Đề án: Vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật vào công tác kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản nội ngành của đơn vị
lượt xem 54
download
Đề án “Vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật vào công tác kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản nội ngành của đơn vị” nhằm đưa ra một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi trong việc vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác một cách có hiệu quả nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án: Vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật vào công tác kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản nội ngành của đơn vị
- Lời mở đầu Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết TW 4 ( khóa XI ) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, Đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, Đảng viên”. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, những năm qua, việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn thể hiện yếu kém, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Từ nhận thức đến lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý tình huống phát sinh còn lúng túng. Tôi may mắn được tham gia khóa đào tạo bỗi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng do KBNN phối hợp với Trường bỗi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức vào tháng 02/2013 tại Thành phố Buôn Mê Thuột đã mang lại cho bản thân tôi những nhận thức mới về các kỹ năng cơ bản của người lãnh đạo quản lý, qua 10 chuyên đề do các PGS, TS truyền đạt. Là 1
- một người lãnh đạo cấp phòng quản lý tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị là thường xuyên tiếp xúc giải quyết công việc hành chính xảy ra tại đơn vị dựa trên các quy định, quy tắc của ngành, của cơ quan, của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn và những kiến thức nhận được từ khóa học, tôi lựa chọn đề án : “Vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật vào công tác kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản nội ngành của đơn vị” nhằm đưa ra một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi trong việc vận dụng kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác một cách có hiệu quả nhất. Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC 1.1 Mục đích cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác a. Khái niệm Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Để quản lý xã hội có hiệu quả, Nhà nước phải đồng thời làm tốt hai hoạt động gắn chặt với nhau là xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật được thể hiện qua các hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn có sự can thiệp của Nhà nước: Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan Nhà Nước, các công chức và các tổ chức, cá nhân được Nhà Nước giao quyền. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật có đặc điểm: 2
- Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức và mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để ban hành ra những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân liên quan. Các quyết định này luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể là đối tượng áp dụng. Áp dụng pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục sẽ khác nhau từ vụ việc này sang vụ việc khác tùy theo tính chất của công việc. Áp dụng pháp luật là hoạt động nhằm cá biệt hóa các quy định pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể. Nghiên cứu về áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể sẽ góp phần chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. b. Hoạt động áp dụng pháp luật hành chính Hoạt động quả lý hành chính Nhà nước, hay còn gọi là hoạt động chấp hành – điều hành là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào trong đời sống. Để tiến hành hoạt động này, các chủ thể có thẩm quyền 3
- ngoài việc thực hiện hoạt động ban hành các quy phạm pháp luật thì còn phải thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật hành chính để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý. Các hoạt động áp dụng pháp luật này được thực hiện thường xuyên, liên tục, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; do đó, đây là một hình thức quản lý quan trọng do nhiều chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước. 1.2 Xác định một số luật và văn bản pháp luật liên quan Luật cán bộ công chức; Luật NSNN; Luật kế toán; Các quyết định, thông tư hướng dẫn thực hiện. 1.3 Các nguyên tắc cập nhật pháp luật Nguyên tắc thường xuyên: Cập nhật hàng ngày Nguyên tắc kịp thời: đáp ứng áp dụng pháp luật trong hoạt động hàng ngày. Nguyên tắc đồng bộ: Luôn quan tâm tới các lĩnh vực liên quan, tránh mâu thuẫn, chồng chéo khi áp dụng. 1.4 Các nguyên tắc áp dụng pháp luật *Nguyên tắc pháp chế: Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật trên quy mô toàn quốc *Nguyên tắc khách quan: Đảm bảo đúng đối tượng, đúng việc, đúng pháp luật, công khai minh bạch. *Nguyên tắc công bằng: đảm bảo thận trọng, chừng mực trong giao tiếp ứng xử. 1.5 Các kỹ năng khi áp dụng pháp luật *Bước 1: Phân tích vụ việc 4
- Phân tích đánh giá nội dụng, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật. *Bước 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật Chọn các quy phạm nội dung xác định nội dung cần áp dụng, điều chỉnh pháp luật. Về nguyên tắc cần chọn quy phạm pháp luật có hiệu lực và sát với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. *Bước 3 Quyết định áp dụng pháp luật Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành ra phải đảm bảo tính khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. *Bước 4: Tổ chức thực hiện Đây là bước quan trọng của công tác áp dụng pháp luật. Phần 2: VẬN DỤNG KỸ NĂNG CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI MUA SẮM, SỮA CHỮA TÀI SẢN NỘI NGÀNH 1/Chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính Quản trị KBNN Kon Tum: Phòng hành chính quản trị KBNN Kon Tum cũng như các bộ phận hành chính của các KBNN tỉnh khác, có chức năng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hành chính của đơn vị: 1. Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý đầu tư XDCB nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, công tác bảo vệ tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ quy định; b) Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan về các lĩnh vực công tác được giao; 5
- c) Về công tác quản lý đầu tư XDCB nội bộ: Hướng dẫn KBNN huyện trực thuộc lập quy hoạch, kế hoạch XDCB nội bộ dài hạn, hàng năm; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch XDCB nội bộ dài hạn, hàng năm của KBNN tỉnh trình KBNN phê duyệt; Thực hiện thẩm tra hồ sơ dự án, thiết kế, dự toán, kế hoạch và kết quả đấu thầu; quyết toán các dự án đầu tư do KBNN tỉnh làm chủ đầu tư theo quy định trình cấp có thẩm quyền; Thực hiện quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng dự án đầu tư theo quy định. Lập hồ sơ thanh toán cho dự án đầu tư theo chế độ quy định, chuyển cho phòng Tài vụ để làm thủ tục thanh toán theo quy trình thanh toán vốn đầu tư; Lập quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thực hiện công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm, công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về đầu tư XDCB nội bộ tại KBNN tỉnh. d) Về công tác quản lý tài sản: Hướng dẫn KBNN huyện trực thuộc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản (bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ…); xây dựng và tổng hợp kế hoạch của toàn tỉnh trình KBNN phê duyệt; Tổ chức thực hiện việc mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động của KBNN tỉnh theo quy định về phân cấp của Bộ Tài chính và KBNN; Chủ trì, phối hợp với phòng Tài vụ thực hiện điều động và thanh lý tài sản phục vụ hoạt động của KBNN tỉnh theo quy định về phân cấp của Bộ Tài chính và KBNN; Tổ chức quản lý tài sản KBNN tỉnh theo tiêu chuẩn, định mức đã quy định; Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê tài sản; tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về quản lý tài sản của KBNN tỉnh. 6
- 2. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt. 3. Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; quản lý con dấu tại KBNN tỉnh. 4. Thực hiện công tác hành chính, quản trị tại KBNN tỉnh: xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan, nội quy phòng cháy, chữa cháy; quản lý công tác trật tự, nội vụ và văn minh, văn hoá công sở; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ; quản lý và điều hành đội xe ô tô và các công tác hành chính quản trị khác. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao. 2/Vận dụng luật và các văn bản pháp luật trong công tác kiểm soát chi mua sắm, sữa chữa tài sản nội ngành tại KBNN Kon Tum Với sự phân công nhiệm vụ như trên, công tác mua sắm, sữa chữa tài sản nội ngành tại KBNN Kon Tum được giao cho phòng Hành chính Quản trị thực hiện. Áp dụng luật NSNN, ngay từ đầu năm căn cứ dự toán được KBNN phân bổ, phòng Hành chính quản trị phối hợp với phòng Tài vụ phân khai, dự trù một số khoản chi phục vụ cho hoạt động của đơn vị, ở nội dung công việc này, người quản lý cần áp dụng kỷ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Căn cứ kế hoạch, dự toán được duyệt, phòng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, ở khâu này người thực hiện phải tuân thủ một số văn bản quy phạm pháp luật: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô áp dụng quyết định số 59/2007/QĐTTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động áp dụng theo Quyết định 78/2001/QĐTTg ngày 16/5/2001 7
- của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 168/2005/QĐTTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung sữ đổi quyết định 78/2001/QĐ TTG. Tiêu chuẩn định mức trang thiết bị phương tiện làm việc làm việc của CBCC nhà nước áp dụng theo Quyết định sô 170/QĐTTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Chế độ công tác phí nước ngoài; Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện Thông tư số 161/2012/TTBTC ngày 23/8/2003 của Bộ tài chính quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN. KBNN huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia các mục chi NSNN của ĐVSDNS ra thành các nhóm mục chi có tài liệu, hồ sơ, chứng từ thanh toán mỗi nhóm tương đối giống nhau, đó là chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và các khoản chi khác. Cụ thể kiểm soát một số khoản chi cần có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn được áp dụng như sau: 8
- Chi hội nghị bao gồm các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề. Khoản chi này căn cứ vào định mức chi tiêu hội nghị cho từng đại biểu tham gia hội nghị theo quy định của Bộ Tai chinh. Khi đ ̀ ́ ơn vị thanh toán tiền phải theo đúng quy định, đúng đối tượng và theo đúng nội dung chi được xây dựng trong dự toán chi và có giấy triệu tập hội nghị, chương trình hội nghị, có danh sách nhận tiền. Trong KSC mục này cán bộ KSC phải bám sát Thông tư số 97/2010/TTBTC ban hành ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Mục chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn như: Mô tô; ô tô con, ô tô tải; xe chuyên dùng; tàu, thuyền; đồ gỗ, sắt, mây tre, nhựa (cao cấp); trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng; điều hòa nhiệt độ, nhà cửa; thiết bị phòng cháy, chữa cháy; sách, tài liệu và chế độ dùng cho công tác chuyên môn; thiết bị tin học; máy photocopy; máy fax; máy phát điện; máy bơm nước; tài sản khác. Các loại tài sản trên phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. ̣ ̣ ̀ ơ thanh toán phải Khi thanh toan cac muc chi trong nhom muc này, hô s ́ ́ ́ lập bao gồm: + Đối với khoản thanh toán dưới 20 triệu đồng : Hồ sơ thanh toán gồm hóa đơn tài chính, biên bản giao hàng, giấy đề nghị thanh toán. + Đối với khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thi ̀hồ sơ mua sắm gồm báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất, Quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp, hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản giao hàng, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy đề nghị thanh toán. + Đối với khoản chi từ 100 triệu đồng trở lên thi t ̀ ổ chức đấu thầu. 9
- Việc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu theo Thông tư 68/2012/TTBTC ngày 26/4/2012 của Bộ tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trỳ hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trịxã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hộinghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Ngoài việc áp dụng các văn bản quy phạm trong chi thường xuyên còn phải tuân thủ các quy định về kiểm soát chi xây dựng cơ bản nội ngành. Tóm lại trong quá trình thực hiện kiểm soát chi mua sắm, sữa chữa tài sản nội ngành tại KBNN Kon Tum với vai trò là lãnh đạo cấp phòng phụ trách luôn phải cập nhật và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc một cách có hiệu quả nhất. Phần 3: KẾT LUẬN Sau khi tham gia l ớp b ỗi d ưỡng, h ọc t ập k ỷ năng lãnh đạo, quản lý, những người được tham gia khoá học như chúng tôi đã đượ c trang bị những kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác quản lý, chúng tôi nhận thức được rỏ hơn, đúng đắn hơn về đối tượng mà mình quản lý, tiếp cận được các kỷ năng cần thiết, các phương pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đơn vị; học được cách thức tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả những quy ết định mà mình đưa ra. Cũng qua khoá học chúng tôi học được phương thức tìm ra biện pháp hữu hiệu để rèn luyện và thực hiện tốt khả năng lập kế hoạch, phân loại các vấn đề , giải quyết vấn đề và lựa chọn giải pháp tối ưu. 10
- Là một cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý thì những tố chất cần thiết đó là tất cả các kỹ năng mà chúng tôi đã được tiếp thu, tuy thời gian h ọc ch ưa dài song đã cung cấp cho chúng tôi một khối lượng kiến th ức không nhỏ và rất cơ bản, thiết thực , bản thân tôi tự nhận thấy đã đượ c mở rộng tầm nhìn, lượng kiến thức từ khoá học là tài liệu, cẩm nang quý, bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu, sử dụng và ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao./. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh
116 p | 173 | 57
-
Luận án Tiến sĩ: Kỹ năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội
189 p | 139 | 37
-
Tiểu luận: Kỹ năng của Luật sư trong vụ án thừa kế
8 p | 239 | 30
-
Chuyên đề: DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG THỰC HÀNH CƠ BẢN VỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ - CHO HỌC SINH LỚP 9
14 p | 237 | 29
-
Tiểu luận môn Kỹ năng giải quyết vụ án Hình sự: Trần Văn Cảnh lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ
26 p | 210 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng và phát thải từ hoạt động dịch vụ vận tải đường bộ của Việt Nam
201 p | 55 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
192 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
79 p | 40 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
48 p | 25 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
26 p | 127 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa
119 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng định vị nguồn âm sử dụng nguyên lý TDOA
123 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp phân tích, đánh giá hiệu năng hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới sử dụng kỹ thuật thu thập năng lượng vô tuyến
116 p | 49 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều khiển để nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống Microgrid
202 p | 57 | 5
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Về truyền thông kết hợp trong môi trường vô tuyến nhận thức: Cải thiện và đánh giá hiệu năng mạng thứ cấp
136 p | 43 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện: Mở rộng nguồn điện phân tán và bộ dự trữ năng lượng trên lưới điện phân phối
163 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng tại trạm gốc hệ thống thông tin vô tuyến nhiều ăng ten
110 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn