intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ và lựa chọn các TCVĐ phù hợp ứng dụng trong giảng dạy môn thể dục góp phần phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh được tốt hơn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người trong đó có vấn đề sức khỏe. Văn kiện Đại hội lần VIII của Đảng đã chỉ rõ:“ Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu. Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể”. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Đại hội Đảng còn nêu rõ: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội - Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 có các đoạn: + Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế... + "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên." - Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 có đoạn: "cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Đứng trước nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục không ngừng đổi mới. Đổi mới về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy ở mọi bậc học. Nhưng thực tế giáo dục của chúng ta từ nhiều năm nay tập trung quá nhiều vào giảng dạy văn hóa, xem nhẹ mặt giáo dục cảm xúc, tình cảm với cuộc sống, bỏ qua việc giáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng sống cho người học. Học sinh chỉ biết chú trọng trang bị cho bản thân của mình các tri thức khoa học trong sách vở mà không quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Vì vậy, trong tương lai chúng ta sẽ có những công dân yếu kém về những kỹ năng cá nhân trong cuộc sống như tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứng phó các tình huống căng thẳng, hạn chế về tư duy. Không nằm ngoài những hạn chế đó, hiện nay, học sinh (HS) tiểu
  2. 2 học đã vô tình trở thành những “chiến binh” trong học tập của nhà trường, các em chỉ được học chữ để chống chọi với các cuộc thi. Người lớn đánh giá năng lực, trí tuệ các em thông qua các kì thi. Trường học chỉ lo dạy các em những kiến thức trong sách vở bằng hàng loạt các bài tập, chỉ lo dạy chữ mà quên dạy làm người. Các em đã bị biến thành những cái máy đi học, bị nhồi nhét kiến thức, vô giác với cuộc sống hiện tại, có những biểu hiện ứng xử sai lệch trong cuộc sống. Thời gian vui chơi của các em không còn, tuổi thơ hồn nhiên vô tư của các em đã bị đánh cắp, các em không được đùa nghịch cùng trẻ trong xóm, không được thể hiện mình trước bạn bè. Thay vào đó là những đứa trẻ bị thiếu hụt về kỹ năng sống, thiếu tự tin, không dám bày tỏ chính kiến của mình, tâm hồn bị xơ cứng, ích kỉ, thờ ơ, vô tâm với mọi việc xung quanh, khả năng tư duy bị hạn chế; nếu HS ở thành thị thường dính vào các trò chơi điện tử, tự kỉ còn ở vùng nông thôn thì có tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, rụt rè không dám phát biểu. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền. Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức như: tích hợp trong các môn học, ngoại khóa, lao động, sinh hoạt tập thể, trò chơi. HS tiểu học là đối tượng đặc biệt trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách của con người. Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống đại trà vào các trường học bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức các buổi hội thảo và nhiều chuyên đề để triển khai cho mục tiêu giáo dục này. Trong đó, việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống, phát triển thể lực dành cho trẻ em cũng đã được quan tâm, đặc biệt đối với lứa tuổi HS tiểu học. Tuy nhiên, việc triển khai vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rằng với quan niệm trò chơi vận động (TCVĐ) cũng là con đường mà thông qua đó việc rèn luyện phát triển thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học sẽ mang lại kết quả tốt. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh” Mục đích nghiên cứu
  3. 3 Thông qua nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ và lựa chọn các TCVĐ phù hợp ứng dụng trong giảng dạy môn thể dục góp phần phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh được tốt hơn trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu 1. Thực trạng thể lực và kỹ năng sống của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực trạng thể lực của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực trạng các điều kiện đảm bảo và sử dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) trong giảng dạy môn thể dục tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Biện pháp ứng dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Tổ chức thực nghiệm ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Giả thuyết khoa học Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy giáo dục thể chất và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi 6-7 tại các trường tiểu
  4. 4 học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ ưu nhược điểm của hệ thống bài tập trò chơi vận động. Từ đó làm cơ sở, có ý nghĩa thiết thực trong việc ứng dụng hệ thống trò chơi vận động góp phần nâng cao thể lực và hoàn thiện kỹ năng sống cho HS theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhà trường và xã hội. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Qua các bước nghiên cứu luận án đã xác định được thực trạng thể lực và kỹ năng sống (KNS) của HS lứa tuổi 6-7 tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM. - Về thể lực qua kết quả so sánh với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT cho thấy thể lực của HS nam, nữ lứa tuổi 6-7 là chưa tốt. Tỷ lệ HS nam xếp loại “Chưa đạt” chiếm tỷ lệ từ 49.3% - 49.7%. Tỷ lệ HS nữ xếp loại “Chưa đạt” chiếm tỷ lệ từ 47.1% - 52.5%. - Về KNS của HS qua đánh giá của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và phụ huynh HS cho thấy KNS của HS lứa tuổi 6 -7 tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM còn ở mức yếu. 2. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được 20 TCVĐ, phù hợp nhằm phát triển thể lực và KNS cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM bao gồm: Bịt mắt bắt dê, Cái lược (Indonesia), Chạy tiếp sức, Chó sói và bầy cù, Cướp cờ, Diệt các con vật có hại, Kéo cưa, lừa xẻ, Ném bóng vào rổ, Người mù và bầy ruồi, Trồng nụ, trồng hoa, Tung bóng vào đích, Chuyền bóng tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Tâng cầu, Nhảy ô tiếp sức, Nhóm ba, nhóm bảy , Lò cò tiếp sức, Ai khỏe ai khéo, Lăn bóng và Đuổi bắt. Trên cơ sở các TCVĐ được lựa chọn, nghiên cứu đã tiến hành phân phối các TCVĐ cho từng lứa tuổi để ứng dụng trong giảng dạy môn thể dục cho HS. Trong đó: đối với HS 6 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 14/20 TCVĐ, đối với HS 7 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 12/20 TCVĐ. Trên cơ sở lý luận khoa học về phương pháp giáo dục thể chất (GDTC) và các cơ sở khoa học khác, nghiên cứu cũng đã đưa ra được biện pháp ứng dụng TCVĐ cho HS trong quá trình GDTC với các nội dung cụ thể như: - Mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện ứng dụng TCVĐ cho HS. - Quy trình ứng dụng các TCVĐ cho HS. - Hình thức ứng dụng các TCVĐ cho HS. 3. Hiệu quả ứng dụng TCVĐ để phát triển thể lực và KNS cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM Trước thực nghiệm (TN) các chỉ số thể lực, KNS của HS nhóm TN và nhóm đối chứng (ĐC) tương đồng nhau trước thực nghiệm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, đảm bảo sự bằng nhau của các nhóm trước TN.
  5. 5 Sau TN bằng các phương pháp so sánh cho thấy các chỉ số về thể lực của HS nam, nữ nhóm TN có sự phát triển, tăng trưởng tốt hơn so với các trước khi TN. Bên cạnh đó các KNS của HS nhóm TN đều được CBQL- GV, Phụ huynh HS đánh giá cao hơn trước TN và đều đạt trên mức khá theo thang đo likert. Sự khác biệt về thể lực và KNS của HS mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 95% với sig.=0.00
  6. 6 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nhằm tăng cường công tác tiếp thị tài trợ cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, còn có những đối tượng liên quan như các bên tài trợ, người hâm mộ thể thao, các phương tiện truyền thông, các tổ chức chính quyền và các lĩnh vực nghề nghiệp khác có liên quan đến bóng đá Việt Nam. - Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm + Khách thể phỏng vấn bao gồm: 83 CBQL,GV, 890 Phụ hyunh HS (30 Phụ huynh phỏng vấn thử, 590 Phụ huynh đánh giá KNS của HS trước TN, 270 Phụ huynh đánh giá KNS của HS sau TN) + Khách thể kiểm tra sư phạm: kiểm tra ban đầu: 595 HS (298 HS nam và 297 HS nữ). + Khách thể TN, ĐC: Nhóm thực nghiệm: gồm 278 em HS lứa tuổi 6 (trong đó 140 HS nam, 138 HS nữ)) của 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của. Nhóm đối chứng: gồm 276 em HS lứa tuổi 6 (trong đó 138 HS nam, 138 HS nữ)) của 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp sau: 2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.4. Phương pháp chọn mẫu 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn, trường tiểu học Lương Định Của và Trường Đại học TDTT TP.HCM. - Kế hoạch tổ chức thực hiện: luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2021.
  7. 7 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng thể lực và kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Thực trạng thể lực của học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1.1. Cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thể lực chung của HS lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh (Trình bày chi tiết trong luận án từ trang 56-58) 3.1.1.2. Thực trạng thể lực của học sinh lứa tuổi 6-7 tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh  Thực trạng thể lực của HS 6 tuổi tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM  Thực trạng thể lực của học sinh nam 6 tuổi Kết quả kiểm tra tố chất thể lực của HS nam được trình bày chi tiết tại bảng 3.2. Trong đó: Test nằm ngửa gập bụng (lần/30s): HS nam có kết quả kiểm tra là 8.22 ±3.97 lần. Hệ số biến thiên Cv là 19.5% >10%, như vậy thành tích ở test nằm ngửa gập bụng của HS nam chưa có sự đồng đều. Test bật xa tại chỗ (cm): HS nam có kết quả kiểm tra là 109.91 ±15.33 cm. Hệ số biến thiên Cv là 13.95% >10%, như vậy thành tích ở test Bật xa tại chỗ của HS nam chưa có sự đồng đều. Test chạy 30m XPC (s): HS nam có kết quả kiểm tra là 7.42 ±0.86 giây. Hệ số biến thiên Cv là 11.56% >10%, như vậy thành tích ở test chạy 30m XPC của HS nam chưa có sự đồng đều. Test chạy tùy sức 5 phút (m): HS nam có kết quả kiểm tra là 653.31 ±104.76m. Hệ số biến thiên Cv là 16.03% > 10%, như vậy thành tích ở test chạy tùy sức 5 phút (m) HS nam chưa có sự đồng đều.  Thực trạng thể lực của học sinh nữ 6 tuổi Kết quả kiểm tra tố chất thể lực của HS nữ được trình bày chi tiết tại bảng 3.3. Trong đó: Test nằm ngửa gập bụng (lần/30s): HS nữ có kết quả kiểm tra là 8.85±3.45 lần. Hệ số biến thiên Cv là 39.04% >10%, như vậy thành tích ở test nằm ngửa gập bụng của HS nữ chưa có sự đồng đều. Test bật xa tại chỗ (cm): HS nữ có kết quả kiểm tra là 107.61 ±14.97 cm. Hệ số biến thiên Cv là 13.91% >10%, như vậy thành tích ở test Bật xa tại chỗ của HS nữ chưa có sự đồng đều. Test chạy 30m XPC (s): HS nữ có kết quả kiểm tra là 7.71 ±0.86 s. Hệ số biến thiên Cv là 11.12% >10%, như vậy thành tích ở test chạy 30m XPC của HS nữ chưa có sự đồng đều. Test chạy tùy sức 5 phút (m): HS nữ có kết quả kiểm tra là 645.87 ±77.86m. Hệ số biến thiên Cv là 16.03% > 10%, như vậy thành tích ở test chạy tùy sức
  8. 8 5 phút (m) HS nữ chưa có sự đồng đều.  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS 6 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS nam 6 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ HS nam đạt xếp loại “Tốt” chiếm 19.3%, xếp loại “Đạt” chiếm 31.4%. Tỷ lệ HS nam xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 49.3%.  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS nữ 6 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ HS nữ đạt xếp loại “Tốt” chiếm 16.2%, xếp loại “Đạt” chiếm 31.3%. Tỷ lệ HS nữ xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 52.5 %.  Thực trạng thể lực của học sinh 7 tuổi tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh  Thực trạng thể lực của học sinh nam 7 tuổi Kết quả kiểm tra tố chất thể lực của HS nam được trình bày chi tiết tại bảng 3.5. Trong đó: Test nằm ngửa gập bụng (lần/30s): HS nam có kết quả kiểm tra là 11.49 ±3.81lần. Hệ số biến thiên Cv là 33.19% >10%, như vậy thành tích ở test nằm ngửa gập bụng của HS nam chưa có sự đồng đều. Test bật xa tại chỗ (cm): HS nam có kết quả kiểm tra là 123.40 ±15.60 cm. Hệ số biến thiên Cv là 12.64% >10%, như vậy thành tích ở test Bật xa tại chỗ của HS nam chưa có sự đồng đều. Test chạy 30m XPC (s): HS nam có kết quả kiểm tra là 6.77 ±0.71 s. Hệ số biến thiên Cv là 10.48% >10%, như vậy thành tích ở test chạy 30m XPC của HS nam chưa có sự đồng đều. Test chạy tùy sức 5 phút (m): HS nam có kết quả kiểm tra là 675.68 ±93.62 m. Hệ số biến thiên Cv là 13.85% > 10%, như vậy thành tích ở test chạy tùy sức 5 phút (m) HS nam chưa có sự đồng đều.  Thực trạng thể lực của HS nữ 7 tuổi Kết quả kiểm tra tố chất thể lực của HS nữ được trình bày chi tiết tại bảng 3.6. Trong đó: Test nằm ngửa gập bụng (lần/30s): HS nữ có kết quả kiểm tra là 9.42±3.69 lần. Hệ số biến thiên Cv là 39.15% >10%, như vậy thành tích ở test nằm ngửa gập bụng của HS nữ chưa có sự đồng đều. Test bật xa tại chỗ (cm): HS nữ có kết quả kiểm tra là 114.46 ±16.57 cm. Hệ số biến thiên Cv là 14.47% >10%, như vậy thành tích ở test Bật xa tại chỗ của HS nữ chưa có sự đồng đều. Test chạy 30m XPC (s): HS nữ có kết quả kiểm tra là 7.19 ±0.69 s. Hệ số biến thiên Cv là 9.54%
  9. 9 thiên Cv là 11.87% > 10%, như vậy thành tích ở test chạy tùy sức 5 phút (m) HS nữ chưa có sự đồng đều  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS 7 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS nam 7 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT: Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ HS nam đạt xếp loại “Tốt” chiếm 18.0%, xếp loại “Đạt” chiếm 32.3%. Tỷ lệ HS nam xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 49.7%.  Đánh giá, xếp loại thể lực của HS nữ 7 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT: Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ HS nữ đạt xếp loại “Tốt” chiếm 19.6%, xếp loại “Đạt” chiếm 33.3%. Tỷ lệ HS nữ xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 47.1 %. 3.1.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Qua phân tích kết quả thu được bao gồm các nội dung như sau: - Kết quả đánh giá trung bình của CBQL, GV về KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM là 2.41 điểm (mức độ yếu). Trong đó KN vệ sinh, dinh dưỡng (2.67 điểm) và KN vận động (2.65 điểm) được đánh giá mức trung bình, các KN còn lại đều ở mức yếu. - Kết quả đánh giá trung bình của Phụ huynh HS về KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM là 2.35 điểm (mức độ yếu). Trong đó KN sử dụng CNTT cơ bản (2.64 điểm) được đánh giá mức trung bình, các KN còn lại đều ở mức yếu. Tóm lại, cả CBQL, GV tiểu học và Phụ huynh HS đều đánh giá KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM ở mức yếu 3.1.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo và sử dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) trong giảng dạy môn thể dục tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.3.1. Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất ở các trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Chương trình GDTC chính khóa: Các Trường tiểu học nội thành TP.HCM qua khảo sát cho thấy đã thực hiện đúng chương trình chính khóa cho HS về nội dung, số giờ và quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó: - Đối với lớp 1: học Thể dục 1 tiết/ tuần, - Đối với các lớp 2,3,4,5 học 2 tiết/tuần - Mỗi tiết 35 đến 40 phút, tuy nhiên chất lượng giờ học thể dục không cao do hạn chế về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu.
  10. 10 Chương trình ngoại khóa GDTC: Hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học chưa được chú trọng, không có hình thức hoạt động ngoại khóa nào cụ thể và thường xuyên. Hình thức hoạt động ngoại khóa của các em chủ yếu tự chơi theo cá nhân hoặc từng nhóm một cách tự do. 3.1.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thể dục Theo quy định của Bộ GD&ĐT không có biên chế cho vị trí cho giáo viên dạy thể dục tại các trường phổ thông, nên số lượng giáo viên dạy thể dục được biên chế rất thấp, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng. Kết quả khảo sát tại bảng 3.10 cho thấy, số lượng giáo viên thể dục đều có trình độ đảm bảo trình độ từ cao đẳng đến đại học, tuy nhiên cả 3 trường đều không đảm bảo tỷ lệ số lượng giáo viên thể dục / số lượng HS theo quy định của Bộ GD&ĐT. 3.1.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất và không gian phục vụ cho môn thể dục của học sinh Kết quả khảo sát về thực trạng cơ sở vật chất và không gian tại các trường được trình bày chi tiết tại bảng 3.11. Qua khảo sát cho thấy: Diện tích sân chơi sân tập / HS theo chuẩn quy định đều không đảm bảo dành từ 2.0- 2.5m2 / HS. Sân tập có diện tích cũng rất hạn chế so với số lượng HS của mỗi trường. Do các trường ở trong khu vực nội thành nên khuôn viên nhỏ hẹp, không đủ diện tích sân tập cho HS. Nhà tập thể chất (nhà tập đa năng) chưa có trường nào trong 3 trường có nhà tập đa năng cho HS tham gia tập luyện. Các dụng cụ tập luyện các môn thể thao tại các trường được trang bị đa dạng phong phú, phục vụ tốt nhu cầu tham gia học tập luyện cho các em HS 3.1.3.4. Thực trạng trò chơi vận động được sử dụng ở trường tiểu học nội thành Thành phố Hồ Chí Minh Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.12 cho thấy, 31 TCVĐ đều được các GV tiểu học biết đến, trong đó đạt trên 50% ý kiến chọn đối với 25/31 TCVĐ. Tuy nhiên mức độ tổ chức thực hiện không cao, TCVĐ được các GV sử dụng thường xuyên nhất là trò Bịt mắt bắt dê, Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Chạy tiếp sức đạt tỉ lệ trên 60%; số trò chơi mà GV chưa bao giờ tổ chức cho HS chơi là trò Cái lược (Indonesia), Chi chi chành chành, Hoàng anh, Hoàng Yến, Nhóm ba, nhóm bảy, đạt tỉ lệ trên 50%. Qua phỏng vấn, điều tra đa số giáo viên đều cho rằng việc sử dụng các TCVĐ trong GDTC cho HS là điều cần thiết, nhưng trên thực tế việc tổ chức khai thác những TCVĐ như thế nào để mang lại hiệu quả thì các GV còn rất lúng túng, đa số GV tập trung tổ chức sử dụng như là hình thức tổ chức hoạt động tập thể, tổ chức mang tính chất báo cáo có thực hiện.
  11. Bảng 3.4. Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của HS 6 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Nằm ngửa gập Bật xa tại chỗ Chạy 30m Chạy tùy sức Giới Xếp bụng (lần/30 s) (cm) XPC (s) 5 phút (m) tính loại Số Số Số Số Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % lượng lượng lượng lượng Tốt 20.9 31 20.9 31 14.9 22 20.3 30 Đạt 30.4 45 32.4 48 33.1 49 29.7 44 Nam Chưa 48.6 72 46.6 69 52.0 77 50.0 74 đạt Tốt 21.3 32 12.7 19 13.3 20 17.3 21.3 Đạt 29.3 44 33.3 50 32.7 49 30.0 29.3 Nữ Chưa 49.3 74 54.0 81 54.0 81 52.7 49.3 đạt (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thể lực HS) Bảng 3.7. Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của HS 7 tuổi theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Nằm ngửa Giới Bật xa tại chỗ Chạy 30m Chạy tùy sức gập bụng tính (cm) XPC (s) 5 phút (m) Xếp (lần/30 s) loại Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượn % lượng % lượng % lượng % g Tốt 14,7 22 22.0 33 20.7 31 14.7 22 Nam Đạt 32.7 49 31.3 47 30.0 45 35.3 53 Chưa 52.7 79 46.7 70 49.3 74 50.0 75
  12. đạt Tốt 17.0 25 25.2 37 15.0 22 21.1 31 Đạt 37.4 55 29.3 43 34.7 51 32.0 47 Nữ Chưa 45.6 67 45.6 67 50.3 74 46.9 69 đạt (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thể lực HS) Bảng 3.9: Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV và Phụ hynh về thực KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM CBQL-GV Phụ huynh TT KỸ NĂNG SỐNG (n=33) HS (n=590) X  X  1 KNVD 2.55 0.99 2.46 0.998 2 KNGT 2.28 0.668 2.45 0.956 3 KNCS 2.33 0.877 2.21 0.659 4 KNTL 2.40 0.995 2.26 0.745 5 KNXL 2.37 0.939 2.24 0.721 6 KNDN 2.20 0.711 2.38 0.813 7 KNBV 2.41 0.805 2.42 0.707 8 KNTTR 2.42 0.867 2.24 0.647 9 KNPH 2.48 0.916 2.31 0.786 10 KNVS 2.47 0.948 2.26 0.699 11 KNCNTT 2.32 0.79 2.64 1.133 TB 2.38 2.35 (Nguồn: Kết quả khảo sát)
  13. 11 3.2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1.1. Những yêu cầu trong lựa chọn các trò chơi vận dộng cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Trò chơi được lựa chọn phải có tính mục đích rõ ràng, phải thể hiện ngay từ tên gọi, nội dung và luật chơi của từng trò chơi; - Phải lựa chọn những trò chơi có lợi nhất đối với sự phát triển toàn diện của HS; - Trò chơi phải có nội dung lành mạnh, phong phú và hấp dẫn, phải nhằm củng cố được sức khỏe, thể lực, hình thành các kỹ năng vận động, KNS, nâng cao được nhận thức, năng lực quan sát và tình cảm của trẻ khi chơi. - Phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ sức khỏe, thể lực và vốn kỹ năng vận động để lựa chọn các trò chơi cho phù hợp. - Phải ưu tiên cho những trò chơi có tác động toàn thân, những trò chơi có kỹ năng quen thuộc (như đi, chạy, nhảy, leo trèo …) những trò chơi rèn luyện sự khéo léo nhanh trí và những trò chơi mang tính tập thể. - Các trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển thể chất HS. - Phải ưu tiên lựa chọn các trò chơi mà khi tổ chức chơi có số lượng nhiều người cùng đồng thời tham gia hoạt động chơi. - Trò chơi phải phù hợp vớ điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ của nhà trường. 3.2.1.2. Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở các yêu cầu, nguyên tắc, các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các giáo trình, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố iên quan đến TCVĐ dành cho HS tiểu học [Error! Reference source not found., Error! Reference source not found., Error! Reference source not found., Error! Reference source not found., Error! Reference source not found., Error! Reference source not found.,…]. Căn cứ vào tình hình thực tiễn trong quá trình giảng dạy,
  14. 12 nghiên cứu đã tổng hợp được 31 TCVĐ để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) . Nội dung chi tiết được trình bày tại bảng 3.13 Sau khi tổng hợp được các TCVĐ như trên, luận án tiến hành gửi các mẫu phiếu khảo sát cho các chuyên gia (Giảng viên, GV GDTC, các nhà khoa học, CBQL,…) đánh giá về mức độ phù hợp của từng trò chơi đáp ứng yêu cầu lựa chọn TCVĐ cho HS tiểu học theo thang đo Likert – 5. Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá các TCVĐ là: [1]: Rất không phù hợp; [2]: Không phù hợp; [3]: Bình thường; [4]: Phù hợp; [5]: Rất phù hợp. - Ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo Likert sử dụng trong việc khảo sát chuyên gia: + Giá trị khoảng cách = (Maximum–Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8 + Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 – 1.80: Rất không phù hợp; 1.81 – 2.60: Không phù hợp; 2.61 – 3.40: Phù hợp; 3.41 – 4.20: Khá phù hợp; 4.21 – 5.00: Rất phù hợp. Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tỷ lệ phản hồi lại là 93 phiếu (chiếm tỷ lệ 93 %). Tiến hành phân tích Wilcoxon để kiểm định sự khác biệt giữa 2 lần khảo sát chuyên gia đối với các TCVĐ cho thấy: giữa hai lần khảo sát có tính trùng hợp và ổn định (hay nói cách khác là không có sự khác biệt về mặt thống kê) giữa 2 lần khảo sát với mức ý nghĩa p > 0.05. Kết quả thống kê chi tiết tại bảng 3.14 cho thấy có 11 TCVĐ không được các chuyên gia đánh giá phù hợp để ứng (giá trị TB nhỏ hơn 2.61 theo thang đo likert). Còn lại có 20 TCVĐ được các chuyên gia đánh giá từ mức phù hợp trở lên là: Bịt mắt bắt dê, Cái lược (Indonesia), Chạy tiếp sức, Chó sói và bầy cù, Cướp cờ, Diệt các con vật có hại, Kéo cưa, lừa xẻ, Ném bóng vào rổ, Người mù và bầy ruồi, Trồng nụ, trồng hoa, Tung bóng vào đích, Chuyền bóng tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Tâng cầu, Nhảy ô tiếp sức, Nhóm ba, nhóm bảy , Lò cò tiếp sức, Ai khỏe ai khéo, Lăn bóng và Đuổi bắt.
  15. Bảng 3.13: Kết quả tổng hợp TCVĐ cho HS TT Tên trò chơi Ghi chú 1 Bịt mắt bắt dê 2 Cái lược (Indonesia) 3 Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau 4 Chạy tiếp sức 5 Chuyền đồ vật 6 Chạy theo hình tam giác 7 Chi chi chành chành 8 Chó sói và bầy cù 9 Cướp cờ 10 Diệt các con vật có hại 11 Hoàng anh, Hoàng Yến 12 Kéo cưa, lừa xẻ 13 Mèo đuổi chuột 14 Ném trúng đích 15 Ném bóng vào rổ 16 Người mù và bầy ruồi 17 Người què đuổi bắt 18 Sẵn sàng chờ lệnh 19 Thi xếp hang 20 Trốn tìm 21 Trồng nụ, trồng hoa 22 Tung bóng vào đích 23 Chuyền bóng tiếp sức 24 Nhảy đúng nhảy nhanh 25 Tâng cầu 26 Nhảy ô tiếp sức 27 Nhóm ba, nhóm bảy 28 Lò cò tiếp sức 29 Ai khỏe ai khéo 30 Lăn bóng 31 Đuổi bắt
  16. Bảng 3.14: Kết quả phân tích wilcoxon đánh giá của các chuyên gia về mức độ phù hợp của các TCVĐ dành cho HS tiểu học Trung Trung Asymp. T TÊN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG bình bình Z Sig. T lần 1 lần 2 (2 -tailed) 1 Bịt mắt bắt dê 4,58 4,61 .000a 1.000 2 Cái lược (Indonesia) 4,61 4,62 .000a 1.000 3 Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau 2.43 2.43 .000a 1.000 4 Chạy tiếp sức (lớp 1, lớp 2) 4,39 4,39 -1.528a .127 5 Chuyền đồ vật 2,33 2,33 -1.091a .275 6 Chạy theo hình tam giác 2,15 2,15 -1.091a .275 7 Chi chi chành chành 2,32 2,32 .000a 1.000 8 Chó sói và bầy cù 4,44 4,44 -1.091a .275 9 Cướp cờ 4,67 4,67 -1.091a .275 10 Diệt các con vật có hại 4,59 4,59 .000a 1.000 11 Hoàng anh, Hoàng Yến 2.55 2.55 .000a 1.000 12 Kéo cưa, lừa xẻ 4,44 4,44 -3.674a .138 13 Mèo đuổi chuột 2.35 2.35 .000a 1.000 14 Ném trúng đích 2.25 2.25 .000a 1.000 15 Ném bóng vào rổ 4,50 4,50 -5.385a .600 16 Người mù và bầy ruồi 4,39 4,39 -3.317a .129 17 Người què đuổi bắt 2.21 2.21 .000a 1.000 18 Sẵn sàng chờ lệnh 2.34 2.34 .000a 1.000 19 Thi xếp hang 2.22 2.22 .000a 1.000 20 Trốn tìm 2.44 2.44 .000a 1.000 21 Trồng nụ, trồng hoa 4.45 4.28 -1.966a 1.000 22 Tung bóng vào đích 4.28 4.28 .000a 1.000 23 Chuyền bóng tiếp sức 4.73 4.73 .000a 1.000
  17. Trung Trung Asymp. T TÊN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG bình bình Z Sig. T lần 1 lần 2 (2 -tailed) 24 Nhảy đúng nhảy nhanh 4.00 4.00 -1.807a .071 35 Tâng cầu 4,29 4,27 -1.807a .071 26 Nhảy ô tiếp sức 4,59 4,59 .000a 1.000 27 Nhóm ba, nhóm bảy 4.33 4.28 -5.385a .600 28 Lò cò tiếp sức 4.20 4.20 -4.000a .100 29 Ai khỏe ai khéo 4.10 4.35 -.500a .617 30 Lăn bóng 4.28 4.28 .000a 1.000 31 Đuổi bắt 4,52 4,52 -5.385a .127 (Nguồn: Kết quả khảo sát)
  18. 13 3.2.2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.2.1. Nguyên tắc ứng dụng trò chơi vận động trong giảng dạy môn thể dục để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình sử dụng các TCVĐ trong giảng dạy môn thể dục cho HS, cần đảm bảo các nguyên tắc như sau: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Quá trình GDTC cho HS là quá trình giảng dạy có kế hoạch liên quan đến hai khâu: "Học để vận động" - tức là học để có các kỹ năng vận động và những hiểu biết liên quan và "vận động để học" là thông qua sự vận động để học một loạt các kỹ năng và hiểu biết vượt ra ngoài hoạt động thể chất. Thông qua các hoạt động thể chất, HS sẽ hiểu được giá trị của hoạt động thể chất cũng như trở thành người có nhân cách và có sự sáng tạo. Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên trong đó những điều kiện hiện tại đã và đang tác động không nhỏ tới quá trình phát triển thể chất cho HS. Các tác động giáo dục đến HS phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội xung quanh, phù hợp với đặc điểm phát triển hiện tại của cá nhân HS. Nhận thức được vấn đề này giúp cho việc xây dựng biện pháp GDTC phù hợp với mục tiêu và nội dung GDTC cho HS tiểu học. Việc khai thác, lựa chọn đưa các trò chơi vận động vào giảng dạy nhằm GDTC cho HS tiểu học cần phải căn cứ trên những điều kiện thực tiễn của công tác GDTC HS trong nhà trường, thực tiễn sử dụng trong điều kiện xã hội hiện nay. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Quá trình giáo dục là một quá trình vận động và phát triển liên tục theo hướng giai đoạn đi trước đặt nền móng cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kế thừa và hoàn thiện những thành tựu đã đạt được của những giai đoạn trước đó, hệ thống lý thuyết đã có là cơ sở và nền tảng cho việc tiếp tục hoàn thiện những vấn đề lý luận cho những hướng tiếp cận nghiên cứu mới, biện pháp giáo dục mới. Sử dụng TCVĐ cho HS tiểu học cần phải được tiếp cận trên quan điểm kế thừa nội dung, phương pháp, những kết quả và thành tựu giáo dục của những giai đoạn trước đã đạt được. Đảm bảo tính kế thừa trong xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học là yêu cầu cần được quán triệt khi xây dựng biện pháp giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển
  19. 14 Giáo dục là một quá trình luôn vận động phát triển, thể hiện ở sự vận động của mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, đối tượng giáo dục và kết quả giáo dục. Vì vậy, sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS cần phải phát triển trong các bước: Lựa chọn – Thiết kế hoạt động giáo dục – Tổ chức thực hiện – Kiểm tra đánh giá. Xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học cần phải hình thành và phát triển được ở người học những tố chất, năng lực tích cực, phát huy tối ưu năng lực phù hợp với giai đoạn lứa tuổi. Trò chơi vận động phản ánh một hình thức sinh hoạt văn hóa, không tồn tại một trò chơi vận động duy nhất, nguyên vẹn như nó xuất hiện lần đâu mà không có những yếu tố mới trong khi điều kiện lịch sử xã hội đã có những thay đổi và phát triển. Vì vậy, việc xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính phát triển và tính tiếp biến của loại hình trò chơi này trong điều kiện xã hội hiện nay. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp đối tượng Quá trình giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi đối tượng giáo dục tồn tại với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tự giáo dục, tự giác, tích cực chủ động. Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường nhằm mục đích giúp HS chiếm lĩnh được những giá trị vật chất và tinh thần nhất định nào đó, quá trình tác động này mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp hay không phù hợp với đối tượng giáo dục. Xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi vận động nhằm GDTC cho HS tiểu học phải hướng đến phát triển tối đa năng lực và thế chất phù hợp với đối tượng giáo dục. Do đó biện pháp sử dụng trò chơi vận động phải phù hợp với đặc điểm của HS tiểu học về nội dung và hình thức động tác. 3.2.2.2. Phân phối các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả 20 TCVĐ đã lựa chọn, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo viên giảng dạy môn thể dục, mục đích là phân phối các trò chơi vận động cho HS tiểu học tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM. Qua kết quả phỏng vấn 20 giáo viên đã phân phối được các TCVĐ cho HS. Trong đó: Đối với HS 6 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 14/20 TCVĐ (Diệt các con vật có hại, Chuyền bóng tiếp sức, Kéo cưa lừa xẻ, Nhảy ô tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Tâng cầu, Chạy tiếp sức, Bịt mắt bắt dê, Cái lược
  20. 15 (Indonesia), Chó sói và bầy cù, Cướp cờ, Kéo cưa, lừa xẻ, Ném bóng vào rổ, Người mù và bầy ruồi) tỷ lệ lựa chọn từ 85% – 100%. Đối với HS 7 tuổi: Số trò chơi được phân phối là 12/20 trò chơi vận động ( Chuyền bóng tiếp sức; Nhảy ô tiếp sức; Nhảy đúng nhảy nhanh; Tâng cầu; Chạy tiếp sức; Nhóm ba, nhóm bảy; Tung bóng vào đích; Lò có tiếp sức; Ai kéo khỏe; Lăn bóng; Trồng nụ, trồng hoa; Đuổi bắt) tỷ lệ lựa chọn từ 85% – 100%. 3.2.3. Biện pháp ứng dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.3.1. Mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện ứng dụng trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh (Trình bày chi tiết trong luận án từ trang 84)  Mục tiêu: Giúp giáo viên tiểu học nhận thức được mối quan hệ giữa TCVĐ và nội dung GDTC cho HS, nhận thức đúng những ưu thế của TCVĐ đối với GDTC cho HS, thiết lập được mối quan hệ giữa sử dụng TCVĐ và nội dung GDTC cho HS trong tổ chức các hoạt động giáo dục.  Nội dung: Thiết lập mối quan hệ giữa mục tiêu sử dụng TCVĐ và mục tiêu GDTC cho HS. Mục tiêu GDTC cho HS nhằm tác động đến sự phát triển hình thái, chức năng và các tố chất thể lực ở các em. Còn mục tiêu sử dụng TCVĐ là để GDTC cho HS đồng thời phát huy loại hình trò chơi này đối với thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Nghiên cứu chương trình GDTC cho HS tiểu học để xác định được nội dung GDTC ưu thế qua sử dụng TCVĐ. Không phải tất cả nội dung GDTC cho HS tiểu học đều có thể truyền tải thông qua TCVĐ, ngược lại không phải mõi TCVĐ đều có ưu thế để GDTC cho HS đặc biệt là phát triển các tố chất thể lực cho HS. Vì vậy giáo viên cần phải xác định được nội dung phát triển tố chất thể lực nào cần phát triển ở HS và mức độ phát triển các tố chất thể lực. Trên cơ sở đã các định nội dung giáo dục các tố chất thể lực cho các em, giáo viên tiến hành lựa chọn các TCVĐ để thiết kế bài tập phù hợp. Cùng một nội dung giáo dục tố chất thể lực có thể thực hiện thông qua nhiều TCVĐ và ngược lại một TCVĐ cũng có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau nhằm nhiều nội dung phát triển tố chất thể lực. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc sử dụng TCVĐ, nghiên cứu gợi ý nội dung một số trò chơi vận động với nội dung GDTC cho HS tiểu học được trình bày ở bảng 3.16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2