intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm chỉ rõ những thành công, tồn tại và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động marketing số của doanh nghiệp; Đưa ra các đề xuất, giải pháp marketing số phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHẠM THỊ BÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Hà Nội, 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHẠM THỊ BÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số: 8.34.01.21 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN ĐỨC NHUẬN Hà Nội, 2024
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Đức Nhuận. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Số liệu được sử dụng trong các bảng biểu, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá, được tôi thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi rõ nguồn gốc trong tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2024 Tác giả Phạm Thị Bích
  4. 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Nguyễn Đức Nhuận, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này. Những lời khuyên và sự chỉ dẫn quý báu của thầy đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô và toàn thể cán bộ, nhân viên của trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên đã cung cấp thông tin, tài liệu và số liệu cần thiết cho đề án này. Những thông tin và hỗ trợ từ các bạn đã đóng góp quan trọng vào thành công của nghiên cứu này. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, đề án này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Quý thầy cô để tôi có cơ hội học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành đề tài này tốt hơn.  Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Bích
  5. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... 6 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................................7 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN............................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. LÝ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN................................................ 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 4. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN......................... 3 4.1. Quy trình thực hiện đề án...................................................................... 3 4.2. Phương pháp thực hiện đề án............................................................... 4 5. KẾT CẤU ĐỀ ÁN............................................................................................6 PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN....................................................................7 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................................... 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................7 1.1.2. Nội dung các vấn đề liên quan đến đề án...........................................9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................................14 1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động marketing số của một số doanh nghiệp................................................................................................ 14 1.2.2. Bài học rút ra từ hoạt động marketing số của doanh nghiệp........ 18 PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN.......................................................................21 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY....................................................................21 2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.21 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.................................... 23 2.1.3. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên...................... 24 2.2. THỰC TRẠNG MARKETING SỐ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN....................................................... 32
  6. 4 2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động marketing số của doanh nghiệp............................................................................................................ 32 2.2.2. Thực trạng phân tích thị trường và đối thủ.................................... 34 2.2.3. Thực trạng xác định khách hàng mục tiêu...................................... 35 2.2.4. Thực trạng lập kế hoạch marketing số............................................ 37 2.2.5. Thực trạng lựa chọn các công cụ marketing số phù hợp............... 38 2.2.6. Thực trạng phát triển nội dung truyền thông có chất lượng cho marketing số................................................................................................. 42 2.2.7. Thực trạng thử nghiệm, triển khai, đo lường và phân tích marketing số................................................................................................. 43 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN (BITI’S).. 44 2.3.1. Những thành công đã đạt được........................................................ 44 2.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ ÁN ĐẶT RA.. 48 2.4.1. Giải pháp về lựa chọn thị trường mục tiêu......................................48 2.4.2. Giải pháp về lập kế hoạch marketing số.......................................... 49 2.4.3. Giải pháp về lựa chọn công cụ marketing số...................................51 2.4.4. Giải pháp về nội dung marketing số.................................................53 2.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện marketing số.................................. 54 2.4.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thực hiện marketing số..54 PHẦN 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................56 3.1. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................ 56 3.1.1. Bối cảnh thực hiện đề án................................................................... 56 3.1.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án...........................................58 3.2. KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP............62 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 TMĐT Thương mại điện tử 3 CRM Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng) 4 ROI Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) 5 KOL Key Opinion Leader (Người dẫn dắt dư luận) 6 KOC Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng dẫn dắt) 7 SEO Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) 8 SEM Search Engine Marketing (Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm) 9 CMS Content Management System (Hệ thống quản lý nội dung) 10 AI Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo) 11 SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm phân tích thống kê cho khoa học xã hội) 12 IT Information Technology (Công nghệ thông tin) 13 PPC Pay-Per-Click (Trả tiền theo lượt nhấp chuột) 14 MV Music Video
  8. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Kết quả khảo sát nhân khẩu học khách hàng 35 2.2 Kết quả khảo sát về kênh phân phối và hoạt động xúc 38 tiến của Biti's 2.3 Kênh tiếp xúc với hoạt động marketing số của doanh 39 nghiệp 2.4 Kết quả khảo sát về sản phẩm và giá cả của Biti's 46
  9. 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất 23 hàng tiêu dùng Bình Tiên 2.2 Kênh website của Biti’s 33 2.3 Kênh shopee của Biti’s 34 2.4 Mobile Ad Network - Mạng quảng cáo di động 42
  10. 8 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN Đề tài: Hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên Tác giả: Phạm Thị Bích Người hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Đức Nhuận Đề án tập trung vào hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên được chia thành 3 chương. Trong chương đầu tiên, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý thuyết chung liên quan đến marketing và marketing số. Sau đó là phần phân tích về thực trạng marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - những thành công đã đạt được và những tồn tại chưa được giải quyết. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp thực tế và phù hợp để giúp cho hoạt động marketing số của Công ty được hoàn thiện hơn. Các giải pháp được đưa ra về lựa chọn thị trường mục tiêu, nội dung marketing số, giải pháp về tổ chức thực hiện marketing số, giải pháp về công cụ marketing số và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thực hiện hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN - Theo báo cáo của We’re Social, tính đến tháng 1 năm 2024, Việt Nam có tổng cộng 78,44 triệu người dùng Internet, đạt tỷ lệ sử dụng Internet là 79,1% tổng dân số, thời gian trung bình mà người dùng dành để sử dụng Internet là 6 giờ 18 phút. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và sự gia tăng nhanh chóng của người dùng internet đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi số các Doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các Doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều cần chuyển đổi từ các hình thức marketing truyền thống sang marketing số để tìm kiếm phương pháp kinh doanh hiệu quả và đạt kết quả cao nhất. - Thực tế cho thấy, thị trường thương mại điện tử và các nền tảng truyền thông xã hội tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động kinh doanh trở nên sôi động, từ quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram) đến các dịch vụ giải trí (Netflix, Pinterest), vận tải (Uber, Grab, GoViet) và bán lẻ trực tuyến (Lazada, Shopee). Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là sau hai năm dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến. Sự phát triển này đã thúc đẩy ngành thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng từ 16-30% mỗi năm. - Với sự phát triển của Internet và thương mại điện tử, Marketing số đã trở thành hoạt động quan trọng cho nhiều doanh nghiệp. Đánh giá tiềm năng của các kênh mạng xã hội cho thấy một lượng lớn người dùng tại Việt Nam sử dụng các nền tảng này để mua hàng và hoạt động thường xuyên. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc phát triển thương hiệu và tiếp cận khách hàng thông qua nội dung và công cụ quảng cáo trong marketing số. - Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên là một thương hiệu lớn trong ngành hàng giày dép tại Việt Nam, dù thị trường của họ vẫn đang phát triển, nhưng những con số về doanh thu và kết quả kinh doanh vẫn tập trung nhiều ở các kênh truyền thống. Mặc dù đã triển khai hoạt động marketing số trong nhiều năm, hoạt động này vẫn còn những bất cập và chưa thực sự hoàn thiện. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn, Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên cần phải đẩy mạnh và cải thiện hoạt động marketing số của doanh nghiệp. Xuất phát từ bối cảnh và thực tiễn của doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài
  12. 2 đề án: “Hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên” nhằm phân tích và đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động marketing số, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài cần giải quyết nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động marketing số. - Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tế hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. - Chỉ rõ những thành công, tồn tại và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động marketing số của doanh nghiệp. - Đưa ra các đề xuất, giải pháp marketing số phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động marketing số của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên trên thị trường nội địa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các hoạt động và các yếu tố liên quan tới hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. - Về thời gian: Số liệu thu thập về Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên phục vụ việc nghiên cứu của đề án từ năm 2020-2023; các giải pháp cụ thể được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing số trong đề án có ý nghĩa trong giai đoạn 2024-2027, tầm nhìn 2030.
  13. 3 - Phạm vi về nội dung: Đề án tập trung chủ yếu vào đánh giá hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên theo các bước của quy trình thực hiện, bao gồm: xác định mục tiêu marketing số, phân tích thị trường và đối thủ, xác định khách hàng mục tiêu, lập kế hoạch, lựa chọn công cụ, phát triển nội dung, triển khai đo lường và phân tích marketing số. 4. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1. Quy trình thực hiện đề án Quy trình thực hiện đề án tốt nghiệp thạc sĩ gồm các bước sau: - Lựa chọn đề tài: Dựa trên sở thích cá nhân và kinh nghiệm chuyên môn, tác giả lựa chọn một đề tài có tính thực tiễn và khả thi, phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu. Đề tài cần có sự đồng thuận từ giảng viên hướng dẫn để đảm bảo chất lượng và tính khả thi trong quá trình thực hiện. - Xây dựng đề cương nghiên cứu: Tác giả xác định rõ mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đề cương cần bao gồm các phần chính như mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (định tính, định lượng hoặc kết hợp), và kế hoạch thực hiện cụ thể, bao gồm thời gian hoàn thành từng bước. - Thu thập tài liệu và dữ liệu: Tìm kiếm tài liệu từ các nguồn học thuật, sách, báo, tạp chí và các nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài. Đối với dữ liệu sơ cấp, có thể thu thập thông qua khảo sát, phỏng vấn hoặc quan sát thực tế, kết hợp với dữ liệu thứ cấp như báo cáo thị trường hoặc dữ liệu có sẵn từ các nguồn chính thống. - Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập, dữ liệu được xử lý và phân tích bằng các phương pháp phù hợp. Sử dụng các công cụ phần mềm như SPSS, Excel để phân tích dữ liệu định tính và định lượng, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết. - Viết luận văn: Tiến hành viết đề án theo cấu trúc chuẩn của trường Đại học Thương Mại. Đề án cần trình bày logic, rõ ràng, trích dẫn đúng quy định và đảm bảo tính liên kết giữa các phần. - Kiểm tra và chỉnh sửa: Sau khi hoàn thiện bản thảo, cần kiểm tra, rà soát lỗi về ngữ pháp, cấu trúc, và kiểm tra đạo văn. Sau đó, gửi bản thảo cho giảng viên hướng dẫn, chỉnh sửa theo gợi ý để nâng cao chất lượng nghiên cứu.
  14. 4 - Nộp luận văn và bảo vệ: Sau khi hoàn thành, đề án được nộp theo quy định của trường. Tác giả cần chuẩn bị bài thuyết trình ngắn gọn, súc tích để trình bày trước hội đồng bảo vệ, tập trung vào các kết quả chính và ý nghĩa của nghiên cứu, đồng thời trả lời các câu hỏi từ hội đồng. - Hoàn thiện và nộp bản cuối cùng: Sau buổi bảo vệ, thực hiện các chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng (nếu có), hoàn thiện đề án và nộp bản chính thức cuối cùng theo yêu cầu của trường. 4.2. Phương pháp thực hiện đề án 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Đề án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập trong đề án bao gồm: + Báo cáo nội bộ: Thu thập và phân tích các báo cáo, tài liệu nội bộ của công ty liên quan đến hoạt động marketing số, bao gồm các báo cáo doanh thu, chi phí marketing, và hiệu quả chiến dịch. + Các thông tin công khai trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp như website, fanpage, shopee... + Nghiên cứu thị trường: Sử dụng các báo cáo nghiên cứu thị trường từ các tổ chức uy tín để hiểu rõ hơn về bối cảnh thị trường, xu hướng phát triển của marketing số. + Tài liệu học thuật: Tham khảo các bài báo, sách, giáo trình và nghiên cứu khoa học về marketing số để xây dựng nền tảng lý thuyết và phương pháp luận vững chắc cho đề án. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi về hoạt động marketing số của Công ty trong thời gian từ tháng 6/2024 đến tháng 7/2024. Phương pháp thu thập lấy mẫu và xử lý dữ liệu sơ cấp Tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập phản hồi về hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. Đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân đã từng mua hoặc sử dụng sản phẩm của công ty. Khảo sát diễn
  15. 5 ra từ tháng 6/2024 đến tháng 7/2024, với 320 mẫu ngẫu nhiên từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. - Nội dung khảo sát tập trung đánh giá hiệu quả chiến lược marketing số thông qua cảm nhận của khách hàng về chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức (từ "Rất không tốt" đến "Rất tốt"). - Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ khảo sát khách hàng mục tiêu, đề án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá nhằm nắm bắt được nhận định của khách hàng tham gia khảo sát bao gồm: 1 – Rất không tốt; 2 – Không tốt ; 3 – Bình thường; 4 – Tốt ; 5 – Rất tốt + Điểm trung bình của mỗi tiêu chí (câu hỏi khảo sát) sẽ được dùng để đo lường đánh giá mỗi đối tượng tham gia khảo sát. Trong đó, giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑Xifi)/∑fi + Với: - Xi: Biến quan sát theo thang đo Likert - fi: Số người trả lời (lựa chọn) giá trị Xi + Giá trị khoảng cách của thang đo = (Maximum – Minimum)/n = (5–1)/5 = 0,8. + Từ đó, giá trị trung bình và mức ý nghĩa của thang đo Likert được thể hiện như sau: Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt 1 – 1,8 1,81 – 2,6 2,61 – 3,4 3,41 – 4,2 4,21 – 5 - Xử lý dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng Excel, tính điểm trung bình cho các yếu tố. Nếu yếu tố nào dưới 3 điểm, sẽ được coi là cần cải thiện. 4.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng báo cáo tổng hợp của Google Form phân tích và xử lý dữ liệu. Dữ liệu sau khi khảo sát sẽ được tổng hợp, xử lý và đánh giá điểm trung bình từng yếu tố. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Căn cứ vào kết quả khảo sát, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích định tính (phân tích nội dung) và phân tích định
  16. 6 lượng (thống kê mô tả) để đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing số: + Phân tích nội dung: Đánh giá và phân tích nội dung từ các cuộc phỏng vấn và khảo sát để tìm ra các chủ đề chính, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động marketing số. + Thống kê mô tả: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để tóm tắt và trình bày dữ liệu từ các khảo sát và báo cáo, chẳng hạn như tính toán các giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm, và các chỉ số thống kê khác. 5. KẾT CẤU ĐỀ ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được kết cấu theo 3 phần: - Phần 1: Một số vấn đề về cơ sở xây dựng đề án bao gồm cơ sở lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn về hoạt động marketing số của doanh nghiệp - Phần 2: Nội dung của đề án tập trung phân tích thực trạng hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, nêu các giải pháp để thực hiện vấn đề mà đề án đã đặt ra. - Phần 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing số của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên: đề xuất về tổ chức thực hiện trong bối cảnh và phân công công việc đồng thời kiến nghị về điều kiện thực hiện giải pháp
  17. 7 PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING SỐ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về marketing Ngày nay, marketing không còn là một khái niệm xa lạ mà xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều doanh nghiệp khác nhau với vai trò thúc đẩy vị trí và sự phổ biến của thương hiệu, doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, Marketing được định nghĩa bởi nhiều tác giả: - Marketing là quá trình mà các công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững để từ đó nhận được giá trị từ khách hàng. (theo Philip Kotler và Gary Armstrong (2018) - Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông (Hiệp hội marketing Mỹ - American Marketing Association, AMA) - Marketing không phải là việc bán hàng, mà là việc tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà mọi người muốn mua. (Theo Seth Godin) - Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2021) trong Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Thương mại: Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra giá trị, trao đổi giá trị với khách hàng, đối tác và xã hội để đạt được mục tiêu của cả doanh nghiệp và các bên liên quan. Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu khách hàng, định vị thương hiệu, và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 1.1.1.2. Khái niệm marketing số của doanh nghiệp Trong lĩnh vực marketing hiện nay, marketing số đang là một xu hướng. Khái niệm marketing số ra đời gắn liền với xu thế phát triển của thời đại. Một số khái niệm về marketing số như sau:
  18. 8 - Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh và PGS.TS. Trần Thị Phương Thảo (2020) trong Giáo trình Marketing số và truyền thông hiện đại, NXB Đại học Thương mại: Marketing số là việc sử dụng các phương tiện và công cụ kỹ thuật số như mạng xã hội, website, công cụ tìm kiếm, và email để thực hiện các hoạt động marketing. Đây là phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh thông điệp, tương tác thời gian thực và đo lường hiệu quả chiến dịch. - Ngoài ra, theo PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân (2020) trong Marketing hiện đại, NXB Đại học Thương mại: Marketing số tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và tự động hóa để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và cải thiện hiệu quả hoạt động marketing. - Theo Philip Kotler (2017), marketing số là “việc sử dụng các kênh và công cụ kỹ thuật số để tiếp cận và tương tác với khách hàng nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng” (Kotler, Philip (2017), Marketing Management, Pearson, New York, trang 588.) - Theo Kaur (2017), marketing số là “một chiến lược tiếp thị toàn diện được xây dựng dựa trên việc sử dụng các nền tảng số như internet và các công cụ truyền thông số để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu”. (Kaur, N. (2017), Digital Marketing Strategies: Key Concepts and Benefits, SAGE Publications, London, trang 110-112.) - Theo Chaffey, D., & Ellis-Chadwick, Marketing số là việc sử dụng các công nghệ và phương tiện kỹ thuật số để tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số. (Chaffey, D., & Ellis-Chadwick, F. (2019), Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice, Pearson, London, trang 24-27.) - Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) cho rằng Marketing số là các hoạt động marketing sử dụng các kênh kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, email, và điện thoại di động để kết nối với khách hàng và tạo ra giá trị cho họ. (American Marketing Association (AMA) (2018), Marketing Definitions, AMA, Chicago, trang 45-46.) Trong thời đại công nghệ 4.0, Marketing số ngày càng phát triển mạnh mẽ
  19. 9 như vũ bão với sự xuất hiện của các công nghệ, kênh tiếp thị mới. Do đó, Các doanh nghiệp muốn thành công trong thị trường hiện nay cần cập nhật kiến thức về Marketing số. Có thể thấy rằng, các chiến dịch Marketing số giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, không giới hạn về không gian, thời gian hay vị trí địa lý. 1.1.2. Nội dung các vấn đề liên quan đến đề án 1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động marketing số của doanh nghiệp - Marketing số là việc thực hiện các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên nền tảng số để quảng bá cho doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ của họ. - Marketing số cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng: thông qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, email, chatbots, và trang web. Sự tương tác này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà còn cung cấp phản hồi ngay lập tức cho doanh nghiệp. - Marketing số cho phép doanh nghiệp đo lường và phân tích hiệu quả: Các công cụ và nền tảng số như Google Analytics, Google search console, Facebook Insights, Tiktok insight và các phần mềm CRM cho phép doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing một cách chi tiết và chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược marketing kịp thời để đạt được kết quả tốt nhất. - Tính cá nhân hóa: + Marketing số cho phép cá nhân hóa thông điệp và nội dung theo từng nhóm khách hàng hoặc từng cá nhân dựa trên dữ liệu về hành vi, sở thích, và lịch sử mua hàng. Điều này giúp tăng khả năng tương tác và chuyển đổi của chiến dịch marketing. + Doanh nghiệp có thể áp dụng cá nhân hóa theo hành vi, cá nhân hóa theo người dùng xác định, cá nhân hóa chiến thuật trên các nền tảng email marketing, mobile marketing, social marketing…. - Tiếp cận toàn cầu: Internet và các công cụ số cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng, nhanh chóng và chi phí thấp hơn so với các phương
  20. 10 thức marketing truyền thống do không bị giới hạn về thời gian, không gian và vị trí địa lý. - Tiết kiệm chi phí: So với các phương thức marketing truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, báo chí hay biển quảng cáo, marketing số thường có chi phí thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Khả năng thích ứng nhanh: + Marketing số cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh và thay đổi chiến lược theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. + Marketing số có tính linh động cao đảm bảo các kế hoạch marketing có thể dễ dàng được điều chỉnh tùy theo từng hoàn cảnh, phù hợp và có thể thay đổi nhanh chóng để đáp ứng vấn đề hiện tại. 1.1.2.2. Phân loại hoạt động marketing số của doanh nghiệp Phương tiện truyền thông số là tập hợp các nền tảng và công cụ kỹ thuật số được sử dụng trong hoạt động marketing số để truyền tải thông điệp, tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Minh và PGS.TS. Trần Thị Phương Thảo (2020), nội hàm của phương tiện truyền thông số bao gồm các thành phần chính như sau: Content Marketing - Marketing nội dung - Ngày nay, content marketing không còn là điểm cộng của hoạt động marketing mà nó đã trở thành yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp phát triển bền vững trong kỷ nguyên số. - “Marketing nội dung là một quy trình tiếp thị trong kinh doanh với trọng tâm là việc sản xuất và phân phối những nội dung phi thương mại” thực sự có giá trị thông tin để thu hút và giành hoặc duy trì được tình cảm, sự trung thành của nhóm khách hàng mục tiêu. - Mục đích sau cùng của Marketing nội dung là chuyển hóa người tiêu thụ nội dung thành những khách hàng thực tế, tạo ra doanh thu bằng việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2