intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạt

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ ra khỏi nhà đi chơi ở nơi công cộng hoặc đi học ở trường có thể bị bạn hoặc trẻ lớn bắt nạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạt

  1. Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạt Trẻ ra khỏi nhà đi chơi ở nơi công cộng hoặc đi học ở trường có thể bị bạn hoặc trẻ lớn bắt nạt. Trẻ đi học ở trường có thể bị trẻ lớn bắt nạt (minh họa - google image)
  2. Có ba loại bắt nạt - Loại một: bắt nạt bằng hành động như cấu, cắn, giật tóc, giật đồ… - Loại hai: bắt nạt bằng lời nói như chê xấu, gọi trẻ bằng biệt danh xấu, hù dọa… - Loại ba: bắt nạt bằng tẩy chay. Nhiều trẻ sợ hãi không dám đi chơi hoặc không thích đi học do sợ bị bắt nạt. Phần lớn các trường hợp trẻ kể lại chuyện mình bị bắt nạt cho bố mẹ biết, nhưng một số lại không dám kể vì sợ bị bố mẹ mắng hoặc sợ bạn trả thù. Nếu việc trẻ bị bắt nạt không giải quyết sớm để lâu ngày sẽ hình thành ở trẻ tính cách thu mình, rụt rè, kém tự tin, thiếu bản lĩnh. Trong trường hợp trẻ kể lại, bố mẹ nghe xong nên bình tĩnh, tránh phê phán trẻ là ngu dốt hoặc hèn nhát
  3. vì đã để bị bắt nạt. Bố mẹ nên phân tích tình hình xảy ra và dạy trẻ cách ứng phó: Có nhiều dạng bắt nạt như: tẩy chay, bình phẩm xấu...(google images) - Dạy trẻ nói với bạn là không được làm thế. Nếu bạn còn bắt nạt trẻ sẽ không chơi với bạn nữa.
  4. - Bố mẹ trao đổi với giáo viên để tìm sự trợ giúp. Giáo viên sẽ nhắc nhở bạn hoặc có hình thức cảnh cáo nếu bạn còn tái phạm… - Gặp bạn đã bắt nạt con mình để nhắc nhở hoặc gặp phụ huynh của bạn ấy để nhắc nhở gia đình đó bảo ban giáo dục. - Dạy trẻ bảo vệ đồ dùng của mình như: đồ dùng học tập, vật dụng của bản thân… và nói cho trẻ hiểu đó là đồ riêng của mình không ai được tự tiện lấy nếu không hỏi trẻ. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên kiểm tra đồ dùng của trẻ để biết xem trẻ có bị bạn lấy mất hay không. - Động viên trẻ bình tĩnh nếu bị bạn bắt nạt. Nếu trẻ không biết cách phản ứng lại một cách cứng rắn, khóc lóc hoặc sợ hãi thì trẻ sẽ lại bị bắt nạt lần sau. - Luôn tạo cho trẻ lòng tin vào việc trẻ sẽ có nhiều bạn tốt nếu trẻ đối tốt với bạn như biết giúp nhau khi bạn gặp khó khăn, luôn chuyện trò vui vẻ cùng các
  5. bạn, tham gia những sinh hoạt nhóm, vui chơi lành mạnh. Ths, Bs Quách Thúy Minh (BV Nhi Trung Ương)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2