
Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội" nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý về xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện để thấy rõ những thành tựu và hạn chế. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện trên mọi lĩnh vực ở huyện, phát triển huyện thành quận, phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho huyện Đan Phượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ TRANG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ TRANG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Tô Thế Nguyên Hà Nội – 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ TRANG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410 ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS TÔ THẾ NGUYÊN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN/ ĐỀ ÁN Hà Nội – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án này là kết quả nghiên cứu “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” do tôi thực hiện, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Tôi xin cam đoan các kết quả trích dẫn, tài liệu của người khác đều theo đúng quy định. Nội dung trích dẫn, tham khảo tài liệu, thông tin đều được đăng tải trên các tạp chí, báo chí chính thống.
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tô Thế Nguyên, giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế– Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, gợi ý và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề án này. Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế đã tạo cho em môi trường học tập tích cực và truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu để phục vụ cho cuộc sống, công việc. Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn cố gắng để hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, song do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để đề án này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024 Học viên Đặng Thị Trang Nhung
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU .......................................................1 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.........9 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................9 1.2. Cở sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu .........9 1.2.1. Các khái niệm ....................................................................................................9 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ................12 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ....................................................................................................18 1.2.4. So sánh Bộ tiêu chí về xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của Thành phố Hà Nội ban hành giai đoạn 2021-2025 ....................................20 1.3. Kinh nghiệm trong quản lý xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội và kinh nghiệm trong quản lý phát triển kinh tế xã hội của huyện Hongseong, tỉnh Chungnam, Hàn Quốc và bài học rút ra cho huyện Đan Phượng ...........................................................................................25 1.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý xây dựng NTM KM của huyện Thanh Trì..........25 1.3.2. Kinh nghiệm trong quản lý phát triển kinh tế xã hội của huyện Hongseong, tỉnh Chungnam, Hàn Quốc........................................................................................28 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................35 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN
- PHƯỢNG, TP HÀ NỘI..................................................................................37 3.1. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng ......................................................................................................37 3.1.1. Khái quát về huyện Đan Phượng ....................................................................37 3.1.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng..............................................................................................................40 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng ....................................................................................41 3.2.1. Ban hành văn bản, chính sách về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu............41 3.2.2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu........................42 3.2.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ........48 3.2.4. Kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ........64 3.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.......66 3.3.1. Thành quả đạt được .........................................................................................66 3.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .....................................................................77 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NTM KIỂU MẪU TOÀN DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG .............................................................81 4.1. Bối cảnh mới tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu .....82 4.1.1. Thuận lợi .........................................................................................................82 4.1.2. Khó khăn, thách thức ......................................................................................85 4.2. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu huyện Đan Phượng vào năm 2025 ....................................86 4.2.1. Định hướng của huyện Đan Phượng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ....86 4.2.2. Mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển huyện Đan Phượng giai đoạn 2021 – 2025 .................................................................87 4.3. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................................94 4.3.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ..........94 4.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn
- mới kiểu mẫu ....................................................................................................96 4.3.3. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát ........................................................98 KẾT LUẬN ............................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BCĐ Ban chỉ đạo Bộ NN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HĐND Hội đồng Nhân dân MTGQ Mục tiêu quốc gia NTM Nông thôn mới NTM KM Nông thôn mới Kiểu mẫu NTM NC Nông thôn mới Nâng cao QĐ Quyết định UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc UBND Ủy ban Nhân dân i
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đan Phượng .................................38 Bảng 2.2: Dân số huyện Đan Phượng .......................................................................38 Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Đan Phượng .......................................39 Bảng 2.4: Quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đan Phượng ........................................42 Bảng 2.5: So sánh diện tích và tỷ lệ chức năng sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đan Phượng đến năm 2030 ...............................................43 Bảng 2.6: So sánh dự chi cho Đầu tư XDCB & Chi thường xuyên của huyện Đan Phượng giai đoạn 2021-2023 ....................................................................38 Bảng 2.7: So sánh dự chi cho Đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2021-2023 ..........38 Bảng 2.8: Kết quả trong phát triển nông nghiệp của huyện Đan Phượng ................53 Bảng 2.9: Thu nhập bình quân đầu người trên tháng của huyện Đan Phượng .........55 Bảng 2.10: Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế của huyện Đan Phượng.............59 Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện Đan Phượng ....88 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí đánh giá huyện Đan Phượng năm 2022 ..........................................................................................................89 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng .......................................................................39 ii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình tổng thể do Chính phủ Việt Nam xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã trải qua 14 năm thực hiện với ba giai đoạn, đạt được nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm. Giai đoạn đầu, từ năm 2010- 2015, với mục tiêu chung xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, nâng cao vật chất tinh thần cho nhân dân. Giai đoạn hai, từ năm 2016- 2020, kế thừa những thành tựu đạt được và dựa vào bài học kinh nghiệm suốt 10 năm thực hiện, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn ba từ năm 2021-2025 với mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình nhằm phát triển kinh tế nông thôn, đẩy mạnh đô thị hóa, thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Trong 14 năm thực hiện, diện mạo nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đồng thời giúp nâng cao mức sống của người dân, tăng thu nhập, giảm nghèo để từ đó tạo nền tảng ổn định về chính trị và xã hội. Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, toàn bộ hệ thống chính trị được huy động, nhất là sự ủng hộ, hưởng ứng và đồng lòng của người dân cả nước. Trong số các địa phương, huyện Đan Phượng thuộc Thành phố Hà Nội là nơi đầu tiên của cả nước cán đích xây dựng NTM và vẫn luôn là huyện dẫn đầu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đan Phượng là huyện ngoại thành, ở phía Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 20km và là một trong những huyện ngoại thành quan trọng trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM của Thành phố. Xây dựng NTM được huyện Đan Phượng triển khai từ năm 2008, đến hết năm 2023, sau 15 năm thực hiện, huyện đã đạt được nhiều kết quả và trở thành huyện cán đích đầu tiên về hoàn thành xây dựng NTM. Đến hết năm 2015, huyện Đan Phượng có 15/15 xã đạt chuẩn NTM và là huyện đầu tiên của Thành 1
- phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015. Đến hết năm 2022, huyện tiếp tục hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao. Sau một năm, hết năm 2023, huyện hoàn thành 100% xã NTM kiểu mẫu. Trong xây dựng NTM kiểu mẫu, phần lớn các xã trên địa bàn huyện chọn lĩnh vực giáo dục đào tạo, lĩnh vực y tế. Huyện vẫn đang thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện trên mọi lĩnh vực theo hướng văn minh, hiện đại gắn với tiêu chí phát triển huyện thành quận, xã thành phường vào năm 2025. Những thành tựu ấn tượng đã đạt được thể hiện rõ vai trò của bộ máy quản lý nhà nước trong xây dựng NTM. Song, quá trình xây dựng NTM là quá trình lâu dài, cũng là quá trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường để góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên luôn có những khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, để huyện Đan Phượng có thể hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện thì cần sự chung tay, huy động sức của toàn bộ các cấp, ban ngành, nhân dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt là cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện để huyện Đan Phượng sớm hoàn thành mục tiêu đề ra và trở thành quận vào năm 2025. Ngoài ra, Đan Phượng là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nên việc tìm tòi, học hỏi những bài học trong xây dựng NTM KM, trong quản lý xây dựng NTM KM là điều cần thiết cho các địa phương khác thuộc Thành phố Hà Nội, các địa phương khác trên cả nước. Những kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong quá trình xây dựng, quản lý của huyện Đan Phượng sẽ đóng vai trò quan trọng để các địa phương khác nhanh chóng hoàn thành xây dựng NTM KM. Như vậy, việc tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu ở Đan Phượng thông qua những thành tựu mà huyện đã đạt được giúp đưa ra nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu cũng như giải pháp để cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trên chính địa bàn huyện, đồng thời trở thành kinh nghiệm cho các huyện khác đang muốn xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện, xây dựng huyện thành quận. Qua sự tìm hiểu của cá nhân học viên, hiện nay tuy có nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện xây dựng NTM nhưng vẫn chưa có nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, tuy có nhiều công 2
- trình nghiên cứu về huyện Đan Phượng song chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu, cũng như thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện. Vì vậy, học viên xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” làm đề án nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện, xây dựng huyện thành quận cho huyện Đan Phượng. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng đã diễn ra như thế nào? 2) Huyện Đan Phượng cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện, tiến tới phát triển huyện thành quận giai đoạn 2025 – 2030. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng quản lý về xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện để thấy rõ những thành tựu và hạn chế. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện trên mọi lĩnh vực ở huyện, phát triển huyện thành quận, phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho huyện Đan Phượng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong xây dựng NTM kiểu mẫu. 2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội từ năm 2022 đến hết năm 2023. 3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, phát triển kinh tế xã hội, tiến tới xây dựng huyện thành quận trong giai đoạn tới đây, từ 2025-2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Ðối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa 3
- bàn huyện Đan Phượng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu 15 xã trên địa bàn huyện. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023 trên địa bàn huyện Đan Phượng, tham khảo, tìm hiểu thêm một số kế hoạch và kết quả phát triển kinh tế của những năm trước từ năm 2021~2023, năm hiện tại như năm 2024, định hướng tới năm 2030. - Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng xây dựng NTM kiểu mẫu, thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng NTM kiểu mẫu, gồm các nội dung: Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM kiểu mẫu; Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu; Tổ chức hoạt động tuyên truyền về xây dựng NTM kiểu mẫu; Kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu. 5. Kết cấu của Đề án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Đề án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Đan Phượng. Chương 4: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, phát triển huyện thành quận giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện Đan Phượng. 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Thời gian vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng NTM, NTM nâng cao được công bố. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Nghiên cứu về thực trạng xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn đầu từ 2010-2014, tác giả Nguyễn Hoàng Mỹ Hạnh (2015) chú trọng nghiên cứu công tác chỉ đạo triển khai thực hiện gồm bộ máy chỉ đạo cấp Thành phố, cấp huyện và thị xã, cấp xã; công tác tuyên truyền vận động; công tác đào tạo huấn luyện; công tác chỉ đạo – kiểm tra – giám sát, tiến hành lập quy hoạch và đề án, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy mạnh phát triển văn hóa – xã hội cũng như ổn định của hệ thống chính trị. Nhờ đó, trong 4 năm thực hiện, toàn thành phố có tới 50/401 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong công tác thông tin tuyên truyền, công tác dự báo, công tác quy hoạch chưa đồng bộ, nguồn lực hạn chế, năng lực của cán bộ quản lý cùng với hạn chế trong cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp nên thời điểm đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của thành phố Hà Nội đến hết năm 2013 còn thấp. Nghiên cứu tình hình xây dựng NTM ở huyện Hoài Đức, tác giả Nguyễn Vân Anh (2016) dành chương 3 tập trung tìm hiểu về thực trạng xây dựng NTM ở huyện, nhấn mạnh đến công tác lập quy hoạch xây dựng, thực hiện quy hoạch và công tác kiểm tra giám sát trong quản lý nhà nước xây dựng NTM. Chương 4, tác giả đánh giá tình hình, kiến nghị giải pháp để hoàn thiện công tác xây dựng NTM ở huyện Hoài Đức như đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, hoàn thiện quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển các cụm công nghiệp – làng nghề, thực hiện tốt an sinh xã hội và tăng cường công tác thanh tra. Nghiên cứu tình hình xây dựng NTM ở xã Tân Triều, tác giả Hoàng Văn Hùng (2017) tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2013, đồng thời có sự so sánh với 5
- tình hình trước năm 2011 để chỉ ra sự thay đổi về đời sống của nhân dân trước-sau thực hiện xây dựng NTM. Đồng thời, tác giả chỉ ra một số khó khăn còn tồn tại, đề xuất giải pháp, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để khắc phục, trong đó nhấn mạnh các phương án về quy hoạch, giải pháp về cơ chế chính sách, bảo vệ môi trường. Khi nghiên cứu thực trạng tính bền vững của xây dựng và phát triển NTM ở xã Phú Châu, Ba Vì, tác giả Nguyễn Long Điệp (2020) nghiên cứu tập trung vào tình hình triển khai xây dựng từ ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, công tác tuyên truyền, công tác phát triển sản xuất, huy động nguồn lực. Song, công trình nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chưa có nội dung nghiên cứu công tác lập kế hoạch – đề án bao gồm các lĩnh vực như phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng; triển khai thực hiện quy hoạch – đề án, công tác kiểm tra giám sát. Nghiên cứu về xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình, tác giả Phạm Đức Thịnh (2020) đã có nghiên cứu kỹ về công tác triển khai xây dựng NTM gồm thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, ban hành cơ chế chính sách đặc thù trong công tác xây dựng NTM, chuẩn bị nguồn lực (nhân lực, vật lực). Trong công tác triển khai thực hiện, tác giả nghiên cứu công tác lập Quy hoạch, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, cải thiện an sinh xã hội, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội của tỉnh Ninh Bình. Nhìn chung, quản lý nhà nước về xây dựng NTM được lập kế hoạch quy hoạch cụ thể, có tổ chức triển khai thực hiện thông qua việc ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như tuyên truyền và vận động người dân, công tác kiểm tra giám sát thường xuyên. Song, do còn một số hạn chế như năng lực quản lý của cán bộ cấp xã, nhận thức của người dân chưa cao, khó khăn trong huy động vốn và còn thiếu sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng – chính quyền – bộ ngành nên công tác xây dựng NTM tại tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế trong thời điểm đó. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng NTM tại tỉnh Hòa Bình, tác giả Lương Vũ Tuấn Đức (2023) tập trung nghiên cứu về sự tham gia của người dân Hòa Bình vào chương trình xây dựng NTM. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp góp phần tăng cường sự sẵn lòng tham gia của người dân như cải thiện cách thức truyền tải thông tin, nâng 6
- cao nhận thức của người dân, xây dựng chính sách phát triển NTM hiệu quả, tăng cường công tác lãnh đạo của chính quyền địa phương. Quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, tác giả Bạch Kiều Ly (2023) nghiên cứu về công tác thực hiện xây dựng NTM như ban hành văn bản chính sách, tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ công chức quản lý, lập quy hoạch – thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, huy động các nguồn lực, thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý nhà nước. Nhờ đó, huyện Võ Nhai đã đạt được những kết quả nhất định như quá trình đô thị hóa nông thôn được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông – cầu đường – điện – nước được nâng cấp, kinh tế nông thôn phát triển giúp cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong quản lý như công tác kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm còn nhiều bất cập, công tác đánh giá thực trạng nông thôn theo tiêu chí tại một số xã còn chưa sát, ngoài ra còn một số khó khăn về vị trí địa lý nên trong thời điểm đó, huyện còn vài xã chưa đạt chuẩn NTM. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng đã được công bố như: Tác giả Đỗ Thị Ngân (2014) nghiên cứu về vốn xã hội - một trong những nguồn lực quan trọng khi thực hiện xây dựng NTM và vai trò của vốn xã hội trong xây dựng NTM trên nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế địa phương, phát triển sản xuất, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hay phi nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Mỗ. Vì Đề án tập trung vào nội dung nghiên cứu vai trò của vốn xã hội nên chưa có nội dung sâu hơn về quản lý nguồn vốn này, đặc biệt là công tác kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn trong xây dựng NTM tại xã Thượng Mỗ. Nghiên cứu về tình hình xây dựng NTM nâng cao tại huyện Đan Phượng, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2018) tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trên nhiều phương diện như xây dựng Quy hoạch, Đề án, Kế hoạch; tổ chức thực hiện Quy hoạch, Đề án, Kế hoạch; kiểm tra giám sát. Tác giả chỉ ra một số hạn chế trong quản lý nhà nước về xây dựng NTM nâng cao. Sau khi đưa ra một số thành tựu và 7
- hạn chế, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM nâng cao, khắc phục những hạn chế đó cũng như để đạt được mục tiêu đề ra giai đoạn 2019-2020 như giải pháp về quy hoạch, về tổ chức thực hiện quy hoạch, về công tác giám sát kiểm tra. Nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đan Phượng, tác giả Nguyễn Phương Thảo (2021) tập trung nghiên cứu giai đoạn 2015 – 2020, đây cũng là giai đoạn 2 mà huyện Đan Phượng đang trong xây dựng NTM nâng cao nên chi ngân sách phục vụ chủ yếu cho hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng NTM với trọng tâm là hệ thống giao thông – điện – cấp thoát nước. Tác giả tập trung nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, công tác chấp hành dự toán, công tác quyết toán và công tác thanh tra – kiểm tra. Nhìn chung, thực trạng quản lý ngân sách tại huyện khá tích cực bởi huyện cũng đã kiểm soát chặt chẽ chi tiêu. Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đan Phượng, tác giả Nguyễn Thị Huệ (2022) nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020, đây là giai đoạn huyện Đan phượng đã đạt chuẩn NTM và đang trong quá trình xây dựng NTM nâng cao. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai để sử dụng hiệu quả nguồn lực này trong lập quy hoạch, nhất là khi đang xây dựng NTM nâng cao là việc hết sức quan trọng. Tác giả đã nghiên cứu công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác giao đất – cho thuê đất – thu hồi đất – chuyển mục đích sử dụng đất – đăng ký đất – cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác quản lý tài chính về đất đai, giá đất; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và xử lý vi phạm. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp về quản lý, giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ, giải pháp về tuyên truyền nhằm khắc phục hạn chế, sử dụng đất đai hiệu quả. Nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại UBND huyện Đan Phượng, tác giả Đào Thị Hồng (2022) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ đó, tác giả kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại, nâng cao chất lượng đào tạo công chức, viên chức tại UBND huyện. Nghiên cứu cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện, tác giả Đỗ Anh Tấn (2023) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 8
- đến việc quản lý cơ sở vật chất để từ đó đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý một cách hiệu quả. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Về nội dung, sau khi khảo cứu các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong xây dựng NTM, phần lớn các công trình này đã nghiên cứu với các nội dung bao gồm lập Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án; tổ chức thực hiện những Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án đó; cuối cùng là kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, về các đề tài, phần lớn chỉ nghiên cứu về xây dựng NTM, nông thôn thôn mới nâng cao và vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng NTM kiểu mẫu, đặc biệt trong giai đoạn 2021- 2025 khi mà phần lớn nhiều địa phương đã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vì vậy, học viên xin lựa chọn một địa phương cụ thể, đó là huyện Đan Phượng với tên Đề tài là “Quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu với mong muốn góp phần một phần trong việc phân tích, đánh giá công tác quản lý của nhà nước về xây dựng NTM kiểu mẫu tại huyện Đan Phượng. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở huyện, hướng đến mục tiêu trở thành quận giai đoạn 2025 – 2030. 1.2. Cở sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu 1.2.1. Các khái niệm a. Nông thôn Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1994), nông thôn được định nghĩa là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông”. Khái niệm này dựa theo đặc trưng nghề nghiệp của cư dân. Về mặt tự nhiên, nông thôn là vùng không gian rộng lớn, có quỹ đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị (các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp). Như vậy, nông thôn được hiểu theo khái niệm tổng quát là “khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó cộng đồng cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông; có mật độ dân cư thấp và quần cư theo hình thức làng xã; có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ về dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tư duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường thấp kém hơn so với đô thị; 9
- có những mối quan hệ bền chặt giữa các cư dân dựa trên bản sắc văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền về tín ngưỡng, tôn giáo” (Hoàng Việt, Vũ Thị Minh, 2020, trang 4) b. Nông thôn mới Khái niệm NTM lần đầu tiên được nhắc đến trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”. NTM là “nông thôn tiến bộ, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống văn hóa phong phú nhưng vẫn phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc nhất của từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân” (...) “Thông qua xây dựng NTM giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; hài hòa giữa các vùng; tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn khó khăn; nông dân được đào tạo để làm chủ NTM; xây dựng được nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại – bền vững giúp tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008). c. Nông thôn mới nâng cao Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, các địa phương sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo, đó là xây dựng xã, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Các tiêu chí nằm trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao thường cao hơn so với các tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông NTM, nhất là các tiêu chí về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, an ninh quốc phòng, hành chính công. d. Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới kiểu mẫu được hiểu như sau: Nông thôn mới kiểu mẫu là mức cao nhất trong xây dựng NTM, cao hơn cấp độ của nông thôn mới nâng cao về trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức sống của người dân tại khu vực nông thôn. Mức độ này được thể hiện thông qua việc một địa phương 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dữ liệu không gian phát triển trạm BTS 5G
73 p |
21 |
12
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng học máy trong các ứng dụng thông minh dựa trên chuỗi khối blockchain
75 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ khuyến nghị về sản phẩm vay cho khách hàng ở công ty tài chính
61 p |
19 |
8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
106 p |
19 |
7
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự đoán tuổi và giới tính bằng phương pháp học sâu
77 p |
17 |
6
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống phân loại và phát hiện phương tiện tham gia giao thông di chuyển sai làn đường trên quốc lộ thuộc tỉnh Tây Ninh bằng camera kỹ thuật số
82 p |
18 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phát triển mô-đun IoT gateway và ứng dụng máy nấu ăn thông minh
83 p |
26 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dự báo không gian phát triển mạng Internet di động tốc độ cao tại tỉnh Tây Ninh
73 p |
24 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự báo khách hàng sử dụng dịch vụ FiberVNN của VNPT Tây Ninh có nguy cơ rời mạng
66 p |
21 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thuật toán chuyển tiếp đa chặng sử dụng bề mặt phản xạ thông minh
58 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình học sâu để dự báo khách hàng rời mạng viễn thông ở Tây Ninh
71 p |
32 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống hỏi đáp trực tuyến bằng phương pháp máy học để tự động hóa quy trình tiếp nhận câu hỏi áp dụng cho chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
88 p |
14 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp học sâu vào nhận dạng cảm xúc để đánh giá độ hài lòng khách hàng
61 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp ẩn các tập mục có độ hữu ích trung bình cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
79 p |
28 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p |
22 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Thuật toán định tuyến dựa trên logic mờ tích hợp máy học nhằm cải tiến thời gian sống của mạng cảm biến không dây
75 p |
26 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa vào học máy cho doanh nghiệp Viễn Thông
73 p |
21 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
