YOMEDIA
ADSENSE
Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Du lịch ẩm thực đã và đang trở thành một trong những xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. Việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng chuyển đổi số trong việc thúc đẩy du lịch ẩm thực sẽ mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch bền vững tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam trong việc xây dựng một sản phẩm du lịch mới mẻ, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Thiện Dũng Tóm tắt Thời đại 4.0 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành kinh tế và du lịch, có thể nói chuyển đổi số ngành du lịch đang là xu thế công nghệ tất yếu, vài năm gần đây chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều hơn, sức lan tỏa mạnh mẽ của nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT) dữ liệu lớn (Big Data) thực tế ảo… tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy phương thức hoạt động truyền thống cũng đang dần chuyển sang hoạt động trên môi trường số. Sở hữu một hệ sinh thái rất đa dạng và đặc sắc với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch sông nước, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực… Chính quyền các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong nâng cao bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa trong du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, tiếp thị xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là du lịch ẩm thực, nhằm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Du lịch ẩm thực giúp du khách được trải nghiệm các món ăn, đồ uống kết hợp với trải nghiệm bản sắc văn hóa và cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến. Việc trải nghiệm du lịch ẩm thực luôn gắn kết với trải nghiệm văn hóa trong suốt hành trình của du khách, mang lại cho du khách những cảm nhận chân thật nhất. Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch ẩm thực, đồng bằng sông Cửu Long. Abstract The 4.0 era has accelerated the digital transformation process in the economic and tourism industries. It can be said that digital transformation in the tourism industry is an inevitable technology trend. In recent years, digital transformation has been mentioned more and more. the strong spread of many new technologies such as artificial intelligence (AI), internet of things (IOT), big data (Big Data), virtual reality... has a strong impact on life, economy and society. That's why traditional operating methods are gradually shifting to operating in a digital environment. Possessing a very diverse and unique ecosystem with many types of tourism such as: Eco- tourism, MICE tourism, cultural tourism, river tourism, community tourism, rural tourism, culinary tourism... Governments of provinces and cities in the Mekong Delta determine the importance of Digital Transformation in enhancing cultural identity and cultural traditions in tourism, applying information technology, electronics, marketing to build a typical tourism image and brand of the Mekong Delta, especially culinary tourism, to attract domestic and foreign tourists. Culinary tourism helps visitors experience dishes and drinks combined with experiencing the cultural identity and life of the community at the destination. The culinary tourism experience is always associated with cultural experiences throughout the tourist's journey, giving visitors the most authentic feelings. Keywords: digital transformation, culinary tourism, Mekong Delta. 545
- Đặt vấn đề Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hành trình trải nghiệm du lịch của du khách. Nhu cầu trải nghiệm ẩm thực tại điểm đến du lịch là nhu cầu cần thiết, gắn liền với chương trình du lịch. Như vậy, du lịch ẩm thực có thể xem là một phần của du lịch văn hóa. Tìm hiểu ẩm thực cũng giống như tìm hiểu văn hóa, bản sắc dân tộc của cộng đồng địa phương. Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển trên thế giới đã khai thác văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch ẩm thực thông qua các lễ hội ẩm thực nổi tiếng, như: Lễ hội bia, xúc xích ở Đức, lễ hội pizza ở Ý, lễ hội Socola hay rượu vang Bordeaux ở Pháp, lễ hội ẩm thực (World Gourmet Summit) ở Singapore… Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm, đã và đang làm say lòng rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm Việt Nam. Rất nhiều món ăn của Việt Nam như Phở, Bún chả, Bánh mì thịt, Bún bò Huế, Nem rán, Bánh xèo… đã trở nên rất nổi tiếng và được nhiều tổ chức trên thế giới, tạp chí ẩm thực, kênh truyền thông quốc tế uy tín vinh danh. Việc Michelin Guide gắn sao và Tripadvisor bình chọn ẩm thực Việt Nam là điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2023 đã góp phần thu hút du khách quốc tế lựa chọn nước ta làm điểm đến. Ẩm thực mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng, đa dạng, hài hòa, tinh tế và chứa đựng tính nghệ thuật cao, nhất là ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long mang bản chất của vùng sông nước, trái cây bốn mùa cũng như nhiều phương thức thưởng thức độc đáo. Trong thời gian qua, văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được du khách trong và nước yêu mến thông qua các Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, lễ hội trái cây miền Tây, Lễ hội ẩm thực gắn với lễ hội địa phương... Tuy nhiên, việc thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hạn chế, chưa thật sự thu hút được sự đánh giá chất lượng từ các tổ chức âm thực uy tín trên thế giới. Việc giới thiệu ẩm thực địa phương còn mang tính đơn điệu, trùng lắp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy du lịch ẩm thực là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển đổi số trong phát triển du lịch ẩm thực Quá trình chuyển đổi số, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành du lịch. Thực phẩm kỹ thuật số tạo tiền đề cho số hóa dịch vụ ăn uống và du lịch ẩm thực. Trước đây, thực phẩm và ẩm thực rất ít được trình bày trong các tài liệu số hóa về du lịch. Tuy nhiên, các giải pháp chuyển đổi số đã giúp cho thực phẩm và ẩm thực ngày càng được đề cập cũng như trình bày trong các tài liệu số về quảng bá du lịch. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ hình chiếu và thực tế ảo càng đưa du khách đến gần với việc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch. Nhiều nhà hàng, quán ăn trên thế giới đã ứng dụng thực phẩm kỹ thuật số, khách hàng có thể xem thực đơn thông qua trang thương mại trực tuyến, xem hình ảnh về món ăn, những đoạn phim ngắn giới thiệu món ăn. Thậm chí thông qua thực tế ảo, khách hàng còn có thể nhìn thấy món ăn được trình bày giống như thật. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tìm hiểu về lịch sử món ăn, cách ăn, cách trang trí, chế biến món mà không cần phải trực tiếp đi đến nhà hàng, quán ăn hoặc đặt món thông qua đơn vị vận chuyển. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các phương tiện truyền thông cộng đồng như mạng xã hội, youtube, tiktok, … càng giúp đưa ẩm thực đến gần với du khách nhất. Những đoạn phim ngắn 546
- thu hút, nhiều màu sắc cũng như nội dung đa dạng càng thu hút sự quan tâm của du khách và quảng bá món ăn đó ra toàn thế giới. Việc chuyển đổi số cần có một hệ sinh thái kinh doanh thương mại điện tử tích hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức quản lý điểm đến du lịch (DMO). DMO cũng tập hợp các tổ chức phục vụ tất cả các khía cạnh của trải nghiệm du khách từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, nhà điều hành điểm tham quan, nhà hàng và nhà bán lẻ, để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về điều khiến cộng đồng của họ nổi bật như một điểm đến du lịch. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch từ công ty cung cấp dịch vụ du lịch như nhà hàng, quán ăn, khách sạn, công ty du lịch cho đến du khách đều có thể tương tác trực tuyến với nhau. Khách hàng có thể đánh giá sản phẩm, dịch vụ. Các công ty cung cấp dịch vụ thu thập thông tin phản ánh từ khách hàng để cái tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuyển đổi số giúp cho du lịch ẩm thực phát triển khi mang đến cho du khách trải nghiệm từ trí tưởng tượng đến hình ảnh trực quan và sinh động nhất. Quá trình chuyển đổi số cần có sự quản lý từ cơ quan quản lý và giám sát từ cộng đồng địa phương để đảm bảo tính chân thật của thực phẩm và ẩm thực. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long 3.1 Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong những năm qua, việc chuyển đổi số trong du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng của Google, từ đầu năm 2003 đến nay, lượng tìm kiếm về du lịch Việt nam tăng trong tốp đầu Thế giới, từ vị trí 11 lên vị trí 6, thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao hàng đầu Thế giới, từ 10- 25% Việt Nam là điểm đến duy nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân là ngành du lịch đã chuyển đổi số được một số kết quả tích cực. Đây cũng chính là cơ hội cho du khách có thể tìm hiểu thông tin về ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua các trang thông tin điện tử của địa phương, của các công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Khách hàng có thể tương tác trực tuyến với một số nhà hàng, quán ăn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức trình bày cũng khá đa dạng từ bài viết, hình ảnh, phim ngắn về ẩm thực dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều lể hội ẩm thực, lễ hội trái cây đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng được quảng bá và được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Việc phối hợp, hợp tác cùng các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đà Nẵng giúp cho việc quảng báo du lịch ẩm thực miền Tây nhanh chóng tiếp cận được du khách. Nhiều công ty du lịch cũng có những trang thông tin điện tử cung cấp thông tin, hình ảnh, phim ngắn cho du khách về ẩm thực dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thúc đẩy kết nối mạng lưới doanh nghiệp lữ hành, tối ưu nguồn lực, khai phá thế mạnh du lịch của các địa phương. Liên kết vùng, liên kết chuỗi nhằm hợp lực phát triển sản phẩm du lịch” đặc sản” từng vùng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 547
- Đổi mới mô hình kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và ẩm thực, bổ sung các dịch vụ giao hàng liên kết với các giải pháp nền tảng công nghệ. 3.2 Tồn tại và hạn chế Hoạt động chuyển đổi số trong phát triển du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn tồn tại khó khăn và hạn chế chủ yếu cần tháo gỡ như sau: - Chưa có đơn vị uy tín cung cấp thông tin đầy đủ, chính sách về ẩm thực dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Hình ảnh, phim ngắn, tư liệu về ẩm thực dân gian miền Tây còn ít thông tin, không hấp dẫn cũng như ít có sự bổ sung, cập nhật kịp thời; còn trùng lắp về nội dung, các sản phẩm ẩm thực chưa phân biệt rõ đặc trưng từng vùng. - Các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long chưa khai thác thế mạnh của mạng xã hội, youtube, tiktok … trong quảng bá ẩm thực dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các nhà hàng, quán ăn còn hạn chế, chưa khai thác hết thế mạnh của chuyển đổi số và phát triển của khoa học công nghệ. 3.3 Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long Xây dựng trang thông tin điện tử uy tín cung cấp thông tin, tư liệu, hình ảnh, ... về ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhiều ngôn ngữ khác nhau để du khách trong nước và nước ngoài dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu. Nhất là “Mê Kông ký sự”, đây là tư liệu quý để giới thiệu về con người Việt Nam, nhất là những vùng đất gắng liền với dòng sông Mê Kông như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ứng dụng các trang mạng xã hội, Youtube, Tiktok, … trong truyền tải du lịch ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước. Chú trọng sáng tạo nội dụng mới, lạ, độc đáo nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc trong nội dung số về ẩm thực. Thông qua các đội ngũ truyền thông như các Blogger ẩm thực nổi tiếng, các KOL nổi tiếng trên mạng xã hội để quảng bá ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chú trọng việc giới thiệu Chợ nổi miền Tây, xứ dừa Bến Tre, Lễ hội bánh miền Tây, Lễ hội trái cây, … Các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng cho mình những sản phẩm ẩm thực đặc trưng để tránh trùng lắp, tương tự nhau. Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thương mại điện tử tích hợp giữa đơn vị lưu trú và đơn vị cung cấp sản phẩm ẩm thực, cung cấp những hình ảnh sinh động, mới nhất cho khách hàng khi quan tâm, tìm hiểu đến sản phẩm ẩm thực. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có đủ trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, thông tin truyền thông phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số trong phát triển du lịch, phát huy thế mạnh ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gắn du lịch ẩm thực với du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa. Du lịch ẩm thực không thể đứng riêng lẻ thành một chương trình độc lập, nó là một phần của chuỗi sản phẩm du lịch, nhất là kết nối với trải nghiệm văn hóa vùng miền. Du khách sẽ thấy phấn khích hơn khi được tham quan, học tập tập quán, phong tục địa phương, được sống cùng người dân và được thưởng thức 548
- những món ăn đặc sản địa phương do chính cư dân địa phương nấu. Nhiều nghiên cứu cho thấy phát triển du lịch ẩm thực gắn với phát triển du lịch cộng đồng, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững ở địa phương. Thành lập cơ quan chuyên trách để kiểm duyệt các nội dung số về ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vả của cả Việt Nam nói chung để đảm bảo thông tin được cung cấp một cách chính xác và phụ hợp với quy định của pháp luật. Kết luận Du lịch ẩm thực đã và đang trở thành một trong những xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. Việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng chuyển đổi số trong việc thúc đẩy du lịch ẩm thực sẽ mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch bền vững tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam trong việc xây dựng một sản phẩm du lịch mới mẻ, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Du lịch ẩm thực sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương đó. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong thúc đẩy phát triển du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của cả hệ thống như: bảo tồn ẩm thực dân gian, phát hiện và vinh danh nghệ nhân dân gian, sưu tầm, bảo tồn những công thức, cách chế biến xưa nay, gìn giữ và phát huy kho tàng ẩm thực không chỉ của người Việt, mà còn của đồng bào các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam./. Tài liệu tham khảo Hall,C. Michael and Liz Sharples (2003). “The consumption of experiences or the experience of consumption? An introduction to the tourism of taste”, Food Tourism Around the World: Development, Management and Markets. Butterworth and Heinemann, pp. 1-24. Anne-Mette Hjalager (2022). Digital Food and the Innovation of Gastronomic Tourism. Journal of Gastronomy and Tourism, Vol. 7, pp. 35–49. Muhammad Haroon Shoukat et al (2023). Consequences of local culinary memorable experience: Evidence from TikTok influencers. Acta Psychologica 238 (2023) 103962. Phan Thị Ngọc Diệp (2022). Ẩm thực du lịch gắn với trải nghiệm văn hóa. Tạp chí Công Thương, Số 22 tháng 10 năm 2022. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Huỳnh Phương Thảo Học hàm, học vị: Thạc sĩ Điện thoại: 0382221281 Email: nhpthao.vosco@gmail.com Địa chỉ: 2225 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, HCM 549
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn