intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy nhanh cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA - 2

Chia sẻ: Tt Cap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo 2 kênh giảm nhanh và giảm thông thường đồng tuyến, nghĩa là trong vòng 7 đến 10 năm, phải đưa được khoảng 90% trong số hơn 44.000 dòng thuế của các nước ASEAN xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽ đưa được mức thuế quan bình quân của toàn ASEAN vào năm 2003 khoảng 2,63%. Kênh giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế quan tăng tốc) có lịch trình giảm thuế nhanh sẽ được phân định thành hai nấc: các sản phẩm có thuế suất trên 20% được giảm xuống còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy nhanh cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA - 2

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trình cụ thể theo 2 kênh giảm nhanh và giảm thông thường đồng tuyến, nghĩa là trong vòng 7 đ ến 10 năm, phải đưa được khoảng 90% trong số hơn 44.000 dòng thuế của các nước ASEAN xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽ đưa được mức thu ế quan b ình quân của to àn ASEAN vào năm 2003 khoảng 2,63%. Kênh giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế quan tăng tốc) có lịch trình giảm thuế nhanh sẽ được phân định thành hai nấc: các sản phẩm có thuế suất trên 20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000 và các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp h ơn 20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/1998. Kênh giảm thuế bình thường (còn gọi là chương trình giảm thuế quan theo lịch trình thông thường) sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp chế biến còn lại. Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, việc giảm thuế ở kênh này sẽ được tiến hành theo hai nấc: sẽ giảm thuế suất của chúng xuống tới 20% vào năm 1998 và sau đó sẽ tiếp tục giảm xuống còn 0 -5% vào năm 2003. Đối với sản phẩm đã có thu ế suất bằng hoặc thấp h ơn 20% sẽ đ ược giảm thuế đến 0-5% trong vòng 7 n ăm, tức là kết thúc vào năm 2000. Các danh mục giảm thuế theo kênh thông thường hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các danh mục hàng hoá tham gia CEPT với 49%. Với các tỷ lệ lớn của hai danh mục giảm thuế trong chương trình thực hiện CEPT (kho ảng 93%), các lịch trình giảm thuế n ày nếu đ ược thực hiện, về căn bản, chúng đ ã gần như hoàn thành tỷ suất tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN. Điều đáng lưu ý ở dây là sau một số năm thực hiện CEPT, các nước th ành viên ASEAN đã có đề xuất về một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là không nhất thiết phải tuân thủ theo hai kênh đồng tuyến với các quy định rạch ròi cho các suất thuế cần cắt giảm qua từng thời kỳ. Tuỳ theo đặc điểm cơ cấu thuế quan xuống còn 0-5% càng sớm càng tốt trước năm 2003. Hiện nay Hội đồng AFTA đã ch ấp nhận đề xuất đó như
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com một sáng kiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc tạo dựng một khu vực tự do hoá thương mại ASEAN trư ớc thời hạn đã đ ịnh. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (15-16/12/1998), với sáng kiến thực hiện các thoả thuận đa phương và song phương, đã khẳng định một lần nữa việc đẩy nhanh tiến trình AFTA. ít ra là ph ải hoàn thành AFTA vào năm 2000 đối với 6 nước thành viên ASEAN đ ã kết nạp trước năm 1995. Cũng xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia thành viên mà CEPT còn quy định danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảm thuế (còn gọi là danh mục loại trừ tạm thời) để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này Các sản phẩm trong danh mục này sẽ không được hưởng như ợng bộ từ các nước th ành viên và chỉ tồn tại mang tính chất tạm thời, nghĩa là sau 5 năm, chúng sẽ buộc phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo hai kênh đồng tuyến đã định. Do đó, kể từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, danh mục loại trừ tạm thời sẽ phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo CEPT bình quân 20% mỗi năm. Dĩ nhiên, loại danh mục n ày không nhiều, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số các danh mục tham gia giảm thuế. Một vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong việc xây dựng ch ương trình CEPT là vấn đề đưa hay không đưa các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến vào danh mục giảm thuế. Theo Hiệp định CEPT năm 1992, các sản phẩm nông nghiệp chưa qua ch ế biến không đư ợc đưa vào danh mục giảm thuế theo CEPT. Nhưng đến tháng 9/1994, các thành viên ASEAN đã đồng ý đưa chúng vào danh mục n ày. Do đó, cùng với các danh mục giảm thuế là loại trừ thuế tạm thời, phạm vi sản phẩm tham gia tiến trình tự do hoá thương mại theo CEPT đ ã được mở rộng tới 98% tổng số dòng thu ế của toàn khối ASEAN. Các sản phẩm nông nghiệp chưa qua ch ế biến cũng sẽ được phân định thành ba danh mục: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ ho àn toàn và một danh
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mục đặc biệt khác là danh mục các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm. Trừ một số nhỏ hàng nông nghiệp chưa qua chế biến được đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn, hiện hành nông nghiệp chưa qua ch ế biến của to àn bộ ASEAN bao gồm 1823 dòng thuế, chiếm 4% tổng số d òng thu ế sẽ giảm theo CEPT của các quốc gia này. Các sản phẩm thuộc danh mục nhạy cảm là đối tượng cần có cơ chế tự do hoá riêng phù hợp với các quy định của Hiệp định về nông sản của WTO. Tuy nhiên, mức cam kết giảm thuế của các sản phẩm thuộc danh mục này ở ASEAN sẽ cao hơn mức m à các nước thành viên đã cam kết tại vòng đ àm phán Urugoay. Đến nay, theo đề xuất của các quốc gia th ành viên, những mặt hàng này đã được phép kết thúc lịch trình giảm thuế đến 0-5% vào ngày 1/1/2010. Như vậy, xét một cách tổng quát, cấu trúc CEPT bao gồm 3 danh mục chính: danh mục giảm thuế, danh mục các sản ph ẩm tạm thời chưa giảm thuế và danh mục các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến. Tuy nhiên, để vận dụng đúng hơn về CEPT, các thành viên ASEAN đã thống nhất xây dựng một danh mục loại trừ ho àn toàn một số sản phẩm ra khỏi lịch trình giảm thuế theo CEPT, tức là việc cắt giảm thuế đối với những sản phẩm này sẽ không được áp dụng theo các quy định của CEPT. Đó là những sản phẩm có ảnh hư ởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con ngư ời, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, các di tích lịch sử, khảo cổ... Khi vận dụng CEPT, chúng ta không được quên một điều kiện bổ sung cho cơ chế giảm thuế theo CEPT, đó là những nhượng bộ trao đổi giữa các quốc gia ASEAN khi thực hiện CEPT trên các nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc n ày bắt buộc các nước thành viên đ ể được hưởng ưu đ ãi về thuế quan của nhau khi xuất khẩu theo CEPT cần đảm bảo đúng các yêu cầu sau đây: thứ nhất, sản phẩm đó phải nằm trong danh mục
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cắt giảm thuế của cả nư ớc xuất khẩu và nư ớc nhập khẩu và phải có mức thuế quan tối đa là 20%; thứ hai, sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua và thứ ba, sản phẩm đó phải là những sản phẩm có hàm lượng xuất xứ từ các nư ớc th ành viên ASEAN với ít nhất là 40%. Nếu một sản phẩm đảm bảo được ba yêu cầu đó, chúng sẽ được hưởng ưu đ ãi hoàn toàn từ phía các quốc gia nhập khẩu. Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng thuế quan ưu đ ãi theo ch ương trình CEPT hay không, mỗi n ước thành viên hàng năm phải công bố "tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT" trong đó cần thể hiện được mức thuế quan của các sản phẩm theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện ưu đãi. Tóm lại, CEPT được thực hiện sẽ đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại trong nội bộ ASEAN. Bởi vì dựa vào các kế hoạch giảm thuế đã được các nư ớc th ành viên ASEAN cam kết theo chương trình CEPT, đến năm 2000 chắc chắn 87,7% tổng số các dòng thuế tham gia giảm thuế sẽ có mức thuế 0-5%. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện nay các sản phẩm CEPT đã tăng rất nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội bộ ASEAN, từ 81,38% năm 1994 lên 84,7% năm 1995. 3.2. Hu ỷ bỏ hạn chế về định lượng hàng rào phi quan thu ế Đây là cơ chế quan trọng thứ hai được tiến hành đồng thời với thực hiện chương trình CEPT. Các nước thành viên ASEAN sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm CEPT trên cơ sở chế độ ưu đãi thu ế quan được áp dụng cho các sản phẩm đó. Các hàng rào phi quan thuế khác cũng sẽ đư ợc xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hư ởng ưu đãi. Đây là sự hỗ trợ cực kỳ quan trọng cho tiến trình AFTA vì lẽ cắt giảm thuế là biện pháp cần thiết, đầu tiên song đó không phải là biện pháp duy nhất để thực hiện tự do hoá thương mại. Các khía cạnh như: các kênh giảm thuế đồng tuyến, danh mục loại trừ tạm thời, danh mục hàng nông nghiệp
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chưa qua ch ế biến... tạo nên tính kỹ thuật của chính sách tự do hoá thương mại, còn cấu th ành nên sự tác động có tính chất hành chính, pháp lý giữa các quốc gia trong tiến trình chu chuyển th ương mại đó là các biện pháp về giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật h àng hoá... Đây là những rào cản trong thực tiễn hoạt động thương mại, nó gắn chặt với các chính sách bảo hộ mậu dịch nặng nề và theo đó, việc loại bỏ chúng sẽ không dễ d àng nếu không có sự cải cách toàn diện ở tầm vĩ mô nền kinh tế của từng nước. Hơn nữa, hiện nay, những biện pháp này còn rất không đồng nhất giữa các nư ớc th ành viên ASEAN. Do vậy, để chuẩn bị tốt tiến trình xoá bỏ các h àng rào phi quan thu ế, Uỷ ban Phối hợp thực hiện CEPT/AFTA của ASEAN đ ã tiến hành các bước như sau: Bước 1: Các nước th ành viên cùng thống nhất định nghĩa về các biện pháp phi quan thu ế dựa trên sự phân loại của UNCTAC. Bước 2: tập trung trước tiên việc giảm các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm có tỷ trọng lớn trong giao dịch thương mại nội bộ ASEAN. Bước 3: Ban thư ký ASEAN sẽ tập hợp thông tin các h àng rào phi quan thuế của các nước th ành viên từ nhiều nguồn, gồm: báo cáo của các quốc gia thành viên, bản đánh giá chính sách thương m ại của GATT, báo cáo của Phòng thương m ại-Công nghiệp ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu thương mại của UNCTAC... để có một chính sách điều hoà thích hợp. Trừ một số lý do được phép duy trì các hàng rào phi quan thuế như: sự cần thiết phải bảo hộ một số sản phẩm thuộc d anh mục loại trừ hoàn toàn, sự bảo hộ đối với một số sản phẩm trong thời gian còn được hưởng chế độ miễn trừ tạm thời... việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế cần được phối hợp đồng bộ với chương trình CEPT, trong đó quan trọng nhất và khó khăn nh ất là việc thống nhất các tiêu chuẩn về hàng hoá và việc thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn hoá h àng
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hoá giữa các n ước thành viên. Hiện tại, Uỷ ban về tiêu chu ẩn Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) đang tiến hành thống nhất hoá các tiêu chu ẩn về kỹ thuật của các sản phẩm CEPT thuộc nhóm những h àng hoá có kim ngạch buôn bán lớn giữa các nước ASEAN. Tất nhiên, ở đây cần phân biệt rõ giữa h àng rào phi quan thu ế và các biện pháp phi quan thuế bởi vì rất nhiều biện pháp phi quan thuế lại có tác dụng tốt cho việc tạo dựng môi trường thương mại. Ví dụ, chính sách trợ giá xuất khẩu của Chính phủ, biện pháp chống bán phá giá... Dĩ nhiên, việc thống nhất và xoá bỏ các h àng rào phi quan thuế là một công việc khó khăn vì ba lý do: thứ nhất, các hàng rào phi quan thuế đa dạng và thường ẩn dấu đằng sau các chính sách (ví dụ chính sách kiểm dịch, chính sách duy trì hạn ngạch để hỗ trợ công nghiệp, chính sách đánh giá cao giá trị của đồng bản tệ...); thứ hai, các bộ luật thu ế quan của các nước ASEAN vẫn còn ch ưa được điều ho à (Việt Nam theo h ệ thống điều hoà thuế quan (HS) 6 chữ số, Thái Lan là HS-8, Malaysia và Singapore là HS- 9...), và theo đó, cơ quan h ải quan trong từng n ước thành viên khó có th ể áp dụng đúng thuế, đúng sản phẩm. Thứ ba là, các nguyên tắc về xuất xứ sản phẩm cũng sẽ làm phức tạp hơn các tình thế xử lý về mặt phi quan thuế theo CEPT khi đầu tư và thương mại giữa các nước ASEAN trở n ên thường xuyên và m ật thiết. Để giải quyết các vấn đề này, phòng Th ương mại và Công nghiệp ASEAN có nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình điều ho à các bộ luật thuế quan với sự ưu tiên trước hết giành cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch buôn bán nội bộ ASEAN và những sản phẩm thuộc 15 danh mục h àng hoá tham gia kênh giảm thuế nhanh của CEPT. Hội đồng CEPT đ ã tán thành kế hoạch hành động để điều hoà về các tiêu chí luật thuế và phi quan thuế trên toàn khu vực vào năm 1997. 3.3. Sự phối hợp trong ngành hải quan
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các nước ASEAN đã xác định việc hợp tác hải quan là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu của AFTA, do vậy nga y sau khi Hiệp định CEPT được ký kết, các nư ớc đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này. Phối hợp hải quan là cơ chế thực hiện của chương trình CEPT khi nó hỗ trợ các nước thành viên thống nhất biểu thuế quan theo Hệ thống điều ho à (HS) của nó. Hơn nữa, nó tạo thuận lợi cho việc thực hiện giảm thuế và phi quan thuế khi hệ thống tính giá hải quan đ ược thống nhất, các luồng xanh ưu đãi cho hàng hoá theo CEPT của ASEAN được hình thành và đặc biệt thủ tục hải quan được thống nhất. Như vậy, tiến trình AFTA nhanh hay chậm, được điều chỉnh hay bổ sung đều tuỳ thuộc đáng kể vào các chương trình hợp tác hải quan. Ghi chú: Thuế suất theo CEPT của toàn ASEAN là bình quân gia quyền với quyền số là dòng thuế trong Danh mục cắt giảm ngay (IL) năm 1998. Chúng ta thấy, thuế quan bình quân ASEAN vào thời điểm này của từng nước ASEAN-6 đều đã đạt xấp xỉ dưới 5% (ngoại trừ Thailand và Philipin vẫn còn thu ế suất b ình quân khá cao). Như vậy có thể nói các nước ASEAN-6 về cơ b ản đã hoàn thành việc chuyển các dòng thuế trong các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay đồng thời giảm thuế trong Danh mục cắt giảm ngay. Đối với các thành viên mới, vì thời hạn hoàn thành CEPT còn xa h ơn, do đó, tiến độ chuyển các dòng thuế từ các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay chậm hơn. Tới năm 2000, mới chỉ có khoảng 50% số dòng thu ế được đưa vào Danh mục này. Đối với Việt Nam, năm 2000 sẽ đạt 3.573 dòng thu ế trên tổng số 4.827 dòng trong Danh mục cắt giảm ngay, tương đương khoảng 74% tổng số dòng thuế. Đây là tỷ lệ
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cao nhất so với các thành viên mới khác của ASEAN. Cũng căn cứ vào số liệu do Ban thư ký ASEAN cung cấp, trong năm 2000, mức thuế quan b ình quân thực hiện CEPT của Việt Nam đạt 3,4% từ mức 3,9% năm 1999, đây là m ột sự cắt giảm đáng kể. So với mức thuế quan b ình quân hiện nay tính gia quyền theo kim ngạch thương mại cho tất cả các dòng thuế (kể cả dòng có thuế suất bằng 0) trên 11% thì chúng ta đã thực hiện thuế theo CEPT chỉ thấp bằng 1/3 của mức thuế suất bình quân hiện hành áp dụng chung cho các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Trên cơ sở thực hiện Hiệp định CEPT với các n ước ASEAN, thời gian vừa qua Việt Nam đ ã đạt đư ợc nhiều thuận lợi về thương m ại với các nước ASEAN, điều dó tạo điều kiện để kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng. Khu vực các nước ASEAN đã và sẽ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Tổng cục Hải quan đã tham gia với các nước th ành viên ASEAN khác trong mọi lĩnh vực hợp tác hải quan ASEAN: Điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nước ASEAN; Điều hoà thống nhất các hệ thống xác định trị giá hải quan để tính thu ế; Điều ho à thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN; Xuất bản sách Hướng dẫn về các quy trình thủ tục hải quan của các nư ớc; Triển khai Hệ thống Luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm của CEPT; Xây dựng tờ khai hải quan chung; Xây dựng Hiệp định Hải quan của các nước ASEAN. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này do những sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước về quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu, danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải quan nên ta đang có những khó khăn khi tham gia các nội dung hợp tác n ày. 4. Triển vọng của AFTA
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tỷ lệ xuất khẩu của ASEAN sang các đối tác ngoài khối tăng 10.5% tương đương 200,5 tỉ đô la năm 1999 từ 178,4 tỉ đô la năm 1998. Điều này có sự đóng góp rất lớn của các mặt h àng xu ất khẩu sang EU, tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi lượng nhập khẩu từ các đối tác n ày cũng tăng vào năm 1999 trừ Mỹ, lượng nhập ch ỉ còn 5 tỉ đô la. Sự gia tăng nhập khẩu trong số các đối tác thuộc khối chủ yếu là từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia thành viên dược thụ hưởng các điều kiện ưu đãi do AFTA mang lại: có thị trường chung rộng lớn, các yếu tố đầu vào giảm, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và thông qua AFTA từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở này, các nước thành viên ngày càng phát huy được các lợi thế so sánh của mình. Cũng vì vậy, người ta đã dự báo rằng trong những năm đầu của th ế kỷ XXI, ASEAN vẫn là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vẫn là những nền kinh tế có hiệu suất của khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Với việc Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998, ASEAN ngày càng có ảnh hưởng đáng kể đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Hiện tại, Hiệp hội ASEAN đã quyết định kết nạp thành viên cuối cùng của Đông Nam á là Campuchia vào tổ chức của m ình. từ ASEAN - 9 đ ến ASEAN -10 và theo đó là việc nghiễm nhiên Campuchia tham gia AFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ được mở rộng về quy mô, đa dạng về trình độ, và là sự bổ sung về mặt cơ cấu để cả khu vực ASEAN thành một thể chế kinh tế thống nhất. Những kinh nghiệm và các vấn đề bức xúc đặt ra trong tiến trình thực hiện AFTA hiện nay sẽ là những bài học quý giá cho các thành viên đ i sau. Nh ìn chung, triển vọng ở AFTA không phải chỉ là hiệu quả thương mại và đầu tư nội bộ khu vực m à là ở việc AFTA đã đặt tất cả các nền kinh tế thành viên trước những sự chuyển đổi cần thiết từ bên trong, tìm được ra
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com những điểm tương đ ồng, bổ sung và thúc đẩy nhau với tư cách là một thể chế thống nhất có sức mạnh và ảnh hưởng lớn tới các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu khác. AFTA với tư cách là một sự nhất thể hoá thị trường khu vực, sẽ làm tăng sự lệ thuộc lẫn nhau vì sự cần thiết phải phối hợp với nhau về các chính sách kinh tế. Mọi sự chênh lệch về mức thuế quan sẽ được thu hẹp và khả năng mở ra cho một khu vực thương mại tự do hơn sẽ được đẩy mạnh. Những nhân tố chủ yếu quyết định sự th ành công của AFTA mà chúng ta có thể thấy là: thứ nhất, với sự hội tụ của công nghiệp hoá, giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế, phi điều chỉnh và tư nhân hoá, nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và các vấn đề nảy sinh trong khu vực thương m ại tự do sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, với chương trình giảm thuế CEPT được kết hợp chặt chẽ với ch ương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các lợi ích thu được từ AFTA sẽ được nhân lên gấp bội. Cùng với các chương trình hợp tác rộng rãi về nhiều lĩnh vực: tài chính, tiền tệ, sở hữu trí tuệ... và hợp tác theo vùng kinh tế khu vực như là với các tam giác, tứ giác tăng trưởng ASEAN sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Thứ ba, sự hài hoà trong khu vực về các tiêu chuẩn công nghiệp, luật đầu tư và các chính sách nội địa khác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến ttrình nhất thể hoá. Thứ tư, với những thành công trong vòng đàm phán Urugoay và với sự tăng cường của WTO, APEC, Hiệp hội ASEAN nh ất thiết phải cố gắng giảm thuế quan và phi quan thu ế nhanh cho tất cả đối với các n ước thành viên và không ph ải th ành viên. Do đó, thực hiện AFTA trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay đang tạo cơ hội tốt nhất cho các nước thành viên ASEAN tiếp tục mở rộng sự tăng trưởng năng động của nó. ) 5. Nh ững tác động của AFTA đến các nước thành viên Khi tham gia vào AFTA có ba lo ại chủ thể chịu tác động là Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với Nhà nước, khi gia nhập AFTA, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống. Nếu việc tham gia AFTA không làm tăng khối lượng biôn bán đến lúc mà số lượng thuế thu được do tăng doanh thu không bù đắp đ ược sự cắt giảm thu do giảm thu ế suất. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại chịu hai loại tác động ngược chiều, tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ các hàng rào bảo hộ. Đối với người tiêu dùng, họ sẽ có lợi về giá cả rẻ hơn, chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng hơn. Họ đ ước quyền lựa chọn lớn hơn và mức độ thoả m ãn trong tiêu dùng cao hơn. Chương II:Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ afta I. NHữNG CAM KếT CủA VIệT NAM TRONG KHUÔN KHổ AFTA 1. áp dụng quy chế tối huệ quốc - MFN Việt Nam cam kết áp dụng trên cơ sở có đi có lại, ưu đãi tối huệ quốc và ưu đ ãi quốc gia cho các nước thành viên ASEAN, cung cấp các thông tin phù hợp về chính sách thương m ại theo yêu cầu. Có thể nói, hợp tác kinh tế là quá trình h ợp tác trên cơ sở "có đi có lại", trong đó các nước th ành viên giành sự đối xử ưu đ ãi cho nhau trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại và đ ầu tư trong tổ chức ASEAN nói riêng và APEC, GATT, WTO nói chung đ ều được thực hiện trên cơ sở giải thoát các nước ra khỏi tình trạng phân biệt đối xử nghiêm trọng trong các quan hệ thương mại gây cản trở lớn cho phát triển kinh tế thế giới, trong đó mọi th ành viên đều bình đ ẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia. Trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh để tiến h ành các cuộc thương lư ợng tập thể
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhằm thiết lập các thoả thuận và và các luật lệ chung, việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nói chung và AFTA nói riêng giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử trong trong quan hệ với các nước, đặc biệt là những nước lớn, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, tranh thủ được lợi ích tập thể của cả khối để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan h ệ với các cường quốc, giải quyết các tranh chấp thương m ại với các nước th ành viên. 2. Cắt giảm thuế quan Việt Nam - AFTA theo CEPT Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện AFTA. Theo các cam kết của ASEAN thì: Sáu nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2002, cụ thể là: + Đạt ít nhất 85% số dòng thuế của Danh mục giảm thuế (IL) có thuế suất 0 - 5% vào năm 2000 + Đạt ít nhất 90% số dòng thu ế của IL có thuế suất 0- 5 % vào năm 2001 + Đạt 100% số dòng thuế của IL có thuế suất 0 - 5% vào n ăm 2002, nhưng có một số linh hoạt Việt Nam sẽ tối đa số dòng thu ế 0 - 5% vào năm 2003, mở rộng số dòng 0% vào năm 2006 Lào và Myanma sẽ tối đa số dòng thuế 0 - 5 % vào năm 2005, mở rộng số dòng thuế 0% vào năm 2008 Tại Hội nghị AEM Retreat (3/1999), các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt 60% số dòng thuế trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) có thuế suất 0% vào năm 2003.
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Danh mục loại trừ ho àn toàn (GEL) gồm những mặt hàng sẽ được loại trừ vĩnh viễn ra khỏi chương trình CEPT. Danh mục n ày được xây dựng phù h ợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt h àng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con ngư ời, động vật, thực vật, các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước… Danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam ban đầu gồm 213 dòng thu ế, chiếm 6,2% tổng số dòng thuế của biểu thu ế nhập khẩu. Sau đó được chuyển bớt một số sang Danh mục loại trừ tạm thời và cơ cấu lại còn 127 dòng thu ế. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) chủ yếu được sử dụng để nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Danh mục n ày gồm các sản phẩm mà các nước ASEAN chưa sẵn sàng cắt giảm thu ế ngay. Trong vòng 5 năm, kể từ 1/1/1996 (đối với Việt Nam là 1/1/1999), các sản phẩm thuộc danh mục này ph ải được chuyển dần vào Danh mục giảm thuế, mỗi năm 20% số sản phẩm trong Danh mục. Đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% và được chuyển sang Danh mục giảm thuế trước 1/1/1998, đến 1/1/1998 thu ế suất phải được giảm xuống 20%. Đối với các sản phẩm đư ợc chuyển sang Danh mục giảm thuế sau 1/1/1998, thuế suất khi đưa vào phải bằng hoặc nhỏ hơn 20%, đ ể từ đó giảm tiếp xuống 0 - 5 %. Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam bao gồm 1147 dòng thuế chiếm 39,2 % tổng số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Danh mục giảm thuế (IL) Theo quy đ ịnh của Hiệp định CEPT/AFTA (đa sửa đổi), những mặt hàng được đưa vào IL là những mặt hàng sẽ phải cắt giảm thuế để có thuế suất cuối cùng từ 0% đến 5% vào năm 2003 (đối với Việt Nam là năm 2006, đối với Lào và Myanma là năm 2008). Kể từ năm 1996, mỗi năm các nước ASEAN phải đưa thêm 20% các mặt
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng từ danh mục hàng tạm thời chưa giảm thuế (TEL) sang IL. Các thời hạn tương ứng đối với Việt Nam là năm 1999, với Lào và M yanma là năm 2001, Campuchia là 2003. Trong quan hệ thương mại giữa hai nước ASEAN, chỉ khi một mặt hàng nằm trong IL của cả hai nước th ì mới được hư ởng các ưu đãi nói cách khác ưu đãi được đưa ra trên cơ sở có đi có lại. Danh mục giảm thuế của Việt Nam gồm 1718 dòng thu ế, chiếm 53% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL) Danh mục các mặt hàng nông sản chưa ch ế biến có khả năng gây ảnh h ưởng lớn đến nền kinh tế ASEAN nếu thực hiện giảm thuế quan theo lịch biểu của chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo danh mục này của các nước ASEAN và căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa ch ế biến. Thời hạn đưa các mặt h àng trong Danh mục này vào Danh mục giảm thuế sẽ bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2003 (đối với Việt Nam là 2004 và 2006). Các m ặt hàng trong Danh mục n ày được kéo dài thời hạn giảm thuế quan xuống 0 - 5% cho đ ến năm 2010 thay vì 2003 như các m ặt h àng khác (đối với Việt Nam là 2013). Đây là các m ặt h àng quan trọng đối với mỗi nước nên thường được bảo hộ rất cao, vì thế bên cạnh thời hạn giảm thuế, các mặt hàng này còn cần phải có thoả thuận cụ thể về thuế suất bắt đầu thực hiện giảm thuế và các ch ế độ đãi ngộ khác. sống ngành. Danh mục cắt giảm thuế quan chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang có thuế suất thấp hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao hơn nhưng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu. Việt Nam đã đưa ra nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA trong năm 2000 và những năm sau đó. Theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2