intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare" nhằm vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐỖ THỊ NHUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG NUTRICARE ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Hà Nội - Tháng 9/2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐỖ THỊ NHUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG NUTRICARE Ngành: Kế toán Mã số: 8340301 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Phạm Đức Hiếu Hà Nội - Tháng 9/2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đề án “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu và kết quả sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày…… tháng ….. năm 2024 TÁC GIẢ ĐỀ ÁN Đỗ Thị Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS, TS. Phạm Đức Hiếu – người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và chia sẻ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Sự chỉ bảo tận tình và kiên nhẫn của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Đại học Thương mại cùng các thầy cô trong khoa sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare nơi tôi có cơ hội công tác và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài này. Sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo công ty và các đồng nghiệp trong phòng Kế toán đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề án này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề án. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày …… tháng 09 năm 2024 HỌC VIÊN
  5. iii MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục sơ đồ, bảng biểu vi Tóm tắt nội dung đề án vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn chủ đề đề án 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2 3 Đối tượng và phạm vi đề án 2 4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 3 5 Kết cấu đề án 4 PHẦN 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5 1.1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh 5 nghiệp sản xuất 1.2 Cơ sở thực tiễn 12 1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại 12 một số doanh nghiệp sản xuất 1.2.2 Bài học rút ra cho Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 13 1.3 Cơ sở pháp lý của đề án 14 PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 15 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare 15 2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare 15 2.1.2 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây (từ năm 2021- 20 2023) 2.1.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 21 sản xuất tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 2.1.4 Nội dung công tác tổ chức thu thập thông tin kế toán quản trị 24 chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare
  6. iv 2.2 Thực trạng hoạt động kế toán quản trị chi phí sản xuất 26 tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 2.2.1 Thực trạng phân loại chi phí sản xuất 26 2.2.2 Thực trạng xây dựng định mức chi phí sản xuất 27 2.2.3 Thực trạng lập dự toán chi phí sản xuất 31 2.2.4 Thực trạng xác định giá phí sản xuất 33 2.2.5 Thực trạng phân tích biến động chi phí sản xuất 38 2.2.6 Thực trạng báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất 39 2.3 Các kết luận qua phân tích thực trạng kế toán quản trị 39 chi phí sản xuất tại Công ty CP dinh dưỡng Nutricare 2.3.1 Những thành công 39 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 40 2.4 Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất 43 tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 2.4.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán 43 2.4.2 Hoàn thiện phân loại chi phí 43 2.4.3 Hoàn thiện phân bổ chi phí chung 44 2.4.4 Hoàn thiện xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí 44 sản xuất 2.4.5 Tối ưu hóa quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm 45 2.4.6 Hoàn thiện về công tác kiểm soát chi phí 46 PHẦN 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 47 3.1 Đề xuất tổ chức thực hiện 47 3.1.1 Bối cảnh thực hiện Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công 47 ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 3.1.2 Phân công trách nhiệm thực hiện kế toán Quản trị chi phí sản 49 xuất tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 3.2 Kiến nghị về điều kiện thực hiện và các giải pháp 50 3.2.1 Về phía Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare 50 3.2.2 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 53 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 NVL Nguyên vật liệu 3 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 4 NCTT Nhân công trực tiếp 5 SXC Sản xuất chung 6 CPBH Chi phí bán hang 7 QLDN Quản lý doanh nghiệp 8 NSLĐ Năng suất lao động 9 CBCNV Cán bộ công nhân viên 10 BHXH Bảo hiểm xã hội 11 BHYT Bảo hiểm y tế 12 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 13 KPCĐ Kinh phí công đoàn
  8. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang 1.1 Quy trình thực hiện đề án 3 1.2 Các phương pháp xác định giá phí 9 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần dinh 18 dưỡng Nutricare 2.2 Quy trình công đoạn sản xuất sữa bột và bột ăn dặm 25 2.3 Quy trình công đoạn sản xuất sữa nước 25 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty cổ phần dinh 20 dưỡng Nutricare từ năm 2021-2023 2.2 Tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất qua các năm 26 2021-2023 2.3 Định mức NVL sản xuất sản phẩm năm 2023 27 2.4 Hệ số phân bổ 33 2.5 Phân bổ chi phí NCTT tháng 10 năm 2023 34 2.6 Phân bổ chi phí SXC tháng 10 năm 2023 35 2.7 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 10 năm 2023 36
  9. vii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN Đề án phân tích và đề xuất các giải pháp kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare, dựa trên việc áp dụng các lý thuyết quản trị chi phí hiện đại và phân tích thực trạng tại công ty. Đề án tập trung vào các khía cạnh quan trọng như phân loại chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất, và xác định giá thành sản phẩm, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và kiểm soát chi phí. Về cơ sở lý luận, đề án phân tích các khái niệm cơ bản về chi phí sản xuất và kế toán quản trị chi phí, bao gồm việc phân loại chi phí theo chức năng, cách ứng xử, và đối tượng tập hợp chi phí. Ngoài ra, đề án cũng trình bày chi tiết phương pháp lập dự toán chi phí và xác định giá phí sản xuất sản phẩm, với các phương pháp hiện đại như mô hình chi phí mục tiêu và mô hình dự toán tĩnh. Qua thực tiễn tại Nutricare, đề án ghi nhận rằng công ty đã đạt được những thành công nhất định trong việc ứng dụng hệ thống kế toán quản trị, đặc biệt là trong việc phân loại chi phí rõ ràng và sử dụng phần mềm quản lý thông tin ERP. Tuy nhiên, đề án cũng chỉ ra các hạn chế còn tồn tại, chẳng hạn như chưa hoàn thiện phân bổ chi phí chung và xây dựng định mức cho toàn bộ các khoản mục chi phí. Kết quả đạt được từ đề án bao gồm việc đề xuất các giải pháp như hoàn thiện bộ máy kế toán, phân loại chi phí theo các yếu tố quản lý và xây dựng định mức chi phí toàn diện. Đề án khuyến nghị Nutricare cần đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên nhằm cải thiện quy trình quản trị chi phí, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Từ khóa liên quan: Quản trị chi phí sản xuất, lập dự toán, tối ưu hóa quy trình.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chủ đề đề án Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin tuỳ theo mục đích khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, thông tin kế toán được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn vị sử dụng để ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị. Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa, đây là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Công ty chuyên sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa trên địa bàn cả nước và xuất khẩu, nhiều năm qua công ty đã đạt được nhưng thành tựu nhất định trong kinh doanh và công tác xã hội. Trong sản xuất kinh doanh, hàng năm công ty luôn đạt được mức độ tăng trưởng cao so với các đơn vị khác trong ngành, Nutricare đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” về dinh dưỡng y học 06 năm liên tiếp (2018-2024). Song những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập và mức độ bảo hộ của Nhà nước giảm, công ty luôn gặp phải những cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng. Quá trình hội nhập đó đòi hỏi công ty phải có những hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển mạnh mẽ để nắm bắt cơ hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, vừa đạt mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe toàn dân. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu đó, một trong các công việc mà công ty phải làm là tổ chức tốt kế toán quản trị chi phí, điều này giúp cho nhà quản trị quản lý hoạt động hiệu quả hơn, đưa ra các quyết định về hoạch định, thực hiện và kiểm soát chi phí một cách linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thị trường. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực tế, tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện. Việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói
  11. 2 chung, kế toán quản trị chi phí sản xuất nói riêng tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare là cần thiết, điều đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng hội nhập và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare” làm đề tài nghiên cứu cho Đề án tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2.1. Mục tiêu của đề án: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. 2.2. Nhiệm vụ của đề án: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. - Vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. 3. Đối tượng và phạm vi đề án * Đối tượng: Đề án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. * Phạm vi: - Phạm vi về nội dung: Kế toán quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. Đề án không nghiên cứu các chi phí ngoài sản xuất như: Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. - Phạm vi về thời gian: Số liệu minh chứng trong đề án được lấy trong năm 2023; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030.
  12. 3 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 4.1. Quy trình thực hiện đề án Học viên tiến hành thực hiện đề án dựa trên các bước như sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện đề án Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất, phương pháp thực hiện đề án. Trong phần này học viên thu thập tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, luận án, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất; các văn bản, chế độ chính sách liên quan đến kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất để tổng hợp, trình bày những nội dung này tại Phần 1 của Đề án. Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. Trong bước này Học viên phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare, xử lý số liệu qua việc sử dụng các phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh số liệu thứ cấp đã thu thập trên báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dự toán của Công ty. Căn cứ vào kết quả trên đưa ra đánh giá cụ thể kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. Nội dung nghiên cứu này chủ yếu được trình bày tại Phần 2 của Đề án. Bước 3: Trên cơ sở kết luận thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare, Đề án đề xuất một số định hướng và giải
  13. 4 pháp, đưa ra kiến nghị để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. 4.2. Phương pháp thực hiện đề án 4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Để thu thập dữ liệu viết đề án Học viên đã kết hợp cả ba phương pháp là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp quan sát thực tế. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để có những kiến thức về kế toán quản trị chi phí sản xuất, một mặt Học viên dựa vào những kiến thức thực tế mình đã có, mặt khác Học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu về kế toán quản trị chi phí sản xuất thông qua các giáo trình, sách, báo, luận án, bài nghiên cứu khoa học,… để thu thập những cơ sở lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất. Phương pháp này cho Học viên nền tảng kiến thức nhất định để so sánh với công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất thực tế đang diễn ra tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare qua việc sử dụng phương pháp điều tra và quan sát thực tế. + Phương pháp điều tra thực địa và phương pháp quan sát: Sau khi có được kiến thức từ việc nghiên cứu tài liệu Học viên tiến hành sử dụng phương pháp điều tra thực địa và phương pháp quan sát. Quan sát và điều tra thực tế là việc xem xét trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp qua tổ chức bộ máy hoạt động và sự vận hành của bộ máy tổ chức đó tác động đến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất. 4.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Phân tích dữ liệu là việc mô tả, kiểm tra, so sánh và liên hệ dữ liệu. Học viên sử dụng phương pháp này với mục đích để so sánh giữa thực trạng vận hành kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare với các cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất. Đây là cơ sở để Học viên đưa ra những nhận xét, đánh giá và giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. 5. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề án gồm có 3 phần: Phần 1. Cơ sở xây dựng đề án Phần 2. Nội dung đề án Phần 3. Các đề xuất và kiến nghị.
  14. 5 PHẦN 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm chi phí và chi phí sản xuất Theo Chuẩn mực số 1: Chuẩn mực chung ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002: “Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.” Theo chế độ kế toán Việt Nam: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng trong thời kỳ nhất định. + Lao động sống bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản có tính chất lương. + Lao động vật hóa gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao TSCĐ. 1.1.1.2. Khái niệm kế toán quản trị chi phí sản xuất Theo khoản 10, điều 3 của Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ban hành năm 2015 “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Kế toán quản trị chi phí sản xuất là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị, tập trung vào việc thu thập, phân tích, và báo cáo thông tin liên quan đến chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Mục tiêu chính của kế toán quản trị chi phí sản xuất là hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định, kiểm soát chi phí, và tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất 1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Theo chức năng hoạt động thì chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
  15. 6  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí cho nguyên vật liệu chính trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và trở thành một phần của sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: nguyên liệu, vật liệu phụ. Trong quản lý chi phí, chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất, định mức vật tư trực tiếp.  Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí trả cho lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ: tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh.  Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, nhưng không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ: chi phí điện, chi phí bảo dưỡng máy móc, lương của quản lý phân xưởng. b. Phân loại chi phí theo cách ứng xử Theo cách ứng xử, chi phí sản xuất được chia thành:  Chi phí cố định (định phí) : Là những chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất. Với định phí có hai loại bắt buộc và không bắt buộc. Đinh phí bắt buộc không thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động của nhà quản trị, ví dụ: khấu hao TSCĐ, thuê tài sản…Đinh phí không bắt buộc có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động của nhà quản trị, ví dụ: chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đào tạo…  Chi phí biến đổi (Biến phí) : Là những chi phí thay đổi trực tiếp theo mức độ hoạt động sản xuất. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí có tính chất của cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Ví dụ: chi phí điện nước (có một phần cố định như phí thuê bao, phần còn lại biến đổi theo mức sử dụng). c. Phân loại theo đối tượng tập hợp chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:  Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có thể xác định một cách trực tiếp cho một đối tượng chi phí cụ thể, chẳng hạn như một sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận. Ví dụ: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.
  16. 7  Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thể quy trực tiếp cho một đối tượng chi phí cụ thể mà cần phải phân bổ. Ví dụ: chi phí khấu hao máy móc, chi phí quản lý phân xưởng. 1.1.2.2 Xây dựng định mức chi phí sản xuất  Định mức chi phí sản xuất: là mức chi phí tiêu chuẩn được xác định cho các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Định mức này bao gồm các ước lượng về lượng nguyên vật liệu, lao động, và các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất. Mục tiêu của định mức chi phí sản xuất là thiết lập một chuẩn mực để doanh nghiệp có thể so sánh và kiểm soát chi phí thực tế, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Các thành phần của định mức chi phí: - Định mức nguyên vật liệu: là lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Định mức này được xây dựng dựa trên các yếu tố như đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, quy trình sản xuất, và kinh nghiệm thực tế. - Định mức lao động: là số giờ làm việc cần thiết của công nhân để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Điều này thường dựa trên năng suất lao động tiêu chuẩn và các điều kiện sản xuất. - Định mức chi phí sản xuất chung: là định mức cho các chi phí sản xuất không trực tiếp như chi phí điện, nước, bảo dưỡng máy móc, và các chi phí quản lý phân xưởng.  Phương pháp xây dựng định mức chi phí sản xuất - Phương pháp kỹ thuật (Engineering Method - Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu lịch sử (Statistical and Historical Data Method) - Phương pháp thử nghiệm (Experimental Method - Doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp này tùy theo điều kiện thực tế và mục tiêu quản lý chi phí của mình. Việc xây dựng định mức chi phí sản xuất là một phần không thể thiếu trong quản trị chi phí, giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.1.2.3 Lập dự toán chi phí sản xuất Dự toán chi phí sản xuất là quá trình ước tính và lập kế hoạch các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trong một kỳ kinh doanh nhất định. Dự toán chi phí được lập chính xác và đầy đủ sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được hiệu quả. Thông qua dự toán chi phí các nhà quản trị sẽ có kế
  17. 8 hoạch về nguồn lực để đảm bảo thực hiện các hoạt động, đồng thời lường trước những khó khăn có thể xảy ra và có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.  Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ảnh toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, nhằm cung cấp hông tin cho nhà quản trị về kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Dự toán chi phí Lượng NVL trực tiếp Định mức giá NVL NVL trực tiếp dự = x dự kiến trực tiếp kiến  Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng căn cứ trên dự toán về kế hoạch sản xuất. Mục đích của dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định lượng thời gian lao động và chi phí nhân công cho kỳ tới đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ảnh toàn bộ tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương... của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Dự toán chi Số lượng sản Định mức thời Đơn giá giờ phí nhân công = phẩm cần sản x gian lao động x công lao động trực tiếp xuất trong kì tiêu hao cho 1 trực tiếp đơn vị sản phẩm  Lập dự toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí hỗn hợp, khi xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung thường được xây dựng theo hai yếu tố biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. Dự toán chi phí sản Dự toán định phí Dự toán biế n phí sản = + xuất chung sản xuất chung xuất chung
  18. 9 1.1.2.4 Các phương pháp xác định giá phí Sơ đồ 1.2: Các phương pháp xác định giá phí  Phương pháp truyền thống - Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo công việc (đơn đặt hàng): là một phương pháp kế toán sử dụng để theo dõi và tính toán chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng hoặc từng công việc cụ thể. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc trong các môi trường sản xuất mà mỗi lô hàng hoặc sản phẩm có đặc điểm riêng biệt. - Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất (Process Costing) là một phương pháp kế toán quản trị chi phí được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất liên tục, nơi sản phẩm được tạo ra qua nhiều giai đoạn sản xuất và không thể phân biệt riêng lẻ từng đơn vị sản phẩm. Phương pháp này phù hợp với các ngành sản xuất có tính chất đồng nhất, như sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, hoặc các ngành công nghiệp nặng Trong phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất, người ta không xác định chi phí cho từng lô sản phẩm cụ thể nào, thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp Quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo một trong hai quy trình công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song song. Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất diễn ra ở các phân xưởng, nguyên vật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên, sau đó chuyển sang phân
  19. 10 xưởng 2 và cứ thế cho tới phân xưởng cuối cùng ra thành phẩm kết quả của quá trình sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất liên tục thường được vận dụng ở các doanh nghiệp dệt - may, sản xuất xi măng, thép, đồ hộp... Với quy trình sản xuất song song, quá trình sản xuất diễn ra đồng thời tại các phân xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất song song thường phù hợp với các ngành chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, xe đạp... Việc tính giá thành sản phẩm của các chi tiết góp phần tăng cường công tác hạch toán nội bộ  Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo mô hình chi phí mục tiêu (Target – Costing) : đây là một phương pháp quản trị chi phí chiến lược, trong đó doanh nghiệp xác định chi phí sản xuất tối đa cho phép dựa trên giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu. Thay vì tính toán chi phí sản xuất sau khi sản phẩm đã được thiết kế, phương pháp này bắt đầu từ việc thiết lập giá bán và lợi nhuận mục tiêu, sau đó điều chỉnh thiết kế và quy trình sản xuất để đạt được chi phí sản xuất trong giới hạn đã đặt ra. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động (Activity Based Costing – ABC) Qua thực tiễn, hệ thống phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thống đã bộc lộ một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh. Những hạn chế đó là việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và kỹ thuật phân bổ chi phí gián tiếp. Để khắc phục những hạn chế đó doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp ABC, là một kỹ thuật xác định chi phí bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ đối với chi phí sản xuất chung để đảm bảo giá thành xác định hợp lý hơn Các bước thực hiện của mô hình ABC: Bước 1. Nhận diện các chi phí trực tiếp. Bước 2. Nhận diện các hoạt động. Bước 3. Chọn tiêu thức phân bổ chi phí của các hoạt động. Bước 4: Tính toán mức phân bổ Bước 5: Tổng hợp tất cả các chi phí để tính chi phí đơn vị
  20. 11 1.1.2.5 Phân tích biến động chi phí sản xuất Việc phân tích biến động chi phí sản xuất tập trung vào việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán hoặc tiêu chuẩn, từ đó xác định và giải thích các biến động giữa chúng. Quá trình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ nguyên nhân biến động chi phí, quản lý hiệu quả hơn và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các bước chính trong phân tích biến động chi phí sản xuất gồm: - Xác định chi phí tiêu chuẩn hoặc dự toán: Đây là chi phí được lập ra dựa trên điều kiện sản xuất lý tưởng hoặc dự kiến, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. - Tính toán chi phí thực tế: Đo lường chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm các yếu tố thực tế của nguyên vật liệu, nhân công và chi phí chung. - Xác định biến động chi phí: Biến động chi phí là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn. Cụ thể: o Biến động nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm biến động giá và biến động khối lượng tiêu thụ nguyên vật liệu. o Biến động chi phí nhân công trực tiếp: Gồm biến động mức lương và biến động năng suất lao động. o Biến động chi phí sản xuất chung: Gồm biến động chi phí cố định và biến động chi phí biến đổi. - Phân tích nguyên nhân biến động: Sau khi xác định các biến động, cần phân tích nguyên nhân của từng loại biến động để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, có thể bao gồm thay đổi trong giá cả thị trường, hiệu suất sản xuất, lỗi kỹ thuật, hay quản lý chưa hiệu quả. - Đưa ra giải pháp điều chỉnh: Từ kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp để điều chỉnh kế hoạch sản xuất hoặc kiểm soát chi phí tốt hơn, nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. 1.1.2.6 Báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất Sau khi phân tích các nhân tố tác động tới việc thực hiện dự toán lợi nhuận, các doanh nghiệp thường lập các báo cáo hoạt động, tổng kết và lánh giá việc thực hiện dự toán lợi nhuận trong kỳ. Một trong những dạng phổ biến của báo cáo hoạt động là đối chiếu giữa lợi nhuận dự toán và lợi nhuận thực tế thông qua việc tổng hợp các biến động tiêu thụ và biến động chi phí trong kỳ. Căn cứ để lập bảng là các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2