intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG A11

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

75
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Trình bày mục tiêu và các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp? I. Định nghĩa : Viêm khớp dạng thấp(VKDT) là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu khớp ngoại vi tiến triển từ từ dẫn đến teo cơ, biến dạng, dính cứng khớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG A11

  1. ĐỀ CƯƠNG A11: Câu 1: Trình bày mục tiêu và các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp? I. Định nghĩa : Viêm khớp dạng thấp(VKDT) là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu khớp ngoại vi tiến triển từ từ dẫn đến teo cơ, biến dạng, dính cứng khớp. II. Mục tiêu điều trị: - Giảm đau, tránh được thấp nhất các di chứng, phục hồi khả năng lao động cho người bệnh. - Để đạt đực mục tiêu đó cần thực hiện nguyên tắc: + Điều trị kiên trì, liên tục. + Sử dụng nhiều biện pháp: nội, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, lao động liệu pháp, đông y châm cứu. + Tùy theo từng gia đoạn mà điều trị: nội trú, ngoại trú, điều dưỡng, đông tây y kết hợp. + Phải có thầy thuốc theo dõi, phải được gia đình xã hội qua tâm. III. Các phương pháp điều trị. 1.Điều trị nội: Là phương pháp cơ bản và chủ yếu. Thường kết hợp nhóm thuốc tác dụng nhanh (NSAIDS) và nhóm thuốc tác dụng chậm. 1.1. Giai đoạn I(nhẹ): - Sử dụng 1 trong những NSAIDs sau: Voltarel, Profenid, Piroxicam, Meloxicam, Ibuprofen, Diclofenac, Naprosen, Nifluril, Feldel. Voltarel 25mg x 3 viên/ngày x 15-20 ngày, uống sau ăn no. - Delagyl (Nivaquine, Cloroquine): là thuốc chống sốt rét, có tác dụng điều trị trong VKDT (ức chế men tiêu thể của tế bào viêm, ít có tác dụng giảm đau nhưng ít kích thích dạ dày dùng đc cho BN bị DD-TT) uống sau ăn viên 0,2g x 1-2v/ngày x nhiều tháng. - Tiêm Corticoid tại khớp viêm : Depomedrol hoặc Hydrocortison-acetat. + Tùy loại khớp: khớp lớn mỗi lần 1-1,5ml, khớp nhỏ 1/3-1/2 ml. + mỗi khớp không tiêm quá 3 lần, mỗi lần 1-2 khớp. Hydrocortison cách 2 ngày tiêm một lần, Depomedrol 5-7 ngày tiêm 1 lần. - Sau khi giảm đau tăng cường vận động, lý liệu, tập luyện, tránh teo cơ, dính khớp. 1.2 Giai đoạn II (thể trung bình): - Sử dụng 1 trong những NSAIDs sau: Voltaren, Profenid, Piroxicam (Feldene), Tenoxicam (Tilcotil), Meloxicam (Mobic). - Delagyl 0,2 x 1-2 viên/ngày x nhiều tháng. - Có thể tiêm ở khớp bằng Hydrocortison hoặc Depomedrol hoặc sử dụng corticoid liều trung bình: Prednisolon 5mg x 6 viên/ngày, sau đó giảm liều rồi cắt, không sử dụng kéo dài. Chỉ định điều trị khi sử dụng các thuốc chống viêm khác không có hiệu quả. - Có thể kết hợp Methotrexat: viên 7,5mg x 1v/tuần. Viên 2,5mg x 3v/tuần, mỗi viên cách nhau 12 giờ. 1.3 Giai đoạn III, IV (thể nặng, tiến triển nhiều) - Prednisolon 1-1,5mg/kg/24 giờ: cho bệnh nhân tiến triển nhanh, nặng, có sốt cao, thiếu máu hoặc tổn thương nội tạng. Sử dụng liều cao, giảm dần sau đó cắt, tiếp tục điều trị như giai đoạn I, II, đồng thời sử dụng một trong những biện pháp sau. - Methotrexat 7,5mg x 1v/tuần, có tác dụng sau 1 tháng điều trị, nếu không có tác dụng có thể nâng liều 20mg/tuần. Thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, sử dụng trong nhiều tháng. - Salazopyrin 500mg x 2v/ngày, sau 10 ngày uống 4v/ngày, sủ dụng nhiều tháng. 1
  2. - D.penicilamin 300mg x 1v/ngày x 1-2 tháng, nếu không có tác dụng thì nâng liều 2v/ngày, tiếu tục 2-3 tháng, nếu không có kết quả cắt thuốc. Tác dụng phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. - Các thuốc ức chế miễn dịch khác: làm giảm phản ứng miễn dịch, kìm hãm các tế bào miễn dịch, sủ dụng để điều trị thể nặng, các thuốc thông thường không cắt được sự tiến triển của bệnh. Cyclophosphamid (Endoxan) viên 50mg, liều bắt đầu 1,5-2mg/kg/24 giờ. Azathioprin viên 50mg, liều bắt đầu 1,5mg/kg/24 giờ, nếu dung nạp tốt sau 2-3 tháng nâng liều 2mg/kh/24 giờ, khi bệnh thuyên giảm thì giảm dần liều. Thuốc ức chế TNFα, IL1. Ức chế IL1: Artrodat 50mg x 2v/ngày, sử dụng trong đợt cấp làm giảm quá trình viêm, diễn biến tổn thương. Kháng thể kháng TNFα, IL1. 2. Điều trị ngoại khoa: - Chỉ định: viêm một vài khớp kéo dài, điều trị nội khoa không có kết quả, khớp viêm, tràn dịch. Phục hồi chức năng khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều. - Phương pháp: + Mổ cắt bỏ màng hoạt dịch. + Thay khớp nhân tạo, chỉnh hình khớp, làm dính một số khớp tránh biến chứng. 3.3. Điều trị bằng lý liệu, phục hồi chưc năng. - Là 1 biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng. sau khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân giảm đau cần phải kết hợp vật lý trị lieu và vận động liệu pháp. - Tắm nước nóng, nước ấm, bó Parafin, chiếu đèn hồng ngoại, tử ngoại, tắm bùn,…giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau. - Sử dụng năng lượng điều trị: dòng 1 chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm. - Xoa bóp, bấm huyệt. - Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng. - Tắm nước suối khoáng, nước biển, bùn trị liệu 3.4. Điều trị bằng y học cổ truyền: - Các vị thuốc tác dụng chống viêm giảm đau trong bệnh khớp: thiên niên kiên, thổ phục linh, ngũ gia bì, ý dĩ, độc hoạt, phòng phong, hy thiên, ngưu tất, lá lốt… - Cao động vật: hổ, trăn, rắn, khỉ, nai… - Cây trinh nữ, hạt mã tiền: tác dụng chống viêm giảm đau trong VKDT. Câu 2: Lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán viêm cột sống dính khớp. VSCDK là bệnh có biểu hiện viêm mãn tính ở CS và các khớp (chủ yếu là VK cùng chậu và cột sống) dẫn đến hạn chế cử động cột sống do hình thành cầu xương giữa các thân đốt sống, dính các khớp mỏm phía sau và vôi hoá các dây chằng CS. I . Lâm sang: 1. Khởi phát: - VSCDK thường khởi phát từ từ, các biểu hiện lâm sàng đa dạng, thường nhẹ và thoáng qua làm bệnh nhân ít chú ý. - VSCDK có thể khởi đầu theo các kiểu sau: + Đau kiểu viêm ở vùng CS thắt lưng và khớp cùng chậu, lan xuống mông và đùi một bên hoặc hai bên, đau ngày càng tăng dân. 2
  3. +Viêm cấp tính hoặc bán cấp tính ở một khớp hoặc vài khớp không đối xứng, thường ở các khớp chi dưới, viên khớp thường diễn biến từng đợt ngắn. Đau CS thắt lưng và khớp cùng chậu xuất hiện muộn hơn. Cách khởi phát này thường gặp ở người trẻ, nam giới. +Biểu hiện bằng viêm khớp, sốt nhẹ, bệnh cảnh giống như thấp khớp cấp. Viêm khớp cùng chậu và cột sống thắt lưng xuất hiện muộn hơn, kiểu khởi phát này hay gặp ở tuổi thiếu niên. +Biểu hiện bằng sốt cao, dao động, gầy sút nhanh, đau nhiều cơ và teo cơ nhanh, sau 2 - 3 tuần mới xuất hiện các triệu chứng viêm khớp. +Biểu hiện viêm mống mắt, hoặc viêm mống mắt thể mi, viêm động mạch chủ, viêm tim. 2. Giai đoạn muộn. - Triệu chứng LS biểu kiện rõ, khu trú chủ yếu ở cột sống và các khớp ngoại vi chi dưới. - Các tổn thương CS: + Viêm khớp cùng chậu khá đặc hiệu với bệnh VSCDK, nhưng triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, biểu hiện đau vùng mông hai bên, có lan xuống đùi, teo cơ mông. Nghiệm pháp ép bửa khung chậu bệnh nhân đau ở vùng khớp cùng chậu hai bên. + Tổn thương CSTL: biểu hiện bằng đau thắt lưng. Hạn chế cử động cột sống thắt lưng ở các động tác cúi, ưỡn, nghiêng và xoay. Giai đoạn muộn hơn có biểu hiện hạn chế độ giãn cột sống thắt lưng, nghiệm pháp Schober (+). Mất đường cong sinh lý. + Tổn thương cột sống thắt lưng: đau dọc hai bên cột sống lưng khi hít thở sâu. Đau lan dọc theo kẽ gian sườn. Giai đoạn muộn có biểu hiện: lồng ngực di động kém, hoặc không di động theo nhịp thở, do dính các khớp sống - sườn. Đo độ giãn lồng ngực < 2.5cm ở khoang gian sườn 4. Cột sống lưng biến dạng, thường gù hoặc vẹo cột sống. Gù tròn kết hợp các triệu chứng gù, vẹo và không di động lồng ngực theo nhịp thở làm giảm dung tích sống. Cơ hoành tăng cường tham gia nhịp thở, động tác thở lúc này là kiểu thở bụng - lồng ngực kiểu "lồng ngực thép" nhưng ít khi bệnh nhân có triệu chứng khó thở. + Tổn thương cột sống cổ: Đau vùng cổ, gáy, đôi khi lan ra bả vai - cánh tay kiểu đau đám rối thần kinh cánh tay. Giai đoạn muộn có biểu hiện: dính các đốt sống cổ, có tư thế ưỡn quá mức, hạn chế hoặc mất động tác quay đầu. Khám khoảng cách cằm - ức dài hơn, do mất động tác cúi đầu. Phối hợp sự biến dạng của cột sống thắt lưng thẳng - cột sống lưng gù - cột sống cổ ưỡn quá mức, tạo thành dáng của người "ăn xin". Kèm theo có biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não hệ sống - nền: đau đầu, hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế nhanh..... - Tổn thương khớp gốc chi và các khớp ngoại vi: + Khớp háng: đau vùng khớp háng một bên hoặc cả hai bên, hạn chế vận động khớp. + Khớp gối: đau, sưng, đôi khi có tràn dịch khớp gối, viêm khớp gối một bên hoặc cả hai bên, xuất hiện sớm, hay tái phát. + Khớp cổ chân: tính chất đau, viêm giống như ở khớp gối, ít khi có dính khớp. Khối cơ cẳng chân thường có đau và teo cơ nhanh. + Khớp vai: khớp vai ít bị tổn thương so với các khớp chi dưới, khớp khuỷu, khớp cổ tay cũng ít khi bị viêm, cứng hoặc dính. + Các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân: ít khi bị; trong thể có tổn thương khớp nhỏ và đối xứng, viêm khớp kéo dài thì tính chất viêm khớp giống viêm khớp dạng thấp. + Các khớp khác: khớp ức - đòn, khớp ức - sườn một bên hoặc cả hai bên có biểu hiện sưng đau. Các khớp mu, ụ ngồi, hoặc gân gót viêm đau. Tuy ít gặp , nhưng nếu có viêm ở các khớp và các vị trí trên thì rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh. 3
  4. - Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp: + Sốt, gầy sút cân. + Giai đoạn muộn có thể sốt nhẹ, hoặc không siít. + Viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi có thể xảy ra trước các triệu chứng viêm khớp, xảy ra đồng thời hoặc sau khi bị viêm khớp. + Tim - mạch: hở lỗ van động mạch chủ do tổn thương vòng van, các lá van bình thường. + Mạch máu nhỏ có rối loạn vân mạch, đôi khi có loét lâu liền ở đầu chi, da. + Phổi: giảm dung tích sống do hạn chế độ giãn lồng ngực, biến dạng cột sống, dính khớp sống - sườn, rối loạn thông khí thể hạn chế. II. Cận lâm sàng và X quang. 1. Xét nghiệm. - Các xét nghiệm phản ứng viêm thường rõ khi có đợt tiến triển hoặc giai đoạn sớm: + Tốc độ máu lắng tăng + CRR (+) (phản ứng phát hiện Protein C - C protein reactin) + Glubulin máu tăng. + Bạch cầu tăng nhẹ - Các xét nghiệm miễn dịch ít thay đổi, có thể coi VSCDK là bệnh "câm" về xét nghiệm miễn dịch. - HLAB27 (+) thường gặp ở 90 - 95% các trường hợp, là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán sớm VSCDK, khi các biểu hiện lâm sàng còn chưa điển hình HLAB27 cũng (+) ở một số bệnh cột sống khác như viêm khớp vẩy nến, hội chứng Reiter... 2. X quang. Những biến đổi X quang ở khớp cùng chậu và cột sống có ý nghĩa đặc trưng với bệnh VSCDK. - X quang khớp cùng - chậu. + Viêm khớp cùng chậu hai bên là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán VSCDK (vì viêm khớp cùng chậu là tổn thương sớm nhất và thường xuyên nhất ở bệnh VSCDK). + Người ta chia hình ảnh tổn thương X quang khớp cùng chậu theo 4 mức độ. . Độ 1: thưa xương vùng xương cùng và cánh chậu, khe khớp rõ, khớp gần như bình thương. . Độ 2: khe khớp hơi rộng ra do vôi hoá lớp xương dưới sụn. Mặt khác không đều, có ổ khuyết xương nhỏ. . Độ 3: khe khớp hẹp, mặt khớp không đều, có các dải xơ nhưng vẫn nhìn rõ khe khớp, có nhiều ổ khuyết xương. . Độ 4: mất hoàn toàn khe khớp, dinh khớp hoàn toàn. Thực tế lâm sàng tổn thương khớp cùng chậu ở mức độ 3 - 4 mới có giá trị chẩn đoán. - X quang cột sống - dây chằng: + Hình ảnh X quang cột sống và dây chằng là triệu chứng đặc hiệu để chẩn đoàn VSCDK, nhưng chỉ thấy rõ khi bệnh ở giai đoạn muộn. + ở giai đoạn sớm các biến đổi không đặc hiệu dễ bị bỏ sót. . Hình ảnh thân đốt sống mất đường cong. Trên phim nghiêng thấy bờ thân đốt sống thẳng do vôi hoá tổ chức liên kết quanh đốt sống. . Hình cầu xương: trên phim thẳng thấy các hình cản quang đi từ giữa thân sống phía dưới đến giữa thân đốt phía trên có thể liên tục, hoặc ngắt quãng, một bên hoặc hai bên hình cầu xg. Mức độ cản 4
  5. quang có thể mở nhạt, cũng có thể cản quang rõ, tạo hình ảnh dính liền hai thân đốt, có khi cả một đoạn cột sống làm mất khe liên đốt, cột sống trông như hình cây tre. + Các dây chằng vôi hoá tạo hình cản quang đệm chạy dọc cột sống, giống hình "đường ray". + Phim nghiêng: cột sống mất đường cong sinh lý, các khớp mỏm phía sau dính nhau. + Nếu có đầy đủ các triệu chứng X quang điển hình thì chẩn đoán VSCDK chắc chắn. Nhưng thực tế lâm sàng có thể gặp tổn thương X quang ở các mức độ khác nhau: từ nhẹ chỉ tổn thương khớp cùng chậu đến hình thành cầu xương và cuối cùng dính toàn bộ cột sống tạo hình ảnh thân cây tre và hình đường ray. Khi đó lâm sàng đã quá rõ ràng ít khi có nhầm lẫn. III. Chẩn đoán. 1. Chẩn đoán sớm. - Thường rất khó vì triệu chứng nghèo và không đặc hiệu. Các triệu chứng sau có thể gợi ý chẩn đoán sớm VSCDK: + Đau, hạn chế cử động CSTL, Shober (+). + Đau cột sống thắt lưng khi khám. + Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng vùng cột sống thắt lưng + Viêm một khớp hoặc vài khớp chi dưới hay tái phát + Viêm khớp cùng chậu hai bên (có hình ảnh X quang viêm khớp cùng chậu hai bên). + HLAB27 (+) Các triệu chứng trên xảy ra ở nam giới, trẻ tuổi. - Nếu có thêm các triệu chứng sau thì có giá trị lớn trong chẩn đoán sớm: + Đau - viêm khớp ức - đòn, ức - sườn một bên hoặc cả hai bên. + Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi. + Đau gót, đau gân gót + Tăng trương lực khối cơ chung thắt lưng cả hai bên. 2. Chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Thường dễ chẩn đoán. Dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Tiêu chuẩn Rome (1961): + Đau, cứng vùng cột sống thắt lưng, cùng - chậu kéo dài trên 3 tháng không giảm đau khi nghỉ. + Đau cứng vùng cột sống thắt lưng. + Hạn chế cử động cột sống thắt lưng. + Hạn chế độ giãn nở lồng ngực. + Tiền sử hoặc hiện tại có viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi. Tiêu chuẩn phụ: teo cơ mông, viêm màng hoạt dịch khớp gối. Chẩn đoàn xác định khi có 4 tiêu chuẩn lâm sàng hoặc một tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn X quang. - Tiêu chuẩn New - York (1966): + Đau vùng cột sống thắt lưng hay vùng lưng trong tiền sử hoặc hiện tại. + Hạn chế cử động cột sống thắt lưng ở cả 3 tư thế cúi, ngửa, nghiêng. + Hạn chế độ giãn lồng ngực < 2,5 cm đo ở khoang gian sườn. 5
  6. + Viêm khớp cùng chậu (phim X quang: viêm khớp cùng chậu hai bên độ 2 độ 3 hoặc viêm khớp cùng chậu một bên độ 4). Chẩn đoán xác định khi có một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn X quang. Câu 3: Trình bày các phương pháp điều trị và điều trị dự phòng bệnh thấp tim? I. Định nghĩa: Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (thường gặp ở viêm họng thanh quản) gây tổn thương tại tổ chức liên kết trong cơ thể theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu là tim, khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da. II. Phác đồ điều trị bệnh thấp tim: 1. Chế độ sinh hoạt hộ lý: - Bất động tại giường, thời gian từ 1 – 3 tuần tùy mức độ nặng của bệnh, mục đích là để tránh tổn thương tim nặng do gắng sức. - Ăn nhẹ các thức ăn dễ tiêu, có thể cho bệnh nhân ăn giảm muối. 2. Điều trị nguyên nhân: - Kháng sinh: phải dùng càng sớm càng tốt. Dùng ngay khi có chẩn đoán thấp tim hoạt động, ngay cả trong trường hợp cấy nhầy họng âm tính nhưng các triệu chứng khác ủng hộ chẩn đoán. + Penicilin (Benzyl Penicilin) tiêm bắp trong 10 ngày. Trẻ em dưới 6 tuổi: 600.000UI/ngày chia 2 lần. Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: 1.000.000UI/24 giờ chia 2 lần. + Hoặc Penicilin V (biệt dược Ospen): 1 triệu UI(1 viên)/ngày/chia 2 lần uống lúc đói (30 phút trước ăn) x 10 ngày. Nếu dị ứng với Pinicilin thì có thể dùng Erythromycin Erythromycin 250mg x 4 viên/ngày chia 2 lần x 10 ngày + Ngày thừ 11 dùng ngay thuốc phòng bằng Penicilin chậm (Benzathin Penicilin) 3. Chống viêm: - Viêm đa khớp đơn thuần: Dùng Aspirin: + 10ngày đầu dùng 100mg/Kg/24 giờ. + 3 – 4 tuần sau dùng 60mg/Kg/24 giờ 6
  7. Chia nhiều lần trong ngày, uống sau bữa ăn. - Viêm tim nhẹ (không suy tim, tim không to): Prednisolon 2mg/Kg/24 giờ x 10 ngày, sau đó giảm dần liều. Từ ngày thừ 11 dùng Aspirin 100mg/Kg/24 giờ x 10 ngày, sau đó giảm liều dùng 60mg/Kg/24 giờ x 5 – 7 tuần. (Chỉ giảm liều khi máu lắng về bình thường) - Viêm tim nặng: Prednisolon 2mg/kg/24 giờ x 2 tuần đầu, 2 tuần tiếp theo giảm dần liều. Một tuần trước khi giảm liều dùng Prednisolon dùng Aspirin 100mg/kg/24 giờ x 10 ngày, sau đó giảm liều 60mg/kg/24 giờ x 5 – 10 ngày. Nếu có chống chỉ định dùng corticoid thì thay bằng Endoxan 1- 2mg/kg Chú ý: theo dõi biến chứng của Prednisolon và Aspirin. 4. Điều trị triệu chứng: - Điều trị chống suy tim (nếu có): +Digoxin 0.015 – 0.020 mg/kg/24 giờ cho trẻ em < 2 tuổi. Trẻ em > 2 tuổi và người lớn: 0.010 – 0.015mg/kg/24 giờ. +Lợi tiểu Furosemid 2mg/kg/24 giờ (uống) - Múa giật: + Aminazin 1 – 2mg/kg/24 giờ. + Seduxen 0,5 mg/kg/24 giờ. + Vitamin nhóm B. III. Phương pháp dự phòng: 1. Phòng thấp cấp 1: - Là điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn β nhóm A để đề phòng đợt tấn công đầu tiên của bệnh thấp tim, áp dụng cho người chưa bao giờ bị bệnh thấp tim. - Vệ sinh răng miệng, giữ ấm. - Tránh tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp trên - Điều trị các bệnh mạn tính vùng hầu họng. - Nếu bị viêm họng phải đi khám bệnh, làm xét nghiêm. Viêm họng do liên cầu khuẩn phải điều trị bằng Penicilin trong 10 ngày + Trẻ em < 6 tuổi: 600.000 UI/ ngày chia 2 lần + Trẻ em > 6 tuổi và người lớn: 1.000.000UI/ ngày chia 2 lần. Nếu dị ứng với Penicilin thì thay bằng Erythromycin 0,25g x 4v/ ngày chia 2 lần. 2. Phòng thấp cấp 2 (dụ phòng tái phát): - Áp dụng cho người đã bị bệnh thấp tim. - Thường dùng các loại Penicilin châm như Retapen, Benzathin Penicilin: tiêm bắp sâu (thường tiêm trong phạm vi 1/4 trên ngoài của cơ mông ). - Liều: + Trẻ em < 30kg: 600.000 UI/lần + Trẻ em > 30kg, người lớn: 1.200.000UI/lần. - Thời gian tiêm (giữa các lần tiêm). + Viêm khớp, viêm tim nhẹ: 28 ngày/lần. thời gian dùng trong 5 năm. Nếu trong 5 năm trẻ em có một lần tái phát có thể kéo dài hơn. + Viêm tim nặng hoặc có tổn thương van tim: 21 ngày/lần và nên tiêm phòng suốt đời 7
  8. Câu 4: Trình bày các phương pháp điều trị bệnh basedow? - Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và cường sản tuyến giáp. Gây nên những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức do tác dụng của hormon tuyến giáp tiết quá nhiều vào máu. - Đến nay có 3 phương pháp điều trị cơ bản: + điều trị nội khoa. + phẫu thuật. + điều trị bằng phóng xạ. I. Điều trị nội khoa: 1.Mục đích: - làm mất các triệu chứng lâm sàng do cường chức năng tuyến giáp. - Duy trì ở mức bình thường nồng độ hormon tuyến giáp, hạn chế việc tăng nồng độ các kháng thể hoặc giảm đến mức thấp nhất nếu có thể được. - Duy trì nồng độ TSHhuyết thanh ở mức bình thường là 1 mục tiêu quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. 2.Các thuốc: 2.1. Thuốc chống lại sự tổng hợp hormon giáp: 2.1.1 Thuốc kháng giáp tổng hợp: gồm 2 nhóm: +Nhóm thiouracil: methylthioracil(MTU), propylthiouracil(PTU), và benzylthiouracil(BTU). + Nhóm imidazole: methimazole, carbimazole. - Tác dụng : ngăn cản sự iod hữu cơ hoá, ngăn sự hình thành và kết hợp của monoiodtyrosin và diiodotyrosin; làm biến đổi cấu trúc và kìm hãm sự tổng hợp của thyroglobulin. Ngăn cản sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi; co tác dụng ức chế miễn dịch. - liều lượng và cách dùng: tuỳ vào các giai đoạn điều trị: + Giai đoan tấn công (trung bình từ 6- 8 tuần): PTU 200- 400mg/ ngày. BTU 100- 200mg/ngày. Methimazole 30- 45mg/ngày. + Giai đoạn duy trì (kéo dài từ 18- 24 tháng): liều lượng giảm dần mỗi 1-2 tháng. PTU 50- 100mg/ngày. BTU 50- 100mg/ngày. Methimazole 5-10mg/ngày. Sau 6-8 tuần của giai đoạn điều trị tấn công mà các triệu chứng giảm dần về mức bình thường và đạt được trạng thái bình giáp thì coi như kết thúc giai đoạn tấn công. Nếu tình trạng bình giáp được duy trì liên tục trong suôt thời gian điều trị sau 18- 24 tháng thì có thể ngừng. - Chống chỉ định dùng các thuốc kháng giáp tổng hợp: + bướu giáp lạc chổ, đặc biệt với bướu sau lồng ngực. + nhiễm độc ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú. + suy gan , suy thân nặng. 8
  9. + bệnh lý dạ dày- tá tràng. 2.1.2 Kali perchlorat: có tác dụng ngăn cản iod đi vào tuyến giáp. 2.1.3 Các muối lithium: có tác dụng ổn định màng, giảm hoạt tính của adenylcyclaze do đó làm giảm tác dụng của TSH và TSI, ngoài ra còn có tác dụng ức chế tiết hormon giáp. thường sử dụng carbonate lithium 600- 1500mg/ngày. 2.1.4 Iod: - nếu dùng liều cao 5- 100mg/ngày có nhiều tác dụng có thể điều trị bệnh basedow. - Tác dụng : ức chế gắn iod với thyreoglobulin dẫn đến giảm sự kết hợp mono và diiodtyrosin và hậu quả làm giảm T3, T4. giảm phóng thích hormon vào máu. Làm giảm sự tưới máu ở tuyến giáp đưa mô giáp về trạng thái nghỉ ngơi. ức chế chuyển T4 thành T3. - Các thuốc thường dùng: dung dịch iod 1% hoăc dung dịch lugol 1%. 2.2. thuốc chống biểu hiện cường giao cảm: 2.2.1 Thuốc chẹn beta giao cảm: - thuốc hay sử dụng Propranolol ( indera, avlocardyl): ức chế hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm, giảm nồng độ T3 do ức chế chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi. với liều thông thường nó làm chậm nhịp tim mà không gây hạ huyết áp. - liều thông dụng 40- 120mg/N chia làm 4- 6 lần. - thuốc chỉ có tác dụng ngoại vi mà không làm giảm được cường giáp. Vì vậy luôn phải kết hợp với thuốc KGTH. 2.2.2 Có thể dùng các thuốc khác: Reserpin guanethidin: ức chế kênh Ca: diltiazem 180- 360mg/ N. 2.3. kết hợp thuốc KGTH với thyroxin( T4): - Hạn chế tác dụng phụ gây suy giáp. Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc giáp giảm. - Trong lâm sàng thường kết hợp Methimazole với T4. 2.4 Điều trị lồi mắt - Các biện pháp bảo vệ tại chỗ: đeo kính râm, nhỏ thuốc chống khô mắt,… - Biện pháp điều trị đối với các phản ứng miễn dịch: mục đích giảm khối lượng các mô sau nhãn cầu, làm thay đổi các phản ứng miễn dịch. +Cortico-steroid dùng toàn thân; có thể tiêm hậu nhãn cầu hoặc dưới kết mạc. Có thể điều trị kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác như cyclophosphamid, … +Lọc huyết tương. +Lợi tiểu: lasix-40mg/ngày chia 2-3 lần/tuần, hạn chế muối. +Kết hợp thuốc KHTH +Chiếu xạ hốc mắt. +Điều trị phẫu thuật. 2.5. Điều trị phù niêm trước xương chầy: Corticoid dùng dưới dạng uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Ngoài ra, còn áp dụng băng ép để giảm phù khu trú. II. Điều trị bằng đồng vị phóng xạ 131I: - Đây là phương pháp an toàn đối với bệnh nhân lớn hơn 40 tuổi, thể trạng yếu không có bệnh tim kèm theo. Liều 131I từ 80-120µCi/gam tuyến giáp. - Với người có bệnh tim kèm theo hoặc cường giáp nặng hoặc tuyến giáp quá lớn (>100g) thì nên dùng thuốc KGTH để ổn định rồi mới dùng phóng xạ. 1. Chỉ định: + Điều trị nội khoa dài không có kết quả. 9
  10. + bệnh nhân >40 tuổi có bướu không lớn lắm + Tái phát sau phẫu thuật + Bệnh nhân có suy tim nặng không dùng được KGTH dài ngày hoặc không phẫu thuật được. 2. Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai, đang cho con bú. + Bướu nhân, bướu sau lồng ngực. + Hạ bạch cầu thường xuyên. III. Điều trị ngoại khoa 1.Chỉ định: + Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hay tái phát. + Bướu giáp quá to. + Basedow ở trẻ em điều trị bằng nội khoa không có kết quả. + Phụ nữ có thai (tháng 3,4) và trong thời gian đang cho con bú. + Không có điều kiện điều trị nội khoa. 2. Chuẩn bị bệnh nhân: + Điều trị bằng thuốc KGTH sau 2, 3 tháng đưa bệnh nhân về trạng thái bình giáp + Dùng dung dịch lugol 2-3 tuần trước khi mổ, corticoid 20-30mg/ngày trước phẫu thuật 2-3 ngày. + Nếu sử dụng propranolol thì phải ngừng trước phẫu thuật 7-10 ngày. Phương pháp mổ: Cắt gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại 2-3gam ở mỗi thuỳ, tránh cắt phải tuyến cận giáp. 3. Biến chứng: + Chảy máu sau mổ. + Cắt phải dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn hoặc mất tiếng. + Cơn tetani (do cắt phải tuyến cận giáp). + Cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát có thể đưa đến tử vong + Suy chức năng tuyến giáp. Câu 5: Phương pháp điều trị bệnh Đái tháo đường type 2? 10
  11. Đái tháo đường là bệnh nội tiết chuển hóa đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao, trong đó ĐTĐ type 2 rất hay gặp. I. Điều trị đái tháo đường type 2: 1. Mục đích: - Hạn chế thấp nhât các biến chứng và đưa đường máu về giới hạn bình thường. - Đưa cân nặng về bình thường ở bệnh nhân béo phì. - Nâng cao chất lượng cuộc sống BN, phục hồi khả năng học tập và lao động. 2. Điều trị: Bao gồm điều trị bằng chế độ ăn, thể dục liệu pháp, và điều trị bằng thuốc. 2.1. Chế độ ăn: Tổng số calo cung cấp cho bệnh nhân trong 1 ngày: Người béo: 1500- 1700kcalo/ ngày. Người gầy: 2500- 3000kcalo/ ngày. Trong đó Glucid: 55 % Lipid: 30 % Protid: 15 % + Gluxit: hạn chế ăn đường, tinh bột để tránh tăng đường huyết + Lipid: Giảm các thức ăn có chứa acide béo bão hòa dễ gây vữa xơ động mạch + Protid: Hạn chế ở BN có biến chứng suy thận. Nếu có Hội chứng thận hư kết hợp: tăng lựơng protein để bù vào lượng đã mất. + Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ, có nhiều xơ vì chất xơ giúp giảm hấp thu đường, kích thích hoạt động của ruột giúp tiêu hóa các thức ăn khác. Ngoài ra còn bổ sung thêm các loại vitamin, chống táo bón, giảm triglycerit, Cholesterol. + Chia 4-6 bữa ăn trong 1 ngày, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. + Ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là những người đang điều trị bằng insulin. + không nên uống rượu bia vì rựou bia gây ức chế tân tạo đường, dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ko ăn hoặc ăn ít. + Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2-3g muối/ ngày. 2.2. Thể dục liệu pháp: - Thể dục liệu pháp giúp giảm cân, giảm mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện tình trạng tim mạch, hỗ trợ việc ổn định đường máu. - Nên tập luyện thường xuyên hàng ngày, tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức các môn thể dục như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe... 2.3. Thuốc hạ đường huyết: 2.3.1. Nhóm Sulfonylurea ( sunfamit hạ đường huyết) + Thế hệ 1: Tolbutamide, Chlorpropamide, Carbutamide + Thế hệ 2: Glibenelamid, Gliclazid, Glimepirid Gliclazid (Diamicron) 80mg x 2-3v/ngày. 2.3.2 Nhóm Biguanid: Có 3 loại Biguanid: + Phenethylbiguanid ( phenformin) + Buthylbiguanid ( buformin, silubin, adebit) + Methylbiguanid ( metformin, metforal, glucofase): hiện nay hay dùng vì ít độc. Metformin 500mg x 2-3 v/ngày 2.3.3, Nhóm Acarbose ( nhóm ức chế men αglucosidase): Glucobay 50mg/100mg x 2-6v/ngày uống ngay sau ăn. Dùng phối hợp với 1 trong 2 loại trên do tác dụng kém hơn. 11
  12. 2.3.4, Nhóm Benfluorex Mediator 150mg. 2.3.5 Thuốc đông y: - Muớp đắng, bạch truật, cỏ ngọt, ngó sen, cải xoong. 2.3.6, Insulin - Chỉ định dùng cho đái tháo đường type 2 khi: - Đã được điều trị phối hợp các thuốc uống nhưng không có kết quả. - Cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường. - Những bệnh nhân sút cân nhiều, suy dinh dưỡng hoặc có các bệnh nhiễm khuẩn đi kèm. - Có bệnh viêm gan, bệnh thận cấp tính: dùng Sunfamid độc. - Chuẩn bị trước trong phẫu thuật. - Đai tháo đường đã có nhièu biến chứng hoặc biến chứng 1 trong 3 cơ quan đích ( tim, thận,não). - Đai tháo đường ở phụ nữ mang thai - Liều dùng: + Liều đầu tiên 0,3-0,5đơn vị/k/ngày tiêm dưới da. Thường trộn lẫn 2/3 insulin châm + 1/3 insulin nhanh. - Không nên tiêm xa bữa ăn hoặc buổi tối để tránh hạ đường huyết. - Những ngày sau tùy thuộc vào đường huyết để điều chỉnh liều insulin - Khi đường máu về bình thường chuyển sang điều trị củng cố bằng ½ liều ban đầu, điều trị liên tục suốt đời. Nên kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày. - Insulin nhanh tiêm trước bữa ăn 30phút, bán chậm có thể tiêm trước khi ăn sáng hoặc trứơc bữa ăn chiều. 2.3.7 Điều trị biến chứng: - Tăng mỡ máu: Dùng thuốc hạ mỡ máu Lipitor 1-2 v/ngày - Điều trị tăng huyết áp nếu có. - Tê bì kiến bò: Ngâm chân bằng nước nóng hàng ngày làm giãn mạch, tăng tuần hoàn. Vitamin B1, B6, B12. 2.3.8. Phẫu thuật: - Ghép TB Beta tuyến tụy. - Ghép tụy. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2