intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ cách tránh bị xâm hại

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước nguy cơ tội phạm ngày càng tăng, các bậc cha mẹ nên cảnh giác, đồng thời khuyên bảo con tuân theo những nguyên tắc phòng vệ sau: Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ - Một số thiếu niên hư hỏng thường tấn công trẻ nhỏ, trong trường hợp đó, bạn hãy khuyên con nên gọi bố mẹ hoặc người lớn lại. Hoặc dạy con kêu thật to “không”. - Đôi khi trẻ thường đánh nhau với một số đối tượng xấu để giữ đồ chơi, áo ấm, nón mũ vì sợ về nhà cha mẹ mắng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ cách tránh bị xâm hại

  1. Dạy trẻ cách tránh bị xâm hại Trước nguy cơ tội phạm ngày càng tăng, các bậc cha mẹ nên cảnh giác, đồng thời khuyên bảo con tuân theo những nguyên tắc phòng vệ sau: Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ - Một số thiếu niên hư hỏng thường tấn công trẻ nhỏ, trong trường hợp đó, bạn hãy khuyên con nên gọi bố mẹ hoặc người lớn lại. Hoặc dạy con kêu thật to “không”. - Đôi khi trẻ thường đánh nhau với một số đối tượng xấu để giữ đồ chơi, áo ấm, nón mũ vì sợ về nhà cha mẹ mắng mỏ, do đó trẻ có thể bị chấn thương. Hãy giải thích cho con sự an toàn là trên hết và trong tình huống như thế bạn không nên mắng con. - Hãy lắng nghe những câu chuyện của trẻ dù nhảm nhí đến đâu, thuyết phục trẻ kể cho bạn nghe tất cả những gì xảy ra đối với chúng trên đường phố. Nếu không trẻ sẽ im lặng trong trường hợp nghiêm trọng. - Dạy trẻ đừng bao giờ nói chuyện với người lạ, nên giả vờ như không nghe thấy và đi nhanh sang nơi khác. - Chúng ta vẫn thường dạy trẻ không được nói dối, nhưng trong trường hợp nguy hiểm, bạn hãy nói với trẻ hiểu rằng chúng có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm. Lời khuyên dành cho các em gái tuổi vị thành niên
  2. - Khi ra khỏi nhà phải cho cha mẹ biết bạn đang ở đâu và làm thế nào để liên hệ với bạn khi cần thiết. - Hãy từ chối lời đề nghị đưa bạn về nhà của một người quen biết tình cờ. - Khi một người lạ mặt mời bạn đi đâu đó, dù lý do có chính đáng đến đâu, bạn hãy lịch sự từ chối và tránh nhanh. - Khi đến một nơi lạ, việc đầu tiên là xem có điện thoại không, hãy để ý xem có cửa nào để thoát ra trong trường hợp nguy hiểm. Dạy trẻ cách xử sự Có lẽ các vị phụ huynh chẳng bao giờ bắt đứa con mới 2 tuổi của mình nhai thức ăn mà không được há miệng. Nhưng nếu bạn chịu để ý một tí thì bạn sẽ rất ngạc nhiên về những cách cư xử mà con bạn học được, có lúc cần phải xử sự thế này, có lúc lại xử sự thế kia. Có lẽ giờ này con bạn đang nhủ ngon hoặc đang học bài vì bé đã biết được phản ứng của bạn. Nếu bạn có cách cư xử ngay từ lúc đầu và thường xuyên áp dụng thì con bạn sẽ nắm bắt nó nhanh hơn – và ít tỏ thái độ chống đối hơn. Làm gương: Để trẻ có những cách cư xử lịch sự thì cách tốt nhất là bạn phải lịch sự đã. Ở lứa tuổi này (2 tuổi) trẻ em chỉ muốn làm giống bố mẹ mình mà thôi. Nếu
  3. trong nhà bạn lúc nào trẻ cũng nghe được những câu nói lịch sự thì trẻ cũng sẽ cư xử lịch sự đúng như thế. Nên bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt nhất. “Cám ơn”, “xin lỗi”… thường là những câu nói nhã nhặn lịch sự đầu tiên mà người bố người mẹ nào cũng muốn dạy cho con mình. Bạn có thể áp dụng ngay khi đứa trẻ bắt đầu nói những lời đầu tiên để giao tiếp với những người xung quanh, có thể là ngay sau năm đầu tiên. Phải mất một thời gian khá dài con bạn mới có thể nói được những lời như “cám ơn” hay “xin lỗi”, nhưng một khi con bạn bắt đầu nói chuyện được thì bạn sẽ dần tập cho bé nói sao cho đúng, nói sao cho hay. Bạn cũng nên đọc cho con nghe những câu chuyện có tính giáo dục mối quan hệ và cách cư xử của mọi người trong cuộc sống hàng ngày để hướng trẻ theo những cách thức đúng nhất. Yêu cầu con cùng ngồi vào bàn với bạn. Học cách ngồi yên và thẳng lưng được 5 phút là một kỳ công rất lớn đối với trẻ lên 2 tuổi, vì vậy đừng bao giờ tự đặt mình vào tình huống khó xử nếu con bạn bắt đầu ngọ nguậy hay quơ tay múa chân. Các bữa ăn trong gia đình có thể là khoảng thời gian thực hành khó khăn, phải bảo đảm được mục tiêu mà bạn đã đề ra một cách hợp lý: 15 phút ngồi ở bàn ăn, ngồi nguyên ở trên ghế có thể là một việc làm khó khăn đối với những trẻ năng động. Bạn nên nâng cao dần mục tiêu của mình, không chỉ ở bữa ăn mà cả ngay trong nhà bếp: đầu tiên là 5 phút sau đó là vài phút nữa tới khi trẻ có vẻ mệt. Mỗi khi dùng cơm tối ở nhà bạn bè hay họ hàng thì bạn phải chuẩn bị tinh thần cho bé trước, cho bé biết rằng đây sẽ là một cơ hội để bé thể hiện mình là một đứa bé
  4. ngoan, bé có thể ngồi chơi hoặc ăn ngoan ngoãn trong suốt bữa ăn được. Khi con thực hiện được, bạn đừng quên khen ngợi để động viên bé. Tuy nhiên, đừng nên quá khen, nếu không bé sẽ cảm thấy là mình đã làm được một việc gì đó phi thường. Nên nhớ, chúng ta đang đề cập đến những đứa trẻ chỉ mới 2 tuổi, có thể tái phạm lại và nên vui vẻ để xử lý mọi tình huống. Mạnh dạn dùng những lời chào lịch sự. Đối với trẻ lên 2, chắc chắn có thể học được những câu chào thông thường như “chào bác”, “chào cô”… mỗi khi đến thăm hay được gặp gỡ một ai đó và “chào bác/cô/chú… cháu về” mỗi khi ra về. Có thể trẻ sẽ dễ dàng chào hỏi lúc đến nhưng đến khi ra về lại bẽn lẽn mắc cỡ hay òa khóc khi ra về. Nhưng nói chung đây là bước tích cực trong việc dạy những lời chào hỏi cho trẻ vì điều đó giống như những viên gạch lót đường đầu tiên để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đại khái như “rất vui được gặp bác/chú/cô…” và sau đó là cử chỉ ôm hôn hoặc bắt tay đầy thân thiện. Đưa con đến nhà ông bà chơi thì dạy cho trẻ cách chào hỏi ông bà “cháu chào ông bà”, nếu đây là lần đầu tiên đến thăm ông bà, bạn phải sắp xếp trước với con để con khỏi bỡ ngỡ quay mặt đi và không chịu chào ông bà (dù sao con bạn chỉ mới 2 tuổi, cho nên lần đầu tiên có thể cháu sẽ mắc cỡ). Tập phép lịch sự. Những cuộc cãi vã đầu tiên của trẻ thường là giành giật đồ chơi. Đừng hy vọng con mình sẽ nhường đồ chơi cho những em khác, mà phải chiếu cố đến con mình. Nếu bạn bắt đầu dạy cho con là khi nào chơi cùng với những bạn khác, ở nhà cũng như ở trường thì con không được giành hết đồ chơi. Cần đặt ra
  5. những nguyên tắc cơ bản: nếu có một đồ chơi mà nhiều em cùng thích chơi, thì phải thay phiên nhau chơi chứ không được giành giật nhau và làm hư đồ chơi, không được xô đẩy và đánh nhau. Nếu có vi phạm thì phải cảnh cáo rõ ràng và nếu cần không cho chơi nữa. Nên khen con mỗi khi nó làm được một việc tốt hoặc có những hành vi rộng lượng hay quan tâm đến bạn nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2