giảng dạy văn chƣơng (hiểu thấu đáo văn bản, năng lực cảm thụ, nắm vững thể loại truyện, vận dụng thích hợp lời kể, sử dụng đúng ngôn ngữ kể…). Đặc biệt, với tính chất của giờ dạy học Kể chuyện, ngƣời kể phải tinh tế, biết đồng cảm, suy tƣ về số phận của từng nhân vật trong câu chuyện. Cũng cần thấy rằng, sự tiếp nhận thông tin ở học sinh tiểu học bằng con đƣờng thị giác lớn và bền hơn thính giác. Nghe kể chuyện kết hợp với quan sát hình ảnh chắc chắn sẽ lý thú và ấn tƣợng hơn đối với các em. Phƣơng tiện trực quan sẽ hỗ trợ tốt cho sự tiếp nhận của học sinh. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, giờ Kể chuyện đƣợc thực hiện trong phòng thiết bị hiện đại. Học sinh vừa đƣợc nghe, vừa nhƣ đang có mặt trong không gian, khung cảnh diễn ra câu chuyện và từ khung cảnh ấy chính các em sẽ tái hiện lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. Ở nƣớc ta, môn học Kể chuyện có một hệ thống tranh phụ họa. Cụ thể, mỗi văn bản truyện kể đều có từ 3 đến 6 tranh, mỗi tranh gắn với một lớp nội dung (đoạn). Hệ thống tranh này do trung tâm TBTH thuộc Bộ GD và ĐT phát hành. Tranh ảnh minh họa có tác dụng khơi gợi trí tƣởng tƣợng, gián tiếp mở rộng vốn sống cho học sinh, giúp các em có những biểu tƣợng cụ thể về nhân vật, hành động… Điều quan trọng là tranh ảnh gợi nhớ, làm điểm tựa cho học sinh ghi nhớ diễn biến câu chuyện, phục vụ tốt cho việc tái hiện nội dung để kể lại câu chuyện một cách lƣu loát. Tuy nhiên, hệ thống tranh ảnh không phải lúc nào cũng phong phú, sẵn sàng, không phải giáo viên nào cũng đƣợc trang bị đầy đủ, tự giác sử dụng đúng mục đích, theo yêu cầu… Sự thiếu thốn về phƣơng tiện dạy học hoặc sử dụng chƣa hợp lý… cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng giờ dạy Kể chuyện ở trƣờng tiểu học. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành tổ chức thi kể chuyện hằng năm dành cho học sinh tiểu học. Ngoài việc kiểm tra năng lực của học sinh, kỳ thi còn có mục đích phát hiện sớm những năng khiếu để kịp thời bồi dƣỡng, phát triển nhân tài. Đây là kỳ thi có ý nghĩa giáo dục lớn, song kết quả không nhƣ mong đợi của nhiều ngƣời. Phần lớn tại các kỳ thi, học sinh “diễn truyện” là chính. Dƣờng nhƣ các em không có “đất” để tự thể hiện, không có cơ hội để hóa thân vào câu chuyện khi mà lời kể bị “nhấn” giữa những âm thanh rộn rã, sắc thái biểu cảm các em bị “chìm” vào giữa các cảnh diễn, múa phụ họa của những “diễn viên” khác theo sự dàn dựng công phu của “đạo diễn” là giáo viên! Vai trò môn học bị xem nhẹ, kỹ thuật thể hiện của ngƣời giáo viên không đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên, văn bản câu chuyện chƣa đƣợc làm mới khiến học sinh chƣa đƣợc thụ hƣởng đầy đủ các quyền lợi mà giờ học Kể chuyện đƣa lại. Kĩ năng kể chuyện của các em khó có thể đƣợc hình thành trong một điều kiện học tập nhƣ vậy. Đó là chỗ khiếm khuyết cần đƣợc quan tâm giải quyết… 2. 778
  4. Lối thoát cho tình hình dạy Kể chuyện hiện nay, suy cho cùng là đƣa giờ Kể chuyện về đúng vị trí, nhiệm vụ và ý nghĩa của nó. Đích cuối cùng của dạy Kể chuyện là phát triển năng lực cho học sinh. Bởi hơn bất kỳ một phân môn nào khác, Kể chuyện có khả năng giúp học sinh phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật tốt nhất. Muốn vậy, theo chúng tôi, mấu chốt của vấn đề là phải xác định lại tƣ tƣởng, quan niệm, thái độ và định hƣớng các biện pháp giáo dục thiết yếu của những ngƣời tham gia thực hiện nhiệm vụ môn học. Theo đó, những vấn đề nêu lên dƣới đây cần đƣợc suy nghĩ một cách nghiêm túc. - Về phía giáo viên, trƣớc tiên cần thay đổi nhận thức, hiểu đúng chức năng, vai trò của phân môn Kể chuyện, có thái độ đúng đắn về môn học này. Với đặc thù của tiết học, ngƣời thầy hãy đến bằng tình yêu nghề nghiệp, bằng sự nhập thân khoa học và đầy sáng tạo nghệ thuật. Các nhà giáo dục đã thống nhất: “Phƣơng pháp dạy Kể chuyện ở tiểu học rất cần sự sáng tạo của giáo viên nhƣng đó là những sáng tạo nhằm thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của phân môn Kể chuyện” [2, tr. 218]. Dạy Kể chuyện rất cần sự linh hoạt, phƣơng pháp dạy Kể chuyện không đòi hỏi ngƣời giáo viên phải kể lại câu chuyện đúng nhƣ nguyên văn trong SGK. Nhƣ vậy, yêu cầu khả năng sáng tạo ở ngƣời thầy là vô cùng cần thiết. Khi ngƣời giáo viên đạt đƣợc những sáng tạo tích cực thì hiệu quả sẽ rõ rệt trong việc bồi dƣỡng tâm hồn các em, mở rộng liên tƣởng, tƣởng tƣợng, mang đến cho các em những cảm xúc phong phú, trong sáng, lành mạnh… Trong dạy Kể chuyện, sáng tạo là yếu tố hàng đầu. Đây là một thách thức lớn về chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên. Cố nhiên, để làm đƣợc điều này, ngƣời thầy phải hiểu rõ đặc trƣng nghệ thuật của tác phẩm tự sự, phải có khả năng nhận diện các thủ pháp kể chuyện để từ đó giúp học sinh phát hiện và xác định cách kể nào là phù hợp nhất. Từ đặc trƣng của giờ Kể chuyện, muốn phát triển các kỹ năng nghe, nói, tƣ duy… cho học sinh, trƣớc hết, ngƣời giáo viên phải tạo đƣợc sự hứng thú thật sự cho các đối tƣợng tham gia trong giờ Kể chuyện. Mức độ hứng thú phụ thuộc vào bản lĩnh, khả năng tổ chức, xử lý linh hoạt và khả năng sáng tạo ở ngƣời thầy rất nhiều. Cần nhận thức, khi tiến hành giờ Kể chuyện, nhất thiết phải tạo nên sự mới lạ. Đó là khả năng làm mới những gì đã quen thuộc và xem đây là một yêu cầu cơ bản mà ngƣời giáo viên phải thực hiện. Đó là sự mới lạ về không gian (sắp xếp lại chỗ ngồi, tạo không khí thân mật, gần gũi, động viên khích lệ, “mềm hóa” các lệnh đƣa ra, xóa bỏ sự căng thẳng…); mới lạ về văn bản (xây dựng hình thức kể, sắp xếp lại các lớp nội dung, trực quan sinh động, chuyển sang dạng các hình thức hội thoại…); mới lạ về ngôn từ (sáng tạo hơn trong việc sử dụng ngôn từ, thêm hoặc bớt từ ngữ so với lớp từ vốn có trong văn bản, tăng cƣờng khả năng tƣởng tƣợng, hƣ cấu…); mới lạ trong hình thức thực hiện (vui chơi, hòa nhập, bình đẳng, tự tin và mạnh dạn cho mọi đối tƣợng…), mới lạ về phong cách (tùy theo nội dung câu chuyện, thầy giáo cần tạo ra phong cách mới, sôi nổi hay trầm tƣ, sâu lắng… thích hợp, tránh sự đơn điệu, sáo rỗng và tẻ nhạt… 779
  5. Mỗi tuần một câu chuyện, mỗi câu chuyện đƣợc thầy giáo thực hiện với những tình huống đầy mới lạ, đầy bất ngờ, đầy sáng tạo, chắc chắn sẽ đem đến cho học sinh niềm hứng thú, say mê với những cảm xúc hồi hộp, mong đợi…Và hẳn nhiên, hứng thú sẽ đem lại cho các em tinh thần tự nguyện tham gia kể chuyện, tạo lập nên ý thức tự tin, biết tự thể hiện mình trƣớc đám đông. Dần dần, năng lực của các em sẽ đƣợc phát triển và nâng cao. Những gì thu hoạch đƣợc của ngƣời giáo viên sau tiết dạy Kể chuyện chính là kết quả đạt đƣợc của học sinh về năng lực nghe, nói, kể… Không gieo hạt giống tốt thì khó mà gặt đƣợc vụ mùa bội thu. Bởi vậy, để phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh qua giờ Kể chuyện không chỉ đòi hỏi ngƣời thầy khả năng kể chuyện hay, nhiều sáng tạo… mà còn phải biết tổ chức, hƣớng dẫn cho học sinh nghe, nói, khả năng diễn đạt lƣu loát trƣớc đám đông và cao hơn là năng lực tƣ duy lôgic để phát triển lời nói nghệ thuật (kể chuyện). Hoàn toàn có cơ sở để yêu cầu ngƣời giáo viên phải nắm vững các phƣơng pháp, tìm tòi sáng tạo và kỹ thuật lên lớp của phân môn có nhiều đặc trƣng này. Điều này phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và trở thành nhận thức bền lâu, tránh đối phó, chiếu lệ… nhƣ đã từng xảy ra. Dạy Kể chuyện cho học sinh thực chất là phát triển năng lực cho các em, cho nên các kỹ năng phải đƣợc rèn luyện trực tiếp, toàn diện và liên tục trên từng đối tƣợng. Thử phác họa một vài kỹ năng cần thực hiện nhƣ sau: + Kỹ năng độc thoại, giáo viên hƣớng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo những mức độ khác nhau (kể từng đoạn – kể toàn bộ câu chuyện – kể theo lời có trong văn bản– kể bằng lời của mình). + Kỹ năng đối thoại, giáo viên giúp học sinh dựng lại câu chuyện theo những vai khác nhau. Thực hiện kỹ năng này, đòi hỏi giáo viên phải chú ý hƣớng vào khả năng ở từng học sinh, khơi gợi, tạo điều kiện thuận lợi để các em tình nguyện nhập vai, tự nguyện thể hiện đối thoại với nhau bằng ngôn từ và bƣớc đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…) để bộc lộ sắc thái biểu cảm. + Kỹ năng nghe thực sự quan trọng và cần thiết trong việc tái hiện lại câu chuyện của học sinh. Mục đích của giờ Kể chuyện không chỉ cho học sinh nghe, hiểu nội dung câu chuyện mà cái đích chính là nghe để nhớ, để rèn khả năng tƣ duy logic…Từ đó, qua những gì đƣợc tiếp nhận từ câu chuyện, bằng ngôn ngữ của chính mình, các em kể lại trƣớc đám đông. Ở kỹ năng này, vai trò điều khiển của ngƣời thầy không kém phần quan trọng. Thầy giúp học sinh theo dõi câu chuyện do thầy kể, do bạn kể để học sinh có thể kể tiếp theo đoạn mạch lạc, lƣu loát, hoặc lắng nghe để có những ý kiến bổ sung, nhận xét của cá nhân. Sử dụng hệ thống câu hỏi khơi gợi trí tƣởng tƣợng hoặc gợi ý nhận xét, cảm nghĩ của học sinh về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện… là điều kiện cần để giáo viên giúp học sinh cảm thụ, hòa nhập và tái hiện lại câu chuyện bằng các hình thức kể độc thoại, kể đối thoại hoặc diễn kịch. 780
  6. Thiết nghĩ, thực hiện đồng bộ những kỹ năng trên trong một tiết học kể chuyện (40 phút) của ngƣời giáo viên là điều không dễ. Bởi đây là một quá trình “liên hoàn” của các kỹ năng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, công phu và đặc biệt là nhiệt tâm của ngƣời thầy. Song, không vì thế mà ngƣời giáo viên tự cho phép mình đƣợc giản lƣợc. Với phân môn Kể chuyện, sau 5 năm học, học sinh đạt đƣợc những gì? Loại trừ những thu hoạch sâu sắc về tâm hồn, tƣ tƣởng nhân cách… mà nhiệm vụ của phân môn đem đến, cùng với nhiệm vụ chung của môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện sẽ hình thành và phát triển đƣợc nhiều kỹ năng, trong đó, dễ nhận thấy là kỹ năng nói, tƣ duy lôgic tạo nên lời nói nghệ thuật, giúp các em thực hiện giao tiếp và ứng xử tốt trong cuộc sống. Môn học có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Bởi vậy, giờ Kể chuyện không còn là giờ học với những truy bài, phát vấn… giữa thầy và trò, mà thực sự trở thành một sân chơi thú vị, sôi nổi. Ở đó, tất cả những thành viên của lớp đều có tâm thế hào hứng, hồi hộp đón chờ, hăng hái tham gia, biết nhận xét, đánh giá sự việc và đầy tự tin để thể hiện năng lực của mình trƣớc đám đông! - Về văn bản truyện, ở các khối lớp 2, 3, nên chăng có sự chọn lựa linh hoạt, mềm dẻo hơn từ các văn bản Tập đọc. Văn bản truyện đọc bổ trợ phân môn Kể chuyện ở tiểu học đã đƣợc các nhà giáo biên soạn, tuyển chọn và sắp xếp theo từng chủ điểm tƣơng ứng với các chủ điểm trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt, kèm theo câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung truyện là một sự thể hiện công phu, đầy tâm huyết. Song, trên thực tế, bộ sách “bổ trợ” này thực sự chƣa phát huy hết tác dụng. Với mục đích là “bổ trợ”, nên suốt cả năm học, sách này hầu nhƣ không đƣợc dùng đến; thậm chí có em cũng không nhớ mình đã sở hữu quyển sách này. Việc mong đợi học sinh tự giác đọc thêm những câu chuyện “bổ trợ”… trong điều kiện cùng một lúc, các em phải tiếp nhận bao nhiêu kiến thức của các môn học khác nhau, phải “rèn” biết bao nhiêu kỹ năng khác nhau, phải “gắng” đạt đƣợc bao nhiêu thành tích khác nhau, phải “gồng” lên để đạt học sinh giỏi theo chỉ tiêu đã định… liệu có xa xỉ quá chăng? Thiết nghĩ, đối với những văn bản “bổ trợ” truyện đọc, hoặc là phải đƣợc giáo viên hƣớng dẫn, yêu cầu cụ thể cho học sinh sử dụng, hoặc là nên giảm tải, xem nhƣ là sách mua tự nguyện, để chiếc cặp của các em cũng đƣợc giảm đi trọng lƣợng. - Về phía nhà trƣờng tiểu học và các cấp quản lý cao hơn cần tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá giờ dạy Kể chuyện thay vì chỉ quan tâm đến một số tiết dạy “chính” nhƣ Toán, Tập đọc, Luyện từ và câu… Cần tổ chức thƣờng xuyên các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Đã có những hội thi Kể chuyện hay cho học sinh thì cũng nên có những đợt thi dạy Kể chuyện giỏi cho giáo viên nhằm khích lệ, động viên sự rèn luyện trau dồi thƣờng xuyên năng lực sƣ phạm của ngƣời thầy. - Khoa Giáo dục tiểu học thuộc các trƣờng Đại học sƣ phạm cần tăng cƣờng hơn nữa việc rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên, khuyến khích, phát huy khả năng sáng tạo… Khi có sự chuẩn bị tốt từ ghế nhà trƣờng, sinh viên sẽ thuận lợi hơn lúc hành nghề dạy học. 781
  7. 3. Trong tƣơng lai, con ngƣời dù có hiện đại đến đâu, giáo dục học sinh vẫn không thể xa rời việc bồi dƣỡng nhân cách, phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Trong mục đích chung, phân môn Kể chuyện có ƣu thế đảm trách nhiệm vụ này. Cũng xin nhắc lại: Dạy tốt tiết Kể chuyện chính là góp phần ƣơm mầm cho những tài năng mai sau! Phát triển tốt năng lực cho học sinh tiểu học không thể xem nhẹ giờ dạy học Kể chuyện với những đặc thù vốn có. Theo đó, cần khắc phục tình trạng “nhất bên trọng nhất bên khinh” với các phân môn thuộc chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Huy (1998), Dạy Kể chuyện ở trƣờng tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Nhiều tác giả (2000), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Truyện đọc bổ trợ phân môn kể chuyện ở tiểu học (1, 2, 3, 4, 5), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 782
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2