intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ tập nói: 3 sai lầm điển hình

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Lặp lại lỗi phát âm của trẻ Khi mới học nói, trẻ khó tránh được việc phát âm ‘méo mó' không chuẩn nên một số người cảm thấy như thế thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và hay nhắc lại với niềm vui thích. Ví dụ: ‘Con thỏ' thì trẻ nói thành ‘con ỏ' hoặc ‘con xỏ'... Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn. Vì vậy, khi dạy trẻ bạn cần phát âm thật chuẩn xác. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ tập nói: 3 sai lầm điển hình

  1. Dạy trẻ tập nói: 3 sai lầm điển hình 1. Lặp lại lỗi phát âm của trẻ Khi mới học nói, trẻ khó tránh được việc phát âm ‘méo mó' không chuẩn nên một số người cảm thấy như thế thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và hay nhắc lại với niềm vui thích. Ví dụ: ‘Con thỏ' thì trẻ nói thành ‘con ỏ' hoặc ‘con xỏ'... Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn. Vì vậy, khi dạy trẻ bạn cần phát âm thật chuẩn xác. Nếu trẻ có nói sai thì nhẹ nhàng nhưng phải kiên quyết uốn ngay. Và, hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe. 2. Dạy bằng ngôn ngữ ‘trẻ con' Nhiều người nghĩ rằng việc dùng ngôn từ đơn giản hay dùng chính ngôn ngữ ‘trẻ con' để nói chuyện sẽ khiến trẻ nhận thức và tiếp thu vấn đề nhanh nhạy hơn. Ví dụ, trẻ nói "Mẹ ơi! Lấy tơm cho con" thì mẹ không nói lại lời của trẻ là "Tơm của con đây", mà cần nhắc trẻ nói đúng: "Con phải nói là mẹ ơi, lấy cơm cho con. Cơm của con đây". Người lớn tuyệt đối không nên nói theo những từ mà trẻ phát âm sai. 3. ‘Nghe nhạc đoán chương trình' quá nhanh Khi trẻ chỉ bình nước, người lớn liền hiểu ngay là trẻ muốn uống nước, thế là lấy ngay bình nước đưa cho chúng. Như thế bạn đã tước mất cơ hội tập nói của trẻ. Dù bạn có đoán đúng ý trẻ thì cũng không nên phản xạ quá nhanh mà nên khích lệ trẻ phát ra âm thanh, dùng ngôn ngữ biểu đạt mong muốn của mình.
  2. Trước tiên, hãy tự kiểm tra phản ứng của chính phụ huynh với những con chó. Bạn có thể lo lắng, hoảng sợ hoặc nhanh chân chạy khi thấy một con chó. Điều này tất nhiên là để giữ an toàn cho mẹ và bé nhưng có thể làm bé thấy, tất cả các con chó đều rất đáng sợ. Nên tìm một số cuốn sách hoặc đĩa CD nói về những chú chó dễ thương và cùng trao đổi với bé. Hướng dẫn bé làm sao để an toàn trước một con chó, như không được kéo đuôi chó. Đưa bé đến những nơi công cộng (ngồi trong quán cafe), sau đó bạn chỉ cho bé xem những con chó được người lớn dắt đi và nhận xét về những điều thú vị mà chó con đang làm. Sau đó, chỉ cho bé xem một chú chó (nhà ông bà ở quê, chẳng hạn) mà bạn nghĩ là nó an toàn, thân thiện với bé. Đừng ép bé phải lại gần hoặc quý mến một con chó. Tức là nếu bé không đồng ý nuôi một con chó thì bạn nên tôn trọng bé. Hoặc bé không muốn nhắc hay xem một con chó thì bạn nên đợi sau. Một số thắc mắc của những phụ huynh khác: ‘Bé 2 tuổi nhà tôi thích giật tóc những bé khác và giật tóc mẹ. Làm sao tôi ngăn cản được bé?' - Nếu bé kéo tóc mẹ khi mẹ đang bế bé, hãy nhanh chóng nghiêm mặt nói: "Không được kéo tóc mẹ. Mẹ đau lắm". Nếu bé còn tiếp diễn, cần đặt bé xuống và phạt bé bằng cách đi ra phòng khác ít phút: "Nếu con còn giật tóc mẹ thì mẹ không chơi với con nữa". Bé sẽ hiểu được rằng, kéo tóc mẹ không lôi kéo được sự quan tâm của mẹ như bé tưởng. Nếu bé kéo tóc bé khác, bạn nên nhanh chóng di dời "nạn nhân" sang chỗ khác và giải thích với bé lý do vì sao không được giật tóc bạn chơi. Ngoài ra, nên khen ngợi và âu yếm mỗi khi bé nhẹ nhàng với mẹ và những bạn chơi khác. Nếu nhất quán trong phản ứng của bạn, bé sẽ hiểu được là cư xử nhẹ nhàng sẽ được mẹ yêu hơn. 'Bất cứ khi nào phải rời khỏi nhà người thân hoặc công viên, bé 3 tuổi nhà tôi đều giận hờn. Tôi phải làm gì để ngăn chặn điều này?'
  3. - Đây là một "kịch bản" khá phổ biến. Bé thích nổi quạu vì đang chơi vui thì bị mẹ bắt về. Vì thế, trước khi đến giờ ra về, bạn nên cảnh báo trước với con, cho bé thêm 5 phút để bé kết thúc trò chơi của mình. Hết thời gian cảnh báo, bạn cần dứt khoát để bé về. Nếu bạn chần chừ, bé sẽ hiểu rằng: "Cứ chơi đi, mẹ vẫn đợi mình mà". Sau đó, việc đưa bé về càng khó khăn hơn. Hoặc bạn cũng có thể đánh lạc hướng để bé háo hức được về nhà. Dụ bé ngồi lên xe ăn nhẹ hoặc uống gì đó rồi mới về nhà. Khen ngợi khi bé ngoan cũng là cách giúp bé biết phát huy điều tốt. Nếu bé vẫn tiếp tục hờn dỗi, bạn sẽ "mạnh tay" hủy bỏ chuyến đi chơi tiếp theo (tất nhiên là phải giải thích để bé biết lý do). Cách này hiệu quả nếu bé luôn mong đợi được đi chơi vào cuối tuần. Nếu nhất quán thì điều này sẽ sớm được cải thiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2