intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường đối với rác thải hộ gia đình tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường đối với rác thải hộ gia đình tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tập trung hướng tới công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường đối với rác thải sinh hoạt khu dân cư xã Tam Phước TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường đối với rác thải hộ gia đình tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI RÁC THẢI HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TAM PHƯỚC, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Vũ Thị Hạnh Thu1, Đỗ Thế Sơn2 1 Khoa Luật Lý luận chính trị, Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM 2 Khoa Quản lý đất đai, Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM * Email: vththu@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như vấn đề tuyên truyền pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước hiện nay. Bài viết tập trung hướng tới công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường đối với rác thải sinh hoạt khu dân cư xã Tam Phước TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. Từ những vấn đề nghiên cứu đã đánh giá được mặt tích cực, hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật môi trường rác sinh hoạt trên địa bàn. Qua đó, đề xuất các giải pháp tích cực hơn cho địa phương liên quan đến thể chế, nhân lực, kinh phí và tuyên truyền hướng tới mục tiêu vì một môi trường xanh sạch, phát triển bền vững. Báo cáo góp phần thay đổi nhận thức của người dân xã Tam Phước với vấn đề rác thải sinh hoạt, cũng như được lan tỏa trên các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Từ khóa: Tuyên truyền pháp luật, Bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, rác sinh hoạt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,… Trong đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Để pháp luật do Nhà nước ban hành thực sự đi vào đời sống xã hội thì vấn đề tuyên truyền đến mỗi người dân giúp họ có thể tiếp cận và nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống của chính mình và toàn xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước ta hiện nay. Trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật bài viết tập trung hướng tới công tác tuyên truyền pháp luật môi trường đặc biệt quan tâm tới môi trường rác thải sinh hoạt khu vực dân cư xã Tam Phước - TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. Thời gian qua, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về kinh tế do quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đã dẫn đến lượng chất thải rắn (CTR) khu vực nông thôn ngày càng gia tăng. Theo Báo cáo môi trường quốc gia, chất lượng môi trường tại hầu hết các địa phương đặc biệt những nơi có các làng nghề đang hoạt động đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95 % là từ bụi; 85,9 % từ nhiệt và 59,6 % từ hóa chất. Theo các chuyên gia môi trường cho rằng vấn đề cần được quan tâm chính là nhận thức của công dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường còn chưa cao, người dân nông thôn chưa có ý thức BVMT; việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng còn hạn chế. Vì vậy, cần trang bị cho mỗi người dân hiểu biết về cách phân loại rác và ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn. 79
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Rác thải sinh hoạt luôn gắn liền với mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư nhưng để mỗi cá nhân hiểu đúng và có trách nhiệm với từng hành vi xả rác của mình thì cần phải giúp họ có nhiều hơn kiến thức về pháp luật môi trường để từng hành động nhỏ của mỗi người đều xuát phát từ ý thức tôn trọng luật pháp. Thực hiện được mục tiêu này, đặt ra nhiệm vụ cho Nhà nước, cấp chính quyền xã Tam Phước TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cần phối hợp các đoàn thể đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật môi trường nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng, đến được với từng người dân tại địa bàn, giúp họ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc chung tay bảo vệ môi trường vì một môi trường bền vững. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp, phân tích: Sử dụng phương pháp này làm sáng tỏ những thông tin đã thu thập về tình hình chung cũng như tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp kế thừa: Sử dụng, tham khảo kết quả nghiên cứu những bài báo khoa học, các tạp chí và tài liệu liên quan tới nội dung nghiên cứu. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Căn cứ pháp lý về bảo vệ môi trƣờng đối với rác thải Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2015. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày 01/04/2015 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực ngày 15/06/2015 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày 01/02/2017 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND ngày 31/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí vệ sinh rác thải sinh hoạt đối với hộ dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Quyết định số 75/2014/QĐ -UBND Tỉnh Đồng Nai về phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (khóa X) về chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018. 4.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng với công tác phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Hiện nay, rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn 80
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 chế cả về kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nhân lực nên ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng luôn đóng vai trò rất quan trọng vì vậy việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, không xả rác bừa bãi vứt các vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định cần được thực hiện, hướng dẫn người dân phân loại rác, để rác đúng nơi quy định, gắn trách nhiệm của cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt cộng đồng. Lồng ghép việc tuyên truyền hướng dẫn phân loại, xử lý rác, bảo vệ môi trường trong các cuộc họp tổ dân phố và các đoàn thể ở khu dân cư. Thực tế đã có nhiều mô hình tổ hội làm tốt việc này, xây dựng nhiều tuyến đường sạch, đẹp của các chi hội phụ nữ tự quản, cựu chiến bình, đoàn thanh niên… Tuyên truyền, hướng dẫn cách xử lý rác đến với cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong công cuộc chung tay vì môi trường xanh, sạch. Các phƣơng pháp xử lý rác thải + Chôn lấp hợp vệ sinh Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau: Hình 1. Sơ đồ quy trình xử lý rác đơn giản Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây là công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn. + Thiêu đốt Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100oC) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. + Chế biến rác thải thành phân compost Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp. • Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao. • Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất. 81
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt khu vực nông thôn phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển ở khu vực nông thôn thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, do đó chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề thu gom rác ở khu vực này. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa tổ chức lực lượng thu gom hoặc có đơn vị thu gom nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường (BVMT) dẫn đến môi trường tại một số khu vực nông thôn đang có dấu hiệu ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và CTR,… 4.3. Công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn xã Tam Phƣớc, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Xã Tam Phước là địa bàn xa trung tâm thành phố, địa bàn rộng dẫn đến tình trạng xả rác không đúng nơi quy định diễn ra rất khó kiểm soát. Tuy nhiên UBND xã và nhân dân thường xuyên ra quân thu gom và xử lý các tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, làm ô nhiễm môi trường. Có lắp đặt 03 điểm để thu gom gói thuốc bảo vệ thực vật tại các khu trồng trọt và chăn nuôi tập trung. Tỷ lệ hộ dân tham gia đăng ký thu gom rác và tự xử lý rác đạt 75 % (5586 hộ/7420 hộ). Thực hiện Kế hoạch 150-KH/TU ngày 18/6/2014 của Thành ủy Biên Hòa ra đời đến nay, xã Tam Phước luôn thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường như: phong trào “Ngày thứ 7 xanh - sạch - đẹp”, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, ngày Môi trường Thế giới 5/6, Chiến dịch làm Thế giới sạch hơn, giờ Trái đất, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác, đăng ký thu gom rác và để rác đúng nơi quy định…; các đợt tổng vệ sinh ra quân chào mừng các ngày lễ lớn của Đất nước như 30/ và 1/5, 2/9, Tết Nguyên đán… Có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ ở xã phụ trách, phối hợp với người dân giám sát việc thực hiện của từng ấp, tổ chức, đơn vị, cộng tác viên thu gom rác trong công tác giữ gìn và dọn dẹp vệ sinh môi trường, nhất là các tuyến đường liên xã, liên huyện. Thường xuyên tổ chức các buổi ra quân dọn vệ sinh khuôn viên xã, các điểm phát sinh rác thải, khai thông, nạo vét cống rãnh, phát quang dọn cỏ, chỉnh trang hàng rào, thu gom chất thải rắn về nơi quy định để xử lý. Trong năm 2018 xã Tam Phước tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch “Thành phố Biên Hòa không rác” Với 55 đợt ra quân giữ gìn vệ sinh cho toàn địa bàn, xây dựng được 112 tuyến đường bê tông hóa. Chiến dịch vệ sinh môi trường được tổ chức vào ngày thứ 7 hàng tuần trên toàn địa bàn xã Tam Phước. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Biên Hòa trồng cây xanh và dọn dẹp dẹp rác dọc tuyến quốc lộ 51. Từ các hoạt động trên đã góp phần nâng cao trách nhiệm, làm chuyển biến cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức và từng người dân, cộng đồng dân cư về giữ gìn vệ sinh, nâng cao cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Tạo chuyển biến tích cực về vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, nếp sống văn minh. Qua việc thực hiện các phong trào về môi trường tại địa bàn xã Tam Phước đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Môi trường trên toàn địa bàn xã Tam Phước từng bước có sự thay đổi rõ rệt, các điểm phát sinh rác thải được thu gom và xử lý triệt để, các trường hợp vi phạm bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Thứ nhất: Thay đổi nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống, mỗi người dân có ý thức hơn trong việc xả rác, phân loại rác ngay tại gia đình cũng như ở những nơi công cộng. 82
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Thứ hai: Động viên dân cư tham gia, hưởng ứng, đóng góp tài chính, công sức vào việc làm mới các con đường thực hiện thành công mô hình bê tông hóa nông thôn. Thứ ba: Người dân ở mỗi khu phố thường xuyên thu gom rác thải, dọn dẹp đường phố, ngỏ, xóm, phát hiện và lên án các trường hợp xả rác bừa bãi, xử lý rác không đúng quy định. Thứ tư: Dân cư trên địa bàn có tinh thần đấu tranh thẳng thắn với những hành vi vi phạm pháp luật môi trường thông qua hòm thư góp ý, gọi điện thoại tới tổ trưởng dân phố, các buổi sinh hoạt cộng đồng… Bên cạnh những mặt làm được vẫn còn một số những tồn tại cụ thể: Thứ nhất: Xã Tam Phước là một trong những địa bàn phát triển công nghiệp, khu công nghiệp Tam Phước hình thành và đi vào hoạt động, đây cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới tốc độ thay đổi chung trên địa bàn cụ thể, sự gia tăng dân số cơ học kéo theo vấn đề sinh hoạt của người dân tăng lên, đồng nghĩa với lượng rác thải tăng điều này gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương. Thứ hai: Dân cư đông đúc nhu cầu mua bán ngày một nhiều hơn từ đó hình thành nên những khu chợ xép, chợ tự phát là một trong những nguyên nhân xả rác ra môi trường làm tăng lượng rác thải mỗi ngày. Ý thức của người dân chưa cao ví dụ khu vực chợ xép Ngã Ba Thái Lan, khu vực đầu Dốc 47. Thứ ba: Lượng rác thải tăng gây ảnh hưởng tới môi trường sống, đặc biệt vào mùa mưa những khu vực ngập nước, kéo theo lượng rác thải không được vận chuyển kịp thời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe của người dân. Thứ tư: Người nhập cư đến rồi đi không ổn định chỗ ở tại một địa chỉ cũng là khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền ý thức pháp luật đối với nhóm cư dân này. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức của từng cá nhân khi thực hiện hành vi xả rác của chính mình, cũng như có những thái độ tích cực với môi trường ở hiện tại và hướng tới tương lai. 4.4. Giải pháp Thực tế cho thấy lượng CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn tuy đã được thu gom, xử lý tăng dần theo các năm nhưng tỷ lệ thu gom còn thấp trung bình đạt khoảng 40-55 %. Các vùng sâu, vùng xa chỉ đạt khoảng 10 %. Do đó, cần thực hiện các giải pháp giảm thiểu những tác động xấu từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe nguồn nhân lực tại các vùng bị ô nhiễm như: Cần phải có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn; chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm… Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật BVMT, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và BVMT; Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; Đẩy mạnh hợp tác công - tư (PPP- Publie Private Partner) trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải rắn; Đẩy mạnh triển khai các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải rắn… Đây là những vấn đề cần được các cơ quan quản lý môi trường quan tâm. Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ô nhiễm môi trường, phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát toàn diện dự án có nguy cơ ô nhiễm cao cũng như việc chỉ đạo kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm để ngăn chặn các vụ việc gây ô nhiễm. Công tác kiểm soát ô nhiễm đang chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm. Khuyến 83
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 khích tất cả người dân sử dụng thùng rác 2, 3 ngăn hay 2, 3 thùng rác riêng biệt để đựng 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Tại địa bàn nghiên cứu Tăng cường tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về cách phân loại rác tại nguồn, lợi ích của việc phân loại rác,… trên các phương tiện truyền thanh, nơi công cộng bằng các đĩa phim, tài liệu, pano, áp phích, băng rôn tuyên truyền… - Thu gom, xử lý những ụ rác phát sinh; nghiêm cấm việc đổ rác xuống sông suối, kênh rạch, xả nước thải ra lòng lề đường gây mất mỹ quan đô thị. Phối hợp cùng Xí nghiệp Môi trường Sonadezi thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân loại rác tại nguồn, thực hiện đồng bộ công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị. Tăng cường công tác tuyên truyền về phong trào “Ngày thứ 7 xanh, sạch, đẹp”, tổ chức phối hợp toàn bộ hệ thống chính trị từ xã đến ấp cùng nhân dân tham gia vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị tại khu mình ở. Thường xuyên ghi nhận phản ánh của người dân, phát hiện và kịp thời xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm các hành vi xả rác nơi công cộng, đổ trộm chất thải, rác, đốt chất thải và vận chuyển chất thải không đúng quy định tại các khu vực đất trống và xa khu dân cư, khu vực giáp suối… Giám sát trách nhiệm của các đơn vị thu gom rác trong công tác thu gom, vận chuyển. Phân công trách nhiệm cho từng khu phố, tổ dân phố thường xuyên vận động tuyên truyền các hộ dân trên địa bàn chấp hành việc đăng ký thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Tỉnh Đồng Nai hướng tới mục tiêu xây dựng Đồng Nai thành tỉnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xanh, sạch, đẹp, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường. Thời gian qua xã Tam Phước thành phố Biên Hòa cũng như các huyện, thị xã trên toàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường. Với sự đồng thuận và tinh thần trách nhiệm cao của cấp chính quyền cùng các ban ngành đoàn thể tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về thực hiện thu gom rác, không xả rác bừa bãi, nhắc nhở hộ dân đăng ký và nộp phí thu gom rác đúng quy định. 5.2. Kiến nghị Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn xã Tam Phước thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, cần phải: Về thể chế, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương nhằm xác định đúng đối tượng quản lý ngành và lĩnh vực cụ thể. Về nhân lực, cần quan tâm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Về kinh phí, cần tăng nguồn lực, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm. Có cơ chế tài chính đặc thù để giải quyết các sự vụ, sự cố môi trường phát sinh đang ngày càng diễn ra thường xuyên cũng như cơ chế đột phá huy động nguồn lực từ xã hội, áp dụng mô hình hợp tác công tư từ các thành phần kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường 84
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Tại các ấp tiến hành rà soát lại và vận động tuyên truyền các hộ dân sinh sống trên địa bàn chấp hành việc đăng ký thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định, nhất là đối với các hộ gia đình sống dọc các sông, suối trên địa bàn ấp phải ký cam kết đăng ký thu gom rác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật bảo vệ môi trường 2014. 2. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực ngày 15/06/2015. 3. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 4. Quyết định số 4519/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt “Đề án tổng thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020. 5. Đỗ Xuân Tụng - Tích cực bảo vệ môi trường để thúc đẩy đất nước phát triển bền vững, Báo QĐND online tháng 12/2016. 6. Phạm Thị Vui - Nguyễn Đình Việt, Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường số 6/ 2016. 7. UBND xã Tam Phước - Báo cáo Tình hình thực hiện chỉ tiêu 17.3: Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn xã Tam Phước, 2017. 8. UBND xã Tam Phước - Kế hoạch ngày 30 tháng 3 năm 2018 Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng “Thành phố Biên Hòa không rác” trên địa bàn xã Tam Phước năm 2018. PROMOTING THE PROPAGANDA OF LAW ON ENVIRONMENT PROTECTION FOR HOUSEHOLD WASTE MANAGEMENT AT TAM PHUOC COMMUNE BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE Vu Thi Hanh Thu1, Do The Son2 1 Faculty of Land Management, HCMC University of Natural Resources and Environment 2 Faculty of Law and Political Theory, HCMC University of Natural Resources and Environment * Email: vththu@hcmunre.edu.vn ABSTRACT The development and perfection of the legal system and the propaganda of law are currently among the most important tasks of Vietnam government. This article focused on the propaganda of environmental protection law on household waste management in Tam Phuoc Commune, Bien Hoa City, Dong Nai Province. From the research issues, the authors evaluated the positive aspects and limitations in the propaganda of environmental law on household waste in research area and proposed more effective solutions related to institutional arrangement, human resources, budget and propaganda toward the green environment and sustainable development. The paper contributed to change the perception on municipal waste of Tam Phuoc Communal residents and in other areas in Dong Nai province and nearby areas. Keywords: Law propaganda, environment protection, environment pollution, household waste. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2